Bài thảo luận: Công tác quản trị chiến lược của Sabeco ppt

29 2.5K 4
Bài thảo luận: Công tác quản trị chiến lược của Sabeco ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài thảo luận: Công tác quản trị chiến lược của Sabeco 1 Mục Lục Thảo luận Quản trị chiến lược 1.3 Nhóm 1. Đề tài: Tìm hiểu về công tác quản trị chiến lược của tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn. Danh sách nhóm 1: 1- Trần Thị An 2- Hoàng Ngọc Ánh 3- Nguyễn Thị Ánh 4- Nguyễn Thị Ngọc Ánh – E1 5- Nguyễn Thị Ngọc Ánh – E4 6- Đinh Minh Châm 7- Lê Thị Chinh 8- Nguyễn Hùng Cường 9- Sengalun Diddavong 2 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- tự do- hạnh phúc. Biên bản họp nhóm nhóm 1. I. Thời gian, địa điểm họp nhóm: 1- Thời gian: ngày 24.2.2011 2- Địa điểm: trường đại học Thương Mại. II. Nội dung họp nhóm: - Cả nhóm đọc đề tài và thống nhất chọn công ty Sabeco. - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: 1- Nguyễn Thị Ánh- E5: tìm hiểu các thông tin cơ bản về doanh nghiệp: từ phần “tên đầy đủ của DN đến một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của DN” 2- Hoàng Ngọc Ánh- E6 : - Ngành kinh doanh của doah nghiệp. - Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành - Xây dựng mô thức EFAS 3- Lê Thị Chinh- E3: Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô 3 4- Đinh Thị Minh Châm- E1: Đánh giá cường độ cạnh tranh 5- Sengaloun diddavong : - Sản Phẩm chủ yếu. - Thị Trường - Đánh giá các nguồn lực, năng lực dựa trên chuỗi giá trị của DN 6- Nguyễn Thị Ngọc Ánh E1: _ Chiến lược cạnh tranh, các chính sách triển khai. _ Chiến lược tăng trưởng, các chính sách triển khai. 7- Trần Thị An E1: _ Thiết lập mô thức TOWS _ đánh giá loại hình cấu trúc tổ chức của DN 8- Nguyễn Hùng Cường Đánh giá: _ Phong cách lãnh đạo chiến lược của DN. _ Văn hóa doanh nghiệp. 9- Nguyễn Thị Ngọc Ánh E4: _ Xác định các năng lực cạnh tranh. _ Vị thế cạnh tranh của DN _ Xậy dựng mô thức IFAS Sau khi phân công nhiệm vụ từng người, nhóm trưởng ra hạn hộp là ngày 6.3.2011 Nhóm trưởng: 4 Bảng đánh giá thành viên: Danh sách thành viên Lớp hành chính Mã sinh viên Đánh giá Chú thích Trần Thị An 44E1 Hoàng Ngọc Ánh 4E6 Nguyễn Thị Ánh 44E5 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 44E1 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 44E4 Đinh Minh Châm 44E1 Lê Thị Chinh 44E3 Nguyễn Hùng Cường Sengalun didavong 5 Nhóm trưởng: Giới thiệu về SABECO. 1- Giới thiệu chung: • Tên đủ của doanh nghiệp: Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn • Tên viết tắt doanh nghiệp: Sabeco • Trụ sở: 187 Nguyễn Chí Thanh ,Phường 12, quận 5 TPHCM • Ngày tháng thành lập: tháng 5 năm 1977 • Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp sản xuất • Tel: (84-08) 855 9595 Fax : (84-08) 857 7095 • Website: www.sabeco.com.vn • Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp : ngành đồ uống. 2- Xác đinh các hoạt động kinh doanh chiến lược: • Sản xuất , mua bán bia , rượu, nước giải khát , cồn, nước khoáng v v • Mua bán vật tư ,nguyên liệu,thiết bị ngành bia rượu. 3- Tầm nhìn, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp: a- Sứ mạng: 6 Phát triển ngành đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới, nâng tầm vị thế Việt và vì sự phát triển chung của cả cộng đồng. Phát triển vì khách hàng, phục vụ khách hàng uống bia tốt hơn, đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ tốt luôn thỏa mãn khách hàng bằng những sản phẩm ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm đối với cổ đông, người lao động và cộng đồng. b- Tầm nhìn: Từ 2011 - 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp là 14% - 16%, sản lượng bia tăng từ 13% - 15%/năm và đạt 1,8 tỷ lít vào năm 2015, nước giải khát tăng 8%/năm. Năm 2011, Sabeco đang phấn đấu đạt con số 1, 3 tỷ lít bia tiêu thụ và đến năm 2015 đạt 2 tỷ lít tiêu thụ. Đến năm 2025 phát triển Sabeco trở thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của Quốc gia, có vị thế trong khu vực và Quốc tế. 4- Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản: Kết thúc năm 2009, Sabeco đạt tổng doanh thu 14.956 tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch năm, tăng 60% so với cùng kỳ. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.542 tỷ đồng, bằng 118% kế hoạch. Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 895 triệu lít, bằng 105% kế hoạch đưa vị trí của Sabeco từ thứ 33 vươn lên vị trí thứ 21 tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới. Tiếp tục đà phát triển thuận lợi, năm 2010, Sabeco từng bước hoàn thành các mục tiêu kinh doanh mới với tổng giá trị sản xuất công nghiệp dự kiến: 3.845 tỷ đồng, tăng 113%; Sản lượng tiêu thụ 1 tỷ lít, tăng 112%; Tổng doanh thu 16.715 tỷ đồng, tăng 112%; Lợi nhuận trước thuế 2.444 tỷ đồng, tăng 159% Với sản lượng tiêu thụ lớn nhất tại thị trường Việt Nam, hiện Sabeco chiếm thị phần trên 35% thị trường I- Phân tích môi trường bên ngoài: Ngành kinh doanh của doanh nghiệp: ngành đồ uống. a- Tốc độ tăng trưởng năm 2007: 32% b- Tốc độ tăng trưởng năm 2008: c- Tốc độ tăng trưởng năm 2009: Sản lượng tiêu thụ của SABECO đã tăng thêm 17% so với năm 2008, nộp ngân sách 3.900 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2008. d- Tốc độ tăng trưởng năm 2010: So với năm 2009 thì: 7 • Giá trị sản xuất công nghiệp: 3.845 tỷ đồng, tăng 113% so với năm 2009. • Sản lượng tiêu thụ 1 tỷ lít, tăng 112% so với năm 2009. • Tổng doanh thu 16.715 tỷ đồng, tăng 112% so với năm 2009. • Lợi nhuận trước thuế 2.444 tỷ đồng, tăng 159% so với năm 2009 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành. Hiện nay Sabeco đang nằm trong giai đoạn bão hòa. Ra đời cách đây hơn 30 năm, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, SABECO đã không ngừng đổi mới, phát triển để trở thành tập đoàn hàng đầu trong ngành hàng bia Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng 333, Saigon Special, Saigon Export, Saigon Lager. Sự thành công của SABECO có được nhờ những đổi mới chiến lược phát triển tổng thể mang tính dài hạn trên các lĩnh vực tài chính, đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển năng lực sản xuất, xây dựng hệ thống phân phối, mở rộng và phát triển thị trường, đầu tư mang tính chiến lược và chuyên nghiệp về thương hiệu, đầu tư vào hệ thống nhân sự, xây dựng các giá trị văn hoá của Công ty. Phát triển có tầm nhìn, có chiến lược và luôn thể hiện là thương hiệu mạnh đại diện cho ngành bia, rượu, nước giải khát của Việt Nam, SABECO đã liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đang và sẽ trở thành một biểu tượng cho sự không ngừng vươn lên của nền kinh tế năng động Việt Nam. Một loạt nhân sự giỏi, có nhiều kinh nghiệm marketing được tuyển dụng. Hệ thống phân phối được cấu trúc lại trên cơ sở nghiên cứu mô hình hiện đại của Mỹ, Hà Lan; và thành công của các tập đoàn bia hàng đầu thế giới. Tám công ty cổ phần thương mại vừa được hình thành, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm bia Sài Gòn. Mạng lưới phân phối đã và đang mở rộng, phủ kín toàn quốc, với sự tham gia trực tiếp của khách hàng để sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh và thuận lợi nhất. Sabeco còn nỗ lực mở rộng mạng lưới phân phối của mình. Những nhà máy mới với công nghệ tiên tiến của nước ngoài được triển khai xây dựng; trong đó có các nhà máy trọng điểm và công suất lớn tại Củ Chi, Bạc Liêu, Quảng Ngãi… đã đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường. Sabeco còn nỗ lực tìm kiếm cơ hội liên kết với các nhà máy bia địa phương, hình thành một hệ thống sản suất bia Sài Gòn xuyên suốt từ Bắc vào Nam. Sự liên kết này không chỉ khẳng định năng lực sản xuất, quản lý của Sabeco, mà còn đem lại lợi ích về ngân sách và giải quyết lao động cho các tỉnh. Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô. Nhân tố văn hóa- xã hội: Đầu tiên có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của một công ty là dân số, vì con người là lực lượng tạo nên thị trường, đặc điểm tiêu dùng cũng phụ thuộc trình độ học vấn của 8 một cụm dân cư hay cơ cấu tuổi tác cũng chi phối tới sản lượng tiêu thụ bia của công ty. Qua nghiên cứu cho thấy rằng những người sống ở thành phố sẽ uống nhiều bia hơn là những người sống ở những vùng thôn quê, và những người ở những đọ tuổi từ 22 đến 49 là tầm tuổi tiêu thụ bia nhiều nhất, nó là cơ sở để công ty có thể hướng những công cụ marketing vào những nhóm khách hàng này nhiều hơn. Ngoài ra yếu tố giới tính cũng ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ mặt hàng bia vì Việt Nam tuy mở cửa với thế giới nhưng vẫn còn một cái nhìn khắt khe đối với phụ nữ cho nên bia và rượu không phải là thứ uống dành cho phụ nữ như ở các nước phát triển. Nhưng sản phẩm bia nhẹ “NSOM” của công ty sabeco đang nhằm đến nhóm đối tượng này. Ở Việt Nam, theo dự báo đến năm 2050 dân số sẽ là 117,7 triệu người, tốc độ tăng dân số hàng năm là 0.3 %, đây là một thị trường lớn đầy tiềm năng với thị trường nước giải khát nhất là thị trường bia. Mỗi nơi lại có một phong tục tập quán và tiêu dùng khác nhau. Đây cũng là thói quen của con người được lặp đi lặp lại, thói quen tạo lập vừa mang tính truyền thống vừa do tác động của hoàn cảnh. Tâp quán tiêu dùng bia không mang tính chung chung, nó bao giờ cũng gắn với môt sản phẩm cụ thể, ví mỗi nhóm người khác nhau có thể có tập quán riêng và đó là “gu” trong tiêu dùng bia. Người ta thích uống những loại bia hợp gu của mình. Qua thực tế khảo sát người tiêu dùng Việt Nam cũng có những đặc tính: người uống thường uống theo nhóm, ít uống đơn độc; bên cạnh đó có đặc tính nữa của người tiêu dùng Việt Nam là bình thường thì ít uống nhưng khi uống lại uống không ít. Có thể chia tập khách hàng sử dụng các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát ra thành 3 nhóm như sau: Nhóm 1: Tập hợp những người thích uống những loại bia có nồng độ nhẹ, dễ uống và uống nhiều không bị say. Họ chủ yếu là những người uống bia kém, hoặc phụ nữ hoặc người mơi uống bia. Những người này uống được ít và đa số ho chỉ uống vào các dịp lễ, tết hoặc các buổi liên hoan. Nhóm 2: Tập hợp những người thích uống những loại bia nặng, nhiều cồn. Đây chủ yếu là những người uống được bia và những người nghiện bia. Những người này thường uống lai rai nên họ có thể uống được nhiều, tuy nhiên, những người trong nhóm này uống nhiều nhưng số lượng người uống lại ít. Nhóm 3: Gồm những người thích uống bia với nồng độ vừa phải, họ uống bia để giải khát, tạo sự ngon miệng trong các bữa ăn. Đây thực sự là nhóm người tiêu dùng có số lượng đông đảo, lương uống tương đối nhiều và tương đối thường xuyên. Hàng ngày, những người này có thể uống 2-3 lần và trở thành thị hiếu truyền thống. Một bộ phận đáng kể trong số này là các cán bộ giao dịch, các nhà kinh doanh, họ thường uống bia khi phỉ đàm đạo công việc và tổ chức kinh doanh. Đây chính là nhóm người mà các cơ sở sản xuất cần phải nhằm vào để tạo ra sự tiêu thụ mạnh mẽ hơn nữa. 9 Nếu có thể nắm vững được những tác động của những yếu tố này thì công ty có thể đưa ra được những chiến lược phù hợp với mình để làm tăng sự thỏa mãn của khách hàng với sản phẩm mà công ty cung cấp. Nhân tố kinh tế: Bia là sản phẩm đồ uống mà sản lượng tiêu thụ phụ thuộc nhiều vào thu nhập của người dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Cùng với sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và sự giảm sút của tốc độ tăng trưởng kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn sản lượng tiêu thụ bia. Khủng hoảng kinh tế đã làm cho lạm phát tăng cao. Giá cả nguyên, vật liệu ngày càng tăng đã gây không ít khó khăn cho SABECO nói riêng và cho tất cả các ngành nói chung. Nguyên nhân là do hiện tượng thu hẹp diện tích trồng trọt, cùng với thiên tai nên sản lượng malt (nguyên liệu chính để sản xuất bia) giảm đi đáng kể không đủ để cung cấp cho thị trường. từ đó đẩy giá malt tăng cao. Ngoài ra còn giá xăng dầu, giá điện tăng làm cho giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng cao. Trong khi đó giá bán sản phẩm không tăng hoặc tăng không đáng kể bởi người tiêu dùng trong nước chưa quen với sự biến động về giá cả như các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Hơn thế nữa lạm phát tăng sẽ làm cho người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn. Họ sẽ ưu tiên việc tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu vì thế có thế sẽ làm lượng tiêu thụ bia trên thị trường bị giảm đi. Tiếp theo phải kể đến sự ảnh hưởng của tỷ giá. Việc tăng tỷ giá USD/VND tới 9,3% (năm 2011) đã khiến nhiều loại nguyên vật liệu tăng giá. Tỷ giá tăng và giá nguyên liệu nhập khẩu tăng khiến chi phí tài chính tăng cao. Đối với các công ty sản xuất bia thì sự biến động này đã ảnh hưởng mạnh tới kết quả sản xuất kinh doanh do trong số bốn loại nguyên vật liệu chính để sản xuất bia thì ba loại nguyên vật liệu các công ty sản xuất bia phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sự biến động về lãi suất ngân hàng cũng khiến cho doanh nghiệp chịu nhiều khó khăn. Đối với các doanh nghiệp thì việc sử dụng vốn hầu hết vay tại ngân hàng. Việc ngân hàng tăng lãi suất đồng nghĩa với việc lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Tác động của công nghệ: Đối với bất kỳ ngành nào thì yếu tố công nghệ cũng là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cũng với sự phát triển của công nghệ thì các nhà máy bia, rượu của Việt Nam cũng như trên thế giới đã áp dụng sự phát triển này để nâng cao năng lực sản xuất của công ty mình. Hiện nay tại Việt Nam có khoảng 100 nhà máy bia lớn nhỏ của nhà nước và tư nhân chưa kể đến các phân xưởng sản với quy mô nhỏ như bia nhà hàng, bia gia đình. Nhưng trong số 100 nhà máy này ngoài một số nhà máy thuộc tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO) và tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội (HABECO) có mức độ tự động hóa sản xuất tương đối cao còn các nhà máy của địa phương trực thuộc các tỉnh đều ở mức độ tự động hóa thấp. Nên việc vệ sinh công nghiệp không được chú trọng nhiều, tất cả hầu như đều được làm thủ công mà không qua thiết bị giám sát hay điều khiển tiên tiến trên thế giới. Từ đó có thể thấy công nghệ sản xuất của ngành bia, rượu Việt Nam còn mang tính nhỏ, lẻ, lạc hậu. 10 [...]... thị trường cao cấp 5.Mạng lưới rộng khắp nên sẽ gặp khó khăn trong công tác điều hành mạng lưới V- Chiến lược của doanh nghiệp: Chiến lược cạnh tranh- các chính sách triển khai: Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Sabeco đã sử dụng chiến lược khác biết hóa về sản phẩm Từ ngày 1-7-2009, bia chai Sài Gòn Lager - nhãn bia lâu đời nhất của Sabeco trên thị trường Việt Nam đã thay “áo” mới với thông điệp “Vẻ... tối đa nhu cầu đa dạng cảu khách hàng Các cơ hội 5 .SABECO ra đời sớm,chiếm lĩnh thị phần rộng (35/%) và có xu hướng ngày càng mở rộng thị phần không chỉ trong nước mà còn ra cả thị trường quốc tế chiến lược điểm mạnh Chiến lược điểm yếu cơ hội cơ hội 1.Tốc độ tăng trưởng của ngành bia rượu của Việt Nam là tương đối lớn +chiến lược thâm nhập + Chiến lược phát triển sản phẩm thị trường 2 Việt Nam được... phí thấp nhất Ngoài ra, công tác marketing quảng bá thương hiệu còn được Ban Lãnh Đạo chú trọng đầu tư Định hướng của Sabeco là xây dựng chiến lược marketing mạnh, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín thương hiệu tạo ra mức tăng trưởng, phát triển ổn định bền vững Đánh giá tổ chức của Sabeco: Loại hình cấu trúc tổ chức: Các phòng ban trong công ty : • Văn phòng tổng công ty • Ban tài chính... Hồ Chí Minh mà còn là một bước tiến quan trong của Sabeco Cả 2 nhà máy bao bì của Sabeco - Sông Lam đều sử dụng dây chuyền nhập khẩu từ nhà cung cấp Công ty CCH Engineering (Vương Quốc Anh) Đây là dây chuyền có công nghệ tiên tiến nhất thế giới và có quy mô và trình độ công nghệ bậc nhất châu Á Việc ra đời Công ty CP bao bì Sabeco - Sông Lam sẽ giúp Tổng Công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn giảm chi... phối trên toàn quốc với tổng công ty khi gắn quyền lợi và trách nhiệm của họ với sự phát triển của công ty Ý thức cộng đồng xã hội cao Bên cạnh phát triển sản xuất kinh doanh, vấn đề môi trường luôn được SABECO chú trọng Cùng với công tác đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải, rác thải phù hợp với quy trình sản xuất công nghệ hiện đại và thân thiện môi trường, các công tác đầu tư cho các khuôn viên,... thành công của sản phẩm bia lon 333, Sabeco đã nghiên cứu, phát triển thành công sản phẩm mới bia chai cao cấp 333 Premium với mong muốn đem đến người tiêu dùng Việt Nam một luồng gió mới trong thưởng thức sản phẩm bia Hoạt động đổi mới, nâng cấp hình ảnh logo, hệ thống nhận diện sản phẩm của Sabeco là những bước đi khởi động cho chiến lược phát triển tổng thể phù hợp với tầm nhìn dài hạn của Sabeco. .. và hình ảnh của công ty • Khả năng cạnh tranh giảm: Tuy Sabeco là một thương hiệu mạnh nhưng trên thị trường thì Sabeco vẫn phải chịu nhiều áp lực từ phía các công ty khác cùng lĩnh vực kinh doanh Là một đối thủ lớn của Sabeco và cũng là một thương hiệu mạnh, Habeco đã gây không ít áp lực cho công ty này.Cùng với đó là sự xâm nhập của các thương hiệu mới cũng làm cho sự cạnh tranh với Sabeco càng trở... thương hiệu • Ban quản lý đầu tư và phát triển • Ban kỹ thuật – sản xuất • Ban cung ứng Loại hình cấu trúc tổ chức của Sabeco là cấu trúc chức năng Sơ đồ cấu trúc: Ban giám đốc Ban Ban Ban Ban Ban tài chính kế toán tiêu thụ - thị trườngthương hiệu quản lý đầu tư và phát triển kỹ thuật – sản xuất cung ứng 1- Phong cách lãnh đạo chiến lược: Kế hoạch công tác của từng đơn vị, bộ phận, thậm chí của từng cá nhân... các chiến lược kinh doanh, ý thức gìn giữ và phát triển văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề mà Sabeco luôn quan tâm Những giá trị văn hóa hiện hữu trong sản phẩm, thương hiệu của Sabeco là sức mạnh trong cạnh tranh, khẳng định hình ảnh của doanh nghiệp trong thương trường, cùng chung tay góp phần xây dựng nền văn hóa, văn minh thương mại trong sự phát triển chung của đất nước Văn hoá doanh nghiệp của Sabeco. .. hợp với tầm nhìn dài hạn của Sabeco về xây dựng phát triển thương hiệu, nâng tầm kỹ thuật công nghệ, năng lực sản xuất Chiến lược tăng trưởng- các chính sách triển khai: Để tăng trưởng thì Sabeco đã dùng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm Với chiến lược này cùng với sự chủ động hội nhập trong cơ chế cạnh tranh, Sabeco có những bước tăng trưởng vững chắc Hiện tại sản phẩm Bia Sài gòn hiện đã có mặt tại . Bài thảo luận: Công tác quản trị chiến lược của Sabeco 1 Mục Lục Thảo luận Quản trị chiến lược 1.3 Nhóm 1. Đề tài: Tìm hiểu về công tác quản trị chiến lược của tổng công ty bia,. trường, đầu tư mang tính chiến lược và chuyên nghiệp về thương hiệu, đầu tư vào hệ thống nhân sự, xây dựng các giá trị văn hoá của Công ty. Phát triển có tầm nhìn, có chiến lược và luôn thể hiện. – Chất men của thành công • Sản phẩm rượu: là sản phẩm của công ty rượu Bình Tây • Sản phẩm nước giải khát: 17 - Chu Hi là sản phẩm hợp tác giữa Công Ty Cổ Phần NGK Chương Dương và Công ty Wala-Wang

Ngày đăng: 09/08/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan