Nhìn lại lịch sử 50 năm đầu của giải thưởng nobel vật lý 1901 - 1950 docx

10 365 0
Nhìn lại lịch sử 50 năm đầu của giải thưởng nobel vật lý 1901 - 1950 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1/10 Nhìn lại lịch sử 50 năm đầu của giải thưởng Nobel vật lí 1901 – 1950 Elisabeth Crawford Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Quỹ Nobel đã tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm kể từ ngày giải thưởng Nobel đầu tiên được trao. Với tư cách là những người thắng giải trong năm - Eric Cornell, Wolfgang Ketterle và Carl Wieman – tụ họp ở Stockholm và Oslo, cùng với những người thắng giải khác của năm 2001 và những người đã từng đạt giải trong những năm trước đã tham gia buổi lễ kỉ niệm. Cũng đừng quên rằng họ là phần nổi của tảng băng chìm thể chế Nobel. Vì chỉ có tối đa ba người có thể chia chung một giải thưởng, cho nên người ta có thể đếm được số ứng cử viên kém may, những người thường ít được mời đến. Giải thưởng Nobel được xem như một tòa tháp cao hơn tất cả những giải thưởng khác trong khoa học và y học là vì lịch sử lâu đời của nó. Thậm chí khi giải thưởng này chưa tròn 10 tuổi thì một nhà báo người Mĩ đã viết: “Không thể viết về lịch sử của nền khoa học hiện đại mà không nhắc đến danh tiếng của giải thưởng Nobel dành cho những khám phá có ích cho con người trong lĩnh vực vật lí, hóa học và y học”. Một số người có thể không đồng ý với nhận định này, chẳng hạn, họ có thể cãi lại rằng những giải thưởng vật lí đã trao trong thế kỉ qua đã chỉ giới hạn trong nền vật lí nguyên tử và hạt nhân, mà bỏ sót đa số các thành tựu thuộc lĩnh vực địa vật lí, thiên văn vật lí và toán lí. Tuy nhiên, người ta cũng có thể công bằng mà nói rằng, đa số những nhà vật lí lớn của thế kỉ qua đã được trao giải Nobel. Năm 1974, Quỹ Nobel đã thay đổi quy chế, cho phép toàn bộ hồ sơ lưu trữ - thuộc quyền sở hữu của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển, đối với giải thưởng vật lí và hóa học – được công bố để các nhà sử học khai thác, sau 50 năm giải thưởng đã trao. Quy định này có nghĩa là toàn bộ hồ sơ lưu trữ sẽ được đưa ra công chúng sau khi 50 ròng đã trôi qua. Ví dụ, hồ sơ liên quan đến giải thưởng năm 1951 sẽ được công bố vào ngày 1/1/2002. Tất nhiên, sự thay đổi quy chế này đã cho phép những người viết lịch sử khoa học nghiên cứu xem từng cá nhân nào đó đã thẳng giải như thế nào. Nhưng Trang 2/10 thực ra những nghiên cứu này còn đi xa hơn. Các nhà lịch sử cũng xem xét cái gì đã giới hạn “tính công chúng của giải Nobel”, và xem những người thắng giải, những người đề cử và cả những người kém may mắn đã tham gia vào quá trình xét trao giải như thế nào. Trong bài báo này, chúng ta gộp chung cả các nhà vật lí và hóa học, xem như là thành viên trong “công chúng Nobel” của chúng ta. Lí do là trong phạm vi mà ủy ban Nobel quan tâm, một số vấn đề thường được xem là thuộc vật lí - như sự phóng xạ chẳng hạn – có khi trở thành thuộc hóa học. Hơn nữa, giải thưởng hóa học năm 1908 và 1935 tương ứng được trao cho Ernest Rutherford và cho Frédéric Joliot và Irène Joliot-Curie, cho nghiên cứu của họ trong lĩnh vực này Cơ cấu giới tính, màu da và trường viện nghiên cứu Trụ cột của công chúng Nobel là những người được đề cử cho giải thưởng vật lí, hóa học – hoặc đôi khi cả hai ngành – bởi những nhà đề cử được mời. Những ai có quyền đề cử được giới thiệu trong bảng bên dưới. Từ 1901 đến 1950, có khoảng 598 cá nhân được đề cử, 104 trong số họ - chừng 1/6 – đã thắng giải. Vậy thì họ gồm những ai ? Một điều rõ như ban ngày. Đa phần họ là đàn ông (99%). Chỉ có vỏn vẹn 8 ứng cử viên là nữ, trong đó chỉ có 3 người thắng giải. Đó là Marie Curie, giải Nobel vật lí 1903 và giải Nobel hóa học 1911, Irène Joliot-Curie (giải hóa học 1935) và Dorothy Hodgkin (giải hóa học 1964). Mặc dù chỉ có vài ứng cử viên nữ, nhưng họ nhận được nhiều đề cử hơn (trung bình 10 đề cử/ ứng cử viên nữ, trong khi chỉ có 7 đề cử/ ứng cử viên nam). Sự chênh lệch này chủ yếu là do một số lượng lớn phiếu đề cử từ phía Lise Meitner, người chưa bao giờ thắng giải nào (Bà nhận được tổng cộng 20 đề cử cho giải thưởng vật lí, 21 đề cử cho giải thưởng hóa học – chiếm hơn phân nửa số đề cử dành cho những ứng cử viên nữ trong giai đoạn 1901-1950). Buộc phải trốn chạy khỏi chế độ phát xít Đức không bao lâu trước khi khám phá ra sự phân hạch hạt nhân vào tháng 12/1938, những đóng góp của bà không được ủy ban xét giải vật lí và hóa học kể đến, và năm 1945, chỉ một mình Otto Hahn nhận giải Nobel hóa học. Những ứng cử viên nữ kém may khác có thể kể ra đây là nhà hóa học người Đức Ida Noddack, nhà hóa sinh và toán học người Anh-Mĩ Dorothy Wrinch, và hai nhà vật lí nguyên tử người Áo Marietta Blau và Hertha Wambacher. Những ứng cử viên giai đoạn 1901-1950 cũng đến từ một phạm vi hẹp các quốc gia. Trong số 2416 đề cử trong lĩnh vực vật lí, ba phần tư là dành cho các nhà khoa học thuộc 4 nước: Đức (25%), Mĩ (21%), Pháp (16%) và Anh (13%). Trong những năm đầu, người Đức được đặc biệt ưu ái. Một phần tư còn lại phân đều cho các nước châu Âu, nhất là vùng Scandinavi, Đông Âu, Hà Lan và Italia. Ứng cử viên đến từ những lục địa khác – như Mĩ Latinh (Peru và Brazil) hay châu Á (Ấn Độ và Nhật Bản) – chiếm chưa tới 2% số đề cử. Châu Phi thì hoàn toàn không có mặt trong bản đồ Nobel. Đại đa số các đề cử trong lĩnh vực vật lí (67%) dành cho những ứng cử viên đang làm việc ở các khoa giảng dạy của trường đại học và các phòng thí nghiệm. Nhóm nhiều đứng vào hàng thứ hai (10%) là những người làm việc ở các viện công nghệ - từ các trường kĩ thuật đến các trường đại học công nghệ. Chỉ một vài đề cử Trang 3/10 dành cho những viện nghiên cứu độc lập và phòng thí nghiệm thuộc chính phủ, như James Dewar thuộc Viện Hoàng gia London, và Friedrich Kohlrausch thuộc Cục Tiêu chuẩn Đức, cả hai người này đều không được giải. Các nhà vật lí làm việc trong lĩnh vực công nghiệp cũng ít và hiếm. Guglielmo Marconi, người cùng nhận giải thường vật lí năm 1909 cho khám phá ra điện báo không dây, là một thí dụ hiếm hoi. Phần đề cử còn lại bao gồm những nhà vật lí như Oliver Heaviside và William Crookes, những người “không đủ tư cách” và làm việc trong các phòng thí nghiệm tự xây dựng tại nhà, một chuyện không phải hiếm thấy vào thời gian đầu thế kỉ 20. Tháng 6/1920, một nghi thức đặc biệt đã được tổ chức ở Stockholm để tôn vinh giải thưởng Nobel trao trong thời kì và ngay khi vừa kết thúc Thế chiến thứ nhất. 5 trong số 9 người đạt giải trong thời kì này là người Đức. Họ là (từ trái sang phải): Max von Laue (giải vật lí 1914), Fritz Haber (giải hóa học 1918), Max Planck (giải vật lí 1918), Richard Willstätter (giải hóa học 1915) và Johannes Stark (giải vật lí 1919). Những người phụ nữ trong hình là vợ của họ. Vậy thì những đại biểu đại diện cho chuyên ngành của họ được tiến cử giải thưởng vật lí và hóa học như thế nào ? Câu trả lời phụ thuộc vào từng thời kì. Chẳng hạn, người ta ước tính có đến 1000 hay ngần ấy nhà vật lí đang hoạt động ở châu Âu và Bắc Mĩ vào đầu thế kỉ 20, khoảng giữa một phần tư và một phần ba trong số đó có thể đóng vai trò là ứng cử viên hoặc nhà tiến cử cho giải thưởng vật lí. Thật vậy, quy chế Nobel trước Thế chiến thứ nhất đã tiến rất gần tới ý tưởng về một “nền cộng hòa khoa học quốc tế”. Tuy nhiên, sự phát sinh chủ nghĩa phát xít trong Thế chiến thứ hai đã dẫn tới việc phân chia nền khoa học thế giới thành những nền khoa học mang tính “quốc gia”. Hậu quả trực tiếp của việc Hitler lên nắm quyền là nền khoa học Đức bị cắt rời khỏi thể chế Nobel. Nổi giận trước việc trao giải Nobel hòa bình năm 1936 cho nhà hoạt động hòa bình cánh tả, chống phát xít, Carl von Ossietzky, Hitler đã ban hành một đạo luật cấm công dân Đức nhận giải thưởng Nobel. Bằng sự khắc kỉ, các nhà khoa học Đức tuân thủ đạo luật đó khá tốt. Do đó, từ 1937 đến 1945, những nhà khoa học Đức chỉ được đề cử từ những nhà nghiên cứu ở các nước khác. Sự suy giảm địa vị khoa học của Đức sau khi chế độ phát xít lên nắm quyền vào năm 1933 có thể thấy rõ trong hồ sơ của giải Nobel (xem hình). Biểu đồ cũng cho thấy sự tăng trưởng ngoạn mục của Mĩ như một lực lượng khoa học quan trọng. Vào đầu thập niên 1900, các nhà vật lí người Mĩ chỉ nhận được một phần rất nhỏ đề cử từ phía các đồng nghiệp ở Đức, Pháp và Anh. Nhưng, vào cuối Thế chiến thứ hai, họ nhận được số đề cử nhiều hơn cả của ba nước này cộng lại. Đây chỉ mới là Trang 4/10 sự bắt đầu của quyền bá chủ Mĩ trong tổ chức Nobel. Chẳng hạn, trong 10 năm vừa qua (bài báo viết năm 2001 – ND), 15 trong tổng số 24 người nhận giải Nobel là người Mĩ. Những người được mời đề cử giải Nobel vật lí và hóa học 1. Thành viên người Thụy Điển và người nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. 2. Thành viên của ủy ban Nobel xét giải vật lí và hóa học. 3. Các nhà khoa học đã nhận giải Nobel từ Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển. 4. Giáo sư và phó giáo sư vật lí và hóa học ở các trường đại học và viện công nghệ thuộc Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland và Na Uy, cũng như viện Karolinska – khoa y học của trường đại học Stokholm. 5. Những người giữ chức giáo sư ở ít nhất 6 trường đại học hoặc cao đẳng do Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển lựa chọn, qua một cuộc phỏng vấn để đảm bảo tính phân bố đều cho những nước khác và địa vị học thuật của họ. 6. Những nhà khoa học khác mà Viện lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thấy xứng đáng để mời đề cử. Các nhà đề cử thuộc nhóm 1-4 có quyền đề cử vĩnh viễn. Những người còn lại trong nhóm 5 và 6 thì được mời theo hàng năm. Hơn 500 cá nhân đã được mời đề cử giải thưởng vật lí và hóa học năm 1950. Hiện nay, số người đề cử có lẽ đã lên tới con số ngàn. Xem trang web của quỹ Nobel ( http://nobelprize.org) để biết thêm chi tiết. Kẻ chiến thắng và người thua cuộc Do tính công chúng của giải thưởng Nobel được tạo ra từ cả những người chiến thắng lẫn những người thất bại trong cuộc đua giành giải, nên chúng ta có thể khảo sát sự chênh lệch giữa những ứng cử viên đạt giải và những ứng cử viên không đạt giải. Trong tổng số 278 ứng cử viên cho giải thưởng vật lí từ năm 1901 đến 1950, chỉ có chừng 55 người – tức là cỡ 1/5 – thành công (kể cả một vài người Trang 5/10 được trao giải thưởng hóa học). Tất nhiên, sự chênh lệch giữa số người đạt giải và thất bại thực tế còn nhạy cảm hơn nhiều so với số liệu lưu trữ cho thấy. Đặc biệt, nó phụ thuộc nhiều vào tư chất khoa học của các ứng cử viên và sự đánh giá của ủy ban Nobel về khả năng của họ. Cũng còn một số yếu tố nữa phải kể đến, chẳng hạn như quan điểm của các thành viên trong ủy ban nghiêng về phía thực nghiệm nhiều hơn so với lí thuyết. Điều đáng nói là những ngăn trở ban đầu đối với việc trao giải cho các nhà lí thuyết đã bị phá vỡ sau Thế chiến thứ nhất, khi Carl Wilhelm Oseen – nhà vật lí lí thuyết ở trường đại học Uppsala, Thụy Điển – được bầu vào ủy ban Nobel vật lí. Nhà vật lí lí thuyết thuần túy đầu tiên được trao giải là Max Planck, ông đạt giải thưởng vật lí năm 1918 cho việc khám phá ra thuyết lượng tử. Albert Einstein và Niels Bohr cũng đạt giải 3 năm sau đó. Những thay đổi như thế này trong chính sách của ủy ban chỉ có thể được đánh giá đúng qua việc nghiên cứu kĩ lưỡng các văn bản trong hồ sơ lưu trữ Nobel. Một yếu tố cũng quan trọng nữa là phải tìm hiểu sở thích khoa học của năm nhà khoa học người Thụy Điển có mặt trong ủy ban khi đó. Mặc dù việc phân tích định lượng tính công chúng của giải Nobel cho thấy số lượng phiếu đề cử mà mỗi nhà vật lí nhận được, nhưng các đề cử cho giải Nobel không giống như việc “bầu cử”. Như quy chế đã nêu, chỉ cần một đề cử cũng đủ để trao giải. Số lượng lớn đề cử không nhất thiết sẽ cho cơ hội thắng giải nhiều hơn. Thí dụ, nhà phát minh người Thụy Điển Nils Dalén được trao giải năm 1912 cho phát minh ra phao hải đăng tự động mặc dù trong năm đó, ông chỉ nhận được duy nhất một đề cử, và chẳng nhận được đề cử nào trong những năm trước đó. Tuy nhiên, Dalén là một trường hợp ngoại lệ, vì đa số những ứng cử viên khác – cả người đạt giải và không đạt giải – đều nhận được nhiều đề cử trong nhiều năm. Hồ sơ Nobel cũng có thể sử dụng để dựng nên một “top hit” 40 nhà vật lí được đề cử nhiều nhất trong giai đoạn 1901 – 1950 (xem bảng bên dưới). Trong đó có 22 ứng cử viên nhận giải vật lí, 3 người nhận giải hóa học (mặc dù họ nhận được số đề cử cho giải thường vật lí nhiều hơn), và 15 người thất bại, không nhận được giải thưởng nào hết. Những người không đạt giải trong danh sách bên dưới cho thấy ba khó khăn chính mà những ứng cử viên phải đối mặt. Cái khó thứ nhất – và là cái khó thường thấy nhất – là ứng cử viên nghiên cứu trong lĩnh vực không có người đại diện trong ủy ban Nobel vật lí. Đây là trường hợp của nhà toán học và vật lí toán người Pháp Henri Poincaré, người nhận được đến 51 đề cử trong các năm nhưng chưa hề nhận được giải thưởng nào. Đó cũng là trường hợp của nhà khí tượng học người Na Uy Vilhelm Bjerknes (48 đề cử và không giải thưởng), và nhà thiên văn vật lí người Mĩ George Ellery Hale (33 đề cử nhưng không may mắn). Một rào cản nữa là có thể thành tựu của các ứng cử viên – mặc dù có chất lượng khoa học cao – làm cản trở ủy ban trao giải. Nói cụ thể thì quy chế Nobel quy định giải thưởng phải được trao cho những khám phá đặc biệt, đúng hơn là cho những nghiên cứu phục vụ cuộc sống con người. Chướng ngại này được minh họa bằng sự “thiếu hụt giải thưởng” dành cho những nhà vật lí đa tài như Arnold Sommerfeld (81 đề cử), Robert Williams Wood (38) và Paul Langevin (25). Thật vậy, Sommerfeld là trường hợp đáng nghi ngờ nhất, vì ông nhận đến 81 đề cử - nhiều nhất trong giai đoạn 1901-1950 – mà chả hề nhận giải thưởng nào. Trang 6/10 Thử thách sau cùng trong việc giành giải thưởng là các nhà đề cử quyết định khởi động chiến dịch vận động cho ứng cử viên nào đó trong thời gian bao lâu. Hình như ứng cử viên sẽ có lợi thế hơn nếu như người đề cử họ tiến hành bỏ phiếu theo kiểu “công kích”, đúng hơn là một “cuộc chiến tinh thần” kéo dài. Thực tế cho thấy rõ phải gần 5 năm qua đi từ sự tiến cử đầu tiên cho đến khi giải thưởng được trao cho James Chadwick, Enrico Fermi, Werner Heisenberg, Ernest Lawrence và Erwin Schrödinger. Và thậm chí Planck và Einstein phải chờ mất 12 năm mới được nhận giải – vì ủy ban vật lí nhìn nhận vật lí lượng tử và thuyết tương đối với thái độ hoài nghi cao độ - sự tích góp những phiếu ủng hộ cho họ cũng giống như một cuộc chiến khải hoàn. Ngược lại, có những chiến dịch kéo dài và không hiệu quả đối với những người không đạt giải như Paul Langevin (36 năm trôi qua tính từ đề cử đầu tiên đến đề cử cuối cùng), Aimé Cotton (34 năm), Arnold Sommerfeld (33 năm) và Robert Williams Wood (24 năm). Top 40 nhà vật lí được đề cử nhiều nhất trong giai đoạn 1901-1950 Họ tên Số đề cử Năm đề cử Giải thưởng và năm trao giải Nước 1 Otto Stern 81 1925 - 1944 Vật lí [1] 1943 Mĩ 2 Arnold Sommerfeld [7] 81 1917 - 1950 Đức 3 Max Planck 74 1907 - 1919 Vật lí [2] 1918 Đức 4 Albert Einstein 62 1910 - 1922 Vật lí [3] 1921 Đức 5 Henri Poincaré 51 1904 - 1912 Pháp 6 Vilhelm Bjerknes 48 1923 - 1945 Na Uy 7 Friedrich Paschen 45 1914 - 1933 Đức 8 Clinton Joseph Davisson 44 1929 - 1937 Vật lí 1937 Mĩ 9 Percy Williams Bridgman 41 1919 - 1946 Vật lí 1946 Mĩ 10 Erwin Schrödinger 41 1928 - 1933 Vật lí 1933 Áo 11 Augosto Righi 40 1905 - 1920 Italia 12 Robert Williams Wood 38 1926 - 1950 Mĩ 13 Jean Perrin 36 1913 - 1926 Vật lí 1926 Pháp 14 Enrico Fermi 35 1935 - 1939 Vật lí 1938 Italia 15 Carl David Anderson 34 1934 - 1950 Vật lí [4] 1936 Mĩ 16 George Ellery Hale 33 1909 - 1934 Mĩ 17 Peter Debye 31 1916 - 1936 Hóa học 1936 Đức 18 Walter Gerlach 30 1925 - 1944 Đức 19 Werner Heisenberg 29 1928 - 1933 Vật lí [5] 1932 Đức 20 Wolfgang Pauli 28 1933 - 1946 Vật lí 1945 Thụy Sĩ 21 Aimé Cotton 26 1915 - 1949 Pháp 22 Lester Halbert Germer 26 1929 - 1937 Mĩ 23 Paul Langevin 25 1910 - 1946 Pháp 24 Gabriel Lippmann 23 1901 - 1908 Vật lí 1908 Pháp Trang 7/10 25 Pierre Weiss 23 1916 - 1937 Pháp 26 Patrick Blackett 21 1935 - 1949 Vật lí 1948 Anh 27 James Chadwick 21 1934 - 1935 Vật lí 1935 Anh 28 Valdemar Poulsen 21 1909 - 1923 Đan Mạch 29 Isidor Isaac Rabi 21 1939 - 1945 Vật lí 1944 Mĩ 30 Joseph John Thomson 20 1902 - 1906 Vật lí 1906 Anh 31 Lise Meitner 20 1937 - 1949 Đức/ Thụy Điển 32 Ernest Rutherford 20 1907 - 1937 Hóa học [6] 1908 Anh 33 Heike Kamerlingh-Onnes 20 1909 - 1913 Vật lí 1913 Hà Lan 34 Niels Bohr 20 1917 - 1922 Vật lí 1922 Đan Mạch 35 John William Strutt (huân tước Rayleigh) 20 1902 - 1904 Vật lí 1904 Anh 36 Hideki Yukawa 20 1940 - 1949 Vật lí 1949 Nhật Bản 37 Robert Millikan 17 1916 - 1923 Vật lí 1923 Mĩ 38 Ernest Orlando Lawrence 17 1938 - 1940 Vật lí 1939 Mĩ 39 Wander Johannes de Haas 16 1935 - 1945 Hà Lan 40 Irène Joliot-Curie 16 1934 - 1935 Hóa học 1935 Pháp Ghi chú: [1] Giải thưởng trao năm 1944 [2] Giải thưởng trao năm 1919 [3] Giải thưởng trao năm 1922 [4] Anderson cũng nhận được 14 đề cử cho giải Nobel vật lí thứ hai [5] Giải thưởng trao năm 1933 [6] Rutherford cũng nhận được 8 đề cử cho giải Nobel thứ hai, nhưng thuộc lĩnh vực vật lí. [7] Arnold Sommefeld đúng là kẻ kém may nhất trong lĩnh vực vật lí. Nổi tiếng với việc hiệu chỉnh mẫu nguyên tử Bohr để xét đến các quỹ đạo elip của electron (chứ không phải quỹ đạo tròn), ông cũng là người có danh vọng không rõ ràng khi là nhà vật lí được đề cử nhiều nhất trong thời kì 1901-1950 nhưng chẳng nhận được giải thưởng nào. Ông cũng nhận được tổng số 81 đề cử từ năm 1917 đến 1950 nhưng chẳng lần nào thành công. Ông cũng là một người mệnh yểu, qua đời năm 1951 trong một vụ tai nạn xe hơi. Danh sách ở trên bao gồm 40 nhà vật lí đã nhận được đề cử nhiều nhất từ năm 1901 đến 1950, cùng với số phiếu đề cử và năm họ được đề cử lần đầu tiên và lần cuối cùng. Danh sách cũng cho biết năm họ nhận giải thưởng (nếu có), loại giải thưởng mà họ nhận, và “quốc gia nơi họ đang làm việc”, tức là đất nước có viện nghiên cứu mà ứng cử viên đang hoạt động khi được đề cử. Đối với những nhà khoa học di chuyển thường xuyên – nhất là trong thập niên 1930 và 1940 – họ được giữ quốc tịch gốc trong thời gian 7 năm. Nếu họ sinh sống ở đất nước nào đó từ 8 năm trở lên, thì họ phải mang quốc tịch mới. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế trong các đề cử Bất kì ai được mời làm người đề cử cho giải Nobel cũng phải, về nguyên tắc, tuân theo di chúc của Nobel quả quyết rằng “không xét đến quốc tịch của ứng cử viên”. Tuy nhiên, quốc tịch của ứng cử viên vẫn luôn luôn đóng một vai trò quan Trang 8/10 trọng. Thứ nhất là các nhà đề cử có xu hướng đề xuất ứng cử viên của nước mình – tôi tạm gọi họ là những nhà đề cử “quốc nội”. Kế đến là việc tập trung số đề cử đến từ nước “mình” hay nước “khác” dành cho một ứng cử viên nào đó có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định trao giải. Tôi sẽ phân tích kĩ từng vấn đề này. Nếu chúng ta giới hạn chỉ phân tích 4 nền khoa học chủ đạo là Đức, Pháp, Anh và Mĩ – những nước chiếm tới ba phần tư số lượng đề cử và một phần ba số người đề cử trong giai đoạn 1901-1950 – chúng ta sẽ thấy sự chênh lệch đáng kể về mức độ tham gia của các nhà vật lí đến từ những nước này trong quá trình đề cử giải thưởng. Các nhà khoa học Đức hoạt động tích cực nhất, họ chiếm tới 34% số lượng đề cử. Người Mĩ đứng thứ hai với 28%, theo sau là Pháp (21%) và Anh (17%). Sự chênh lệch này không phải do sự chênh lệch số lượng thư mời đề cử gởi tới từng nước – ít nhất là đối với các nước Pháp, Anh và Mĩ. Chỉ có người Đức hơi chiếm thế thượng phong hơn một chút, chủ yếu do họ có nhiều người đạt giải Nobel hơn ba nước kia. Sự chênh lệch đó cũng có nguyên nhân do quan điểm của giới khoa học mỗi nước đối với việc đề cử giải thưởng, và nó cho chúng ta biết được đôi điều về nền văn hóa khoa học ở mỗi nước. Chỉ trên phân nửa (51%) số nhà đề cử ở bốn nước trên có thiện ý với những người đồng bào của họ, mặc dù quan điểm của họ cũng thay đổi theo từng nước và từng thời gian cụ thể. Từ năm 1901 đến 1950, người Pháp mang tính chất Sô vanh nhất, với chừng 60% số lượng đề cử đến từ chính các nhà khoa học Pháp. Người Anh thẳng thắn nhất, với chỉ 35% số lượng đề cử dành cho những người bạn đồng chí nước họ. Người Đức và người Mĩ thì nằm giữa hai thái cực này, tương ứng là 53% và 49%. Tuy nhiên, ở cả 4 nước đều thấy có sự tăng bộc phát số lượng đề cử quốc nội trong thời gian và sau hai cuộc chiến tranh thế giới. Khuynh hướng này đặc biệt mạnh mẽ trong thời gian Thế chiến thứ hai ở Pháp, Anh và Mĩ, và có lẽ là do lòng yêu nước, cũng như giới khoa học ở từng nước đã bị cô lập với giới khoa học nước ngoài. Sự vắng mặt các nhà đề cử người Đức từ 1937 đến 1945 là do đạo luật chống lại giải Nobel của Hitler, và tất nhiên, không có nhân vật người Đức nào xuất hiện trong thời kì này. Tuy nhiên, sự bất đồng giữa người Anh và người Pháp trong việc đề cử ngày càng phức tạp hơn so với khi nó mới xuất hiện. Chẳng hạn, khi phát hiện không có nhà khoa học hay tác giả người Anh nào được kể đến trong số những người thắng giải năm 1901, một cuộc tranh luận gay gắt đã bùng nổ trên trang điểm thư của tạp chí Times. Một số phóng viên giữ quan điểm cho rằng sự thiếu vắng một tổ chức trung tâm để sắp xếp quá trình đề cử của người Anh là bất lợi, trong khi theo họ thì người Pháp có cả một hệ thống học viện được tổ chức tốt để làm việc này. Nhưng, trong khi đúng là có nhiều chiến dịch ủng hộ ứng cử viên người Pháp tập trung ở Viện Hàn lâm Khoa học Paris, thì không gì phải nghi ngờ việc họ hay viện hàn lâm có tiếp tay thêm bằng cách này hay không. Thật vậy, điều đáng nói là không có ứng cử viên người Anh nào thành công trong số top 40 nhà vật lí, còn người Pháp thì có 4 người: Poincaré, Cotton, Langevin và Weiss. Sự bất đồng chiến lược đề cử ở người Anh và người Pháp thấy rõ nhất trong lĩnh vực nổi bật nhất – số giải Nobel thực tế nhận được. Như chúng ta đã thấy, các nhà đề cử người Pháp hoạt động tích cực hơn những đồng nghiệp người Anh của Trang 9/10 mình. Hệ quả của tỉ lệ đề cử quốc nội cao là ứng cử viên người Pháp thường nhận được nhiều hơn ứng cử viên người Anh gần một phần ba số đề cử. Tuy nhiên, sự thuận lợi qua những con số này cũng khác biệt nhiều. Ví dụ, trong lĩnh vực vật lí, từ năm 1901 đến 1950, Pháp chỉ nhận được có 7 giải, so với 13 giải dành cho Anh, 12 giải cho Mĩ, và 10 cho Đức. Tất nhiên, còn có những nguyên nhân khác đã mang đến sự thành công của người Anh ở số lượng giải Nobel thực tế được nhận. Điều này chỉ có thể bàn luận trong phạm vi rất rộng, đối với những trường hợp và cơ hội mang đến giải thưởng, nếu không có gì bất ngờ, thường thì là độc nhất vô nhị đối với một ứng cử viên nào đó. Tuy nhiên, thực tế thì ứng cử viên người Anh, thay vì nhận được nhiều đề cử từ phía những người trong nước, họ lại nhận được sự ủng hộ hết sức thuyết phục – đặc biệt là từ phía nước ngoài, điều đó mới là quan trọng. Một lí do nữa là do quy mô, sức mạnh và Anh là nơi khởi sinh các nghiên cứu vật lí nguyên tử và hạt nhân, lĩnh vực mà ủy ban Nobel vật lí quan tâm trong nửa đầu thế kỉ 20. Các thành viên ủy ban cũng có quan hệ gắn kết chặt chẽ hơn với nền khoa học Anh so với với những người đồng nghiệp Pháp, họ thấy xa lạ với ngôn ngữ và nền văn hóa khoa học Pháp. Trong thời kì sau Thế chiến thứ hai, quan hệ chặt chẽ của các thành viên ủy ban với Đức, và một số với Anh, bị thay thế bằng quan hệ trên quy mô lớn với người Mĩ. Tuy nhiên, tinh thần dân tộc chủ nghĩa của các nhà đề cử thật ra không sai khiến được việc quyết định trao giải. Cho dù có chủ ý hay không có chủ ý, ủy ban xét trao giải vẫn sử dụng đặc quyền của họ ra phán quyết cuối cùng, san phẳng quyết định trao giải cho mang tính chất quốc tế. Một số đo thô của cơ chế này có thể thu được bằng cách so sánh số lượng đề cử nhận được giải và không nhận được giải trong giai đoạn 1901-1950, trong cả lĩnh vực vật lí và hóa học. Trong khi những người thắng giải nhận được 83% số đề cử dành cho họ từ các nước khác, thì những người thất bại chỉ nhận được phân nửa số đó (43%) từ phía giới khoa học nước ngoài. Khi chỉ tính riêng với 4 nước đã giới hạn thì tương ứng là 53% cho những người thắng cuộc và 40% cho những người thua cuộc. Điều này cho thấy kết quả phụ thuộc nhiều vào mong muốn của những người xét trao giải ủng hộ tinh thần quốc tế trong khoa học, chứ không phải ứng cử viên nào nhận được nhiều “phiếu” là sẽ thắng. “Tiến ra quốc tế” tỏ ra là một lợi thế thực sự trong chiến lược tranh giành giải thưởng Nobel. Hồ sơ từ năm 1951: một chút suy đoán Sau đợt sụt giảm số lượng đề cử do Thế chiến thứ hai, số lượng đề cử thường niên trong lĩnh vực vật lí nhanh chóng tăng vọt trở lại như thời trước chiến tranh, ở mức từ 50 đến 75. Khi nào hồ sơ lưu trữ của thập niên 1950 và 1960 được mở, chúng ta có thể trông đợi tính công chúng của giải thưởng Nobel sẽ còn tăng nhanh hơn – và sau cùng thì số đề cử đã lên tới hàng trăm cho một năm. Do tính công chúng của giải Nobel mang đến nhiều cơ hội nghiên cứu không chỉ về quy chế Nobel, mà còn phản ánh cả cộng đồng vật lí quốc tế rộng lớn hơn nhiều, nên nó vẫn là nguồn thông tin có giá trị cho các nhà lịch sử khoa học, rất lâu sau khi những tai tiếng rùm beng xung quanh giải thưởng đã lắng dịu. Các nghiên cứu này sẽ được làm phong phú thêm bằng những ấn phẩm có liên quan và tỉ lệ trích dẫn đã bắt đầu đánh lừa cộng đồng khoa học – và đặc biệt là những nhà tài trợ - trong thập niên 1950 và sau đó. Tất cả những thông tin này thật tuyệt vời, nhưng Trang 10/10 các nhà nghiên cứu vẫn có nhận thức sâu sắc về những giới hạn của các loại dữ liệu định lượng này. Tuy vậy, việc nghiên cứu lịch sử trên kho tư liệu Nobel giúp chúng ta tiến gần hơn đến việc hiểu được những người thắng giải đã được bầu chọn như thế nào. Còn lại, mọi thông tin khác chỉ thuần túy là suy đoán mà thôi. . 1/10 Nhìn lại lịch sử 50 năm đầu của giải thưởng Nobel vật lí 1901 – 1 950 Elisabeth Crawford Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Quỹ Nobel đã tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm kể từ ngày giải thưởng Nobel đầu. Sommerfeld (33 năm) và Robert Williams Wood (24 năm) . Top 40 nhà vật lí được đề cử nhiều nhất trong giai đoạn 190 1- 1 950 Họ tên Số đề cử Năm đề cử Giải thưởng và năm trao giải Nước 1 Otto. Haas 16 1935 - 1945 Hà Lan 40 Irène Joliot-Curie 16 1934 - 1935 Hóa học 1935 Pháp Ghi chú: [1] Giải thưởng trao năm 1944 [2] Giải thưởng trao năm 1919 [3] Giải thưởng trao năm 1922 [4]

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan