Giáo trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin doc

148 1.6K 2
Giáo trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin Lời nói đầu Trong thời kỳ của công nghệ thông tin hiện nay, máy tính đã tham gia hỗ trợ hầu hết các hoạt động của con người như nghiên cứu khoa học, kinh doanh, quản lý…Để ứng dụng công nghệ thông tin cho việc xây dựng các hệ thống thông quản lý đòi hỏi phải có qui trình, phương pháp để áp dụng. Chính vì vậy một trong những yêu cầu quan trọng của những người làm tin học là phải có tri thức về phân tích thiết kế hệ thống mới có thể và phát triển được các ứng dụng tin học có tính khả thi. Giáo trình này đề cập đến việc phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin, trong đó nhấn mạnh tới hệ thống thông tin quản lý. Cuốn sách được giảng dạy ở bậc Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Công nghệ thông tin. Sinh viên đã học qua một số ngôn ngữ và phương pháp lập trình trước khi học môn học này. Hệ thống thông tin nào cũng có một vòng đời, từ lúc khai sinh đến khi lúc bị loại bỏ. Đó là một quá trình gồm một số giai đoạn nhất định. Các giai đoạn chính trong vòng đời của Hệ thống thông tin thường là: khảo sát nhu cầu, phân tích, thiết kế, cài đặt, khai thác và bảo dưỡng. Vì vậy vòng đời của Hệ thống thông tin thường được gọi là chu trình sống hay chu trình phát triển. Giáo trình này chọn phương pháp phân tích và thiết kế theo hướng cấu trúc, vì các lẽ sau: • Phương pháp có cấu trúc trải qua thời gian đã chứng tỏ được tính kinh điển của nó. Học nó trước hết là học cách tư duy nhất quán và chặt chẽ của nó. • Phương pháp có cấu trúc dung dị, không cầu kỳ, dễ áp dụng, nhưng lại rất hữu hiệu. Tác giả biên soạn giáo trình này với mục đích tóm lược những khái niệm cơ bản nhất trong lý thuyết, kỹ thuật áp dụng để xây dựng được một hệ thống thông tin quản lý cụ thể nhằm giúp sinh viên có thể nắm bắt được kiến thức của môn học. Trong cuốn giáo trình này ngoài việc trình bày những kiến thức cơ bản tác giả còn đưa ra ví dụ về phân tích một hệ thống thông tin cụ thể trong cuộc sống để người đọc dễ hiểu và biết cách vận dụng kiến thức vào thực tế. Nội dung giáo trình được chia thành 6 chương: Chương 1 – Đại cương về hệ thống thông tin: Giới thiệu các khái niệm cơ bản về hệ thống, hệ thống thông tin, các thành phần của hệ thống thông tin, các giai đoạn phân tích thiết kế hệ thống. Chương 2 – Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án: Giới thiệu các bước và phương pháp thực hiện trong giai đoạn khảo sát hệ thống như: tìm hiểu hiện trạng, xác định mục tiêu, phạm vi, các giải pháp. Chương 3 – Phân tích hệ thống về chức năng: Giới thiệu các bước phân tích hệ thống về chức năng. Xây dựng mô hình phân rã chức năng. Chương 4 – Phân tích hệ thống về dữ liệu: Giới thiệu các bước phân tích hệ thống về dữ liệu. Giới thiệu các mô hình thực thể liên kết và cách chuyển đổi giữa các mô hình. Xây dựng mô hình quan hệ của hệ thống. Chương 5 – Thiết kế hệ thống: Giới thiệu cách thiết kế hệ thống nhằm chuyển các đặc tả logic của hệ thống thành các đặc tả vật lý của hệ thống. Chương 6 – Lập trình chạy thử và bảo trì: Giới thiệu các lựa chọn ngôn ngữ, hệ quản trị cơ sở dữ liệu để lập trình và viết các tài liệu cho hệ thống. Cuốn sách như đã giới thiệu ở trên, nhằm mục đích làm giáo trình tham khảo cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Mọi ý kiến về giáo trình, xin được trao đổi với tác giả qua địa chỉ: Văn phòng khoa CNTT – Trường CĐ KTCN Việt Nam – Hàn Quốc. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc. Tác giả Chương 1 – ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN Chương mở đầu sẽ trình bày một cách khái quát về khái niệm hệ thống, một số hệ thống (hệ thống kinh doanh/ dịch vụ, hệ thống tin học), rồi tiếp đó đề cập đến cấu trúc, vai trò của hệ thống thông tin, và cuối cùng là các giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG 1.1.1. Hệ thống Hê thống Là một tập hợp các phần tử có những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau cùng hoạt động hướng tới một số mục đích chung. Ta đề cập sâu thêm một số khái cạnh trong định nghĩa này a. Các phần tử của hệ thống Các phần tử nói ở đây là các thành phần hợp thành hệ thống: • Các phần tử có thể rất đa dạng: chẳng hạn như trong hệ thống thần kinh thì các phần tử là bộ óc, tủy sống, các dây thần kinh, ; có thể các phần tử lại là những đối tượng trừu tượng, như là một phương pháp, một lập luận như trong các hệ thống tư tưởng. Như vậy các phần tử có thể là rất khác biệt về bản chất, không những giữa các hệ thống khác nhau, mà có thể ngay trong cùng một hệ thống. • Các phần tử lại không nhất thiết là đơn giản, sơ đẳng, mà thường khi là những thực thể phức tạp, khiến khi đi sâu vào chúng, ta lại phải xem chúng là các hệ thống. Bởi thế, hệ thống thường có tính phân cấp: hệ thống hợp thành từ nhiều hệ thống con, và trong mỗi hệ thống con đó lại có các hệ thống con nhỏ hơn. b. Các quan hệ giữa các phần tử Các phần tử của một hệ thống không phải tập hợp lại một cách ngẫu nhiên, rời rạc, mà giữa chúng luôn tồn tại những quan hệ (hay các mối ràng buộc lẫn nhau), tạo thành một cấu trúc (hay một tổ chức). Chảng hạn: Trong một hệ thống hành chính, gồm các cán bộ và nhân viên, thì giữa họ tồn tại các mối ràng buộc về phân cấp, phân quyền, các quan hệ về đoàn thế, các quan hệ vê dân sự. Khi xem xét tính tổ chức của một hệ thống, người ta phải đề cập trước hết đến các quan hệ ổn định, lâu dài. Tuy nhiên nói đến ổn định, không nhất thiết phải hiểu là hoàn toàn bất biến, tĩnh tại. Trái lại phần lớn các hệ thống đáng quan tâm đều có tính biến động. Biến động song vẫn giữ sự ổn định trong tổ chức, trong các quan hệ giữa các phần tử, nghĩa là vẫn giữ cái bản chất, hay các đặc trưng cốt lõi của hệ thống. c. Sự hoạt động và mục đích của hệ thống Sự biến động của hệ thống thể hiện trên hai mặt: • Sự tiến triển, tức là các thành phần của nó (các phần tử và các quan hệ) có thể có phát sinh, có tăng trưởng, có suy thoái, có mất đi. • Sự hoạt động, tức là các phần tử của hệ thống, trong các mối ràng buộc đã định, cùng cộng tác với nhau để thực hiện một mục đích chung của hệ thống. Mục đích của hệ thống thường thể hiện ở chỗ hệ thống nhận những cái vào để chế biến thành những cái ra nhất định. Chẳng hạn: • Một hệ thống thu hình, nhận vào năng lượng điện cùng các sóng vô tuyến từ đài phát, để biến thành các hình ảnh trên màn hính. • Một hệ thống sản xuất nhận vào các nguyên vật liệu, tiền, dịch vụ để sản xuất ra các thành phần, hàng hóa. d. Môi trường bên ngoài Một câu hỏi đặt ra: hệ thống nhận cái vào từ đâu? và đưa cái ra ra đâu?. Đó chính là môi trường. Để phân biệt hệ thống và môi trường xung quanh, cần phải xác định giới hạn của hệ thống (cả về vật lý và khái niệm). Một trong những cách để xác định giới hạn hệ thống là mô tả hệ thống. Với các loại hệ thống khác nhau, cách mô tả hệ thống cũng rất phong phú và đa dạng • Có thể mô tả hệ thống bằng các phương pháp định tính, thông qua mô tả tính chất, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống. • Có thể mô tả hệ thống bằng phương pháp định lượng, thông qua việc liệt kê danh sách tất cả các phần tử của hệ thống, mối quan hệ giữa các phần tử, cùng các điểm "nối" với môi trường bên ngoài. Việc xác định biên một cách chính xác và hợp lý là rất cần thiết, đặc biệt có ý nghĩa đối với giai đoạn khảo sát hệ thống. Cần lưu ý rằng, giới hạn của hệ thống phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu của hệ thống đó. Ta có thể đưa ra khái niệm môi trường bên ngoài như sau: Môi trường bên ngoài là tập hợp các phần tử không phụ thuộc vào hệ thống nhưng có mối liên hệ với hệ thống hoặc chịu sự tác động của hệ thống hoặc là tác động lê hệ thống. Ví dụ: Khách hàng và Nhà cung cấp hàng là các phần tử thuộc môi trường bên ngoài đối với công ty X – nếu xem công ty này như một hệ thống. - Quan hệ giữa Khách hàng và công ty là mua hàng - Quan hệ Nhà cung cấp hàng với công ty X là cung cấp vật tư. Hệ thống kinh tế NHÀ CUNG CẤP Cung ứng vật tư CÔNG TY X Mua hàng KHÁCH HÀNG Hình 1 – 1: Ví dụ về một hệ thống. 1.1.2. Hệ thống kinh doanh/ dịch vụ a. Định nghĩa Là hệ thống mà mục đích là kinh doanh hay dịch vụ. - Kinh doanh là hoạt động của con người nhằm mang lại lợi nhuận (tức thu giá trị thặng dư). - Dịch vụ là hoạt động của con người nhằm mạng lại lợi ích (tức là cung cấp giá trị sử dụng ). Ví dụ các hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện Hệ thống kinh doanh/ dịch vụ nói ở đây có thể ở những quy mô khác nhau. Quy mô nhỏ như một phân xưởng, một cửa hàng. Quy mô vừa như 1 nhà máy, một công ty, một bệnh viện. Quy mô lớn như một tổng công ty, một ngành sản xuất, một tập đoàn kinh doanh đa quốc gia. Để cho gọn, người ta thường gọi hệ thống kinh doanh/dịch vụ là doanh nghiệp hay cơ quan. Đặc điểm chung của hệ thống kinh doanh/dịch vụ so với hệ thống khác( như hệ thống vật lý, hệ thống kỹ thuật hay hệ thống sinh học) là : chúng là của con người và có con người tham gia. Đặc điểm chung nói ở trên dẫn tới hai nét nổi bật của các hệ thống kinh doanh/dịch vụ: o Vai trò của cơ chế điều khiển (Trong kinh doanh thường gọi là sự quản lý) là rất quan trọng, nhằm giữ cho hệ thống hướng đúng đích và đạt kết quả với chất lượng cao. o Vai trò của thông tin cũng rất quan trọng, nhằm phục vụ cho nhu cầu giao tiếp, trao đổi giữa con người với nhau. b. Các hệ thống con trong hệ thống kinh doanh/ dịch vụ Bởi sự tồn tại của nhiệm vụ quản lý bên cạnh nhiệm vụ sản xuất như đã nói ở trên, cho nên các hệ thống kinh doanh/dịch vụ luôn bao gồm 2 hệ thống con:  Hệ thống tác nghiệp, gồm con người, phương tiện, phương pháp trực tiếp tham gia vào quá trình biến đổi luồng những cái đi vào thành luồng những cái đi ra (thể hiện mục đích kinh doanh hay dịch vụ) của hệ thống.  Hệ thống quản lý, gồm con người, phương tiện, phương pháp cho phép điều khiển, kiểm soát hoạt động tavs nghiệp hướng đúng vào mục đích kinh doanh hay dịch vụ. Về mặt hình thức hoạt động quản lý luôn luôn là một dãy nối tiếp của hai việc: o Đề xuất một quyết định kinh doanh. o Thực thi quyết định kinh doanh. Ta hiểu quyết định là một sự lựa chọn một trong những phương pháp hành động có thể để giải quyết một vấn đề nào đó. Mọi quyết định đều được đề xuất qua hai bước: o Tìm hiểu vấn đề o Lựa chọn phương pháp Như vậy, trước khi ra quyết định cần phải thu thập thông tin liên quan. Thông thường thì các thông tin có ích cho quyết định phải được kết xuất từ nhiều nguồn thông tin phức tạp, thông qua các quá trình thu gom, lưu trữ, xử lý. Sau khi ra quyết định, quyết định phải được truyền đạt đến nơi thực hiện, cùng với những thông tin cần thiết cho việc thực thi quyết định đó. Nói thế có nghĩa là, trong quản lý, bên cạnh nhiệm vụ đề xuất các quyết định kinh doanh, luôn có nhiệm vụ xử lý thông tin. Vì vậy hệ thống (con) quản lý trong hệ thống kinh doanh/dịch vụ lại có thể tách thành hai hệ thống con:  Hệ quyết định, gồm con người, phương tiện, phương pháp thực hiện việc đề xuất các quyết định kinh doanh.  Hệ thông tin, gồm con người, phương tiện, phương pháp tham gia vào việc xử lý các thông tin kinh doanh. Tóm lại, hệ thống kinh doanh/dịch vụ chứa ba hệ thống con: Hệ tác nghiệp, Hệ quyết định, và Hệ thông tin, mà mối liên quan về thông tin giữa chúng được diễn tả như trong hình sau, ở đó thấy rõ vai trò trung gian của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Hệ quyết định Hệ thông tin Báo cáo sản xuất Chỉ đạo sản xuất Thông tin vào Thông tin ra Hình 1 – 2: Các phân hệ của hệ thống kinh doanh/ dịch vụ Chú ý rằng việc phân chia hệ thống kinh doanh/dịch vụ thành ban hệ thống con như trên chỉ có ý nghĩa phương pháp luận, nhằm cho ta một cách nhìn, một cách nghiên cứu đối với hệ thống, chứ không phải là một sự phân chia về tổ chức. Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát vào một doanh nghiệp, ta luôn thấy: o Những người mà nhiệm vụ chính là đề xuất các quyết định (cán bộ lãnh đạo các cấp) o Những người mà nhiệm vụ chính là xử lý thông tin (Nhân viên các phòng ban) o Những người mà nhiệm vụ chính là trực tiếp sản xuất hay dịch vụ (công nhân, kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, ) Vì thế mà cách tiếp cận hệ thống như trên vẫn là có ích 1.2. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN a. Định nghĩa Hệ thống thông tin (Information System) là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của con người trong tổ chức nào đó. Ta còn có thể hiểu Hệ thống thông tin là hệ thống mà mối liên hệ giữa các thành phần của nó cũng như mối liên hệ giữa nó với các hệ thống khác là sự trao đổi thông tin. Ví dụ: Hệ thống quản lý nhân sự, hệ thống quản lý điểm, b. Vai trò của hệ thống thông tin Hệ thống thông tin đóng vai trò trung gian giữa hệ quyết định và hệ tác nghiệp trong hệ thống quản lý. Trao đổi thông tin với môi trường ngoài. Hệ tác nghiệp Sản phẩm/dịch vụ Nguyên vật liệu MÔI TRƯỜNG Thực hiện việc liên lạc giữa các bộ phận và cung cấp thông tin cho các hệ quyết định và hệ tác nghiệp. c. Nhiệm vụ của hệ thống thông tin Hệ thống thông tin có bốn nhiệm vụ chính là nhận thông tin vào, lưu trữ, xử lý, và đưa ra thông tin. o Nhận thông tin vào dưới dạng các dữ liệu gốc về một chủ điểm, một sự kiện hoặc một đối tượng nào đó trong hệ thống, các yêu cầu xử lý hoặc cung cấp thông tin, các lệnh o Xử lý dữ liệu bao gồm sắp xếp, sửa chữa, thay đổi dữ liệu trong bộ nhớ, thực hiện các tính toán tạo ra thông tin mới, thống kê, tìm kiếm các thông tin thỏa mãn một điều kiện nào đó. o Lưu trữ các loại thông tin khác nhau có cấu trúc đa dạng, phục vụ nhu cầu xử lý khác nhau. o Đưa ra thông tin: có thể đưa dữ liệu với các khuôn dạng khác nhau ra các thiết bị như bộ nhớ ngoài, màn hình, máy in, thiết bị mạng hoặc các thiết bị điều khiển. 1.3. CẤU TRÚC HỆ THỐNG THÔNG TIN , CÁC DỮ LIỆU VÀ CÁC XỬ LÝ Nếu không kể con người và thiết bị, Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp có hai thành phần cơ bản: o Các dữ liệu ghi nhận thực trạng của doanh nghiệp. o Các quy trình xử lý cho phép biến đổi các dữ liệu  Các dữ liệu: Đó là các thông tin được lưu và duy trì nhằm phản ánh thực trạng hiện thời hay quá khứ cảu doanh nghiệp. Có thể tách dữ liệu thành hai phần o Các dữ liệu phản ánh cấu trúc nội bộ của cơ quan, như dữ liệu về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị Cấu trúc cơ quan không phải là cố định, mà có thể biến động khi có một sự kiện tiến hóa xảy ra. Sự kiện tiến hóa thường xảy ra bất ngờ, ngoài ý muốn của con người. Sự điều chỉnh lại các dữ liệu cho thích hợp khi có sự kiện tiến hóa xảy ra gọi là sự cập nhật o Các dữ liệu phản ánh các hoạt động kinh doanh/ dịch vụ của cơ quan, như dữ liệu về sản xuất, mua bán, giao dịch Hoạt động kinh doanh/dịch vụ nhằm biến đổi luồng vào/ra của doanh nghiệp có thể xem là sự tiếp nối của hàng loạt các sự việc [...]... - Một nghiên cứu khả thi tương ứng với mỗi giải pháp đưa ra - Những yêu cầu đặtt ra cho hệ thống thông tin mới 1.3 THIẾT KẾ HỆ THỐNG Thiết kế hệ thống sẽ cho một phương án tổng thể hay một mô hình đầy đủ của hệ thống thông tin Nó bao gồm tất cả các đặc tả về hình thức và cấu trúc của hệ thống, môi trường mà trong đó hệ thống hoạt động Kết quả là hồ sơ thiết kế chiếm 15 – 25 % công sức Bản thiết kế. .. tả thiết kế logic và đặc tả thiết kế vật lý Thiết kế logic Bao gồm các thành phần của hệ thống và liên kết giữa chúng với nhau đúng như là chúng sẽ hiện ra trước mắt người sử dụng Bao gồm các thiết kế về: - Thiết kế cơ sở dữ liệu - Thiết kế chức năng (các xử lý) - Thiết kế giao diện, các báo cáo, hệ thống thực đơn theo yêu cầu sử dụng - Thiết kế an toàn cho hệ thống đảm bảo độ tin cậy của hệ thống Thiết. .. đồ về các thành phần của hệ thống thông tin 1.4 PHÂN LOẠI HỆ THỐNG THÔNG TIN Có nhiều cách phân loại hệ thống thông tin như phân loại theo chức năng, phân loại theo đặc tính kỹ thuật, ở đây ra quan tâm đến phân loại theo chức năng sẽ có một số loại như sau: Hệ thống xử lý giao dịch, hệ thống thông tin quản lý, hệ trợ giúp quyết định, hệ chuyên gia, hệ tự động hóa văn phòng a Hệ xử lý giao dịch Mục tiêu... người trong một tổ chức, hay rộng hơn là những người thực hiện công tác phân tích vag thiết kế hệ thống thông tin Định nghĩa 2 Hệ thống thông tin quản lý là một tập hợp các phương tiện nhân lực, vật lực, thông tin và phương pháp xử lý thông tin nhằm cung cấp các thông tin cho quá trình ra quyết định đúng thời hạn và đủ độ tin cậy Các phương tiện kể trên được xem là tài nguyên của hệ thống thông tin Như... được chia thành các bước như sau: Khảo sát hiện trạng và xác lập dự án, Phân tích hệ thống, Thiết kế hệ thống, Xây dựng hệ thống, Vận hành và bảo trì hệ thống 1.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ XÁC LẬP DỰ ÁN Là giai đoạn tìm hiểu qui trình hoạt động của hệ thống thực, các nhu cầu thông tin chính làm cơ sở xác định các yêu cầu và phạm vị của hệ thống thông tin Kết quả là hồ sơ khảo sát chiếm khoảng 10 – 15% công... dịch Mục tiêu là xử lý các giao dịch và ghi lại các thông tin về giao dịch dưới dạng các bản ghi trong hệ thống b Hệ thống thông tin quản lý Là hệ thống nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho sự quản lý, điều hành của một doanh nghiệp hay một tổ chức Hạt nhân của hệ thống thông tin quản lý là một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin phản ánh tình trạng hiện thời và hoạt động kinh doanh hiện thời của... chính xác về hệ thống thông tin quản lý Định nghĩa 1 Hệ thống thông tin quản lý là sự phát triển và sử dụng hệ thống thông tin có hiệu quả trong 1 tổ chức (Keen, Peter G.W – một trong số những người đứng đầu trong lĩnh vực này) Một hệ thống thông tin được xem là hiệu quả nếu nó giúp hoàn thành được các mục tiêu của những người hay tổ chức sử dụng nó Đối tượng phục vụ của hệ thống thông tin quản lý không... ra sự thay đổi, việc xác định và hiệu quả của chúng Phân tích dữ liệu Phân tích có cấu trúc thông tin nằm trong hệ thống hiện tại nhằm làm rõ các thành phần thông tin và các mối quan hệ giữa các thành phần đó Xây dựng CSDL thống nhất cho toàn bộ hệ thống sử dụng Sau giai đoạn này sẽ hình thành một báo cáo gồm những nội dung sau: - Phân tích chi tiết những tồn tại của hệ thống hiện hành - Xác định các... cậy của hệ thống Thiết kế logic không gắn với vật thể vật lý và hình thức tổ chức quản lý Thiết kế vật lý Là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành thiết kế kỹ thuật của hệ thống: hệ thống các thiết bị và các chức năng của người và máy tính trên hệ thống đó - Nó tạo ra các đặc tả cụ thể về chức năng - Thiết bị phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu - Phương tiện vào ra thông tin - Các thủ tục xử... xét một số mô hình và phương tiện được sử dụng để diễn đạt chức năng Sau đó sẽ đề cập cách tiến hành phân tích hệ thống về chức năng, nghĩa là sẽ nói rõ làm thế nào để có thể đi sâu vào bản chất và đi sâu vào chi tiết của hệ thống về mặt chức năng Từ đó thấy được mối liên quan tất yếu giữa các xử lý và các dữ liệu Mục đích của phân tích hệ thống về chức năng: Xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích . của hệ thống thông tin, và cuối cùng là các giai đoạn phân tích và thiết kế hệ thống. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG 1.1.1. Hệ thống Hê thống Là một tập. – Đại cương về hệ thống thông tin: Giới thiệu các khái niệm cơ bản về hệ thống, hệ thống thông tin, các thành phần của hệ thống thông tin, các giai đoạn phân tích thiết kế hệ thống. Chương 2. tri thức về phân tích thiết kế hệ thống mới có thể và phát triển được các ứng dụng tin học có tính khả thi. Giáo trình này đề cập đến việc phân tích và thiết kế một hệ thống thông tin, trong đó

Ngày đăng: 08/08/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan