Bài 4 VĂN BẢN KHOA HỌC ppt

20 5.1K 63
Bài 4 VĂN BẢN KHOA HỌC ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 4 VĂN BẢN KHOA HỌC 1. Các loại văn bản nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu khoa học là hoạt động đặc biệt của con người nhằm khám phá bản chất, quy luật của thể giới tự nhiên, của xã hội, các lĩnh vực thuộc đời sống con người. - Người ta chia các kết quả, các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành nhiều loại và gọi bằng những thuật ngữ như: 1.1. Bản tóm lược, tổng thuật, tổng luận công trình… Là nhưng công trình được trình bày dưới một hình thức rút gọn lại so với toàn văn, đồng thời tác giả có nêu lên ý kiến nhận xét, đánh giá. + Bản tóm lược, tóm tắt: là loại công trình có chức năng rút gọn dung lượng, quy mô của một bài báo, một cuốn sách, một công trình nghiên cứu. Ví dụ: tóm tắt (summary) để giới thiệu nội dung cơ bản của một công trình, hay bài báo; tóm tắt một luận văn, luận án để trình trước hội đồng khoa học. Yêu cầu của việc tóm tắt cần phải chính xác, đầy đủ những thông tin cần thiết. Tùy theo yêu cầu và mục đích sủ dụng, văn bản loại này có nội dung và cách trình bày khác nhau. + Tổng thuật: giới thiệu bao quát một (hoặc một nhóm) công trình, một hoạt động khoa học nào đó. Tổng thuật có nhiều dạng: Tổng thuật một Hội thảo khoa học, tổng thuật nhóm công trình, tổng thuật một cuộc thảo luận trên báo chí… + Tổng luận: Trong một số trường hợp, tổng thuật và tổng luận có thể dùng giống nhau. Tuy nhiên khi dùng thuật ngữ tổng luận thì ngoài phần thuật cần có thêm phần bình luận, chú giải, đánh giá về vấn đề mình vừa nêu. 1.2. Bản nhận xét, đánh giá Là loại văn bản dùng để nhận xét, đánh giá hoặc nghiệm thu một công trình khoa học, một kết quả nghiên cứu nào đó nhằm giúp cho tác giả rút ra bài học kinh nghiệm, giúp người đọc hiểu rõ hơn công trình hoặc giúp cho Hội đồng, tập thể có cơ sở đánh giá chính xác công trình nghiên cứu. 1.3. Bài báo khoa học Là những bài viết, những công trình đăng tải trên báo, tạp chí, tập san nhằm để xã hội hóa một kết quả nghiên cứu. Bài báo có nhiều loại, thường gặp nhất là bài báo công bố một phát hiện mới; thông báo, giới thiệu một kết quả nghiên cứu; bài trao đổi, tranh luận một vấn đề có tính chất học thuật. 1.4. Bài báo, tham luận khoa học Là loại văn bản trình bày kết quả một quá trình nghiên cứu, ý kiến cá nhân (hoặc một nhóm) trong các trường hợp như: trình bày trước một hội đồng nghiệm thu, đánh giá; trình bày trong một seminar, hội thảo… Khác với báo cáo, tham luận là loại văn bản thường chỉ dùng trong các hội nghị, hội thảo, seminar… Đặc điểm của nó là gắn với một chủ đề được ấn định và tác giả thường dùng để trình bày trước một cử tọa hoặc để in thành sách. 1.5. Niên luận Là bài nghiên cứu của sinh viên nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể trong chương trình bậc đại học. Thực chất đây chỉ là một dạng bài tập. Giá trị của nó không nằm ở nội dung khoa học mà chủ yếu để rèn luyện kỹ năng, thao tác nghiên cứu. Yêu cầu đối với người làm niên luận là nắm được kiến thức môn học, biết cách làm việc với giáo viên hướng dẫn, biết cách trình bày một vấn đề theo yêu cầu của giáo viên. 1.6. Khóa luận (tiểu luận) Khóa luận (cũng có khi gọi là tiểu luận) nhưng chưa có sự thống nhất trong cách dùng ở các trường đại học của nước ta hiện nay. Khóa luận (tiểu luận) là một công trình nghiên cứu có quy mô nhỏ của sinh viên về một môn học cụ thể. Đây là một hoạt động tập sự nghiên cứu do vậy cách tiến hành cần đảm bảo đầy đủ các bước. Nội dung khoa học không yêu cầu phải có đóng góp mới hay sáng tạo nhưng cần phải chính xác và trình bày đúng qui cách một công trình khoa học.Việc xác định vấn đề nghiên cứu có thể do sinh viên đề xuất hoặc giáo viên gợi ý. 1.7. Luận văn Là một công trình nghiên cứu nhằm giải quyết một vấn đề khoa học có qui mô phù hợp với bậc đại học. Luận văn có yêu cầu cao hơn so với tiểu luận, khóa luận về nhiều mặt. Nội dung khoa học phải có điểm mới, phải bao quát được một phạm vi tài liệu, phạm vi kiến thức khá rộng. Luận văn cần được bảo vệ trước hội đồng. 1.8. Luận án Là một loại công trình nghiên cứu dành cho nghiên cứu sinh thực hiện để nhận học vị Tiến sĩ. Yêu cầu đối với luận án Tiến sĩ phải là một công trình khoa học độc đáo, chứa đựng những kiến giải mới, đóng góp mới, có giá trị trong lĩnh vực chuyên ngành. Các bước triển khai, quy cách luận án, thủ tục bảo vệ được thực hiện theo quy chế riêng về đào tạo sau đại học. 1.9. Chuyên luận, chuyên khảo 2. Cách thức xây dựng một số loại văn bản nghiên cứu khoa học Là loại công trình nghiên cứu về một lĩnh vực chuyên môn do một (hoặc một nhóm) tác giả thực hiện. Chuyên luận, chuyên khảo là tác phẩm khoa học của các học giả có kiến thức uyên bác, có kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm. Thông thường nó chứa đựng những phát hiện, những đánh giá mới mẻ có giá trị vè chuyên môn. 2.1. Tóm tắt một tài liệu khoa học 2.1.1. Mục đích Việc tóm tắt tài liệu khoa học có nhiều mục đích khác nhau như: - Lưu trữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất dùng để trích dẫn khi cần thiết - Giới thiệu một công trình khoa học trên báo chí, từ điển hoặc báo cáo lại cho người khác. - Tóm tắt một phần, một luận điểm nào đó của văn bản để phục vụ cho một ý kiến nào đó - Trong học tập, nghiên cứu, việc tóm tắt giúp hệ thống hóa được kiến thức đã học và góp phần rèn luyện các thao tác tư duy khoa học 2.2.2. Yêu cầu: Khi tóm tắt không được xuyên tác văn bản, phải phản ánh trung thành quan niệm, cách giải thích và chứng minh trong nguyên bản. Bài tóm tắt càng ngắn gọn mà vẫn thỏa mãn được mục đích đề ra thì càng tốt. 2.2.3. Cách thức a. Tóm tắt thành đề cương - Tóm tắt thành đề cương là quá trình đi ngược lại với quá trình viết văn bản. Khi xây dựng đề cương, ta xác định cái khung của văn bản đề rồi sau đó làm đầy đủ thành văn bản; khi tóm tắt thành đề cương, lại đi từ văn bản mà tóm tắt lại, chỉ giữ lại khung của văn bản. Những nội dung cần tóm tắt là: + Tên tài liệu: Tài liệu khoa học thường có đầu đề. Đầu đề cấn được viết giữa dòng, với khổ to hơn, kiểu chữ khác để phân biệt với phần của văn bản. Sau đó ghi tên tác giả, xuất xứ của văn bản (trích ở đâu, nếu là quyển thì tên tác sách là gì, nhà xuất bản, nơi xuất bản và năm xiaats bản). + Phần mở đầu: thường có các nội dung * Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Lí do và mục đích nghiên cứu * Tình hình nghiên cứu (Lịch sử vấn đề) * Nhiệm vụ nghiên cứu * Cấu trúc Tuy nhiên, không phải mọi tài liệu đều có đầy đủ các nội dung trên, khi tóm tắt, cần căn cứ vào văn bản cụ thể mà lựa chọn một trong những nội dung trên. + Phần triển khai Văn bản khoa học chuyên sâu triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ bằng một hệ thống các đề mục ở nhiều tầng bậc khác nhau. Người tóm tắt chỉ cần ghi lại các đề mục đó theo một hệ thống là có thể khôi phục các luận điển và luận cứ chính của tài liệu của tài liệu cần tóm tắt. Nếu văn bản không có hệ thống đề mục thì người tóm tắt phải tự tìm ra đề mục bằng cách tìm trong hệ thống các câu chủ đề của đoạn văn. Trường hợp một ý diễn đạt bằng nhiều đoạn thì phải tóm tắt các đoạn đó bằng một câu khái quát, hoặc một ngữ nêu được vấn đề được trình bày. Trong đề cương tóm tắt, cần sử dụng các ký hiệu số La mã (I, II ), chữ số Ả Rập (1, 2, 3) các con chữ hoa, con chữ thường, các dấu gạch đầu dòng một cách hợp lý và thống nhất để chia các ý thành các cấp bậc thể hiện hệ thống các luận điểm, luận cứ của văn bản. Cũng có thể sử dụng một hệ thống ký hiệu khác bằng cách ghép các chữ số Ả Rập lại với nhau theo kiểu: 1. 1.1 1.2 1.2.1 1.2.2 2. 2.1 Để ghi lại hệ thống lập luận của văn bản. + Phần kết luận: Tóm tắt những kết quả tìm tòi nghiên cứu, những đóng góp đáng kể, nêu phương hướng ứng dụng cũng như phương hướng triển khai tiếp tục đề tài nghiên cứu. Có thể căn cứ vào những nội dung này để khái quát thành nội dung tóm tắt (tuy nhiên chỉ nêu những nội dung được trình bày trong tài liệu khoa học) Mỗi nội dung kết luận được trình bày thành một đoạn hoặc một câu b. Tóm tắt thành văn bản hoàn chỉnh: Cũng bám sát vào ba phần chính trong bố cục của tài liệu. Lời tóm tắt phần đầu và phần kết luận có thể lấy từ các câu chủ đề của các đoạn trong hai phần đó ròi rút bớt hoặc thêm vào một số từ ngữ thích hợp. Nếu các phần đó không có câu chủ dề thì bắt buộc phải tìm cách diễn đạt ý khái quát đó bằng một vài câu khác. Đối với phần triển khai, nên lần lượt tóm tắt theo các luận điểm và luận cứ được thể hiện ở hệ thống các đề mục trong tài liệu tóm tắt. Nếu các đoạn văn có câu chủ đề thì ta có thể bám sát hệ thống câu chủ đề để tóm tắt các ý. Trường hợp không có câu chủ đề, hoặc nhiều đoạn văn thể hiện một ý, cần khái quát các ý của các đoạn thành một hoặc vài câu ngắn gọn. * Lưu ý: Ngoài những vấn đề nêu trên, khi tóm tắt văn bản cần lưu ý thêm một số vấn đề sau: (1) Sử dụng đúng các thuật ngữ chuyên ngành được sử dụng trong tài liệu (2) Để đảm bảo tính khách quan và chính xác, nhiều lúc trong văn bản tóm tắt phải trích dẫn nguyên văn. (3) Các câu kết luận chương, phần hoặc toàn bộ văn bản, các câu hoặc đoạn thể hiện những phát hiện mới, đặc sắc của tác giả nên được trích dẫn nguyên văn vào văn bản tóm tắt 2.2. Tổng thuật các văn bản khoa học 2.2.1. Mục đích: Tóm tắt lại nội dung, những thông tin cơ bản nhất rút ra được từ một vài công trình khoa học nhằm giới thiệu với người đọc, đặc biệt là các nhà khoa ọc một cách khái quát nhất những thành tựu khoa học, những vấn đề đang được đặt ra, những khuynh hướng nghiên cứu… trong lĩnh vực khoa học được bài tổng thuật đề cập đến. 2.2.2. Yêu cầu: Việc tổng thuật văn bản khoa học cần phải đạt được những yêu cầu chủ yếu sau: - Nêu được những nội dung cơ bản, những tư tưởng chính của các văn bản gốc. Có những cách tổng thuật như: + Tổng thuật theo vấn đề: Là tổng thuật theo cách quy nội dung của văn bản thành những vấn đề tách biệt để trình bày. Với cách này có thể một văn bản sẽ được nhắc đi nhắc lại nhều lần trong đề mục khác nhau của bài tổng thuật. + Tổng thuật theo cách điểm lần lượt từng văn bản: Điểm lại lần lượt từng văn bản gốc mà chúng ta đang có. Mỗi văn bản gốc chỉ được nhắc tới một lần nhưng sâu hơn, kĩ hơn so với tổng thuật theo vấn đề. - Bảo đảm tính trung thực, khách quan khi trình bày lại với các thông tin có trong văn bản gốc. Nghĩa là bản tổng thuật tuyệt đối không được làm sai lạc nội dung thông tin trong cách văn bản gốc khiến người đọc hiểu sai về tác giả và công trình đó. - Cho bạn đọc rõ tên tác giả, tên công trình khoa học, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn; Cung cấp thêm cho bạn đọc nững thông tin bổ sung về cuộc đời, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, hoặc những thông tin khác để giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về nội dung tổng thuật. 2.2.3. Các bước tiến hành và cách thức viết một văn bản tổng thuật Dưới đây là những bước chung nhất của việc tổng thuật văn bản khoa học: (a) Định hướng tổng thuật Trong bước này cần phải thực hiện những yêu cầu sau: + Xác định mục đích và nội dung tổng thuật + Chọn cách tổng thuật: theo vấn đề hay theo cách điểm lần lượt từng công trình + Xác định công trình lựa chọn sẽ tổng thuật + Dự kiến số trang định viết (b) Lập đề cương tổng thuật Bước này bao gồm các công việc sau: + Sắp xếp các ý lớn thành đề cương khái quát + Bổ sung, sắp xếp các ý nhỏ vào mục trong đề cương khái quát để có được đề cương chi tiết. (c) Viết văn bản tổng thuật Đây là bước dùng các từ ngữ, câu văn, đoạn văn để diễn đạt các ý, lấp đầy những đề mục có trong đề cương để hoàn thành văn bản tổng thuật. Ở bước này cần lưu ý đến việc dùng từ ngữ sao cho chính xác (đặc biệt là hệ thống thuật ngữ), đặt câu cho đúng ngữ pháp và tách đoạn cho phù hợp. Một văn bản tổng thuật thường được viết theo bố cục 3 phần: + Phần mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề tổng thuật + Phần thân bài: * Nêu lần lượt các vấn đề, hoặc điểm lần lượt các công trình cần tổng thuật * Khi lựa chọn những gì đáng chú ý nhất, cốt tủy nhất trong tư tưởng của tác giả, trong nội dung các tác phẩm để đưa vào bản tóm tắt, tránh tổng thuật tràn lan, dàn trải. * Đưa ra những nhận định, những ý kiến bàn bạc của mình. Để làm được điều này, người viết tổng thuật phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực được tổng thuật và phải có năng lực đánh giá, nhận xét khoa học khi đưa những ý kiến riêng. + Phần kết bài: * Tóm tắt lại những nội dung đã trình bày, đưa ra những đánh giá chung hoặc những đề xuất, những lưu ý cần thiết. * Cuối bảng tổng thuật lập bản danh mục tất cả các tài liệu đã được tổng thuật với đầy đủ: tên tác giả, tên tác phẩm, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn (d) Kiểm tra lại bài tổng thuật Ở bước này cần kiểm tra lại xem bài tổng thuật: * có phù hợp với mục đích đặt ra không? * Có sai sót gì về nội dung không? * Có bản danh mục tài liệu tham khảo không? * Có sơ suất gì về cách diễn đạt không? Và nếu khâu nào chưa được phải điều chỉnh cho phù hợp. 2.3. Luận văn Gồm 2 cuốn: cuốn toàn văn và cuốn tóm tắt 2.3.1. Cuốn toàn văn Cuốn toàn văn được trình bày từ 80 – 100 trang, đối với lĩnh vực khoa học xã hội có thể nhiều hơn nhưng không được quá 120 trang, gồm các phần chính sắp xếp theo trình tự sau: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có). Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, in trên giấy A4 (210 x 297mm). Luận văn đóng bìa cứng màu xanh đậm, in chữ nhũ vàng đủ dấu tiếng Việt, có trang phụ bìa đặt ngay sau trang bìa. Xem mẫu dưới đây: BỘ GIÁO DỤC • Cầu trúc luận văn * Cấu trúc luận văn BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG… HỌ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ: …………………. (Ghi ngành của học vị được công nhận) BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG… HỌ TÊN TÁC GIẢ LUẬN VĂN Chuyên ngành: ……… Mã số: ………………. TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN LUẬN VĂN THẠC SĨ: …………………. (Ghi ngành của học vị được công nhận) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: … Bìa chính Bìa phụ Cấu trúc luận văn được thể hiện qua mẫu trang Mục lục dưới đây (các phấn cấu thành nên cuốn luận văn phải được sắp xếp theo đúng trình tự): MỤC LỤC T rang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viêt tắt (nếu có) Danh mục các bảng (nếu có) Danh mục các hình vẽ, đồ thị (nếu có) MỞ ĐẦU Chương 1 – TỔNG QUAN 1.1. 1.2. Chương 2 – NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. 2.1.1 2.1.2. 2.2. 2.2.1 2.2.2. …. Chương 3 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN PHỤ LỤC [...]... văn học giai đoạn 1990-1995, Hà Nội 2 Lê Ngọc Trà (chủ biên) (19 94) , Mỹ học đại cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 8 Nhiều tác giả (1978), Cái đẹp, Nxb Thanh niên, Hà Nội Tiếng Anh 9 Iu A Lukin, V C.Xcracherơsilôp (19 84) , Nguyên lí mỹ học Mác - Lê Nin, Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Hà Nội 10 A E Ren - Groxx (19 84) , Mỹ học - một khoa học diệu kì, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội + Phụ lục của luận văn: ... LUẬN VĂN Người hướng dẫn khoa học: ……… (Ghi rõ học hàm học vị) TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Chuyên ngành:… Mã số:………… TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ: (Ghi ngành của học vị được công nhận) Phản biện 1: ………………………………… Phản biện 2: ………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp (ghi ngành của học vị được công nhận) họp tại Trường…… vào lúc ….h ngày….tháng… năm…… Có thể tìm hiểu luận văn tại:... (1993), “Tìm hiểu nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Lại Nguyên Ân (1997), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, Hà Nội 3 Lại Nguyên Ân (1999), Chặng đường của văn học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 4 Lê Huy Bắc (20 04) , Truyện ngắn lí luận tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội + Cấu trúc phần mở đầu: Phần mở đầu phải bao gồm... sách, luận văn, báo cáo phải ghi đầy đủ những thông tin sau: * Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) * (năm xuất bản) , (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) * tên sách, luận văn, báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên) * nhà xuất bản, dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản * năm xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) - Đối với tài liệu là bài báo trong tạp chí, bài báo... cứu; - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Cấu trúc luận văn (số chương, tên chương, tóm tắt nội dung của từng chương) + Phần soạn thảo văn bản: - Sử dụng chữ (font) thuộc mã UNICOE, kiểu chân phương, dễ đọc Đối với từng phần nội dung (văn bản) , dùng cỡ 13 hoặc 14 của loại chữ Time New Roman hoặc tương đương Cỡ chữ của tên chương, tên... luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, - Nếu luận văn sử dụng những câu trả lời cho một bảng câu hỏi thì bảng câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt hoặc sửa đổi - Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của luận văn - Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn 2.1.2... tự và tên của bảng biểu được ghi ngay phía trên bảng và ở giữa bảng Số thứ tự và tên của hình vẽ được ghi ngay phía dưới hình và ở giữa hình Số thứ tự của công thức được ghi ở bên phải của công thức và khoảng cách đến mép phải của trang văn bản phải như nhau trong toàn bộ luận văn - Trong luận văn các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại Khi đề cập đến các bảng biểu và hình... Cuốn tóm tắt của luận văn có kích cỡ của tờ giấy khổ A4 (210 x 297mm) gấp làm đôi theo chiều có kích thước 297mm, có nội dung trình bày tối đa trong 24 trang (không kể bìa) và in trên hai mặt giấy Cuốn tóm tắt Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa - Cuốn tóm tắt phải phản ánh chân thực kết cấu, bố cục và nội dung của luận văn (cuốn toàn văn) Trong cuốn tóm... mục cùng cấp phải có kiểu trình bày giống nhau trong toàn bộ luận văn + Bảng biểu, hình vẽ, công thức: Hình vẽ ở đây bao gồm những hình vẽ thông thường, hình ảnh, đồ thị, biểu đồ và sơ đồ - Việc đánh số thứ tự của bảng biểu, hình vẽ, công thức phải gắn với số thứ tự của chương, ví dụ bảng 2.3 (bảng thứ 2 trong Chương 3) - Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ... của hình và bảng biểu đó, ví dụ “ được nêu trong Bảng 4. 1, hoặc “(xem Hình 3.2)” mà không được viết “ được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và Y sau” + Các chú dẫn tài liệu tham khảo: - Mọi ý kiến khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn - Không . Bài 4 VĂN BẢN KHOA HỌC 1. Các loại văn bản nghiên cứu khoa học - Nghiên cứu khoa học là hoạt động đặc biệt của con người nhằm khám phá bản chất, quy luật của thể. văn bản. Khi xây dựng đề cương, ta xác định cái khung của văn bản đề rồi sau đó làm đầy đủ thành văn bản; khi tóm tắt thành đề cương, lại đi từ văn bản mà tóm tắt lại, chỉ giữ lại khung của văn. thành tựu khoa học, những vấn đề đang được đặt ra, những khuynh hướng nghiên cứu… trong lĩnh vực khoa học được bài tổng thuật đề cập đến. 2.2.2. Yêu cầu: Việc tổng thuật văn bản khoa học cần phải

Ngày đăng: 08/08/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan