TÂM THỨC TRÔI TRONG THƠ VĂN CAO ppsx

8 236 0
TÂM THỨC TRÔI TRONG THƠ VĂN CAO ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÂM THỨC TRÔI TRONG THƠ VĂN CAO Trong bài thơ Đêm ngàn của Văn Cao, viết năm 1941, có mấy câu thơ thật ấn tượng mà mỗi lần đọc lên tôi có cảm giác mọi thứ quanh mình đều chông chênh, chao đảo, huyễn hoặc: Sương buông chừng núi vấn vương Tiếng chim lạ cất tiêu thương buồn trời Cái gì cũng thấy chơi vơi (Đêm ngàn) Cái gì cũng thấy chơi vơi. Phải chăng, đó là cảm giác bồng bềnh của tâm thức trôi trong thơ Văn Cao mà nếu đối sánh với khí hậu của thơ ca lãng mạn đương thời, ta thấy đây là một giọng thơ mang âm hưởng lạ. Cái cảm giác chơi vơi này như một dự báo về thân phận của thi nhân. Và đó là căn tính tạo nên tâm thức trôi trong thơ Văn Cao. Một tâm thức với cái nhìn vô định về cuộc đời như chiếc thuyền bềnh bồng trôi dạt. Khuya rồi ốc rục trong làng Thuyền ai vơ vẩn trôi sang bên này (Đêm mưa) Đó là cảm giác trôi trong nỗi lo sợ trước cuộc sống đầy bất an đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm thức thi nhân. Nên: Có lúc ban ngày nghe lá rụng sao hoảng hốt có lúc nước mắt không thể chảy ra ngoài được (Có lúc) Và dường như tâm trạng hốt hoảng này là căn duyên xô dạt nhà thơ trôi trong nỗi cô đơn chất ngất của phận người: Chúng tôi hai người Một bóng (Đôi bạn) Để rồi từ trong nỗi cô độc ấy, mọi hiện hữu chỉ còn là một thực tại trống rỗng. Nên tâm thức của nhà thơ đã trôi trong khoảng trống hư vô. Và mọi sự vật đều rơi vào một khoảng không bất định: Một cái bình vỡ Một khoảng trống Một người đi xa Một khoảng trống mênh mông (Khoảng trống) Có thể nói cái tâm thức trôi trong hư vô, bất định này đã trở thành một sự ám ảnh miên viễn như một dòng sông vô thức chảy suốt hành trình thơ Văn Cao. Đó là hình ảnh cánh cửa mở ra sau một tiếng động nhưng không có con người. Mà: Chỉ thấy Một chiếc cầu thang nhà trên gác Và ánh sáng Không động đậy (Cánh cửa) Hay hình ảnh người đi dọc biển, không để lại dấu chân. Tất cả như bị cuốn trôi vào cái mênh mông của biển cả bao la. Và phải chăng, đó chính là hiện thân của sự mỏng manh kiếp người trước hư vô: Người đi dọc biển không để lại dấu chân (Người đi dọc biển) Bởi lẽ, như chính Văn Cao đã nói "Cuộc đời và nghệ thuật của nhà thơ phải là những dòng sông lớn càng trôi càng thay đổi, càng trôi càng mở rộng"(1). Có phải vì những bài thơ của Văn Cao đều gợi cho chúng ta cái cảm giác bồng phiêu, trôi dạt và mỏng manh như thế mà Tạ Tỵ khi cảm nhận về Văn Cao cho rằng: "Văn Cao vẫn hiện diện trong tôi với hình dáng một tinh cầu giá lạnh, với cô đơn dằng dặc ở cuối khung trời ngăn cách" (2). Còn Trần Văn Nam trong bài viết Văn Cao, dòng sông ba nhánh sương mù thì cho rằng: "Tâm hồn Văn Cao có nhiều cảm hứng về sự huyền ảo" (3). Phải chăng chính căn tính của tâm hồn thi nhân luôn sống trong nỗi cô đơn dằng dặc của một tinh cầu giá lạnh đã tạo nên cái tâm thức trôi trong thơ Văn Cao. Rõ ràng, đi vào thế giới thơ Văn Cao là đi vào thế giới của sự huyền hoặc, linh diệu, trống không. Và trong một chừng mực nào đó chúng ta lại bắt gặp trong thơ ông cái triết lý vô thường của nhà Phật. Cảm thức vô thường ấy hiện hữu trong thơ Văn Cao như hơi thở, như không khí trong đời sống. Đọc lên ta thấy hiển hiện bóng dáng của thơ thiền, của thơ haiku. Gió cứ như không Trôi qua cửa sổ Một mảnh trời xám Xuống dần Xuống dần Có tà áo trắng Loang qua khung cửa Mùa thu phai đi Màu hoàng lan (Mùa thu) Và đây nữa, bài thơ Không đề cũng là một thông điệp đầy chất thiền mà Văn Cao gởi đến chúng ta. Con thuyền đi qua để lại sóng Đoàn tàu đi qua để lại tiếng Đoàn người đi qua để lại bóng Tôi không đi qua tôi để lại gì (Không đề) Tôi không đi qua tôi / để lại gì. Câu thơ như một lời phản tỉnh đối với mỗi con người sống trên cõi đời. Một sự phản tỉnh vừa có ý nghĩa như một giá trị của hiện hữu lại vừa như một giá trị của hư vô. Hiện hữu mà hư vô, hư vô mà hiện hữu. Cái cảm giác ấy chính là cội nguồn của tâm thức trôi trong thơ Văn Cao, giúp ông vượt lên những tai ương, hoạn nạn, những cám dỗ để không đánh mất mình trong vũng lầy của lợi danh, dục vọng mà nhiều khi đó là nguyên nhân đẩy ta vào bi kịch. Bởi nói như Đặng Tiến: "Thơ Văn Cao là cuộc tra vấn thường xuyên cuộc sống và con người, về thân phận về ước vọng" (4). Có lẽ cái tâm thức tra vấn thường xuyên ấy không phải chỉ có ở Văn Cao mà đó là một phẩm chất, một ý thức trong nhân cách của những nghệ sĩ lớn. Đây chính là một hệ giá trị làm cho tác phẩm của họ vượt không thời gian để trở thành bất tử. Cuộc đời là thế đó. Tất cả rồi cũng trở về với cát bụi, cũng trôi theo thời gian và tan chảy vào cõi hư vô. Thân phận con người chỉ là một cánh bèo bồng bềnh trôi trên dòng nước, là con thuyền trôi trên đại dương mênh mông, vô định, là ánh chớp mỏng manh cuối trời cái số kiếp ấy, cái tâm thức ấy đã kết tinh trong thơ Văn Cao như một giá trị mà bài thơ Trôi là một điển hình: Tôi thả con thuyền giấy con thuyền giấy trôi Tôi thả một bông hoa bông hoa trôi Tôi thả một chiếc lá chiếc lá trôi Tôi ôm em trong tay em vẫn trôi (Trôi) Văn Cao là một nghệ sĩ đa tài. Người ta biết đến Văn Cao không chỉ có thơ, mà còn có nhạc, họa, kịch Thành công của Văn Cao chưa hẳn là thơ nhưng chính thơ lại góp phần hiển lộ tính chất đa tài của Văn Cao. Và cũng chính thơ đã cho thấy sự nhất quán trong tư tưởng nghệ thuật của ông. Đó là tư tưởng của một nghệ sĩ luôn phóng chiếu sự sáng tạo của mình trên đôi cánh của chủ nghĩa siêu thực và hiện thực. Tâm thức trôi trong thơ Văn Cao chính vì thế cũng chính là tâm thức "trôi" trong họa, trong nhạc với những tình khúc bất tử như Buồn tàn thu, Bến xuân, Trương Chi, Suối mơ, Thiên thai Nhiều lời trong các bài nhạc của ông cũng đầy chất thơ mà mỗi khi hát lên luôn tạo cho ta cảm giác nao lòng như đang trôi trong cõi phiêu bồng vô định của cuộc đời: Thiên thai, ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian Thiên thai chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian Có một mùa đào đông ngày tháng chưa tàn phai một lần (Thiên thai) Suối mơ, bên rừng thu vắng Giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng Ngày chưa đi sao gió vương? Bờ xanh ngắt bóng đôi cây thùy dương (Suối mơ) Lamartine cho rằng: "Những tiếng hát hay nhất là những tiếng nấc". Quả thật, nhạc Văn Cao là những tiếng nấc của sự thổn thức, của những khát vọng yêu thương nồng cháy đối với cuộc sống và con người. Chính vì vậy cùng với nhạc, họa, thơ Văn Cao đã góp phần hoàn thiện thế giới nghệ thuật và chân dung tinh thần của mình, một nghệ sĩ đa tài mà thiên năng của ông đã làm rạng rỡ nền nghệ thuật dân tộc. Bởi nói như Tạ Tỵ, "ở Văn Cao, mỗi lời thơ là một hạt ngọc, mỗi tiếng nhạc là mỗi sợi tơ, mỗi màu sắc là một vùng hào quang diễm lệ" (5). Tìm đến với thơ Văn Cao là tìm đến một dòng sông dịu êm, yên bình, tự tại của một tâm thức trôi trong những dòng chảy cuộc đời mà chính ông đã trải nghiệm. Tâm thức trôi trong thơ Văn Cao, vì vậy là tâm thức của một sự nghiệm sinh. Thơ ông là dòng ý thức về sự hiện hữu của phận người mà sự tồn sinh của ông đã minh chứng cho sự hiện hữu đó. Song tâm thức trôi trong thơ Văn Cao tuy nhuần thấm lẽ vô thường và bồng bềnh trong hư vô bất định nhưng không bao giờ lạc hướng. Ngược lại ông luôn thể hiện chủ kiến của mình trước cuộc đời. Với lẽ sống cao đẹp của người nghệ sĩ, ông luôn nêu cao ý thức trách nhiệm công dân trước xã hội và nhân dân. Và đây chính là cảm hứng chủ đạo để Văn Cao viết những bài thơ mang hơi thở nóng hổi của hiện thực cuộc sống như Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc, Ngoại ô mùa đông 1946, Quy Nhơn 3, trường ca Những người trên cửa biển Đồng thời đó cũng là tiếng gọi thao thiết từ trong tâm cảm, để ông trở thành một nghệ sĩ luôn dấn thân vì dân tộc: Những năm tháng Hải Phòng đầy biến động Đời tôi như cái phao trên mặt biển Tôi giờ đây liếm môi nóng bỏng Nhìn ra biển bao la Lòng hãy còn nhiều khát vọng còn rất nhiều khát vọng Biển thành người khổng lồ kêu khát suốt ngày đêm (Những người trên cửa biển) Vì vậy, thi nhân luôn ước mong gặp được biển để tắm mình trong lòng biển mênh mông vô tận, thẳm sâu như một biểu tượng của khát vọng tự do: Tôi sống Nhìn những chiếc lá trôi theo dòng suối Đến mùa gió Nam thổi Tôi lại đi theo những chiếc lá Phiêu du Tới bao giờ tôi gặp được biển (Tôi ở) Bởi vì, hơn ai hết Văn Cao là người luôn ý thức về giá trị của sự sống mà ông đã chọn lựa như một tâm thức hiện sinh: Giữa sự sống và sự chết Tôi chọn sự sống Để bảo vệ sự sống Tôi chọn sự chết (Chọn) . tại của một tâm thức trôi trong những dòng chảy cuộc đời mà chính ông đã trải nghiệm. Tâm thức trôi trong thơ Văn Cao, vì vậy là tâm thức của một sự nghiệm sinh. Thơ ông là dòng ý thức về sự. tính tạo nên tâm thức trôi trong thơ Văn Cao. Một tâm thức với cái nhìn vô định về cuộc đời như chiếc thuyền bềnh bồng trôi dạt. Khuya rồi ốc rục trong làng Thuyền ai vơ vẩn trôi sang bên. lá trôi Tôi ôm em trong tay em vẫn trôi (Trôi) Văn Cao là một nghệ sĩ đa tài. Người ta biết đến Văn Cao không chỉ có thơ, mà còn có nhạc, họa, kịch Thành công của Văn Cao chưa hẳn là thơ

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan