BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CÂY TRÔNG TỔNG HỢP doc

62 1.3K 38
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CÂY TRÔNG TỔNG HỢP doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CÂY TRÔNG TỔNG HỢP Người biên soạn: TS. Trần Đăng Hoà Huế, 08/2009 1 PHẦN LÝ THUYẾT BÀI 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢN LÝ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (ICM) 1.1. Khái niệm ICM Hiện nay có nhiều khái niệm về ICM. Sau đây là một số khái niệm: - ICM là một quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa nhu cầu thu được lợi nhuận ngày càng cao và trách nhiệm với sự nhạy cảm của môi trường. ICM bao gồm các thực hành nhằm tránh sự hao phí, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường. ICM kết hợp các biện pháp kỹ thuật hiện đại tốt nhất với các nguyên lý cơ bản của việc thực hành trang trại tốt và mang tính toàn trang trại, có chiến lược lâu dài. (Theo Hiệp hội Hóa chất nông nghiệp Anh). - ICM là một quy trình sản xuất nhằm cung cấp đầy đủ lương thực và các sản phẩm khác một cách có hiệu quả nhất, giảm sự tiêu hao các nguồn nguyên liệu, bảo vệ chất lượng đất, nước, không khí và đa dạng sinh học. - ICM là một cách tiếp cận của sản xuất mà có sự kết hợp những biện pháp truyền thống tốt nhất với các công nghệ hiện đại thích hợp nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa giá trị kinh tế của sản xuất nông nghiệp và quản lý môi trường. - ICM là một chiến lược tổng thể của trang trại liên quan đến việc quản lý mùa vụ một cách có hiệu quả phù hợp với điều kiện đất, khí hậu và môi trường của địa phương và tác động thấp nhất đến môi trường. - ICM không phải mệnh lệnh bởi vì ICM là một khái niệm động: ICM có một sự linh động thích hợp với từng trang trại ở từng quốc gia, và ICM thường đễ tiếp thu sự thay đổi và tiến bộ công nghệ. ICM sử dụng kiến thức và kinh nghiệm truyền thống, các nghiên cứu và công nghệ mới nhất phù hợp với điều kiện địa phương nhằm sản xuất ra sản phẩm thích hợp, tăng bảo tồn năng lượng và giảm mức thấp nhất tác động đến môi trường. 1.2. Đặc điểm của ICM - Đạt được lợi ích kinh tế cao nhất với việc sử dụng đúng đắn về năng lượng và 2 hóa chất. - Sử dụng sự tương tác hữu ích giữa các đầu vào của sản xuất. - Thúc đẩy phát triển kẻ thù tự nhiên và tạo các điều kiện đất đai và canh tác phù hợp nhằm hạn chế sự phát triển của dịch hại. - Nâng cao độ phì đất bằng biện pháp luân canh và các phương pháp canh tác - Giữ vững hoặc tăng lợi nhuận; nhấn mạnh lãi ròng hơn là ngưỡng tương đối về năng suất. - Giảm mức thấp nhất rủi ro đối với môi trường - Làm chậm trễ hoặc tránh sự gia tăng các chủng sâu, bệnh, cỏ dại kháng thuốc hóa học bảo vệ thực vật hoặc các tác nhân sinh học. Không có một hệ thống ICM phù hợp cho tất cả mọi điều kiện khí hậu, đất đai, thị trường… Mục đích là thiết lập các nguyên lý, cách làm và hướng dẫn thông qua đó người tư vấn và nông dân có thể tạo lập các nguyên lý ICM thích hợp cho chính mình. Tiếp cận ICM phụ thuộc nhiều vào sự nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và sử dụng các công nghệ mới như thuốc hóa học bảo vệ thực vật có tính chọn lọc, hệ thống áp dụng đúng/chính xác, phương pháp sinh học phòng trừ dịch hại, giống kháng sâu bệnh, hệ thống dự báo và hỗ trợ sự quyết định chính xác hơn về dinh dưỡng, cỏ dại, sâu bệnh hại, phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh hại, thiết lập nơi cư trú cho kẻ thù tự nhiên của dịch hại… 1.3. Lợi ích của ICM ICM mang lại lợi ích cho người sản xuất (nông dân), người chế biến và kinh doanh nông sản. ICM cải thiện ảnh hưởng của các tổ chức và cá nhân nghiên cứu và chuyển giao kiến thức nông nghiệp. ICM cung cấp sự thích nghi của nông nghiệp trong sự đa dạng và kinh tế toàn cầu. Sự thích nghi và đa dạng là quan trọng để thấy rõ cơ hội mới và thay đổi của thị trường, giảm sự mất tính bền vững, nâng cao độ phì đất và sức khỏe của cây trồng. Một số lợi ích của ICM: - Đưa ra những cơ hội, khó khăn và các vấn đề chính yếu đối với người trồng trọt và chăn nuôi. - Hấp dẫn các nhà đầu tư vào nghiên cứu và phát triển nông nghiệp. - Đầu tư vào lĩnh vực quan trọng đối với công nghiệp nông nghiệp. 3 - Làm việc theo nhóm ngành - Cải thiện chất lượng các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường. - Đa dạng sản phẩm nông nghiệp mới và hiện có đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Cải thiện số lượng và chất lượng thức ăn dự trữ cho chăn nuôi và giá trị gia tăng của người chế biến. - Giảm sự rủi ro trong sản xuất và kinh doanh của người nông dân. - Tăng lợi nhuận cho người nông dân. - Cải thiện thông tin cho nông dân và công nghiệp dịch vụ. - Cung cấp nguyên liệu dự trữ cho các nhà máy chế biến - Giảm rủi ro cho ngành bảo hiểm nông nghiệp 1.4. Lịch sử ICM ICM đầu tiên được các nhà nghiên cứu châu Âu nghiên cứu và phát triển. Các thách thức về việc sử dụng đầu vào sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sản xuất và an toàn của môi trường là động lực cho các nhà khoa học nghiên cứu về ICM. LEAF (Linking Environment And Farming), Vương quốc Anh, khởi xướng việc tài trợ cho các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển ICM bằng cách khuyến khích người nông dân đồng ý cam kết bảo vệ môi trường, bao gồm: thực hành quản lý cây trồng, xây dựng các trang trại trình diễn, xuất bản các tài liệu hướng dẫn về ICM. Từ năm 1994, IACPA (Integrated Arable Crop Production Alliance) trở thành một một thành viên của LEAF và tham gia vào các dự án nghiên cứu ICM. Mục đích là xây dựng sự hợp tác, tránh trùng lặp và giới thiệu rộng rãi kết quả nghiên cứu. Hội ICM của các nhà bán lẻ và hội nông dân (National Farmer Union – Retailer ICM Partnership), thành lập năm 1993, đã phát triển quy trình ICM cho nhiều loại cây rau, hoa và cây cảnh. Đã có nhiều tài liệu hướng dẫn cụ thể và thường xuyên cập nhật thông tin cho người nông dân. 4 BÀI 2 CHIẾN LƯỢC CỦA ICM 2.1. Khái niệ m về chiến lược ICM 2.1.1. Những nhu cầu trong sự phát triển hiện nay - Nhu cầu về nguồn lương thực, thực phẩm sạch, an toàn ngày càng cao. - Nhu cầu về thịt và các sản phẩm thịt làm tăng nhu cầu chăn nuôi và giết mổ động vật. - Nhu cầu về nguồn nguyên liệu sinh học có thể phục hồi cho công nghiệp và sự cạn kiệt các sản phẩm sinh học dẫn đến nhu cầu về đa dạng cây trồng, giống mới, phương thức sản xuất và áp dụng kỹ thuật canh tác mới đối với các loại cây trồng hiện tại. - Nhu cầu về thực phẩm chức năng nhằm tăng cường sức khỏe và sử dụng thay thế thuốc chữa bệnh làm tăng cơ hội cho các cây trồng mới và phương thức sử dụng mới các cây trồng hiện tại. - Công nghệ sử dụng lương thực, thực phẩm phát triển nhanh chóng dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển chế biến nông sản có giá trị cao hơn. - Nhiều thị trường lớn sẽ mở cửa, tự do thương mại khu vực và toàn cầu sẽ làm tăng xuất nhập khẩu nông sản. 2.1.2. Những vấn đề ảnh hưởng đến cơ hội phát triển trong tương lai - Những mối quan tâm chính là: tiếp cận những chính sách và thị trường hiện có và thị trường mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các cơ hội hiện có và các cơ hội có giá trị hơn, nghiên cứu nông nghiệp và chiến lược đổi mới trong hệ thống phát triển, khả năng phát triển và mở rộng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, quản lý nguồn nhân lực, sản xuất bền vững. - Nông nghiệp bền vững là vấn đề của cả chính phủ, nhà sản xuất công nghiệp, tư nhân và nhà sản xuất nông nghiệp đều phải đối mặt. Sự bền vững được định nghĩa là “sử dụng các thực hành và hệ thống canh tác nhằm gìn giữ hoặc cải thiện hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp, nguồn tự nhiên và các hệ sinh thái mà ảnh hưởng bởi các hoạt động nông nghiệp”. - Kiến thức về sản xuất và an toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng còn rất hạn chế. 5 Chiến lược ICM sẽ cung cấp cơ hội để phát triển các kiến thức đó. Sự bền vững bao gồm các thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường. Cần thiết phải cung cấp cho nhà sản xuất và những người có liên quan trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm những thông tin và kỹ năng đúng đắn nhằm giúp họ gắn kết công việc của mình vào sở thích của khách hàng, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và sự thay đổi khí hậu. 2.1.3. Vì sao phải có chiến lược ICM ICM là một phần trong sản xuất bền vững. Sản xuất bền vững khuyến khích sự cân bằng giữa nhu cầu về kinh tế, xã hội và môi trường của người dân, lương tâm của người sản xuất với trách nhiệm xã hội. Sản xuất và bán sản phẩm thô từ cây trồng và vật nuôi đóng góp tỷ trọng lớn cho nền kinh tế. Hệ thống sản xuất lý tưởng là nâng cao hiệu quả và lợi nhuận lâu dài đối với sản xuất cây trồng và vật nuôi gắn liền với bảo vệ môi trường và nhu cầu của khách hàng. Mạng lưới sản xuất bền vững cung cấp cơ sở để phát triển hệ thống ICM mà trong đó có sự phân định tài nguyên tự nhiên và nhân tạo trong sản phẩm. Hệ thống ICM cân bằng tài nguyên môi trường lâu dài. Một chiến lược ICM bao gồm nghiên cứu từ thí nghiệm đơn giản đến phức tạp đòi hỏi một sự phân tích đa nhân tố. Công tác khuyến nông và các chương trình phát triển sâu rộng hơn là rất cần thiết. Có sự thúc đẩy phát triển nhằm xem xét thực hiện nghiên cứu khoa học với tầm nhìn rộng lớn. Nghĩa là người đưa ra quyết định yêu cầu nghiên cứu khoa học và khuyến nông liên kết trực tiếp với kết quả mong đợi như cải thiện tính bền vững về sức khỏe và môi trường. Nghiên cứu khoa học và khuyến nông cần có ý thức về các tác động như cải thiện chất lượng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống bao gồm cân bằng kinh tế, xã hội và môi trường. Với mức độ thực hành, một chiến lược ICM sẽ giúp các nhà sản xuất, tổ chức và tư nhân liên kết với nhau để tăng cường tác động tốt lên tài nguyên ngày càng khan hiếm của con người. Nền tảng của chiến lược ICM là sự đổi mới và hợp tác có hiệu quả về công việc của đa tổ chức, đa ngành nghề. Cách tiếp cận này mang đến sự phối hợp công việc nghiên cứu, khuyến nông và cung cấp tài chính để tập trung vào một công việc và thành quả chung. Chiến lược ICM cung cấp cho tất cả các bên tham gia một sự linh động và cơ chế phản hồi trong việc sử dụng và thương mại hóa thành công kiến thức và sản phẩm. Một trong những lợi ích lớn nhất mà chiến lược ICM cung cấp là chiến lược chia sẻ nghiên cứu, công nghệ và xây dựng khả năng cho tất cả các bên tham gia. Mục đích của chiến lược ICM là giúp nhà sản xuất nông nghiệp và công 6 nghiệp tăng sức khỏe môi trường, phát triển kinh tế của nông trại, đảm bảo chất lượng và cung cấp lương thực, thực phẩm để sử dụng hàng ngày và công nghiệp chế biến, cung cấp thức ăn cho công nghiệp chăn nuôi Để đạt được mục đích đó, ICM xác định kết quả chiến lược và ưu tiên để đáp ứng tất cả hoặc một phần yêu cầu của tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan vào sản xuất bao gồm người nông dân, tổ chức nghiên cứu và chính quyền các cấp. Phạm vi Chiến lược này cần phải bao gồm việc xác định cách thức cho các tổ chức chính phủ, nhà sản xuất, công nghiệp và người dân có thể liên kết làm việc với nhau. Chính họ xác định những yêu cầu và sự đóng góp hiện tại và tương lai của các bên tham gia là cần thiết cho sự thành công công việc chung. Chiến lược bao gồm cây trồng, đất đai, môi trường, thay đổi khí hậu, sản xuất và kinh tế môi trường. Nó bao gồm cả cây trồng ngoài đồng ruộng và sản phẩm trong bảo quản, vấn đề chung giữa chăn nuôi và trồng trọt, giữa nghiên cứu và khuyến nông. Nó là tổng hợp hệ thống kiến thức nhằm: - Nâng cao tính bền vững. - Tìm các phương pháp thay thế nhằm tăng cường sức khỏe cây trồng, đất đai một cách lâu dài bằng việc cung cấp và bảo vệ đất, nước, không khí và các sản phẩm kinh tế của nông nghiệp. - Tăng hiệu quả của dòng chu chuyển nước và dinh dưỡng trong các hệ thống cây trồng và vật nuôi. - Nâng cao lãi ròng và giảm sự chi phí lãng phí trong sản xuất bằng cách thay đổi hiệu quả đầu vào, tài nguyên thiên nhiên nhiên và con người; nắm giữ nhiều thành phần của một hệ thống (carbon, đa dạng sinh học) và giảm sự di chuyển bên ngoài hệ thống nông nghiệp (rủi ro môi trường). - Thực hiện tiếp cận một cách hệ thống trong vấn đề sâu bệnh hại, cỏ dại gây hại cây trồng và vật nuôi, ảnh hưởng đến chuỗi giá trị. - Tăng cường nghiên cứu di truyền và các công nghệ khác nhằm giảm thiểu sự tác hại và tăng cường giá trị của chuỗi. Tiếp cận Phát triển một chiến lược nhằm giảm sự tổn thương và tăng sự bền vững trong nông nghiệp và một quá trình biến động. Nó liên quan đến đánh giá rủi ro, xác định vùng ưu tiên để nghiên cứu tính thích nghi và xác định kế hoạch thị trường nhằm đảm bảo rằng kiến thức mới đã được chấp thuận để kiến tạo sự tác động lên cộng đồng nông thôn và công nghiệp thực phẩm. Một số lợi ích của cách tiếp cận R&D (nghiên cứu và phát triển) của chiến lược ICM bao gồm: 7 - Giảm thiểu sự trùng lặp thông qua sự phối hợp, mục đích chung, hợp tác, và sự tập trung của các bên tham gia và người dân. - Chú trọng nhu cầu tiếp tục đổi mới toàn diện bằng cách cung cấp hướng ưu tiên và cơ chế quản lý cho chiến lược đầu tư nghiên cứu. - Định hướng các chương trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và sản xuất bền vững. - Phát triển năng lực, kỹ năng phối hợp của các tổ chức khác nhau để làm nỗi bật sự đổi mới. - Duy trì sản phẩm và dịch vụ trọng tâm trong chiến lược quản lý khoa học và đổi mới – áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. - Chú trọng trách nhiệm về đầu tư R&D, kết quả và hành động trong quá trình đổi mới toàn diện. - Truyền thông và mở rộng những kết quả nhằm cải thiện sự chấp thuận của công nghiệp, nông thôn và thành thị, tăng sự tin tưởng về sản phẩm an toàn chất lượng cao, liên kết chuyển giao kiến thức và nghiên cứu với chính sách, kết hợp sự tối ưu giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường đối với sản xuất nông nghiệp. 2.2. Các chiến lược ICM Có nhiều cách để mô tả chiến lược ICM. Các bên tham gia chọn sự mô tả sau. Tác động (Impact) là sự tổng hợp của 4 kết quả (outcomes) bắt nguồn từ sự đóng góp của từng kết quả. Kiến thức đóng góp thông qua các hoạt động được kết nối kiến tạo nên kết quả. Người chỉ dẫn đánh giá sự đóng góp ở từng mức độ. Các kết quả đi liền với một số sản phẩm (output) tạo nên các chiến lược. Chiến lược là bao hàm toàn diện và kết quả được liên kết với nhau. Tác động của chiến lược ICM được nhìn nhận là: sản xuất nông nghiệp phải có tính cạnh tranh, bền vững và có lợi nhuận, đáp ứng được nhu cầu của nhà sản xuất, chế biến và người tiêu dùng. Để đạt được sự nhìn nhận đó, các bên tham gia đã xác định 4 kết quả, tập trung vào xác định sự rủi ro và làm giảm sự rủi ro đó, hiểu về hệ thống ICM, nâng cao hiệu quả hệ thống trồng trọt và chăn nuôi và chuyển giao kiến thức mới. 2.2.1. Kết quả 1 – Các rủi ro Cải thiện khả năng của nhà sản xuất trong việc đánh giá và quản lý sự ảnh hưởng của các yếu tố vô sinh và hữu sinh đến sản xuất bền vững Mục đích chung là giúp người sản xuất đạt được kết quả cao nhất về sản xuất bền vững một hệ thống cây trồng cụ thể. Điều này được hoàn thiện bởi việc xác định các mối nguy hại đối với sức khỏe cây trồng và môi trường, các hệ thống dự 8 báo phát triển, cải thiện di truyền thực vật và phát triển giảm thiểu rủi ro và chiến lược quản lý sự phản ứng với ảnh hưởng của các mối nguy hại vô sinh và hữu sinh. Kết quả cho việc xác định rủi ro và giảm thiểu rủi ro: 1.1. Phát triển phương pháp đánh giá mối nguy hại vô sinh và hữu sinh đến sản xuất cây trồng và môi trường, rủi ro của việc giới thiệu giống cây trồng mới và các công nghệ sản xuất mới. 1.2. Phát triển các mô hình dự báo sự tác động của các mối nguy hại vô sinh và hữu sinh. 1.3. Phát triển công nghệ và thực hành nhằm làm giảm mối nguy hại vô sinh và hữu sinh bao gồm ngưỡng hành động và các biện pháp quản lý thay thế và nâng cao. 1.4. Phát triển các tác nhân phòng trừ sinh học và tác nhân sinh học để quản lý dịch hại và nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng. 1.5. Nâng cao khả năng chống chịu các khủng hoảng về hữu sinh và vô sinh bằng công việc chọn tạo giống cây trồng và đa dạng di truyền thực vật (Liên kết với Sản phẩm 1, 3 của Kết quả 2) Các hoạt động ưu tiên căn bản cần phải có cho Kết quả 1: - Thường xuyên tiến hành điều tra sự phân bố và mức độ gây hại của dịch hại (cỏ dại, sâu hại và bệnh hại) nhằm cung cấp số liệu cơ bản để mô hình hóa, cảnh báo sớm và phát hiện các mối nguy hại mới. Bởi vì sự phát sinh, gây hại của dịch hại phụ thuộc vào các yếu tố vô sinh nên khi điều tra cần thiết phải thu thập số liệu hợp lý về thời tiết và đất đai. (Kết quả 1.1.) - Phát triển chiến lược giảm thiểu sự rủi ro về mối nguy hại hữu sinh và vô sinh, bao gồm ngưỡng kinh tế và giúp đỡ chẩn đoán. Tiếp cận giải quyết vần đề cần phải bổ sung và làm thuận tiện các hoạt động ở mức hệ thống canh tác và chuyển giao kiến thức. (Kết quả 1.3) - Tiến hành các nghiên cứu về tác động của các cây trồng và giống cây trồng mới lên các yếu tố môi trường hữu sinh và vô sinh nhằm hỗ trợ sự đa dạng sinh học. (Kết quả 1.1) 9 Các hoạt động ưu tiên phụ thuộc cần phải có cho Kết quả 1: + Kết quả 1.1 Đánh giá rủi ro/ tác hại của dịch hại bằng cách: - Tìm hiểu đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của dịch hại quan trọng. - Đánh giá tác hại của dịch hại đối với sản xuất của trang trại bao gồm sự tác động kinh tế, lợi nhuận… + Kết quả 1.2 Thúc đẩy cơ chế nhằm nâng cao sự hiểu biết về tương tác của dịch hại để phát triển thực hành có tính bền vững về kinh tế và môi trường, bằng việc: - Mô hình hóa sự tương tác giữ phân bố của dịch hại và mức độ gây hại, thời tiết, đất đai và thực hành quản lý nông học ở mỗi vùng sản xuất. + Kết quả 1.3 Thúc đẩy/ kiến tạo các phương pháp hoặc quy trình thu thập, giải thích và truyền bá thông tin về mối nguy hại và rủi ro đối với hệ thống sản xuất bền vững, bằng cách: - Phát triển hệ thống hỗ trợ quyết định để làm thuận tiện việc đánh giá rủi ro của việc giảm sử dụng thuốc trừ dịch hại. + Kết quả 1.4 Xác định công cụ và công nghệ để làm thuận tiện cho việc giảm sự rủi ro trong quản lý cây trồng, bằng cách: - Phát triển các tác nhân phòng trừ sinh học và các tác nhân sinh học từ việc xác định các tác nhân để sử dụng chúng trong hệ thống canh tác. + Kết quả 1.5 Thúc đẩy cơ chế nhằm tránh sự rủi ro đến các cây trồng hiện tại và cây trồng mới, bằng cách: - Phát triển kỹ thuật phát hiện gene như lập bản đồ, marker và tiểu vệ tinh (micro satellites) (hay SSR: simple sequence repeats, khuếch đại các đoạn lặp đơn giản) nhằm nhanh chóng tuyển chọn các giống cây trồng kháng dịch hại. - Tăng cường gene chịu đựng các khủng hoảng phi sinh học. ICM Strategy 13 2.2.2. Kết quả 2 - Các hệ thống Cải thiện sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường nông nghiệp của hệ thống trồng trọt Mục đích là cải thiện tính bền vững lâu dài của hệ thống trồng trọt. Sản xuất [...]... xét lại các nguyên tắc quản lý đất bền vững và tìm phương cách áp dụng chúng trên đồng ruộng Nếu quá khó khăn trong việc áp dụng tất cả các thực hành cùng một lúc thì bước đầu chỉ áp dụng một hoặc hai thực hành tốt và khả thi nhất 3.2.2 Quản lý dinh dưỡng cây trồng 3.2.2.1 Chiến lược và kế hoạch quản lý dinh dưỡng Chiến lược quản lý dinh dưỡng trình bày một phương pháp quản lý tất cả các vật liệu sử... chiến lược quản lý dinh dưỡng Căn cứ vào các quy định hiện hành về sản xuất và sử dụng dinh dưỡng để đổi mới và cập nhật chiến lược quản lý dinh dưỡng 3.2.2.4 Kế hoạch quản lý dinh dưỡng + Xem xét lại và cập nhật kế hoạch quản lý dinh dưỡng Người trực tiếp tham gia sản xuất ở trang trại phải xem xét lại kế hoạch quản lý dinh dưỡng để đảm bảo kế hoạch vẫn còn có giá trị sử dụng, phát hiện và lý giải bất... đa dạng cây trồng, sức khỏe đất và sản xuất cây trồng bền vữ ng thông qua sử dụng tốt cây rau màu, cây thức ăn gia súc, cây che phủ và hiểu biết tốt hơn về sinh thái và quản lý đất 2.2 Cải thiện hệ thống quản lý dinh dưỡng và nư ớc nhằm tăng cường sử dụng dinh dưỡng và nước cho cây trồng ở cả 2 điều kiện: có tưới tiêu và không có tưới tiêu (đáp ứ ng nhu cầu cây trồng) mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi... lược quản lý tưới nước Người quản lý trang trại xem xét một số yếu tố để quyết định khi nào thì tưới nước hợp lý để tối ưu hóa sản phẩm Nhiều trong số các yếu tố đó thay đổi theo sự sinh trư ởng, phát triển của cây trồng Sau đây là một số hướng dẫn chung để xem xét phát triển một chiến lư ợc quản lý nước và thiết lập các mức hạn chế thiếu hụt nước trong đất: Thường xuyên đảm bảo độ ẩm đất phù hợp cho... hiện và lý giải bất kỳ sự khác nhau giữa kế hoạch quản lý dinh dư ỡng và ghi nhận thực tế Tất cả kế hoạch quản lý dinh dưỡng cần phải được xem xét lại khoảng 5 năm/ 1 lần và 26 phải thường xuyên cập nhật thông tin để phản ánh chính xác điều kiện thực tế xẩy ra ở trang trại + Nội dung yêu cầu của kế hoạch quản lý dinh dưỡng 1 Các hợp phần của kế hoạch quản lý dinh dưỡng - Thông tin về dinh dưỡng Thông tin... thiếu hụt nước trong đất ngày trước đó với chiến lư ợc quản lý nước tưới cho cây trồng, dự trù nhu cầu nước của cây trồng và dự báo thời tiết Một chiến lư ợc quản lý nước tưới phác thảo kế hoạch của các nhà quản lý về tưới nước bao gồm mức hạn chế thiếu hụt nước trong đất có thể chấp nhận đư ợc đối với các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của cây trồng Hiệu quả của kế hoạch phụ thuộc vào việc... cây trồng) mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh (không khí, nước, đất) 2.3 Cải thiện hệ thống quản lý dịch hại bằng việc phát triển cây trồng chống chịu dịch hại, hệ thống canh tác có thể giảm sự rủi ro bùng phát dịch hại và các phương pháp tổng hợp quản lý dịch hại 2.4 Kết hợp cây trồng mới hoặc công nghệ mới vào hệ thống canh tác cùng với việc giảm thiểu rủi ro an toàn thực phẩm và... ngưỡng thấp - Kết hợp các biện pháp riêng lẻ - Sự hợp nhất của hệ sinh thái - Nghiêm ngặt về kinh tế - Sử dụng biện pháp phòng trừ đúng lúc 3.4.3.2 Nguyên lý của IPM Có 4 nguyên lý của IPM: 1 Trồng cây khỏe Cây khỏe là cây sinh trưởng, phát triển tốt, vì vậy có khả năng chống chịu được sự gây hịa của các loài dịch hại N hiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của cây: • Giống tốt • Hạt giống và cây giống tốt... nước Trong khuôn khổ bài giảng này, chúng tôi giới thiệu về phương pháp lập kế hoạch tưới nước cho cây trồng 3.3.1 Giới thiệu Kế hoạch về thời gian và lượng nước tưới để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt trong suốt vụ sản xuất Đây là kế hoạch rất cần thiết cho việc thực hành quản lý trang trại hàng ngày của chủ trang trại ở các vùng có tưới tiêu Thời gian tưới nước hợp lý là một quyết định... sử dụng nước của cây trồng, biểu mẫu kiểm tra cân bằng nước hàng ngày của đất, chư ơng trình tính toán cân bằng nước hàng ngày của đất, nhà tư vấn 3.3.2 Lập kế hoạch quản lý tưới Kế hoạch quản lý tưới nhằm kiểm soát cân bằng nước trong đất (tiến đến ngưỡng thiếu hụt nước) để sử dụng cho kế hoạch tưới tiếp theo Kế hoạch này yêu cầu người quản lý kiểm soát sinh trưởng phát triển của cây trồng, hàng ngày . TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CÂY TRÔNG TỔNG HỢP Người biên soạn: TS. Trần Đăng. quản lý dịch hại bằng việc phát triển cây trồng chống chịu dịch hại, hệ thống canh tác có thể giảm sự rủi ro bùng phát dịch hại và các phương pháp tổng hợp quản lý dịch hại. 2.4. Kết hợp cây. vào đa dạng cây trồng, sức khỏe đất và sản xuất cây trồng bền vững thông qua sử dụng tốt cây rau màu, cây thức ăn gia súc, cây che phủ và hiểu biết tốt hơn về sinh thái và quản lý đất. 2.2.

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan