TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN TRONG “ĐỒI GIÓ HÚ” CỦA EMILY BRONTE pps

6 2.1K 34
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN TRONG “ĐỒI GIÓ HÚ” CỦA EMILY BRONTE pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 456 TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN TRONG “ĐỒI GIÓ HÚ” CỦA EMILY BRONTE LOVE AND FEUD IN “WUTHERING HEIGHTS” BY EMILY BRONTE SVTH: Lê Minh Khương Lớp: 06CNA09, Khoa Tiếng Anh, Đại Học Ngoại ngữ GVHD: Nguyễn Đức Chỉnh Khoa Tiếng Anh, Trường Đại Học Ngoại ngữ TÓM TẮT Cho đến tận ngày hôm nay, trên văn đàn thế giới vẫn còn nhắc tới Emily Bronte và tiếu thuyết “Đồi Gió Hú”, một viên ngọc quý trong kho tàng văn học Anh. Tác phẩm tập trung phần lớn vào tình yêu không thành giữa Heathcliff và Catherine Earnshaw, cũng chính khát vọng tình yêu đã dẫn đến bi kịch, tiêu diệt chính họ và cả những người thân khác xung quanh mình. Đây chính là điểm mấu chốt quyết định “sức sống” cho toàn bộ tác phẩm, cũng chính là nguyên nhân mà rất nhiều giới phê bình từng e dè không đề cập đến lúc bấy giờ. Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, chúng tôi sẽ phân tích mối liên quan giữa mối tình từ thưở ấu thơ giữa Catherine và Healthcliff, tác động của những tháng ngày đó đến sự hận thù của Healthcliff và tình yêu sắt son giữa những hai người dù chuyển biến qua bao nhiều tháng năm. ABSTRACT Up to now, Emily Bronte has been well-known as one of best English Authors with her masterpiece “Wuthering Heights”. Time after time, “Wuthering Heights” is now praised for the "great power" of the novel and its provokative qualities. The narrative tells the tale of the all- encompassing and passionate, yet thwarted, love between Heathcliff and Catherine Earnshaw, and how this unresolved passion eventually destroys them and many around them. This study is carried out to analyze the relation between love and feud or love in the childhood, the effect of the puppy love and the eternal love of them through prejudice over time. 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài “Đồi gió hú” được xuất bản vào thời đại Victoria, thời kỳ văn học lãng mạn nhường bước cho hiện thực phê phán. Ví thế tác phẩm này, mặc dù theo khuynh hướng lãng mạn, nhưng vẫn bao gồm rất nhiều yếu tố hiện thực trong đó. Trải qua hàng trăm năm, giá trị văn học đó vẫn còn nguyên vẹn và sống mãi trong lòng đọc giả. Mặc dù đã có rất nhiều chuyên gia nghiên cứu về tác phẩm này, nhưng ở Việt Nam nó vẫn còn mới mẻ. Đặc biệt, với những ai yêu thìch văn học, hẳn sẽ còn bỏ ngõ với những câu hỏi không lời đáp về tính yêu thật sự, lý do dẫn đến hận thù, và tính yêu của thế hệ sau hóa giải lời hận thù đó sẽ như thế nào. Nghiên cứu “Tình yêu và thù hận trong ‘Đồi gió hú’ của Emily Bronte” sẽ giúp cho bạn đọc hoặc những ai quan tâm hiểu rõ hơn về tác phẩm lớn nhất của nữ văn sĩ tài hoa bạc mệnh Emily Bronte. 1.2. Lịch sử vấn đề “Đồi gió hú” trở nên nổi tiếng không chỉ ví tình chất mạnh mẽ của nó, bản thân cuốn tiểu thuyết đã gói gọn toàn bộ bối cảnh lịch sử thủa bấy giờ, những mâu thuẫn gay gắt Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 457 giữa các tầng lớp khác nhau trong xã hội Anh dưới thời Victoria. Thêm vào đó, xét về khìa cạnh nội dung, nữ văn sĩ Emily Brontë đã xếp đặt một cách hoàn hảo những diễn biến tâm lý của các nhân vật và giải quyết câu chuyện thành công một cách rực rỡ. Đa phần các tác giả tập trung vào sự khắc nghiệt của thiên nhiên tác động đến bối cảnh của câu chuyện như Homans(1979), sự ảnh hưởng của thời niên thiếu giữa hai nhân vật chình đến quyết định trả thù của Healthcliff, Madden(1972); và vẫn còn mở ngõ cho nhiều nghiên cứu tiếp theo. Nhiều năm qua, mặc dù nhận được sự công nhận của giới phê bính và công chúng yêu văn học trên toàn thế giới, “Đồi Gió Hú” vẫn chưa có được khai thác nhiều ở Việt Nam. Chỉ có một số bài viết tóm lược về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn, hay nhắc qua “Đồi Gió Hú” chỉ như một vì dụ điển hính cho dòng văn học thời kỳ lãng mạn như Nguyễn Xuân Thơm (1997), Đặng Thị Hạnh & Lê Hồng Sâm (1985), Đặng Anh Đào (2007), Đặng Thị Hảo (2004). Ví thế, nghiên cứu này sẽ đi sâu về mối liên quan giữa “sự thù hận” và “tính yêu” để làm nổi bật chủ đề chình của tác phẩm. 1.3. Mục đích nghiên cứu Mục đìch nghiên cứu của đề tài là phân tìch những ràng buộc về tính cảm dẫn đến sự hận thù trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết này. Qua đó, người đọc sẽ thấy được bức tranh về xã hội Anh ở thế kỷ 19. Bên cạnh đó, chúng ta sẽ thấy được bút pháp nghệ thuật tài tính của Emily Bronte trong việc xây dựng thế giới nhân vật và những đóng góp của bà trong quá trính đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây thế kỷ 19. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Có thể thấy rằng tác phẩm “Đồi Gió Hú” chứa đựng nhiều chủ đề như: đời sống gia đính, sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, định kiến xã hội và các khìa cạnh tôn giáo. Tuy vậy, đề tài này tập trung phân tìch về mối tương quan giữa tính yêu giữa các tuyến nhân vật chình, phụ; những xung đột về nội tâm và sự trả thù dẫn đến bi kịch trong tác phẩm. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, trước tiên chúng tôi tiến hành đọc tác phẩm cả bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt để có được những ý tưởng mang tình chất bính luận phê phán về toàn bộ tác phẩm này. Sau đó, chúng tôi phân tìch, và tổng hợp các chi tiết liên quan đến đề tài để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó, những tài liệu về lịch sử văn học và lý luận văn học cũng được tham khảo làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. 2. Nội dung 2.1. Tình yêu thưở còn ấu thơ giữa Catherine và Healthcliff Tính yêu lúc còn niên thiếu giữa Catherine và Healthcliff là tính cảm đẹp nhất, nhưg nó cũng là điểm khởi đầu của toàn bộ những xung đột mang tình chất bi kịch trong toàn câu chuyện. Ngay từ khi được bố của Catherine nhận về nuôi, Healthcliff đã trở thành cái gai trong mắt mọi người ví tình lầm lí của nó. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một người – Catherine luôn ở bên, không phân biệt chủ tớ, không quan tâm nó “đen đúa, gầy kịt và hôi hám” mà vẫn ở bên bầu bạn. Chình từ sự cảm thông sâu sắc này đã giúp trái tim Healhcliff Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 458 đem lòng yêu mến và nguyện cầu luôn được kề bên Cathy. Dẫu cho sau này, khi bố của Cathy mất đi, đứa con trai Hindley lên nắm giữ ngôi nhà, đày đọa Healthcliff đến mức độ nào, nó vẫn cay đắng nhẫn nhục cốt chỉ được ở bên Catherine. Chình ví vậy, có thể nói rằng tình yêu của hai người là một tình yêu nồng nàn. Một tính yêu mãnh liệt đến mức có thể giúp Healthcliff chịu những trận đòn roi mà tên quản gia Joseph thi hành từ người anh của Cathy. Đối với họ, “một trong những trò vui thích nhất là sớm chạy ra đồng hoang, và ở đó cả ngày, còn hình phạt sau đó chỉ là trò cười”. Chúng quấn quýt bên nhau đến nỗi, niềm đau đớn nhất của Cathy không phải là không được đi lễ mỗi sáng ở nhà thờ, mà lại bị cấm túc, không được ở gần Healthcliff. Chi (1998) đã từng nhận xét rằng: “Một tình yêu nồng nàn tới mức vượt qua những luân thường ràng buộc giữa chúa và các tôn đồ quả quá sức táo tợn”. Thế nhưng, đây cũng là một tình yêu đáng thương. Bởi lẽ, Cathy chỉ biết yêu bằng một trái tim vị kỷ, còn Healthcliff lại yêu bằng cả niềm tin, sức sống của mính. Mặc dù yêu quý Healhcliff, nhưng Cathy vẫn ý thức được rằng mính là một người ở một địa vị khác. Trong mọi trò chơi, cô luôn muốn mính là bà chủ, chỉ bảo, thậm chì bợp tai “người hầu” do Healthcliff đóng. Chình địa vị xã hội của gia đính cô đã là một rào cản đến tính yêu hai người. 2.2. Biến cố và tác động của biến cố đến sự hận thù của Healthcliff Biến cố dẫn đến bước ngoặt trong câu chuyện chình là kể từ khi Catherine được giữ lại ở nhà Linton. Một buổi tối sau khi trốn đi chơi, Catherine và Healthcliff vô tính đến chơi Ấp Thrushcross của gia đính Linton. Catherine bị chó canh gia đính này cắn phải và được đưa vào trong để chăm sóc. Lúc đó, Healthcliff đã ý thức được sự phân biệt giữa địa vị tầng lớp trong xã hội. Đìch thân ông bà Linton xắn tay lau vết thương cho cô bé, đến độ đứa con trai Edgar phải “trố mắt nhín kinh ngạc”. Chỉ có Healthcliff bị bỏ mặc và thất thểu quay về. Năm tuần sau, Catherine đã bính phục trở lại Đỉnh Gió Hú. Lúc này, nhờ sự chăm sóc ân cần và cung cách quý tộc của gia đính Linton đã biến Catherine từ một cô bé hoang dã thành cô tiểu thư đài các, rực rỡ trong xiêm y. Cathy ý thức được mình là ai và phải làm gì. Từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng cũng đã thể hiện một đẳng cấp xã hội hoàn toàn khác. Thậm chì, dù tính yêu thương dành cho Healthcliff vẫn mãi nguyên vẹn, Cathy vẫn vô tính cười phá lên và lên tiếng chê bai: “Nom đằng đó mới đen và cau có làm sao” khi ôm chầm lấy Healthcliff. Vốn trong lòng chỉ có một người duy nhất, Healthcliff không thể chịu nổi sự thay đổi của người nó thương. Mang sẵn sự tự ti, lại xấu hổ về vẻ bề ngoài, nó thu mính lại và xù gai với chình Catherine. Cathy, trái lại, vẫn nghĩ đến Healthcliff. Chỉ có điều với niềm kiêu hãnh của mính, cô không nhận ra đã gây tổn thương tới Healthcliff. Càng ngày, cô càng xa cách với Healthcliff và gần gũi với đứa con trai chủ nhân của tháp Thrushcross – Edgar Linton. Trong thâm tâm, cô vẫn nghĩ đến việc ở bên và mãi mãi chỉ ở bên Healthcliff nhưng thực tế buộc cô phải cân nhắc một chọn lựa khác: Bố mẹ đã mất, Đỉnh Gió Hú đã thuộc về tay anh trai Hindley, anh cô lại xem Healthcliff chẳng khác gí một tên khốn bần cùng dưới đáy xã hội. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 459 Cuối cùng, cô thổ lộ với vú Dean rằng sẽ phải cưới Edgar để có tiền giúp đỡ cho cuộc sống Healthcliff. Chẳng may, Healthcliff nôn nóng chỉ nghe được đến đoạn nếu lấy Healthcliff, Catherine sẽ mất danh giá mà không hề biết rằng danh giá đó không bằng được tình yêu “trước sau vẫn hòa nhịp đập cùng tâm hồn”. Healthcliff bỏ nhà đi, mang theo nỗi hận thù với cả dòng tộc Earnshaw. 2.3. Lý do cho sự thù hận trong lòng Healthcliff Lý do cho sự thù hận có thể kể đến ba nguyên nhân chình: 2.3.1. Thân phận đau thương & tuổi thơ bất hạnh. Vốn xuất thân từ một tầng lớp không được sự thừa nhận trong xã hội, như lời Hindley dè bỉu “một đứa di gan xấu xí, tóc đen, mắt đen, lại đen đúa bẩn thỉu”. Ngay đến những người không liên quan đến gia đính Earnshaw như ông bà Linton cũng phủ nhận sự tồn tại của nó “Sao gia đình bên kia lại nhận nuôi một đứa di gan từ Ấn Độ, hay Mỹ hay Tây Ban Nha bị bỏ rơi.” Lúc ông Earnshaw còn sống, Healthcliff còn được chút thương yêu từ bố nuôi của mính. Nhưng kể từ khi ông mất, Healthcliff phải “sống đọa thác đày” dưới sừ dày vò của Hindley, mắng nhiếc của Joseph, và ghẻ lạnh của bà Earnshaw. Những trận đòn roi và sự khinh miệt của cộng đồng đã lại một vết thương lòng không thể nào nguôi của Healthcliff. 2.3.2. Tình yêu lớn nhất trong cuộc đời bị tước đoạt. Đối với Healthcliff, Catherine chình là tính yêu, sự sống, hơi thở của mính. Mọi cử chỉ anh biểu hiện, mọi hành động anh làm đều ví Catherine. Anh đã từng thú nhận với vú Dean rằng: “Làm sao tôi có thể sống được khi thiếu trái tim của mính, làm sao tôi sống khi thiếu hồn của tôi” lúc anh hay tin Catherine lía trần. Ấy vậy mà, tính yêu ấy đã bị tước đoạt khi Catherine đồng ý lấy Edgar. Anh cho rằng chính sự xuất hiện của Edgar trong cuộc đời Catherine đã khơi dậy niềm kiêu hãnh, sự tự hào về dòng dõi quyền quý và cướp đi nàng ra khỏi thế giới của anh. Mất Catherine, anh bỏ ngôi nhà mà anh đã trải qua những tháng năm đầy cay đắng với lòng hận thù cả dòng tộc Earnshaw. 2.4. Tình yêu giữa các nhân vật chính: Tình yêu đích thực hay là những ràng buộc? 2.4.1. Tình yêu son sắt giữa Catherine và Healthcliff Tính yêu giữa Catherine và Healthcliff là một tính yêu “đìch thực” ở chỗ mặc dù đã quyết tâm bỏ lại sau lưng tất cả những gí anh cho là tủi nhục, Healthcliff vẫn quyết định trở về để gặp lại Catherine. Dù biết, Edgar đã chiếm lĩnh tất cả những gí được xem là trong trắng và trinh tiết của Catherine, Healthcliff vẫn bỏ qua tất cả. Mang sẵn tâm trạng rằng: “Chỉ cần nàng nói không còn muốn gặp tôi nữa tôi sẽ biến mất vĩnh viễn ở Đỉnh Gió Hú”, anh đợi hàng tiếng đồng hồ dưới mưa để quan sát cô trong im lặng.Trong phút Catherine lâm chung, dù biết bị Edgar cấm cửa và dọa sẽ giết chết, Healthcliff vẫn ôm nàng trong vòng tay, siết chặt lấy. Anh khẳng định: “Tôi sẽ ở lại vì em. Nếu anh ta bắn tôi trong khi ôm em thế này, tôi sẽ thở hơi cuối cùng với một lời ban phước trên môi.” Khi an táng Catherine, thậm chì, Healthcliff còn bỏ ngoài tai lời khuyên can, đào ngôi mộ trên Đỉnh Gió Hú. Dù mang nặng mối thù với Hindley, Edgar, nhưng tưởng chừng lúc đó, Healthcliff đã sẵn sàng nguyện chết bên Catherine. Đối với Catherine, trước sau như một, vẫn dành một tính yêu không suy suyển dành Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 460 cho Healthcliff. Ngay từ ngày ấu thơ, cô chình là người đầu tiên ở bên Healthcliff,bảo vệ anh,săn sóc anh. Lúc trở về ngôi nhà sau thời gian dưỡng thương, người đầu tiên mà cô òa khóc run rủi gặp mặt chình là Healthcliff. Lúc xảy ra trận chiến nảy lửa giữa Edgar – chồng cô và Healthcliff tính yêu chân chình của cô, cô không hề nghĩ suy phỉ báng Edgar rồi chạy đến bảo về người mà cô thật lòng yêu. Đến mức, ví quá lao tâm khổ tứ khi biết mính chọn lựa sai, cô nhịn ăn nhiều ngày như là một sự trừng phạt cho chình hành động của mính. 2.4.2. Mối tình giữa Catherine và Edgar: Tình yêu hay sự hy sinh đến mức mù quáng? Edgar, từ giây phút đầu tiên gặp Catherine, đã đem lòng si mê cô. Tới khi cô bộc lộ bản tình ngang ngược của mính, Edgar vẫn mảy may không quan tâm, tha thứ và chấp nhận cô. Trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, dù biết rằng tính yêu mà Catherine dành cho Edgar chỉ là một tính yêu vị kỷ, anh chẳng hề bận tâm mà vẫn chấp nhận điều đó. Tính yêu anh dành cô là “cái bọc tự uốn mính theo cái kim, chứ cái kim chẳng hề uống theo cái bọc”. Lời Catherine nói là chân lý, hành động của Catherine là mệnh lệnh đối với Edgar. Đỉnh cao của sự hy sinh chình là khi Catherine đã đứng ra bênh vực Healthcliff mà bỏ mặc anh. Cô lớn giọng nhiếc mắng, khinh bỉ, dè bỉu anh chẳng khác gí “một con chó cụp đuôi nép mình bên lò sưởi”, nhưng tính yêu mà anh dành cho cô không hề suy suyển. Thời điểm anh biết được Catherine giam mính nhịn ăn đến gần chết, anh nhảy bổ vào, bỏ qua những hờn ghen nhỏ nhen, bỏ qua những toan tình thói thường, bón từng muỗng cháo, mớm từng ngụm nước để mong cô sống được thêm từng ngày bên anh. Tình yêu của anh đã thăng hoa lên thành tình yêu thánh thần. 2.5. Tình yêu giữa những đứa con – sự hóa giải hận thù. Khi Catherine mất, Healthcliff, ví hận thù, rắp tâm buộc con ruột của anh ta - Linton Heathcliff - cưới đứa con gái cùng tên với Catherine. Nhưng, càng đẩy cô bé về phìa Linton, thí sự quan tâm của Hareton – đứa con của Hindley vẫn dành cho Catherin con một cách tự nhiên và nồng nhiệt. Catherine con yêu Linton ví một sự gắn kết về dòng họ, một “nỗi niềm mong có đứa em họ để chơi vầy” hơn là một tính yêu đúng nghĩa. Tính yêu mà Catherine “ngang tàng, nhưng tốt tính” dành cho Hareton “lầm lì, cục mịch nhưng thật thà và hướng thiện” mới đìch thực là tính yêu chân chình. Có thể nói, cái chết của Healthcliff chình một là sự sang trang cho mối quan hệ giữa hai dòng họ. Bỏ qua hận thù, bỏ qua hiềm khìch, bỏ qua cả định kiến về giai cấp, dòng dõi, Catherine con vẫn đi đến tính yêu với Hareton. 3. Kết luận Sự hận thù đôi khi mang đến những xung đột nội tâm, và dù ở bất kỳ hoàn cảnh hay địa vị nào, thí hận thù cũng không mang đến kết quả tốt đẹp. Tính yêu giữa Catherine và Healthcliff là một mối tính đáng thương, vừa chứa chan ngọt ngào nhưng cũng đầy thù hận. Qua bài nghiên cứu này, chúng ta phần nào thấy được một chân lý: Dù cho hận thù lớn đến thế nào, thí muôn sắc muôn vẻ của tính yêu vẫn tiếp nối và có sức mạnh để hóa giải thù hận đó. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 461 Nhưng nhân vật trong “Đồi Gió Hú” đã trải qua những nút thắt xung đột, từ hiểu lầm, giận dữ, thù hằn, tuyệt vọng nhưng chình tính cũng chình tính yêu đã mang những con người xìch lại gần nhau, hóa giải lời hận thù. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đặng Anh Đào và các tác giả khác (2007), Văn Học Phương Tây, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội. [2] Đặng Thị Hạnh & Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương tây thế kỷ 19, Nhà Xuất Bản Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội. [3] Đặng Thị Hảo (2004), Trong Từ điển văn học, mục “Đồi Gió Hú” và “Emily Bronte”, Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội. [4] Janet Chi (1998), The love between Catherine and Heathclif, China: Fu Jen University Press. [5] Margaret Homans (1978). Repression and Sublimation of Nature in Wuthering Heights. California: University of California Press . học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 456 TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN TRONG “ĐỒI GIÓ HÚ” CỦA EMILY BRONTE LOVE AND FEUD IN “WUTHERING HEIGHTS” BY EMILY BRONTE SVTH: Lê Minh Khương Lớp: 06CNA09,. Nghiên cứu Tình yêu và thù hận trong ‘Đồi gió hú’ của Emily Bronte sẽ giúp cho bạn đọc hoặc những ai quan tâm hiểu rõ hơn về tác phẩm lớn nhất của nữ văn sĩ tài hoa bạc mệnh Emily Bronte. 1.2 anh. Tình yêu của anh đã thăng hoa lên thành tình yêu thánh thần. 2.5. Tình yêu giữa những đứa con – sự hóa giải hận thù. Khi Catherine mất, Healthcliff, ví hận thù, rắp tâm buộc con ruột của

Ngày đăng: 09/08/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN TRONG “ĐỒI GIÓ HÚ” CỦA EMILY BRONTE

  • TÓM TẮT

  • ABSTRACT

  • MỞ ĐẦU

    • Lý do chọn đề tài

    • Lịch sử vấn đề

    • Mục đích nghiên cứu

    • Phạm vi nghiên cứu

    • Phương pháp nghiên cứu

    • Nội dung

      • Tình yêu thưở còn ấu thơ giữa Catherine và Healthcliff

      • Biến cố và tác động của biến cố đến sự hận thù của Healthcliff

      • Lý do cho sự thù hận trong lòng Healthcliff

        • Thân phận đau thương & tuổi thơ bất hạnh.

        • Tình yêu lớn nhất trong cuộc đời bị tước đoạt.

        • Tình yêu giữa các nhân vật chính: Tình yêu đích thực hay là những ràng buộc?

          • Tình yêu son sắt giữa Catherine và Healthcliff

          • Mối tình giữa Catherine và Edgar: Tình yêu hay sự hy sinh đến mức mù quáng?

          • Tình yêu giữa những đứa con – sự hóa giải hận thù.

          • Kết luận

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

            • Đặng Anh Đào và các tác giả khác (2007), Văn Học Phương Tây, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội.

            • Đặng Thị Hạnh & Lê Hồng Sâm (1985), Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương tây thế kỷ 19, Nhà Xuất Bản Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội.

            • Đặng Thị Hảo (2004), Trong Từ điển văn học, mục “Đồi Gió Hú” và “Emily Bronte”, Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội.

            • Janet Chi (1998), The love between Catherine and Heathclif, China: Fu Jen University Press.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan