ÔN tập THƯƠNG MAI điện tử

21 364 0
ÔN tập THƯƠNG MAI điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ÔN TẬP THƯƠNG MAI ĐIỆN TỬ CHƯƠNG I 1) Khái niệm, đông lực, đặc trưng của TMĐT • Khái niệm TMĐT là hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu. • Động lực - Động lực kinh tế: : giảm chi phí truyền thống, hạ tầng công nghệ chi phí thấp, tốc độ cao hơn và giao dịch điện tử kinh tế hơn với nhà cung cấp, chi phí chia sẻ thông tin toàn cầu và quảng cáo thấp hơn, các lựa chọn dịch vụ của khách hàng rẻ hơn. - Động lực thị trường: Các tổ hợp công ty được khuyến khích sử dụng TMĐT trong tiếp thị và xúc tiến sản phẩm nhằm nắm bắt được thị trường quốc tế lớn và nhỏ. - Động lực công nghệ: : Sự phát triển của Công nghệ - Thông tin - Truyền thông ) là nhân tố chính trong sự tăng trưởng của TMĐT. điều này đã làm cho truyền thông hiệu quả hơn, nhanh hơn, dễ dàng hơn và kinh tế hơn • Đặc trưng - Các bên tiến hành giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau. - TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới - Trong TMĐT, xuất hiện bên thứ ba: nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… - Không giống như thương mại truyền thống, trong TMĐT, mạng lưới thông tin là thị trường. 2) Các nhân tố giúp thành công trong TMĐT  Người bán: Cần có những yếu tố sau • Một trang web với khả năng TMĐT • Một mạng nội bộ ở công ty • Nhân viên với kỹ năng về CNTT để quản lý luồn thông tin và duy trì hệ thống  Người mua: Khách hàng(trong giao dịch B2C) là người: Có khả năng tiếp cận internet và với thu nhập có sẵn trong thẻ tín dụng Có ý định mua hàng qua internet hơn là mua hàng trực tiếp Các doanh nghiệp (trong giao dịch B2B): hình thành nên một số đông với sự tiếp cận internet và khả năng đặt hàng qua mạng  Đ0i tác giao dịch: Các ngân hàng, tổ chức tài chính Các công ty vận chuyển đa quốc gia Các cơ quan chứng thực  Chính phủ: Khung pháp lý quản lý các giao dịch TMĐT(bao gồm các chứng từ điện tử, chữ ký điện tử ) Các thể chế pháp luật (luật và quy định) để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp khỏi những vi phạm  Internet: Hạ tầng vững chắc và đáng tin cậy Cước phí hàng tháng không quá lớn để duy trì hệ thống 3) Lợi ích và hạn chế của TMĐT Lợi ích  Đ0i với tổ chức - Mở rộng thị trường: trên khắp thế giới - Giảm chi phí: chi phí sản xuất, giao dịch - Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm gánh nặng về lưu trữ và giảm đọ trễ trong phân phối hàng hóa - Vượt giới hạn về thời gian - Mô hình kinh doanh mới - Tăng tốc đọ tung sản phẩm ra thị trường  Đối với khách hàng - Có thể tìm kiếm thông tin về sản phẩm, dịch vụ và tiến hành giao dịch mà ko cần quan tâm đến thời gian - Có quyền lựa chọn nhờ khẳ năng chủ đông về thông tin -> sử dụng sản phẩm giá thấp - Vận chuyển, phân phối sản phẩm, dịch vụ với tốc độ ngày càng được cải tiến, nhất là sản phẩm số hóa - Khách hàng có thể tham gia trực tuyến vào các phiên đấu giá, mua/bán, sưu tầm các món hàng quan tâm tại mọi nơi trên thế giới. - Thông qua TMĐT khách hàng trao đổi kinh nghiệm mua bán, giao dịch trên mạng, trong việc sử dụng những sản phẩm - Trên đường đua dành lấy sự thỏa mãn của khách hàng, khi đó khách hàng sẽ có nhiều cơ hội mua được hàng hóa chất lượng, giá rẻ và chính sách khuyến mãi hấp dẫn Hạn chế  Hạn chế về kỹ thuật - Chưa có tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và độ tin cậy - Tốc độ internet vẫn chưa đáp ứng được, chi phí cao - Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn chưa đáp ứng - Khó khăn trong việc kết hợp phần mềm ứng dụng, phần mềm TMĐT và CSDL - Cần có máy chủ TMĐT đặc biệt  Hạn chế về thương mại - An ninh và riêng tư - Khách hàng thiếu lòng tin vào người bán - Luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ - Cần thời gian để thay đổi thói quen tiêu dùng - Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô - Gian lận ngày càng tăng - Thu hút vốn đầu tư khó CHƯƠNG II 1) Các bước xây dựng website? Bước nào quan trọng nhất? Tại sao? Phân tích các yêu cầu của website TMĐT. Gồm 6 bước: Bước 1: Ðây là giai đoạn định hướng. Cần phải nghiên cứu đến những vấn đề: 1 − Những ý tưởng tổng quan; 2 − Mục đích cần đạt tới đối với Website; 3 − Ðối tượng cần nhắm tới là ai; 4 − Thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào. Bước 2: Sau khi xác định được các điểm trên ta sẽ: 1 − Tiến hành tổ chức các phần mục và các thông tin có trên site. Tạo ra các nhánh, các tiêu đề và các tiêu đề phụ để có thể tìm kiếm thông tin hữu ích một cách dễ dàng để không lãng phí thời gian đối với các thông tin mà ta không quan tâm; 2 − Lựa chọn các từ khoá thích hợp để thuận tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ tìm kiếm. Bước 3: 3 − Lựa chọn các hình ảnh đưa lên site từ thư viện điện tử hoặc từ trên đĩa CD – ROM. Ðó có thể là những hình ảnh về sản phẩm, về văn phòng làm việc, các chuyên gia chính của công ty; 4 − Chuyển đổi các hình ảnh đến vị trí thích hợp và có sự chỉnh sửa về màu sắc và kích cỡ cho phù hợp. Bước 4: 5 − Khi đã có bộ khung của mình thì ta bắt đầu chuẩn bị tạo ra Website bằng việc sử dụng ngôn ngữ siêu văn bản (HTML). Tiến hành chuyển đổi các văn bản text của mình tới HTML mà có thể làm bằng World, Netscape, Homesite và một vài các gói thông tin được lựa chọn khác. Chúng ta đã có một vài chương trình phần mềm rất thuận tiện cho người sử dụng mà có thể chuyển đổi một cách tự động từ dạng text thành ngôn ngữ HTML mà có thể không cần biết một chút gì về HTML. 6 − Ta có thể tự thiết kế Website hoặc là tham gia vào các khoá đào tạo về thiết kế Web hoặc có thể thuê các chuyên gia bên ngoài về thiết kế Web. Bước 5: Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet để đưa Website lên Internet Bước 6: 7 − Thiết lập tên miền; 8 − Ðăng ký tên Website với các nhà tìm kiếm; 9 − Quảng cáo và khuyếch trương Website đối với các khách hàng mục tiêu. Có thể thực hiện được điều này thông qua các phương pháp truyền thống như gửi thư, truyền thanh, truyền hình cũng như có các biển hiệu quảng cáo; 10 − Thông qua các công cụ tìm kiếm tiện ích như (Lycos, Alta Vista, Google ) để đảm bảo rằng Website phải thật nổi bật; 11 − Một điều rất quan trọng là các thông tin phải được cập nhật liên tục 12 Các yêu cầu của một website 13 Phong cách (Context): Phong cách của một website đề cập đến yếu tố chức năng và thẩm mỹ. 14 Nội dung (Content): Nội dung là tất cả những đối tượng số trên website. 15 Cộng đồng (Community): Cộng đồng những người truy cập vào website duy trì dưới hai dạng quan hệ giữa hai cá nhân (trao đổi e – mail, các game thủ cùng chơi game…) hay giữa cá nhân với nhóm (forum, diễn đàn trên mạng…). 16 Tuỳ biến (Customization): Tuỳ biến là khả năng website cập nhật, hoàn thiện do chính những người quản trị hay từ phía người tiêu dùng 17 Giao tiếp (Communication): Giao tiếp là những đối thoại giữa website với người truy cập, nó có thể ở 3 dạng: từ website đến người truy cập (e – mail thông báo…), người truy cập đến website (yêu cầu dịch vụ khách hàng…), giao tiếp 2 chiều (trao đổi trực tiếp qua tin nhắn…). 18 Liên kết (Connection): khả năng liên kết đến những website khác từ trang Web đang truy cập. 19 Thương mại (Commerce): Đây là quá trình bán hàng hay cung cấp dịch vụ. 2) Các dạng kiến trúc của một website Thông thường Website có các kiểu kiến trúc sau: • Kiến trúc hai lớp: Là kiến trúc sử dụng một Web server để đáp ứng các yêu cầu truy xuất các trang Web và một server CSDL để cung cấp thông tin. Web server và CSDL server đều dùng trên một máy • Kiến trúc nhiều lớp: Gồm một Web server liên kết với các lớp trung gian bao gồm các server ứng dụng thực hiện một nhiệm vụ nào đó, mỗi server ứng dụng sử dụng một hoặc nhiều máy chủ. Các nhiệm vụ đó thường mang tính chất phụ trợ. 3) Phân tích cấu trúc logic của website 4) Các thành phần của mạng máy tính • Các thiết bị đầu cuối (end system) là các máy tính hoặc các thiết bị khác. • Môi trường truyền dẫn (media) có thể ở dưới dạng hữu tuyến (các loại dây cáp), hoặc vô tuyến (đối với các mạng không dây) • Giao thức (protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị đầu cuối trên mạng. 5) Kể tên một số thiết bị mang CSDL khách hàng CSDL danh mục hàng hoá CSDL đơn đặt hàng Xác nhận truy cập Xác nhận truy cập Website khách hàng Website khách hàng Trang hiển thị danh mục hàng hoá Trang hiển thị danh mục hàng hoá Mua hàng Mua hàng Vận chuyển hàng hoá Vận chuyển hàng hoá Thông tin khách hàng Yêu cầu HTTP Xác nhận vận chuyển Thực hiện đơn đặt hàng Chấp nhận/từ chối truy cập Switch: còn gọi là thiết bị chuyển mạch, là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Router : là một thiết bị mạng máy tính dùng để chuyển các gói dữ liệu qua một liên mạng và đến các đầu cuối Repeater : còn gọi là bộ lặp, có nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu để đảm bảo nó không bị suy yếu trong quá trình truyền dẫn 6) Phân loại mạng máy tính Intranet Mạng nội bộ (Intranet) là mạng dùng trong nội bộ tổ chức, cũng dùng giao thức TCP/IP của Internet. Thông thường, chỉ những ai được phép (nhân viên trong tổ chức) mới được quyền truy cập mạng nội bộ này. Mạng nội bộ thường được sử dụng để lưu thông tin, chia sẻ file, cung cấp thông tin dùng chung cho toàn tổ chức như chính sách, thông báo Extranet Mạng mở rộng (Extranet) là mạng nội bộ nhưng cho phép một số đối tượng ngoài tổ chức truy cập với nhiều mức độ phân quyền khác nhau. Mạng mở rộng giúp tổ chức liên hệ với đối tác tiện lợi, nhanh chóng, kinh tế hơn. Internet Internet là mạng của các mạng máy tính trên phạm vi toàn thế giới, sử dụng giao thức có tên là TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy tính 7)Giao thức? Giao thức TCP và IP? Giao thức: là 1 hệ luật và chuẩn cho phép các máy tính trong mạng liên lạc với nhau. • TCP: điều khiển sự phân chia của một đoạn thông tin thành các gói tin nhỏ hơn trước khi nó được truyền qua mạng. Nó cũng kiểm soát các lắp ráp của các gói tin sau khi họ tiếp cận với các điểm đến. • IP: bao gồm các quy tắc định tuyến cho các gói dữ liệu cá nhân từ các nguồn đến điểm đích. 8)Lợi ích của mạng nội bộ  Mạng nội bộ - Chia sẻ các tài nguyên: Các ứng dụng, kho dữ liệu và các tài nguyên khác được dùng chung và chia sẻ thì cả hệ thống máy tính sẽ làm việc hữu hiệu hơn. - Độ tin cậy và sự an toàn của thông tin cao hơn. Thông tin được cập nhật theo thời gian thực, do đó chính xác hơn. Một khi có một hay vài máy tính bị hỏng thì các máy còn lại vẫn có khả năng hoạt động và cung cấp dịch vụ không gây ách tắc. - Tiết kiệm: qua kỹ thuật mạng người ta có thể tận dụng khả năng của hệ thống, chuyên môn hoá các máy tính, và do đó phục vụ đa dạng hoá hơn. Ngoài ra, khi tạo mạng, người chủ chỉ cần đầu tư một hoặc vài máy tính có khả năng hoạt động cao để làm máy chủ cung cấp các dịch vụ chính yếu và đa số máy còn lại là các máy khách dùng để chạy các ứng dụng thông thường và khai thác hay yêu cầu các dịch vụ mà máy chủ cung cấp. - Mạng máy tính còn là một phương tiện thông tin mạnh và hữu hiệu giữa các cộng sự trong tổ chức. 9) Khái niệm các thành phần của địa chỉ URL? Ví dụ URL là phương tiện để xác định phương thức, địa chỉ máy, đường dẫn trên Internet để đến được trang Web và tên tệp dữ liệu http: //www.tuoitre. com . vn /TTC/Index.aspx?ArticleID=191764&ChannelID=103 1 2 3 4 (1)Giao thức: Giao thức truyền siêu văn bản HTTP (2)Các tên khu vực 3 ký tự được thiết lập theo loại tổ chức (3)Các tên khu vực 2 ký tự được phân loại theo khu vực địa lý. Mỗi khu vực địa lý tương ứng với một quốc gia hoặc một thực thể chính trị được công nhận. Tên khu vực 2, 3 gọi là tên miền. (4)Địa chỉ máy chủ: là www3.tuoitre.com.vn, xác định máy chủ nơi trang Web được lưu trữ, máy chủ thuộc nước nào (ở đây là Việt Nam - .vn) CHƯƠNG III 1) Thế nào là giao dịch trong TMĐT?Phân biệt giao dịch trong TMĐt với giao dịch truyền thống?Ví dụ Khái niệm Giao dịch trong TMĐT là một hệ thống bao gồm không chỉ các giao dịch liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ, tạo thu nhập, mà còn là các giao dịch có khả năng trợ giúp quá trình tạo ra thu nhập: kích thích nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, cung ứng dịch vụ trợ giúp bán hàng, trợ giúp người tiêu dùng, hoặc trợ giúp trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp. So sánh Khác - Rất nhiều bước thực hiện giống nhau, tuy nhiên, cách thức mà thông tin được nhận và chuyển tải lại khác nhau. - Về mặt công nghệ, giao dịch trên cơ sở giấy tờ tuyền thống và giao dịch dựa trên cơ sở máy vi tính khác nhau về nguyên tắc, thao tác thực hiện và những quy định về luật pháp. 2) Ưu và nhược trong giao dịch TMĐT • Ưu điểm: Việc tạo, gửi và nhận các tài liệu trên cơ sở dữ liệu trong máy vi tính rất thuận tiện, nhanh chóng và ít tốn kém (nhanh hơn 720 lần và rẻ hơn 355 lần). • Nhược điểm: Một tài liệu trên giấy khi được ký (bản gốc), đã mang tính duy nhất, và không thể sao chép. Một tài liệu trên máy vi tính không có các tính chất này, nó có thể dễ dàng tạo ra các bản sao giống hệt và không thể phân biệt các bản sao này với bản gốc được. 3) Khái niệm, phương thức giao dịch, lợi ích, đặc trưng, phân loại của sàn giao dịch TMĐT Khái niêm: Sàn giao dịch thương mại điện tử thực chất là các website mua bán hàng hóa và dịch vụ Tạo ra 1 khoảng không gian chung nhằm kết nối nhiều người mua và người bán lại với nhau mà không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Phương thức giao dịch Các phương thức giao dịch tại sàn giao dịch thương mại điện tử rất phong phú, bao gồm những phương thức mua bán thực và giao dịch khống. Có nghĩa là tại sàn giao dịch điện tử, người tham gia cũng có thể tiến hành thực hiện các nghiệp vụ như: giao dịch ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn, đấu thầu, đấu giá…v.v. Đặc trưng Về cơ bản sàn giao dịch TMĐT vẫn tuân thủ nguyên lí và phương thức hoạt động của sàn giao dịch truyền thống.Là 1 tổ chức kinh doanh dịch vụ, đóng vai trò là người môi giới. Tất cả các giao dịch thực hiện qua sàn giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của người bán, người mua và nhân viên môi giới Ngoài ra, sàn giao dịch tmđt còn 1 số đặc trưng riêng - Tất cả các qui trình giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ, đàm phán, thương lượng, thanh toán đều được thực hiện trực tuyến trên mạng internet - Người mua và người bán có thể tham gia giao dịch tại sàn giao dịch vào bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trên thế giới - Chủng loại hàng hóa, dịch vụ mua bán rất đa dạng và phong phú. - Các thành viên tham gia sàn giao dịch được quyền khai thác thông tin thị trường, sản phẩm, chính sách, và pháp luật… - Ngoài các nghiệp vụ giống như sàn giao dịch hàng hóa thông thường, sàn giao dịch thương mại điện tử còn thực hiện chức năng cung cấp thông tin và kết nối khách hàng Lợi ích a. Đối với doanh nghiệp. * Tăng doanh thu: - Mở rộng hệ thống khách hàng và tăng khả năng tiếp cận với thị trường thế giới *Tăng doanh số bán từ những khách hàng hiện tại - Tăng doanh số bán từ những dịch vụ tạo ra giá trị khác: * Tiết kiệm chi phí: - Tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh - Tiết kiệm chi phí bán hàng - Tiết kiệm chi phí giao dịch * Thông tin phong phú: * Tạo điều kiện thuận lợi về không gian và thời gian trong việc thiết lập và củng cố các mối quan hệ kinh doanh: * Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: *Tạo điều kiện để doanh nghiệp truyền bá phổ biến nhãn hiệu hình ảnh sản phẩm, doanh nghiệp với bạn hàng quốc tế b. Đối với khách hàng. Khách hàng có phạm vi lựa chọn mặt hàng rộng rãi hơn, phong phú hơn. mang đến cho khách hàng 1 phong cách mua hàng mới, phong cách mua hàng trực tiếp thông qua mạng internet, vừa tiết kiệm được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí đi lại, giảm bớt các ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các đô Khách hàng có thể giao dịch trực tiếp với người sản xuất, bỏ qua nhiều khâu trung gian nên có thể mua hàng nhanh hơn và với giá cả rẻ hơn. Phân loại: Có 6 phương thức giao dịch trên sàn giao dịch tmđt - Giao dịch giao ngay: Là hình thức giao dịch trong đó hàng hóa được “giao ngay” và trả tiền ngay sau khi ký kết hợp đồng - Giao dịch tương lai: Là phương thức giao dịch trong đó giá cả được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán lại được thực hiện sau 1 kỳ hạn nhất định trong tương lai - Giao dịch quyền chọn: Là các giao dịch giữa hai bên- người mua và người bán Giao dịch quyền chọn mua: Quyền chọn mua là sự tự chọn để mua một hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản theo một mức giá cố định-gọi là giá ước định Giao dịch quyền chọn bán: Quyền chọn bán là sự tự chọn bán một hàng hóa, dịch vụ hay 1 tài sản nào đó trong tương lai - Nghiệp vụ tự bảo hiểm: Là biện pháp kỹ thuật thường được các nhà buôn bán nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng nhằm tự bảo vệ trước những rủi ro biến động giá làm thiệt hại đến số lãi dự tính, bằng cách lợi dụng giao dịch khống tại sàn giao dịch - Đấu giá: Được tổ chức công khai tại địa điểm nhất định, tại đó sau khi xem trước hàng hóa, những người đến mua tự do cạnh tranh giá cả và hàng hóa sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất. - Đấu thầu điện tử: Là phương thức giao dịch đặc biệt được thực hiện trên mạng internet, trong đó người người đấu thầu công bố trước các điều kiện mua hàng để người dự thầu báo giá và các điều kiện trả tiền, sau đó người đấu thầu sẽ lựa chọn mua của người dự thầu có giá rẻ nhất và các điều kiện tín dụng phù hợp hơn cả với những điều kiện mà người mua nêu ra 4) Phân biệt đấu giá điện tử và đâu thầu điện tử Đấu giá: người bán bán cho người mua một sản phẩm với giá cao nhất Đấu thầu: người bán bán cho người mua một sản phẩm với giá thấp nhất CHƯƠNG IV 1) Yêu cầu của hệ thống thanh toán điện tử Hệ thống thanh toán điện tử cần đảm bảo những yêu cầu về tính tin cậy, toàn vẹn và xác thực; nó cũng đòi hỏi uỷ quyền, bảo đảm và bí mật cá nhân đồng thời những yêu cầu này cũng cần phải được đáp ứng đồng bộ và có sự điều chỉnh thích hợp. Ví điện tử Tiền điện tử Séc điện tử Khái niệm là một kỹ thuật được sử dụng trong nhiều hệ thống thanh toán điện tử. là hệ thống giao dịch tiền mặt chỉ dựa trên các con số tương đương – ngoài một số vấn đề cần giải quyết liên quan đến bí mật cá nhân, là một hệ thống đơn giản và thích hợp nhất với các khoản thanh toán nhỏ, tức thời trên Internet. là một bức thư gửi tới ngân hàng đề nghị chuyển tiền từ một tài khoản nào đó trong ngân hàng tới một tài khoản khác Cơ chế hoạt động - Chứng minh tính xác thực khách hàng thông qua việc sử dụng các loại chứng nhận số hoá hoặc bằng các phương pháp mã hoá thông tin khác; - Lưu trữ và chuyển các giá trị; - Đảm bảo an toàn cho quá trình thanh toán giữa người mua và người bán trong các giao dịch TMĐT Trong hệ thống tiền mặt điện tử, tiền tệ chỉ là các xâu chữ số. Ngân hàng phát hành các xâu chữ số này, đồng thời khấu trừ vào tài khoản một khoản tiền bằng giá trị của tiền tệ (gọi là các thẻ) vừa phát hành. Bức thư này không gửi trực tiếp tới ngân hàng mà chuyển thẳng tới người nhận tiền, và tự họ sẽ ký nhận (thường là vào mặt sau) rồi xuất trình thẻ này với ngân hàng để nhận tiền. Sau khi tiền được chuyển, sẽ được chuyển trở lại bên gửi và được dùng làm biên nhận thanh toán về sau. - Uỷ quyền: Người bán hàng sẽ phải xác nhận rằng tài khoản ngân hàng của khách hàng có đủ chi trả cho số tiền ghi trên séc không hoặc phải biết số tiền mua thẻ tín dụng của khách hàng qua sự xác nhận của ngân hàng phát hành thẻ tín dụng. - Bảo đảm: Người mua hàng cũng có thể muốn có một sự bảo đảm từ phía người bán hàng rằng họ là người có đủ khả năng và xứng đáng để tin. Cơ sở cho sự bảo đảm đó có thể là giấy phép kinh doanh; các xác nhận từ các khách hàng khác; từ báo và tạp chí…vv - Bí mật. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt xem ra bí mật vì nó không để lại dấu vết giấy trắng mực đen ràng buộc người mua và sản phẩm – khi việc mua bán bằng tiền mặt đã hoàn thành, người bán hàng không có một hồ sơ nào về người mua và tiền mặt 2) Khái niệm, cơ chế hoạt động, của ví điện tử, tiền điện tử, séc điện tử Ví dụ: Quá trình thanh toán bằng tiền điện tử có thể được mô phỏng như sau: [...]... tin điện tử bên thứ ba và những website chuyên cung cấp thông tin (nhớ đính kèm cả thông tin liên quan về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cũng như đường liên kết ở cuối bài báo bạn công bố) • Phương thức điện tử Có ba loại marketing bằng thư điện tử - Thư điện tử được gửi đi từ công ty đến người sử dụng - Email từ người sử dụng đến công ty - Thư điện tử từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng • Blog kinh doanh... toán 3) Chữ ký điện tử là gì?giải thích mô hình hoạt động Chữ ký điện tử là bất cứ âm thanh điện tử, ký hiệu hay quá trình điện tử gắn với hoặc liên quan 1 cách logic với 1 văn bản điện tử khác theo 1 nguyên tắc nhất định và được người ký (hoặc có ý định ký) văn bản đó thực thi hoặc áp dụng Xác nhận hận chữ ký 4) Khái niệm, tầm quan trọng, phân loại của chứng nhận điện tử Khái niệm: Tập hợp hệ thống... EDI là tiêu chuẩn truyền thông nhằm chia sẻ các tài liệu kinh doanh như hóa đơn, đơn đặc hàng, vận đơn … hoặc xử lý các thông tin kinh doanh giữa các bộ phận trong cùng tổ chức (doanh nghiệp) và giữa các đối tác kinh doanh thông qua liên kết điện tử giữa các hệ thống máy tính Đối tượng áp dụng EDI Những công ty, tập đoàn có các đặc điểm: Đối tượng áp dụng EDI là những công ty, tập đoàn có các đặc điểm:... thực hiện việc lưu, sau đó chuyển tiếp các thông điệp EDI giữa các đối tác của họ • Mỗi công ty sử dụng EDI phải thỏa thuận về nội dung của các dạng thông điệp mà họ sẽ sử dụng khi tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình qua EDI • Các dạng thông điệp này được truyền qua thư tín điện tử trên các mạng giá trị gia tăng VAN của nhà cung cấp dịch vụ EDI • Các công ty muốn sử dụng hình thức EDI phải chạy... hợp hệ thống các cơ quan chứng nhận và các thủ tục chứng thực điện tử được tất cả các đối tượng tham gia TMĐT chấp nhận hình thành cơ sở hạ tầng khóa công khai (Public Key Infrastructure – PKI) Tầm quan trọng: - Các bên giao dịch TMĐT đều muốn chắc chắn rằng đối tác của mình là xác thực, khóa công khai và chữ ký điện tử đúng là của đối tác, không ai có thể giả danh đối tác để thực hiện giao dịch - Các... tiện điện tử (Web, thư điện tử, cơ sở dữ liệu, multimedia, PDA…) để tiến hành các hoạt động marketing Bản chất • Môi trường: môi trường internet • Phương tiện: Internet và các thiết bị thông tin nối vào internet • Bản chất: vẫn giữ nguyên bản chất của marketing truyền thống • Khái niệm thị trường được mở rộng thành “Không gian thị trường” Ảnh hưởng Mở rộng phạm vi • Giúp loại bỏ trở ngại về mặt không... những công cụ tìm kiếm càng cho rằng trang Web của bạn càng quan trọng, hữu ích • Quảng cáo trên mạng Quảng cáo, Quảng cáo trên những website bên thứ ba và trên những công cụ tìm kiếm sử dụng một sự kết hợp của băng quảng cáo và các đường liên kết văn bản Quảng cáo trả tiền trên những công cụ tìm kiếm • Công bố trên những website bên thứ ba Công bố rộng rãi trên những tạp chí, bản tin điện tử bên thứ... nhận vào mặt sau của thẻ và các thông tin liên quan đến thẻ 7) EFT, EFTPOS - EFT là việc chuyển các khoản tiền được bắt đầu thông qua một thiết bị điện tử, điện thoại… - EFT sử dụng máy tính và các thiết bị viễn thông phục vụ việc cung ứng và chuyển tiền hay chuyển tài sản tài chính khác Toàn bộ quá trình chuyển dịch trên đều được thực hiện trên cơ sở chuyển dịch thông tin EFTPOS là một dạng của EFT,... www., đó là: - Những người đến tham quan trang Web của công ty; - Những người nhận được thư điện tử từ công ty; - Những người đăng ký nhận bản tin trực tuyến của công ty; - Mua hàng trực tiếp (hàng hoá có thể được chuyển giao ngay trên Internet); - Mua hàng gián tiếp (hàng hoá phải được vận chuyển) - Đội ngũ nhân lực của ngay chính website, công ty Đặc điểm  Trung thành theo nhãn hiệu (nhưng trong... mạng 4) Các công cụ sử dụng trong quản trị quan hệ khách hàng đối với khách hàng trên mạng Website mang tính cá nhân hóa: Để ghi lại các giao dịch mua bán và những thông tin liên quan, đồng thời cung cấp thông tin đến khách hàng một cách trực tiếp và hiệu quả Tổng đài điện thoại: Là một hệ thống dịch vụ toàn diện giúp tăng cường khả năng trao đổi giữa doanh nghiệp với khách hàng Thư điện tử và trả lời . 3) Chữ ký điện tử là gì?giải thích mô hình hoạt động Chữ ký điện tử là bất cứ âm thanh điện tử, ký hiệu hay quá trình điện tử gắn với hoặc liên quan 1 cách logic với 1 văn bản điện tử khác theo. đồng bộ và có sự điều chỉnh thích hợp. Ví điện tử Tiền điện tử Séc điện tử Khái niệm là một kỹ thuật được sử dụng trong nhiều hệ thống thanh toán điện tử. là hệ thống giao dịch tiền mặt chỉ. người mua và tiền mặt 2) Khái niệm, cơ chế hoạt động, của ví điện tử, tiền điện tử, séc điện tử Ví dụ: Quá trình thanh toán bằng tiền điện tử có thể được mô phỏng như sau: X(khách hàng) tạo ra một

Ngày đăng: 08/08/2014, 19:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Intranet

  • Extranet

  • Internet

  • Mạng nội bộ

  • Hệ thống thanh toán điện tử cần đảm bảo những yêu cầu về tính tin cậy, toàn vẹn và xác thực; nó cũng đòi hỏi uỷ quyền, bảo đảm và bí mật cá nhân đồng thời những yêu cầu này cũng cần phải được đáp ứng đồng bộ và có sự điều chỉnh thích hợp.

  • Phát triển website và tối ưu hoá công cụ tìm kiếm

  • Thiết kế và xây dựng một website

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan