VAI TRÒ CỦA HÀNG KHÔNG TRONG HỆ THỐNG GTVT doc

5 500 2
VAI TRÒ CỦA HÀNG KHÔNG TRONG HỆ THỐNG GTVT doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

I. Giới thiệu chung: Trong lĩnh vực giao thông vận tải, một trong những ước mơ của con người là việc đi lại và vận chuyển được thuận tiện, nhanh chóng và an toàn. Do vậy, cùng với các phát minh về khoa học kĩ thuật ngành hàng không đã ra đời phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người về vận chuyển Ngành hàng không khi mới ra đời chỉ phục vụ nhu cầu quân sự nhưng cho đến nay sự phát triển của nó đã gắn liền với nhu cầu phục vụ hành khách, hàng hóa và đã trở thành một ngành quan trọng nền kinh tế. Ngành hàng không dân dụng từ năm 1990 đã có sự phát triển cực kỳ nhanh chóng. Từ chỗ chỉ có các máy bay thế hệ cũ của Liên Xô (trước đây). Hàng không Việt Nam hiện nay đã không ngừng phát triển, cùng với việc đổi mới máy bay, các điểm đến của hàng không Việt Nam trong giai đoạn này cũng phát triển hết sức ấn tượng, cả trong nước và quốc tế. Thị trường hàng không Việt Nam trở nên sôi động và có tốc độ phát triển rất nhanh, có năm lên tới trên 40%. Chất lượng các dịch vụ vận tải cũng ngày càng được nâng cao với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. vận tải đa phương thức đang từng bước được hình thành. Ngành hàng không dân dụng là ngành vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại với hoạt động không chỉ trong nước mà còn mang tính quốc tế. Vì gắn liền với tuyệt đối an toàn và an ninh, mức độ phục vụ mang tính cạch tranh cao. Nên trong ngành hàng không có rất nhiều việc và cần nhiều nghề nghiệp đa dạng để hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. II. Vai trò của hàng không trong hệ thống giao thông vận tải: Giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt là nhiệm vụ của ngành giao thông vận tải. Trong đó, ngành hàng không dân dụng nói riêng, đang giữ một vai trò ngày càng quan trọng và sẽ tiếp tục được chú trọng đầu tư phát triển. 1. Góp phần phát triển kinh tế quốc gia: Giúp cho các quá trình sản xuất diễn ra liên tục và bình thường: với xu hướng toàn cầu hóa việc giao thương đã được mở rộng ra khắp thế giới. Các hợp đồng mua bán quốc tế ngày càng nhiều hơn. Chính vì vậy, sự phát triển của hệ thống gtvt bằng đường hàng không mở ra nhằm đáp ứng xu thế tất yếu của quá trình hội nhập. Với mối quan hệ qua lại mật thiết đối với các ngành kinh tế cung cấp nguyên nhiên liệu vận chuyển máy móc thiết bị trong và ngoài nước một cách tiện lợi và nhanh chóng nhằm tăng cường quá trình chuyên môn hóa cho các ngành kinh tế làm tăng khối lượng và cư ly vận chuyển giao thông vận tải. Giao thông vận tải bằng đường hàng không còn làm cho các ngành kinh tế thế giới có sự gắn kết và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau hơn. Như vậy nhờ có ngành hàng không mà việc cung ứng vật tư kỹ thuật nguyên liệu năng lượng cho các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước diễn ra liên tục, nhanh chóng và không bị gián đoạn. Hội nhập, mở rộng thị trường Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên của SkyTeam (liên minh hàng không toàn cầu lớn thứ hai thế giới) được coi là bước phát triển mới của ngành hàng không. Với việc tham gia liên minh này, VA có cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng, mở rộng địa điểm đi và đến, với tần suất bay lớn hơn cùng nhiều sản phẩm dịch vụ phong phú, tham gia vào các chương trình toàn cầu của SkyTeam, giúp tăng cường mối liên hệ quốc tế thúc đẩy sự giao thương toàn cầu sôi động. Sự phát triển ngành công nghiệp hàng không Việt Nam có tác động thúc đẩy chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 2. Phục vụ quốc phòng: Tăng cường sức mạnh quốc phòng. Ý nghĩa của GTVT đặc biệc là hệ thống gtvt bằng đường hàng không đối với quốc phòng thật rõ ràng vì mọi hoạt động tác chiến hậu cần đều không thể tách rời khỏi GTVT. Với những vai trò quan trọng trên cho ta thấy sự phát triển của GTVT nói chung và ngành hàng không nói triêng có thể làm thước đo về trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước được ví như là mạch máu trong tổ chức nền kinh tế.Nếu hệ thống này không thông suốt thì tổn thất cho nền kinh tế khó có thể đánh giá hết được.  Sự phát triển của ngành hàng không đóng vai trò rất lớn trong việc tăng cường sức mạnh quốc phòng, đảm bảo an ninh quốc gia. 3. Thúc đẩy sự phát triển hệ thống giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải phát triển là cơ sở cho sự phát triển của các nền kinh tế khác. Hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường thủy, đường hàng không thường có tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. ví dụ hệ thống giao thông vận tải bằng đường bộ phát triển mạnh thì lưu lượng vận chuyển bằng đường bộ sẽ tăng và điều tất yếu các hệ thống giao thông vận tải khác sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng tính cạnh tranh trong hệ thống GTVT, sự phát triển đồng bộ sẽ thúc đẩy sự phát triển hài hòa hơn của hệ thống giao thông vận tải. Chẳng hạn như: khi ta xây dựng một cảng hàng không mới thì tất yếu hệ thống gtvt xung quanh khu vực này sẽ phát triển nhằm đảm bảo và tăng cường sự phát triển hài hòa, hiệu quả của hệ thống gtvt. Sau đây là số liệu thống kê về kl vận tải hành khách và hàng hóa trong quý I/ 2011. Vận tải hành khách và hàng hóa Thực hiện Quý I/2011 Quý I/2011 so với cùng kì năm trước (%) KLvận chuyển ( nghìn tấn) KL luân chuyển ( triệu tấn, km) KL vận chuyển (nghìn tấn) KL l/chuyển (triệu tấn, km) Hành khách Đường sắt 2610,4 912,0 99,1 96,9 Đường biển 1554,4 97,0 103,2 103,6 Đường sông 46882,4 999,9 105,3 107,8 Đường bộ 596918,8 20866,3 114,1 114,0 Đường không 3831,9 6032,3 116,9 117,7 Hàng hóa Đường sắt 1802,2 969,3 91,8 98,9 Đường biển 10976,4 29536,6 97,6 99,7 Đường sông 30889,5 4603,4 99,9 101,6 Đường bộ 145967,1 7664,5 113,1 110,1 Đường không 49,7 97,2 103,5 98,6 s Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Đường bộ (tăng giảm % so với năm trước) 5.2 4.6 9.4 19.0 12.5 12.7 12.9 13.3 9.8 10.2 12.5 Đường sắt (tăng giảm % so với năm trước) 17.6 7.1 7.9 10.1 7.6 4.3 -5.0 7.5 -2.1 -9.3 8.1 Đường thuỷ (tăng giảm % so với năm trước) 1.8 7.3 9.8 -7.4 15.3 7.9 -6.4 -1.2 3.0 5.4 4.1 Đường hàng không (tăng giảm % so với năm trước) 8.4 39.4 16.2 0.1 31.7 18.8 15.2 14.6 10.0 2.2 30.8 Bảng số liệu về sự tăng trưởng của từng hệ thống GTVT từ 2000 đến 2010 Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung hệ thống gtvt của nước ta đã có sự phát triển rõ rệt. Và đặc biệt tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không là vượt bậc, bảng số liệu trên cũng cho thấy vận tải bằng đường không ngày nay đang được các khách hàng quan tâm và có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới Việc phát triển không ngừng của ngành hàng không đã góp phần nâng cao khối lượng vận chuyển trong toàn hệ thống gtvt. Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng về hệ thống gtvt của quốc gia. 4. Vai trò đối với xã hội 4.1 Phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân GTVT phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân điều này thể hiện rất rõ trong đời sống chúng ta. Chúng ta thấy rằng sự phát triển của ngành hàng không đã làm cho việc giao thông đi lại giữa các vùng các địa phương thuận tiện, nếu như trước kia địa hình và khoảng cách gây khó khăn cản trở việc đi lại thì giờ đây sự phát triển của ngành hàng không làm cho phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân được thuận lợi và nhanh chóng hơn  chính vì vậy ngành hàng không không ngừng nâng cấp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu đi lại bằng máy bay đang ngày càng gia tăng. 4.2 Là nhân tố quan trọng trọng trong sản xuất và phân bố dân cư Các mối liên hệ kinh tế ,xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ mạng lưới GTVT. Những tiến bộ của ngành hàng không đã mở rộng các mối liên hệ vận tải và đảm bảo sự giao thông thuận tiện giữa các địa phương trên thế giới. Vì thế những nơi gần các cảng hàng không. các đầu mối giao thông cũng là nơi tập trung phân bố sản xuất và dân cư. Vì vậy mà cơ sở sản xuất đặt ở các vị trí gần những nơi này cũng đồng nghĩa là gần nguyên liệu và gần nơi tiêu thụ.việc giảm chi phí đáng kể vận tải ở nhiều ngành sản xuất,nhất là các ngành đòi hỏi nhiều chi phí vận tải trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Với những tiến bộ của ngành hàng không trong GTVT đã làm cho quan niệm về khoảng cách không gian thay đổi căn bản chẳng hạn ở các nước phát triển khi hỏi về khoảng cách giữa 2 địa điểm người ta thường hỏi phải mất bao nhiêu giờ (phút) nếu đi bằng ôto hay tàu hỏa hay là máy bay mà không diễn đạt bằng km => người ta dùng thời gian tiêu phí để đo lường khoảng cách chứ không dùng đơn vị đo khoảng cách thực sự. 4.3 Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở những vùng xa xôi Ngành hàng không phát triển đã khắc phục những trở ngại về địa hình,tăng cường giao lưu kinh tế_xã hội giữa các địa phương trên thế giới, làm cho giao thương giữa các địa phương trong nước được mật thiết,dễ dàng hơn,quản lý của chính quyền được chặt chẽ hơn.Như vậy, nó góp phần tăng cường tính thống nhất về mặt nhà nước, củng cố tính thống nhất của nền kinh tế; tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước trên thế giới. GTVT bằng hàng không rõ ràng đã tạo nên mối giao lưu kinh tế giữa các nước làm cho việc thông thương giữa các nước dễ dàng hơn. III. Kết luận: 1. Hiệu quả hoạt động: Việt Nam đang khai thác 22 cảng hàng không, đạt mức tăng trưởng hành khách, hàng hóa trung bình hơn 10%/năm. Trong thời gian gần đây, vận tải hàng không trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc và được coi là một trong những phương tiện vận tải ưu việt nhất. Lượng hành khách và hàng hoá chuyên chở qua phương thức này ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê thì trong vòng 10 năm qua, hoạt động vận tải bình quân tăng 8,6%/năm về tấn hàng hoá; 9,9% về T.Km; 8% về hành khách và 9,6% về HK.Km cao hơn chỉ tiêu Đại hội IX đặt ra là 9 - 10% T.Km và 5 - 6% HK.Km. Tốc độ tăng trưởng nói trên có thể nói là khá cao so với chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế chung 7,5% mà Đảng và Chính phủ đề ra. Điều này cũng có nghĩa là Ngành hàng không đã và đang đóng góp rất tích cực vào tốc độ tăng trưởng của kinh tế đất nước, giúp nền kinh tế đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra. 2. Chiến lược phát triển: Định hướng đến năm 2020, sẽ có 10 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không nội địa, trong đó có cảng hàng không quy mô lớn với công suất phục vụ từ 80 - 100 triệu khách/năm Để thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ với nhịp độ tăng trưởng nhanh chóng cần xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện đại, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, bền vững, an toàn, thân thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và liên thông với các quốc gia trong khu vực. Đảm bảo khả năng thống nhất quản lý điều hành mạng lưới giao thông trong phạm vi toàn quốc đồng thời có thể tương hợp, liên thông được với các quốc gia trong khu vực, chúng ta cần học hỏi những kinh nghiệm quý báu của mỗi nước về các vấn đề liên quan đến xây dựng và phát triển hệ thống giao thông thông minh trong giao thông vận tải và đời sống xã hội cũng như thống nhất những giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững của mạng lưới hệ thống giao thông vận tải tại mỗi nước. Việt Nam, đồng thời cũng khẳng định lại nỗ lực của ngành GTVT Việt Nam trong việc thúc đẩy việc hợp tác nêu trên ngày càng toàn diện và có hiệu quả hơn. . tranh cao. Nên trong ngành hàng không có rất nhiều việc và cần nhiều nghề nghiệp đa dạng để hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. II. Vai trò của hàng không trong hệ thống giao thông. phòng. Ý nghĩa của GTVT đặc biệc là hệ thống gtvt bằng đường hàng không đối với quốc phòng thật rõ ràng vì mọi hoạt động tác chiến hậu cần đều không thể tách rời khỏi GTVT. Với những vai trò quan. phát triển của ngành hàng không đóng vai trò rất lớn trong việc tăng cường sức mạnh quốc phòng, đảm bảo an ninh quốc gia. 3. Thúc đẩy sự phát triển hệ thống giao thông vận tải: Hệ thống giao

Ngày đăng: 07/08/2014, 22:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan