BÀI GIẢNG PHÁP LỆNH NÔNG NGHIỆP pdf

45 630 10
BÀI GIẢNG PHÁP LỆNH NÔNG NGHIỆP pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG PHÁP LỆNH NÔNG NGHIỆP Người biên soạn: Lê Quý Tường Huế, 08/2009 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM - HÀ LAN *************** BÀI GIẢNG CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI VỀ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (Giống cây trồng; Bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Phân bón) NGƯỜI BIÊN SOẠN: TS. Lê Quý Tường Huế, 2008 2 CHỮ VIẾT TẮT 1. DUS: - D: tính khác biệt - Distictness - U: tính đồng nhất - Uniormity - S: tính ổn định - Stability 2. PTNT: phát triển Nông thôn 3. TBKT: tiến bộ kỹ thuật 4. VCU: - V: giá trị - Value - C: canh tác - Cultivation - U: sử dụng - Use 3 KHÁI QUÁT CHUNG CỦA M ÔN HỌC 1. M ục đích của môn học: - Giúp cho sinh viên nắm được một số văn bản pháp qui về Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản khác có liên quan đến quản lý nhà nước của ngành Nông nghiệp Việt Nam hiện nay. - Góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết đối với sinh viên ngành Nông nghiệp về khung pháp lý các văn bản Pháp lệnh giống cây trồng; Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định của chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón ở Việt Nam. - Làm tiền đề trong thực thi có hiệu quả hơn về các văn bản pháp luật nói chung, các văn bản pháp luật của ngành Nông nghiệp nói riêng đối với cán bộ Nông nghiệp tương lai 2. Yêu cầu môn học: - Lấy người học làm Trung tâm, Giảng viên trình bày phần lý thuyết 20 phút, sinh viên trao đổi theo nhóm 15 phút, sau đó giảng viên tóm tắt lại vấn đề 10 phút. - Dụng cụ và thiết bị phục vụ giảng dạy + Bảng, bút viết; hoặc phấn viết + Đầu chiếu, màn hình, máy tính sách tay + Hình ảnh, sơ đồ, hoặc mô hình (nếu có) + Giấy bản to (Ao), giấy tệp nhỏ màu vàng - Sinh viên lắng nghe phần lý thuyết và trao đổi các câu hỏi liên quan để hiểu được bài giảng ngay tại lớp - Sinh viên nắm vững kỹ năng và thủ thuật trong xây dựng một dạng văn bản pháp luật cụ thể của ngành Nông nghiệp. 3. Kết cấu bài giảng - Chuyên đề 1: Pháp lệnh giống cây trồng - Chuyên đề 2: Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật - Chuyên đề 3: Nghị định của Chính phủ về Quản lý sản xuất kinh, doanh phân bón. 4 Bài1 PHÁP LỆNH GIỐNG CÂY TRỒNG (Chủ tịch uỷ ban thường vụ Quốc Hội Nguyễn Văn An đã ký số15/2004/PL-UBTVQH 11 ngày 24/3/2004) I. VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHÁP LỆNH GIỐNG CÂY TRỒNG 1.1. Khái niệ m. - Pháp lệnh (theo từ điển tiếng Việt) là văn bản có gía trị pháp luật cao do nhà nước, đứng đầu là Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành buộc mọi tổ chức, cá nhân phải làm đúng và tuân thủ theo các điều khoản đã ban hành. - Pháp lệnh giống cây trồng là những qui định có tính pháp lý hiện hành để mọi tổ chức, cá nhân khi tham gia nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và quản lý giống cây trồng phải chấp hành nghiêm chỉnh những điều khoản đã ban hành trong Pháp lệnh này. 1.2. Vị trí, vai trò của pháp lệnh giống cây trồng. - Vị trí: Pháp lệnh giống cây trồng là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất tính đến thời điểm hiện nay về giống cây trồng. - Vai trò: Tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả về quản lý, bảo tồn nguồn gen cây trồng, nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, công nhận, bảo hộ giống cây trồng; bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống; sản xuất kinh doanh giống cây trồng, quản lý chất lượng giống cây trồng. Đồng thời là cơ sở pháp lý trong việc đầu tư, hợp tác quốc tế về lĩnh vực giống cây trồng của các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 1.3. Kết cấu Pháp lệnh giống cây trồng. Kết cấu Pháp lệnh giống cây trồng gồm 8 chương, 49 điều, trong đó: - Chương I: Những qui định chung gồm 9 điều (điều 1-9) - Chương II: Quản lý bảo tồn nguồn gen cây trồng gồm 4 điều (điều 10-13) - Chương III: Nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm công nhận giống cây trồng mới và bình tuyển công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống, gồm 6 điều (điều 14-19) - Chương IV. Bảo hộ giống cây trồng mới, gồm 13 điều (điều 20-35) - Chương V. Sản xuất kinh doanh giống cây trồng, gồm 6 điều (điều 36-41) - Chương VI. Quản lý chất lượng giống cây trồng, gồm 6 điều (điều 41-47) - Chương VII. Thanh tra và giải quyết tranh chấp, gồm 2 điều (điều 48-49) - Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 2 điều (điều 50-51). 5 II. NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÁP LỆNH GIỐNG CÂY TRỒNG. 2.1. Những qui định chung. 2.1.1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh (điều 1, điều 2) - Pháp lệnh này qui định về: + Quản lý và bảo tồn nguồn gen cây trồng + Yêu cầu, chọn tạo, khảo nghiệm; kiểm nghiệm, kiểm định, công nhận, bảo hộ giống cây trồng mới + Bình tuyển công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống. + Quản lý chất lượng giống cây trồng - Đối tượng: Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng tại Việt Nam. Trường hợp điều ước Quốc tế khác với pháp lệnh này sẽ thực hiện như điều ước Quốc tế. 2.1.2. Giải thích từ ngữ (điều 3) 1/ Giống cây trồng: Là một quần thể cây trồng, đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định, có thể phân biệt được và di truyền được cho đời sau. Giống cây trồng sử dụng cho sản xuất: Hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo 2/ Giống cây trồng mới: Là giống mới được chọn tạo ra, hoặc nhập khẩu lần đầu có tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định. Chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh. 3/ Giống cây trồng mới được bảo hộ: Là giống cây mới đã được cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới. 4/ Nguồn gen giống cây trồng là thực vật hoàn chỉnh trong bộ phận sống của chúng mang thông tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc tham gia tạo ra giống cây trồng mới. 5/ Khảo nghiệm giống cây trồng mới: Là quá trình theo dõi đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định để xác định: tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và sử dụng của giống cây trồng. 6/ Sản xuất thử là quá trình sản xuất giống cây trồng mới đã qua khảo nghiệm và được phép sản xuất trong diện tích nhất định trong điều kiện sản xuất đại trà. 7/ Kiểm định giống cây trồng là quá trình kiểm tra chất lượng lô giống cây trồng sản xuất ngay tại ruộng, nương hoặc vườn nhằm xác định tính đúng giống, độ thuần di truyền và mức độ lẫn giống hoặc loài cây khác. 8/ Kiểm nghiệm giống cây trồng là quá trình phân tích các chỉ tiêu chất lượng của mẫu giống ở phòng kiểm nghiệm. 9/ Hạt giống thuần là hạt giống dùng để nhân giống cho đời sau mà vẫn bảo đảm được tính di truyền ổn định. 10/ Hạt giống tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra. 6 11/ Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. 12/ Hạt giống nguyên chủng là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. 13/ Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt chất lượng theo quy định. 14/ Phục tráng hạt giống siêu nguyên chủng là quá trình chọn lọc cá thể, nhân và tuyển chọn những dòng đặc trưng của giống, bảo đảm độ thuần di truyền đáp ứng tiêu chuẩn hạt giống siêu nguyên chủng. 15/ Cây mẹ là cây lâm nghiệp tốt nhất được tuyển chọn từ rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng giống hoặc vườn giống để nhân giống. 16/ Cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là cây có năng suất, chất lượng, tính chống chịu cao hơn hẳn các cây khác trong quần thể một giống đã qua bình tuyển và được công nhận để nhân giống bằng phương pháp vô tính. 17/ Vườn cây đầu dòng của cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp là vườn cây được nhân bằng phương pháp vô tính từ cây đầu dòng để phục vụ cho sản xuất giống. 18/ Vườn giống cây lâm nghiệp là vườn giống được trồng theo sơ đồ nhất định các dòng vô tính hoặc ươm từ hạt của cây mẹ đã được tuyển chọn và công nhận. 19/ Rừng giống là rừng gồm các cây giống được nhân từ cây mẹ và trồng không theo sơ đồ hoặc được chuyển hoá từ rừng tự nhiên, rừng trồng đã qua bình tuyển và được công nhận. 20/ Giống cây trồng có gen đã bị biến đổi là giống cây trồng có mang một tổ hợp mới vật liệu di truyền (ADN) nhận được qua việc sử dụng công nhận sinh học hiện đại. 21/ Giống cây trồng chính là giống của những loài cây trồng được trồng phổ biến, có số lượng lớn, có giá trị kinh tế cao cần được quản lý chặt chẽ. 22/ Giống giả là giống không đúng với tên giống, xuất xứ và cấp giống ghi trên nhãn; nhãn hiệu giống cây trồng trùng hoặc tương đương đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu giống cây trồng khác đã được pháp luật bảo hộ. 23/ Vật liệu nhân giống là cây hoàn chỉnh, rong, tảo, vi tảo hoặc bộ phận của chúng như hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con, mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm được sử dụng để sản xuất ra cây trồng mới. 24/ Tính mới của giống cây trồng về mặt thương mại được hiểu là giống cây trồng đó chưa được kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam một năm, ngoài lãnh thổ Việt Nam sáu năm đối với các nhóm cây trồng khác trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ. 25/ Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới là bản thứ hai cấp cho chủ 7 sở hữu giống cây trồng mới trong trường hợp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị thất lạc có lý do chính đáng. Phó bản Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới có nội dung và giá trị như Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới đã được cấp. 2.1.3. Nguyên tắc hoạt động về giống cây trồng (điều 4). 1/ Xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phân giống cây trồng phải phù hợp với qui hoạch tổng thể trong kinh tế xã hội phạm vi cả nước và từng địa phương. 2/ Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền tác giả giống cây trồng. 3/ Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính. 4/ Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động về giống cây trồng, đảm bảo cung cấp đủ chất lượng tốt cho nhu cầu sản xuất. 5/ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKT) trong chọn tạo, sản xuất bảo quản giống cây trồng. 6/ Bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn gen cây trồng, bảo đảm tính đa dạng sinh học, kết hợp lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội. 2.1.4. Chính sách của nhà nước và trách nhiệ m quản lý nhà nước về giống cây trồng (điều 5, điều 7). 1/ Chính sách của nhà nước về giống cây trồng. - Đảm bảo phát triển giống cây trồng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển giống cây trồng. - Ưu tiên: + Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới, duy trì hạt giống tác giả. + Bảo tồn cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống, rừng giống. + Điều tra thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quí hiếm. - Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng tốt đáp ứng với nhu cầu thị trường. - Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư và thu thập, bảo tồn, nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng. - Khuyến khích hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm chuyển giao TBKT vào sản xuất. - Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhân giữ giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, cây đầu dòng, vườn giống lâm nghiệp, rừng giống 2/ Trách nhiệm quản lý nhà nước về giống cây trồng. - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giống cây trồng. - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng Nông nghiệp và Lâm nghiệp trong phạm vi cả nước. - Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện quản lý 8 nhà nước về giống cây trồng. - Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về giống cây trồng tại địa phương. 2.1.5. Khen thưởng (điều 8). - Tổ chức cá nhân có thành tích trong hoạt động về giống cây trồng hoặc có công phát hiện; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật giống cây trồng được khen thưởng. - Nhà nước tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong chọn tạo giống cây trồng mới. 2.1.6. Những hành vi bị cấm (điều 9). - Kinh doanh giống giả, giống cây trồng không đảm bảo chất lượng. - Sản xuất kinh doanh giống không có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh. - Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen cây trồng, xuất khẩu trái phép nguồn gen cây trồng quý hiếm. - Thí nghiệm sâu bệnh ở những nơi sản xuất giống cây trồng. - Cản trở các hoạt động hợp pháp về nghiên cứu chọn tạo, khảo nghiệm, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất kinh doanh giống cây trồng. - Nhập khẩu nguồn gen, sản xuất kinh doanh giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khoẻ con người, môi trường, hệ sinh thái. - Công bố tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo, thông tin sai sự thật về giống cây trồng. - Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả giống cây trồng, chủ sở hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới. - Các hành vi khác theo quy định của pháp luật. 2.2. Quản lý và bảo tồn nguồn gen cây trồng (điều 10; 11; 12; 13). 1/ Quản lý nguồn gen cây trồng: - Nguồn gen cây trồng là tài sản Quốc gia do nhà nước thống nhất quản lý. - Nguồn gen cây trồng ở khu bảo tồn của nhà nước khi có nhu cầu khai thác, sử dụng phải được phép của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia vào việc quản lý nguồn gen cây trồng tại địa phương. 2/ Thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm: - Nhà nước đầu tư và hỗ trợ cho việc thu thập và bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm. - Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện việc bảo tồn nguồn gen cây trồng theo quy định của pháp lệnh và quy định của pháp luật liên quan. - Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố định kỳ danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn. 9 3/ Nội dung bảo tồn nguồn gen cây trồng - Điều tra, thu thập nguồn gen phù hợp với tính chất đặc điểm của từng loài. - Bảo tồn lâu dài và an toàn nguồn gen đã được xác định phù hợp với đặc tính cụ thể của từng loài. - Đánh giá nguồn gen theo các chỉ tiêu sinh học và giá trị sử dụng. - Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin tư liệu nguồn gen cây trồng. 4/ Trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm - Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen cây trồng quý hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Việc trao đổi Quốc tế nguồn gen cây trồng quý hiếm phải được phép của Bộ Nông nghiệp và PTNT. 2.3. Nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệ m công nhận giống cây trồng mới và bình tuyển công nhận giống cây trồng mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống. 1/ Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mới (điều 14): - Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới trên lãnh thổ Việt Nam. - Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ về nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng mới phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh hàng hoá. 2/ Khảo nghiệm giống cây trồng mới (điều 15). - Giống cây trồng mới chọn tạo hoặc nhập khẩu chưa có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tiến hành khảo nghiệm công nhận giống. - Hình thức khảo nghiệm: + Khảo nghiệm Quốc gia + Khảo nghiệm tác giả - Nội dung khảo nghiệm + Khảo nghiệm DUS + Khảo nghiệm VCU - Tình tự, thủ tục khảo nghiệm Quốc gia + Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm cho cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận. + Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới đăng ký với cơ sở khảo nghiệm. - Trường hợp tác giả tự khảo nghiệm phải tiến hành theo qui phạm khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và PTNT và có sự giám sát của cơ sở khảo nghiệm được chỉ định. [...]... các công trình nghiê n cứu được Bộ Khoa học và Công nghệ, hoặc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật 2.4.3 Công nhận phâ n bón (điều 19): - Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệ m vụ khảo nghiệ m phân bón phải có đủ điều kiện do Bộ Nông nghiệp và phát triể n nông thôn quy định - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức thẩ m định và công nhận phân bón mới 2.5 Quả n lý... 25/7/2001) I VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHÁP LỆNH BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT 1.1 Khái niệ m: - Pháp lệnh (theo từ điển tiế ng Việt) là văn bản có gía trị pháp luật cao do nhà nước, đứng đầu là Uỷ ban thường vụ Quốc Hội ban hành buộc mọ i tổ chức, cá nhân phải là m đúng và tuân thủ theo các điều khoản đã ban hành - Pháp lệnh bảo vệ và kiể m dịch thực vật là những qui định có tính pháp lý hiện hành để mọi tổ chức,... m gia bảo vệ và kiể m dịc h thực vật phải chấp hành nghiê m chỉnh những điều khoản đã ban hành trong Pháp lệnh nà y 1.2 Vị trí, vai trò của pháp lệ nh bảo vệ và kiểm dịch thực vật: - Vị trí: Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất tính đến thời điểm hiện nay về bảo vệ và kiể m dịch thực vật - Vai trò: Tăng cường... phát triển sản xuất Nông nghiệp hiện đại, bền vững, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ môi trường và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái; đồng thời là cơ sở pháp lý trong việc đầu tư, liên doanh liê n kết, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịc h thực vật tại Việt Nam của các thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 1.3 Kết cấu pháp lệnh bảo vệ và kiể m dịch thực vật: Pháp lệnh bảo vệ và kiểm... thực hiệ n 5/ Bình tuyển, công nhậ n cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâ m nghiệp, rừng giố ng (điều 19) - Việc công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâ m nghiệp, rừng giố ng được thực hiện phải thông qua bình tuyển 10 - Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức bình tuyển, công nhậ n vườn giống cây lâm nghiệp - Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, rừng... cây Công nghiệp và cây ăn quả lâu nă m, cây Lâm nghiệp bằng phương pháp vô tính phải nhân giống từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng - Tổ chức, cá nhân gieo ươm giống cây lâ m nghiệp phải sử dụng hạt giố ng từ cây mẹ, vườn giống hoặc rừng giống đã qua bình tuyển và công nhận - Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả ngắn ngày, cây cảnh và cây trồng khác bằng phương pháp vô tính... về pháp luật của thanh tra - Giải quyết tranh chấp quyền tác giả giống cây trồng, bảo hộ giống cây trồng mới - Tranh chấp quyền tác giả giống cây trồng, bảo hộ giố ng cây trồng do toà án nhâ n dân giải quyết theo qui định của pháp luật 17 Bài 2 PHÁP LỆNH BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT (Chủ tịch uỷ ban thường v ụ Quốc Hội Nguyễn Văn An đã ký số36 /2001/PL-UBTVQH 10 ngày 25/7/2001) I VỊ TRÍ VAI TRÒ CỦA PHÁP... an toàn lao động, an toàn vệ sinh mô i trường theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về mô i trường; 4/ Cán bộ, công nhâ n có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng phân bón 2.2.2 Quả n lý nhà nước về sản xuất và gia công phân bón (điều 6; 7; 8; 9): 1/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố "Da nh mục phân bón được phép sản xuất, kinh... sản xuất khảo nghiệ m phải có văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 3/ Tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định này được 31 phép gia công phân bón cho thương nhân nước ngoài 4/ Gia công các loại phân bón không có tên trong Danh mục phâ n bón để xuất khẩu phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2.3 Nhập khẩu, xuất khẩu và kinh doanh phân... Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh 3/ Công nhận giố ng cây trồng mới (điều 18) - Công nhậ n giống cây trồng mới: + Có kết quả khảo nghiệ m của cơ sở khảo nghiệ m + Có kết quả sản xuất thử và được Sở Nông nghiệp và PTNT nơi sản xuất thử chứng nhận vào sản xuất đại trà + Có tên phù hợp theo qui định + Được Hội đồng khoa học chuyê n ngành do Bộ Nông nghiệp . được bài giảng ngay tại lớp - Sinh viên nắm vững kỹ năng và thủ thuật trong xây dựng một dạng văn bản pháp luật cụ thể của ngành Nông nghiệp. 3. Kết cấu bài giảng - Chuyên đề 1: Pháp lệnh. trong Pháp lệnh này. 1.2. Vị trí, vai trò của pháp lệnh giống cây trồng. - Vị trí: Pháp lệnh giống cây trồng là một bộ phận trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là văn bản có tính pháp. các văn bản pháp luật nói chung, các văn bản pháp luật của ngành Nông nghiệp nói riêng đối với cán bộ Nông nghiệp tương lai 2. Yêu cầu môn học: - Lấy người học làm Trung tâm, Giảng viên trình

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan