THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: ÂM NHẠC LỚP 6 - TIẾT 5 doc

3 2K 3
THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: ÂM NHẠC LỚP 6 - TIẾT 5 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

- 1 - THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: ÂM NHẠC (Tuần 5: Từ ngày / đến / /2006)    - Trường : THCS Bông Sao A - Khối : 6 - GVBM : Trần Thị Thanh Thủy - Tiết 05 : * Học hát “Vui bước trên đường xa” Theo điệu Lí con sáo Gò Công (dân ca Nam Bộ) Đặt lời mới: Hoàng Lân I. MỤC TIÊU - Học sinh hát đúng giai điệu và lời bài hát “Vui bước trên đường xa”, qua đó có thêm những hiểu biết co bản về các bài Lí trong dân ca Nam Bộ. - Luyện tập cách hát đối đáp. - Giáo dục các em đức tính kiên trì, vượt khó, có sự đoàn kết và quyết tâm thì việc gì khó cũng làm xong. II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ - Nhạc cụ (đàn organ), băng nhạc bài hát “Vui bước trên đường xa”, máy catset. - Đàn và hát thuần thục bài hát “Vui bước trên đường xa”, bảng kẻ phụ bài hát. - Tư liệu về nhạc sĩ Hoàng Lân và điệu Lí trong dân ca. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1- Ổn định. 2- Bài mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Nội dung 1: Học hát “Vui bước trên đường xa” Theo điệu Lí con sáo Gò Công (dân ca Nam Bộ) Đặt lời mới: Hoàng Lân - Giới thiệu về bài hát và tác giả + Gọi HS đọc bài trong SGK/16. + GV giảng giải:  Lí là những bài dân ca ngắn gọn, giản dị, sử dụng thơ lúc bát để tạo thành bài hát kèm theo những tiếng đệm (i,a ) (VD: Lí ngựa ô, Lí cây bông, Lí dĩa bánh bò…), điệu Lí phổ biến nhiều ở Nam Bộ, miền Bắc cũng có Lí nhưng ít hơn.  Lí con sáo Gò Công nguồn gốc từ huyện Gò Công (Tiền Giang), do nhạc sĩ Trần Kiết Tường sưu tầm và ghi âm, thể hiện sự giải bày tâm sự nhẹ nhàng, sau này được nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới thành bài hát “Vui bước trên đường xa”. Bài hát là lời nhắn nhủ của Hoàng Lân với các em học sinh là trong một tập thể phải biết đoàn kết, kiên trì, cùng nhau chung sức thì mọi - Đọc bài và theo dõi trong SGK/16 - Lắng nghe và tự ghi bài. - 2 - việc dù khó khăn cũng có thể thực hiện được dễ dàng như câu nói “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”  Hoàng Lân: quê ở Sơn Tây, hiện nay là Hiệu Phó trường CĐNT Hà Nội, là một nhạc sĩ quen thuộc của các em thiếu nhi với các tác phẩm nổi tiếng như Thật là hay, Bóng dáng một ngôi trường, Con ếch ộp, Cùng múa hát dưới trăng, Cô giáo vùng cao, được TW ĐTNCSHCM trao tặng Huân chương “Vì thế hệ trẻ”. - GV hát mẫu (hoặc dùng băng nhạc) toàn bài cho HS nghe và nhận xét sơ lược về nhịp điệu của bài hát (hơi nhanh). - Phân tích sơ về bài hát: bài hát viết ở giọng C_dur 5 âm, 5 câu (câu 4 và 5 giai điệu giống nhau), nhịp 4 2 . - Giới thiệu về những kí hiệu sử dụng trong bài: dấu lặng đen, dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu luyến, hình nốt có chấm dôi. -> Cách thể hiện. - Luyện thanh. - Tập hát từng câu (theo lối móc xích): + GV hát mẫu -> Đàn giai điệu từng câu 2 - 3 lần -> HS hát. + Ráp câu 1 – 2, 3 – 4 – 5. -> Chú ý nhắc nhở những chỗ hát luyến, ngân dài, chấm dôi, nhắc lại và nghỉ 1 phách ở dấu lặng đen. + Luyện tập theo tập thể, chia nhóm, cá nhân. -> Nhận xét, sửa sai từng câu. - Cho HS nghe lại giai điệu toàn bài hát 1 lần trước khi hát ráp lời cả bài với đàn. -> Chú ý nhắc nhở hát đúng sắc thái. - Luyện tập vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp. + Tập thể thực hiện + Chia nhóm hát đối đáp. + Gọi cá nhân trình bày. -> Nhận xét, đánh giá. - Nghe hát mẫu. - Quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi về các kí hiệu đã được học ở tiết 4. - Luyện thanh. - Tập hát theo hướng dẫn của GV. - Nghe nhạc và hát ráp lời toàn bài hát. - Hát + vỗ tay theo nhịp (tập thể, nhóm) - Cá nhân thực hiện. 3- Củng cố lại nội dung tiết học - Cho HS nhắc lại nội dung bài hát và rút ra bài học cho bản thân. 4- Dặn dò, kết thúc - Học thuộc bài hát “Vui bước trên đường xa”, đặt lời mới cho bài hát theo chủ đề gia đình, mái trường, thầy cô, quê hương đất nước. - Chuẩn bị động tác vận động minh họa cho bài hát, xem trước bài tiết 6. IV. RÚT KINH NGHIỆM - 3 - KÝ DUYỆT CỦA BGH GIÁO VIÊN Trần Thị Thanh Thủy . - 1 - THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: ÂM NHẠC (Tuần 5: Từ ngày / đến / /20 06)    - Trường : THCS Bông Sao A - Khối : 6 - GVBM : Trần Thị Thanh Thủy - Tiết 05 : * Học hát “Vui. trẻ”. - GV hát mẫu (hoặc dùng băng nhạc) toàn bài cho HS nghe và nhận xét sơ lược về nhịp điệu của bài hát (hơi nhanh). - Phân tích sơ về bài hát: bài hát viết ở giọng C_dur 5 âm, 5 câu (câu. - Nghe nhạc và hát ráp lời toàn bài hát. - Hát + vỗ tay theo nhịp (tập thể, nhóm) - Cá nhân thực hiện. 3- Củng cố lại nội dung tiết học - Cho HS nhắc lại nội dung bài hát và

Ngày đăng: 08/08/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan