Phương pháp nhuộm Gram docx

5 607 4
Phương pháp nhuộm Gram docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phương pháp nhuộm Gram: Đây là phương pháp thường được dùng trong thực nghiệm vi sinh vật học. Phương pháp nhuộm kép do nhà bác học người Đan mạch là Christian Gram và những người cộng tác đưa ra năm 1884. Với phương pháp nhuộm này người ta có thể phân biệt vi sinh vật thành 2 nhóm: Gram dương (G+) và Gram âm (G-). Vi sinh vật bắt màu tím sau khi nhuộm gọi là vi sinh vật Gram dương (bao gồm hầu hết xạ khuẩn, trực khuẩn sinh bào tử hiếu khí, nấm mốc, nấm men, cầu khuẩn). Còn những vi sinh vật bắt màu hồng gọi là Gram âm như trực khuẩn sinh bào tử kỵ khí, một số cầu khuẩn như lậu cầu khuẩn, não mô cầu khuẩn a. Nguyên tắc: Dựa trên khả năng bắt màu của tế bào chất và màng tế bào với thuốc nhuộm tím kết tinh và iot mà hình thành nên hai loại phức chất khác nhau: - Loại phức chất thứ nhất vẫn giữ nguyên màu của thuốc nhuộm nên không bị rửa trôi khi xử lý bằng cồn. Vi sinh vật có phức chất này thuộc loại gram dương. - Loại phức chất thứ hai không giữ được màu của thuốc nhuộm nên mất màu khi bị xử lý bằng cồn và bắt màu của thuốc nhuộm bổ sung. Vi sinh vật có phức chất này thuộc loại gram âm. b. Cách tiến hành: - Làm vết bôi từ ống giống đã nuôi cấy 24 giờ. Để khô và cố định tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn. - Đặt giấy lọc lên trên vết bôi. - Nhuộm tiêu bản bằng thuốc nhuộm tím kết tinh qua giấy lọc trong 1 phút. - Nhỏ dung dịch lugol lên trên vết bôi, giữ 1 phút rồi đổ đi. - Rửa tiêu bản bằng nước rồi tẩy bằng cồn 950 trong 0,5 phút, để nghiêng tiêu bản, nhỏ từ từ từng giọt cồn cho đến khi tan hết màu. - Rửa tiêu bản bằng nước. - Nhuộm bổ sung Fuchsin lên vết bôi 10 – 30 giây. - Rửa bằng nước, để khô tự nhiên hoặc hơ trên ngọn lửa đèn cồn và đem quan sát dưới kính hiển vi. 1. Thuốc nhuộm Fuchsin kiềm: (1) Cồn 96o 10 ml Fuchsin kiềm 0,3 gam (2) Phênol (axit phênic) 5 gam Nước cất 95 ml Trộn dung dịch (1) với (2) và pha loãng 5 lần. 2. Thuốc nhuộm xanh mêtylen 0,001% Xanh mêtylen 0,1 gam Nước cất 1000ml 3. Thuốc nhuộm tím gentian (tím kết tinh): (1) Gentian violet 1 gam Cồn 96o 10 ml (2) Phenol 5 gam Nước cất 100 ml Trộn (1) với (2) và lọc trong. Để dịch lọc trong lọ màu. 4. Lugol: KI 2 gam I2 tinh thể 1 gam Nước cất 300 ml Hoà 2 gam KI vào 5 ml nước cất, sau đó thêm 1 gam I2 vào chờ cho I2 tan hết mới thêm nước cất đủ 300 ml. . Phương pháp nhuộm Gram: Đây là phương pháp thường được dùng trong thực nghiệm vi sinh vật học. Phương pháp nhuộm kép do nhà bác học người Đan mạch là Christian Gram và những. năm 1884. Với phương pháp nhuộm này người ta có thể phân biệt vi sinh vật thành 2 nhóm: Gram dương (G+) và Gram âm (G-). Vi sinh vật bắt màu tím sau khi nhuộm gọi là vi sinh vật Gram dương. nguyên màu của thuốc nhuộm nên không bị rửa trôi khi xử lý bằng cồn. Vi sinh vật có phức chất này thuộc loại gram dương. - Loại phức chất thứ hai không giữ được màu của thuốc nhuộm nên mất màu

Ngày đăng: 09/08/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan