SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC LỰC LƯỢNG SÁNG TÁC MỚI ppsx

7 446 0
SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC LỰC LƯỢNG SÁNG TÁC MỚI ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC LỰC LƯỢNG SÁNG TÁC MỚI Gần đây đã xuất hiện một số đạo diễn trẻ nổi nên với vai trò tự sáng tác kịch bản và làm phim, bên cạnh đó những đạo diễn Việt kiều cũng tự sáng tác kịch bản cho phim của mình. Những tác phẩm của họ ra đời đã góp phần làm phong phú nền điện ảnh nước nhà. Nhiều phim từng đi tranh giải thưởng ở các liên hoan phim (LHP) hoặc được sự đón nhận nhiệt tình của khán giả. 1. Những nhà sáng tác trẻ ra mắt Điện ảnh Việt Nam đang vận động theo cơ chế thị trường với nhiều biến đổi có tính tích cực. Góp phần đáng kể vào những chuyển biến đó chính là sự xuất hiện của lớp đạo diễn trẻ mới bước vào con đường sáng tạo nghệ thuật điện ảnh. Từ năm 2003, công chúng điện ảnh được chứng kiến sự ra đời đồng loạt nhiều bộ phim của các đạo diễn trẻ. Cũng phải nói rõ là trong số các đạo diễn này, có người trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề như Nguyễn Quang Dũng, Vũ Ngọc Đăng, Quang Hải, Thạc Chuyên, Đào Duy Phúc, Bùi Tuấn Dũng… Nhưng cũng có những người không còn ít tuổi đời và tuổi nghề như Phi Tiến Sơn, Nguyễn Đức Việt hay Phạm Hoàng Nam Được coi là trẻ vì họ mới bước chân vào nghề đạo diễn, xuất hiện trên generique không phải là những quay phim hay ở trong các thành phần khác và phim truyện nhựa đầu tay của họ cũng chỉ ra đời trong vài năm trở lại đây (1). Sự xuất hiện lớp đạo diễn trẻ cùng với những tác phẩm điện ảnh của họ đã mang lại không khí mới cho nền điện ảnh Việt Nam. Các đề tài được lựa chọn, cùng với phong cách tươi trẻ, chân thực và nhiều nét mới trong phương thức thể hiện mà phim của họ tạo ra thực sự thu hút được khán giả. So với các lớp đạo diễn trước, lớp đạo diễn trẻ gặp nhiều thuận lợi hơn khi có điều kiện tiếp cận thông tin nghề nghiệp trên thế giới cùng những tiến bộ về kỹ thuật, kỹ xảo điện ảnh hiện đại ngày nay. Mặt khác, khi đất nước đang bước vào hội nhập quốc tế, giao lưu văn hóa đa phương cũng giúp những người làm điện ảnh trẻ có cơ hội học hỏi và đón nhận nhiều mặt tích cực của nghề. Từ đó những suy nghĩ, cảm nhận về con người, thời đại đều in dấu trong các sáng tác của họ, tạo nên nét mới. Những sáng tác của đạo diễn trẻ thường quan tâm đến các đề tài về cuộc sống đương đại với những vấn đề của con người, của xã hội và ngay cả những vấn đề nhạy cảm mà từ trước đến nay chưa bao giờ được điện ảnh đề cập đến. Về đề tài hiện đại, nhiều bộ phim phản ánh cuộc sống của lớp thanh niên mới bước vào đời phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống. Một số phim đi vào thể hiện tình cảm nội tâm trong mỗi con người. Chẳng hạn Khi nắng thu về hướng tới giới trẻ, cũng có những mảng tối trong các mối quan hệ của xã hội như sự phản bội tình yêu vì vật chất, tính thực dụng của một số nhân vật, hoặc trong Chuyện của Pao là suy nghĩ của một thiếu nữ mới lớn người dân tộc vùng cao về tình yêu và những mâu thuẫn trong gia đình. Ngay cả những vấn đề khá gai góc và phức tạp ở cuộc sống đương đại cũng được đưa vào phim mà không hề né tránh. Đó là cuộc sống hậu trường của những cô người mẫu (Những cô gái chân dài), nơi đằng sau ánh hào quang là những bon chen đố kỵ và cả danh vọng phải đánh đổi bằng chính bản thân. Rồi tác động của games online làm lệch lạc suy nghĩ của giới trẻ, khiến cho họ ảo tưởng, bỏ bê thời gian học hành và có những sai phạm trong nhân cách, trở thành kẻ ác (Võ lâm truyền kỳ). Hay như sự phản ánh hiện thực đen tối của xã hội về ma túy, thuốc lắc, vũ trường (Vũ điệu tử thần) cũng như những quan hệ đồng tính Một số bộ phim hài thuộc dòng phim giải trí: 2 trong 1, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Đẻ mướn, Khi đàn ông có bầu… góp phần làm phong phú thêm sự đa dạng ở nét hài hước về tình tiết, giả tưởng trẻ trung hơn so với nhiều phim Việt trước đó. Với đề tài chiến tranh và hậu chiến, vốn được xem là truyền thống của điện ảnh Việt Nam và thường dành cho những đạo diễn có tuổi, đã trải qua hai hoặc một cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các đạo diễn trẻ cũng đã “xông” vào và cho ra đời các tác phẩm như Vào Nam ra Bắc, Đường thư, Sống trong sợ hãi, Sinh mệnh, Hoài vũ trắng, Chớp mắt cùng số phận… Trong nhiều tác phẩm, các đạo diễn trẻ không mô tả cuộc chiến tranh hay những người lính tham gia vào cuộc chiến một cách giản đơn, một chiều như các tác phẩm về đề tài này trước đây. Trong các tác phẩm đó, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, hay gương những người lính anh hùng đã không được ca ngợi theo kiểu giản đơn như những phim truyền thống về chiến tranh trước đây mà đời thường hơn, người hơn, đúng hơn và đa dạng hơn… Những người lính (nhân vật) ấy cũng cảm thấy sợ hãi khi bước vào cuộc chiến, nơi mà cái chết luôn rình rập, họ cũng giao động, hay trốn chạy nhiệm vụ và đồng đội như Quang (Vào Nam ra Bắc), hay đòi hỏi được giải quyết sinh lý và ước muốn có người nối dõi của người đàn ông ra mặt trận (Sinh mệnh). Họ cũng có thể mắc những sai lầm “chết người” khi trao tình yêu của mình cho người bên kia chiến tuyến (Hoài vũ trắng)… Có thể nói cách nhìn của các đạo diễn trẻ đã khách quan hơn, công bằng hơn, nhiều màu sắc hơn, chân thật và nhân bản hơn về những người lính trong cuộc chiến cũng như bản thân cuộc chiến. Phải chăng, để có thể có cái nhìn như vậy, người sáng tác trẻ đã có khoảng thời gian để nhìn nhận sự việc một cách khách quan, toàn diện hơn. Trong số các đạo diễn trẻ, ngoài Bắc có thể kể đến: Phi Tiến Sơn với Vào Nam ra Bắc, Lưới trời; Đào Duy Phúc với Chiến dịch trái tim bên phải, 2 trong 1, Sinh mệnh, Hoài vũ trắng; Bùi Thạc Chuyên với Sống trong sợ hãi; Ngô Quang Hải với Chuyện của Pao; Bùi Tuấn Dũng với Đường thư, Hà Nội - Hà Nội, Vũ điệu tử thần; Bùi Trung Hải với Khi nắng thu về; Nguyễn Đức Việt với Em muốn làm người nổi tiếng; Lê Ngọc Linh với Chớp mắt cùng số phận. Trọng Nam là Lâm Lê Dũng với U14, đội bóng trong mơ, Gió thiên đường; Vũ Ngọc Đăng với Những cô gái chân dài, Đẹp từng centimet; Lý Khắc Linh với Thập tự hoa; Phạm Hoàng Nam với Khi đàn ông có bầu Nguyễn Quang Dũng với Hồn Trương Ba da hàng thịt, Nụ hôn thần chết, Giải cứu thần chết; Lê Bảo Trung với Đẻ mướn, Võ lâm truyền kỳ, Phát tài,… Tuy vẫn còn những điều để bàn trong sáng tác của các đạo diễn trẻ, nhưng cũng không thể không công nhận những thành công của họ. Chính vì thế, những giải thưởng cho Phi Tiến Sơn (Bông sen Bạc LHP XIII cho Vào Nam, ra Bắc; Bông sen Vàng LHP XIV và Cánh Diều Bạc cho Lưới trời), Bùi Tuấn Dũng (Bông sen Vàng LHP XV cho Hà Nội - Hà Nội, giải đặc biệt của Ban Giám khảo LHP XIV và giải Cánh diều Bạc cho Đường Thư), Thạc Chuyên (giải Cánh Diều Vàng dành cho đạo diễn 2006), Quang Hải (giải Cánh Diều Vàng cho Chuyện của Pao), Vũ Ngọc Đăng (giải Bông sen Bạc LHP lần thứ XIV cho Những cô gái chân dài), Quang Dũng (Cánh Diều bạc cho Nụ hôn thần chết), Nguyễn Đức Việt (giải khuyến khích của Hội điện ảnh cho Em muốn làm người nổi tiếng)… là đáng ghi nhận và trân trọng. 2. Lực lượng sáng tác là Việt kiều Mùa hè năm 1993, khi đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng giới thiệu với đồng nghiệp và người xem Việt Nam bộ phim Mùi đu đủ xanh, trong nhiều bài báo giới thiệu người đạo diễn này, người ta cũng đã nhắc đến những đạo diễn người Việt khác đang sống và làm việc ở nước ngoài. Và từ đó, nhất là từ năm 2000, nhiều người trong số họ đã trở về làm phim ở trong nước. Với những góp mặt đó, điện ảnh phim truyện Việt Nam đã phong phú thêm về số lượng cũng như đề tài, và có những thay đổi (ở chừng mực nào đó) theo hướng tích cực về nghệ thuật cũng như phương pháp thể hiện. Những thay đổi này, một mặt do các đạo diễn Việt kiều mang đến từ những nước có nền công nghiệp điện ảnh phát triển, công nghệ làm phim tiên tiến. Mặt khác, do các đạo diễn trẻ trong nước tìm tòi, học hỏi từ sách vở, từ các trường dạy Điện ảnh Việt Nam, từ phim nước ngoài, và cả từ chính những đạo diễn Việt kiều này để không bị thua kém họ. Hầu hết các đạo diễn Việt kiều khi làm phim ở trong nước luôn cố gắng khai thác những đề tài gắn liền với những nét lạ của văn hóa, phong tục, tập quán, lịch sử… nước nhà như Ba mùa (Tony Bùi), Mùa Len trâu, (Nguyễn Võ Nghiêm Minh), Mê thảo, thời vang bóng (Việt Linh), Dòng máu anh hùng (Nguyễn Chánh Charlie Trực), áo lụa Hà Đông (Lưu Huỳnh)… Hay những nét đẹp trong tình cảm gia đình hoặc trong quan hệ người với người, có thể nhắc đến Mùi đu đủ xanh, Mùa hè chiều thẳng đứng (Trần Anh Hùng), Sài gòn nhật thực (Othello Khanh), Chuyện tình Sài Gòn (Ringo Le), Huyền thoại mẹ (Lưu Huỳnh), Chuyện tình xa xứ (Victor Vũ) hay Cú và Se sẻ (Stephane Gauger)… Đây là những lựa chọn khôn ngoan khi các tác giả Việt kiều có ý định mang phim mình ra thi thố với thị trường điện ảnh thế giới. Những đặc điểm độc đáo mang tính dân tộc đó sẽ thành những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn, gây sự tò mò của khán giả nước ngoài. Đã có những thành công của một số tác phẩm phim truyện của Việt kiều khi khai thác đề tài quê hương. Trong số đó phải nhắc đến Mùa len trâu (Nguyễn Võ Nghiêm Minh), Mê thảo, thời vang bóng (Việt Linh) hay áo lụa Hà Đông, Huyền thoại mẹ (Lưu Huỳnh), Dòng máu anh hùng (Nguyễn Chánh Charlie Trực)… Trong Mùa len trâu, thông qua câu chuyện dẫn trâu đi len trong mùa nước lũ của Kìm, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh vẽ nên một bức tranh về cuộc sống của người nông dân Nam bộ. Với ý tưởng và những gì tác giả gửi gắm, người xem thấy cái tâm trong sáng, thiện chí, không thù ghét, hằn học, hướng về cội nguồn để gạn chắt, nâng niu những gì là tốt lành, ấm áp, đáng trân trọng, tự hào trong tâm thức cũng như trong cuộc sống đầy thử thách nghiệt ngã mà người Việt đã và đang phải đối mặt. Bức tranh với nước là tâm điểm, là biểu tượng cho cả sự sống lẫn cái chết, dần được khắc họa. Mùa len trâu kỹ càng về dàn dựng, về tạo hình, chiếu sáng, tiếng động và âm nhạc. Cốt truyện phim được triển khai trên một đề tài không mới, nhưng đã khơi được cái tứ mới. Diễn biến câu chuyện và sự phát triển tính cách của từng nhân vật trong Mùa len trâu thật tự nhiên, hợp lý, không sắp đặt, gượng gạo Phim chân thực đến từng chi tiết rất bay bổng, vượt qua cái thực thường tình để đạt tới một tầm cao khác. Trong những phim như Mê thảo, thời vang bóng (Việt Linh) hay áo lụa Hà Đông, Huyền thoại mẹ (Lưu Huỳnh), Dòng máu anh hùng (Nguyễn Chánh Charlie Trực)… người xem cũng thấy được thành công của các tác giả cũng như những nét đẹp văn hóa của dân tộc có trong phim. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng nhiều trong số các đạo diễn Việt kiều đó chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về văn hóa của dân tộc, bộc lộ sự thiếu hụt về vốn sống trong phim của họ. Đây chính là hạn chế lớn nhất đã dẫn đến thất bại hàng loạt của các bộ phim của đạo diễn Việt kiều. Có thể thấy ở một số phim như 1735km, 39 độ yêu, Thập tự hoa, Chuyện tình Sài Gòn, 14 ngày phép… và nhiều bộ phim khác là những sản phẩm không hoàn thiện do sự thiếu hiểu biết đầy đủ về các yếu tố văn hóa dân tộc trong đề tài thể hiện của họ. Khi mà người xem chỉ quan tâm đến phim hay hoặc dở, thì khó chấp nhận những bộ phim nửa nạc, nửa mỡ. Chẳng hạn như phim 14 ngày phép, đạo diễn Nguyễn Trọng Khoa, tốt nghiệp biên kịch trường điện ảnh USC (2) danh tiếng. Xem phim của anh, người ta có cảm giác đạo diễn không kiểm soát được phim của mình, từ khâu viết kịch bản, giai đoạn tiền kỳ và hậu kỳ Cũng phải nói rằng đây không chỉ là trường hợp của Nguyễn Trọng Khoa mà còn của nhiều đạo diễn trẻ Việt kiều khác… Ngay cả với đạo diễn đàn anh Lưu Huỳnh, phim của anh cũng có những điểm cần phải bàn cãi về cách thể hiện trên nền văn hóa dân tộc… Trong thời gian tới, khi mà chính sách nói chung, trong đó có chính sách về văn hóa, nghệ thuật của Nhà nước ngày càng cởi mở, thì Việt kiều về nước làm phim sẽ nhiều hơn. Đó là bởi, kinh phí sản xuất phim tại Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với ở Mỹ và các nước có nền công nghiệp điện ảnh phát triển. Thứ hai, rất quan trọng với các đạo diễn Việt kiều, về nước họ được làm những bộ phim với câu chuyện Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần xã hội và con người Việt Nam mà họ mong muốn. Đó là điều mà gần như không thể làm được ở trên đất Mỹ hoặc các quốc gia khác. Và điều này không chỉ đúng với các đạo diễn là Việt kiều mà còn đúng cả với các đạo diễn phim truyện người Việt Nam (3). Thực sự, phim của nhiều đạo diễn Việt kiều đang đánh mất dần niềm tin nơi khán giả bởi sự ngây ngô, hời hợt, dễ dãi trong cách nhìn nhận về cuộc sống, con người Việt Nam đương đại cũng như cách thể hiện các đề tài này. Sản xuất ra một bộ phim là không dễ dàng vì nhiều điều kiện, nhất là về kinh tế, vì vậy nên chắt chiu từng cơ hội có được. Mong sao, họ sẽ làm được nhiều hơn những bộ phim Việt thật sự, chứ không phải những câu chuyện, những con người hay những tập quán văn hóa xa lạ được vay mượn từ một nơi nào đó và thể hiện áp đặt trong bối cảnh Việt Nam. . SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁC LỰC LƯỢNG SÁNG TÁC MỚI Gần đây đã xuất hiện một số đạo diễn trẻ nổi nên với vai trò tự sáng tác kịch bản và làm phim, bên cạnh đó những đạo diễn Việt kiều cũng tự sáng. tích cực của nghề. Từ đó những suy nghĩ, cảm nhận về con người, thời đại đều in dấu trong các sáng tác của họ, tạo nên nét mới. Những sáng tác của đạo diễn trẻ thường quan tâm đến các đề tài. chính là sự xuất hiện của lớp đạo diễn trẻ mới bước vào con đường sáng tạo nghệ thuật điện ảnh. Từ năm 2003, công chúng điện ảnh được chứng kiến sự ra đời đồng loạt nhiều bộ phim của các đạo

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan