luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn

96 1.7K 13
luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạnluận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạnluận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạnv luận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạnluận văn nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại vườn quốc gia ba bể tỉnh bắc kạn

MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trải qua hơn bốn thập kỷ hình thành và phát triển, đến nay hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam gồm 164 khu rừng đặc dụng trong đó có 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học và 30 khu bảo tồn chứa đựng các hệ sinh thái, cảnh quan đặc trưng với giá trị đa dạng sinh học tiêu biểu cho hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và trên biển đã và đang được xây dựng trên khắp các vùng, miền trong cả nước [5]. Đây là những tài sản thiên nhiên quý báu không chỉ có giá trị trước mắt cho thế hệ hôm nay mà còn là di sản của nhân loại mai sau. Tuy nhiên diện tích rừng và đa dạng sinh học ở nước ta trong những năm qua vẫn đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, dẫn tới tình trạng hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp cũng như đời sống của người dân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác quản lý rừng còn nhiều hạn chế chưa hiệu quả. Tài nguyên rừng ở nước ta trước đây do Nhà nước quản lý và quyết định mọi phương án quản lý và sử dụng. Một phần diện tích rừng được giao cho các chủ rừng quản lý nhưng lại chưa có những cơ chế hưởng lợi hợp lý giữa các bên tham gia và nhiều khi chính các chủ rừng lại tham gia phá rừng, năng lực quản lý của các cán bộ vẫn còn rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng trên, các ngành, các cấp và ban quản lý vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã và đang thay đổi cách tiếp cận trong quản lý tài nguyên rừng, trao đổi kinh nghiệm, với những thông lệ, tiêu chí quản lý bảo tồn thiên nhiên quốc tế. Vấn đề quản lý rừng bền vững đang được rất nhiều người quan tâm và quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng đang là một hướng đi có hiệu quả. Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (VQG) được thành lập trên cơ sở từ khu rừng cấm Ba Bể theo Quyết định số 83/1992/TTg ngày 10/11/1992, với tổng diện tích ban đầu là 7.610ha và đã được điều chỉnh với diện tích là 10.048ha theo Quyết định số 2766/QĐ-UB ngày 26/11/2004 của UBND tỉnh Bắc Kạn. VQG Ba Bể nằm trên toàn bộ địa phận xã Nam Mẫu và một phần diện tích của các xã Khang Ninh, Cao Thượng, Cao Trĩ, Quảng Khê, thuộc huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Địa 1 hình có sự chia cắt mạnh, vừa có núi đá vừa có núi đất, độ cao biến đổi từ 150m – 1000m so với mực nước biển. Bao bọc xung quanh là các dãy núi có độ cao từ 800 – 1500 m. Phía Bắc có dãy núi Lung Nham, núi Án với các đỉnh núi có độ cao từ 689 - 829m. Phía Đông là núi Kháo Đạt và Kháo Vạy (cao từ 600 – 799m). Phía Tây là dãy Pu Nộc Chấp, Pù Che (cao từ 677-1043m). Phía Đông Nam là dãy núi đá Quảng Khê và vùng đất của dãy Phia Bjoóc với nhiều đỉnh núi cao như Phia Bjoóc (1502 m), Hoa Sơn (1517m). Do địa hình phức tạp nên vườn quốc gia Ba Bể có những khu vực còn tương đối nguyên vẹn, với nhiều quần thể sinh vật phong phú và đa dạng. Đây còn là nơi sinh sống của một số đồng bào dân tộc thiểu số như: Tày, H’Mông, Dao, trình độ dân trí chưa cao, thu nhập chủ yếu dựa vào trồng trọt sống phụ thuộc vào rừng. Tình trạng này gây ra những khó khăn và thách thức đối với công tác quản lý rừng của VQG Ba Bể nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung. Ngoài ra, BQL rừng và các đối tác có liên quan đến quản lý rừng VQG Ba Bể có nguyện vọng thiết lập đồng quản lý TNR của VQG nhằm bảo tồn và phát triển nguồn TNR. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn” được tiến hành là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 2. ý nghĩa của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu có tính hệ thống tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng ở Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Các kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc đề xuất các nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng, nhằm góp phần vào công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng ở vườn quốc gia Ba Bể. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm cơ sở cho việc điều chỉnh các cơ chế chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu và các vùng lân cận có điều kiện tự nhiên tương tự. Đề xuất được một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại VQG Ba Bể góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý bền vững TNR ở tỉnh. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nhận thức chung về đồng quản lý Trong xu thế chung toàn cầu khi nền kinh tế phát triển song hành với nó là sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là nghiên cứu tìm ra giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững. Tác giả Rao và Geisler (1990) [35] đã đưa ra hàng loạt các giải pháp trong đó có sự hợp tác giữa các bên tham gia. Đây là vấn đề rất quan trọng đối với sự thành công của việc quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong đó vấn đề quan tâm nhất là việc giải quyết ổn thỏa quyền lợi của người dân nơi có rừng và mục tiêu chung của quốc gia. Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với nước ta. Ở đây thuật ngữ đồng quản lý được sử dụng để mô tả sự bố trí sắp xếp chính thức hoặc không chính thức giữa Chính phủ, thành phần tư nhân hoặc tầng lớp dân liên quan đến việc quản lý nguồn TNTN. Sự thịnh hành của hình thức quản lý này đang tăng lên đáng kể trong 20 năm qua, có thể tìm thấy rất nhiều ví dụ ở các nước đang phát triển nơi mà tình trạng đói nghèo và sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dẫn dắt xã hội và quốc gia đó vào việc thực hiện hình thức đồng quản lý. Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên là bước ngoặt mới về quản lý tài nguyên, đó là một quy trình mang tính chính trị và đã có rất nhiều nghiên cứu đưa ra khái niệm về đồng quản lý. Theo Rao và Geisler (1990) [35] đồng quản lý là sự chia sẻ việc ra quyết định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối quan tâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành “đồng minh tự nguyện”. Đồng quản lý là một quá trình hợp tác giữa các cộng đồng địa phương với các tổ chức nhà nước trong việc sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác. Các bên liên quan, nhà nước hay tư nhân, cùng nhau thông qua một hiệp thương xác định sự đóng góp của mỗi đối tác và kết quả là cùng nhau ký một hiệp ước phù hợp mà các đối tác đều chấp nhận được (Wild và Mutebi, 1996) [39]. 3 Đồng quản lý cũng đã được hai nhà khoa học Andrew. Ingles, Arne Musch and Helle Qwist-Hoffman (1999) [30] quan tâm nghiên cứu. Tác giả cho rằng đồng quản lý được coi như sự sắp xếp quản lý được thương lượng bởi nhiều bên liên quan, dựa trên cơ sở thiết lập quyền và quyền lợi, hoặc quyền hưởng lợi được nhà nước công nhận và hầu hết những người sử dụng tài nguyên chấp nhận được. Quá trình đó được thể hiện trong việc chia sẻ quyền ra quyết định và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên. Đồng quản lý các vườn quốc gia là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan cùng nhau thoả thuận chia sẻ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ. Khái niệm này do Borrini - Feyerabend đưa ra năm 1996 [31]. Đến năm 2000 [31] Borrini - Feyerabend lại đưa ra khái niệm chung “đồng quản lý như là một dạng hợp tác, trong đó hai hoặc nhiều đối tác xã hội hiệp thương với nhau xác định và thống nhất việc chia sẻ chức năng quản lý, quyền và trách nhiệm về một vùng, một lãnh thổ hoặc nguồn tài nguyên thiên nhiên được xác định” Borrini - Feyerabend giải thích thêm đối với mục tiêu về văn hoá, chính trị nhằm tìm kiếm sự “công bằng” trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Borrini - Feyerabend đưa ra thuật ngữ tiếp cận “số đông” trong quản lý tài nguyên, kết hợp giữa nhiều đối tác có vai trò khác nhau nhằm mục tiêu chung là bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững và chia sẻ công bằng quyền lợi liên quan đến tài nguyên. Trên cơ sở các khái niệm và định nghĩa đã nêu trên, căn cứ vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam cho một khu bảo tồn thiên nhiên có thể đi đến khái niệm chung mang tính chất tương đối về đồng quản lý tài nguyên rừng trong luận văn này như sau: “Đồng quản lý là việc sắp xếp lại quyền và trách nhiệm giữa các bên tham gia trong quản lý tài nguyên rừng. Hoạt động sắp xếp này liên quan đến việc chuyển từ hình thức đưa ra quyết định từ trên xuống dưới và thiếu sự phối kết hợp giữa người bản địa với việc quản lý nguồn tài nguyên của Nhà nước sang hình thức đưa ra quyết định có sự chia sẻ, hợp tác và thoả thuận của các bên liên quan trong bảo tồn tài nguyên thiên nhiên”. 4 1.2. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng trên thế giới Ấn Độ là quốc gia đầu tiên trên thế giới đặt nền móng cho phương pháp tham gia quản lý tài nguyên rừng. Đồng quản lý (hay hợp tác quản lý) bảo vệ rừng được tiến hành trong thời gian này và nhanh chóng lan rộng tới các quốc gia thuộc các nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh và châu Á {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010) [21]}. Thông qua việc chia sẻ nguồn lợi giữa các nhóm người dân địa phương với nhà nước, các chương trình dự án cũng đã giúp hoà giải sự tranh chấp nguồn tài nguyên giữa người dân và nhà nước. Các chương trình đồng quản lý hoặc hợp tác rừng đã đem lại những kết quả to lớn. Ở Ấn Độ có hơn 63.000 nhóm - tổ tham gia tham gia vào các chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010)[21]}. Ở vườn quốc gia Richtersveld Nam Phi trong báo cáo khoa học về vấn đề “Hợp tác quản lý với người dân ở Nam Phi trong phạm vi vận động” của hai nhà khoa học Moenieba Isaacs và Majma Mohamed năm (2000) [32] đã nghiên cứu các hoạt động hợp tác quản lý tại vườn quốc gia này. Tài nguyên thiên nhiên ở khu vực này khá phong phú và đa dạng đặc biệt có mỏ kim cương. Bởi vậy, người dân ở các vùng khác di cư đến khai thác trái phép làm cho tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ở khu vực này bị suy giảm nghiêm trọng. Năm 1991 ban quản lý vườn quốc gia đã nghiên cứu tìm ra phương thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư. Phương thức này chủ yếu dựa trên quy ước, hương ước quản lý bảo vệ rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác [32]. Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Kruger trước đây người dân đã chuyển đến Makuleke, khi chính phủ mới thành lập đã cho phép người dân trở lại vùng đất truyền thống để sinh sống. Để đạt được quyền sử dụng đất đai cũ, người dân phải xây dựng quy ước bảo vệ môi trường trong khu vực vườn quốc gia đồng thời họ cũng được chia sẻ lợi ích thu được từ du lịch. Từ những kết quả đạt được về đồng 5 quản lý tài nguyên ở Nam Phi đã trở thành bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển khác dẫn theo Reid H (2000) [36]. Ở Thái Lan là nước được đánh giá đạt nhiều thành tựu trong công tác xây dựng các chương trình đồng quản lý bảo vệ rừng. Các cộng đồng dân cư có đời sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng thường có nhiều kinh nghiệm khi đóng vai trò là người bảo vệ hoặc người tham gia quản lý khu bảo tồn. Trong báo cáo “Liên minh cộng đồng” đồng quản lý rừng ở Thái Lan đã có nghiên cứu điểm tại vườn quốc gia Dong Yai nằm ở Đông Bắc và khu rừng phòng hộ Nam Sa ở phía Bắc Thái Lan. Đó là những vùng quan trọng đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đồng thời cũng là những vùng có đặc điểm độc đáo về kinh tế - xã hội, về thể chế truyền thống của cộng đồng người dân địa phương trong quản lý và sử dụng tài nguyên { dẫn theo Poffenberger, M. và McGean, B, 1993) [34]}. Tại Dong Yai, người dân đã chứng minh được khả năng của họ trong việc tổ chức các hoạt động bảo tồn, đồng thời phối hợp với Cục Lâm nghiệp Hoàng gia xây dựng hệ thống quản lý rừng đảm bảo ổn định về môi trường sinh thái cũng như phục vụ lợi ích của người dân trong khu vực. Tại Nam Sa, cộng đồng dân cư cũng rất thành công trong công tác quản lý rừng phòng hộ. Họ khẳng định rằng chính phủ khuyến khích và chuyển giao quyền lực thì họ chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát các hoạt động khai thác quá mức nguồn tài nguyên rừng, các hoạt động phá rừng và tác động tới môi trường. Đồng quản lý ở Thái Lan có thể trở thành bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam bởi vì Thái Lan cũng là một nước trong vùng Đông Nam Á, đặc biệt Việt Nam là quốc gia có một số đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và văn hoá xã hội [34]. Ở Uganda khi tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực đồng quản lý tại vườn quốc gia Bwindi Impenetrable và MgaHinga Gorilla hai nhà nghiên cứu Winld và Mutebi (1996) [39] Cho thấy hợp tác quản lý được thực hiện giữa ban quản lý vườn quốc gia và cộng đồng dân cư. Hai bên thoả thuận ký kết quy ước cho phép người dân khai thác bền vững một số lâm sản, đồng thời có nghĩa vụ tham gia quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn của cộng đồng. Đồng quản lý chỉ có hai đối tác là Ban quản lý và cộng đồng dân cư địa phương. 6 Ở Canada kể từ khi ký hiệp định Northern Quebec và James Bay năm 1975, việc sắp xếp công tác đồng quản lý ở Canada đã tăng lên nhanh chóng. Có rất nhiều hình thức sắp xếp công tác đồng quản lý và nhiều ban chính thức liên quan đến Tuần lộc, các sản phẩm lâm nghiệp và phi lâm nghiệp và các loại cá được đặt tên nhưng rất ít. Việc sắp xếp quyền đồng quản lý đối với chủ đề này là một chủ điểm giữa tỉnh Saskatchewan, công ty quản lý lâm nghiệp Mistik và các cộng đồng người dân thuộc Hội đồng bộ lạc Meadow {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010)[21]}. Khi viết về đồng quản lý rừng tại vườn quốc gia Vutut, tác giả Sherry (1999) [38] cho rằng đây vừa là một khu bảo tồn thiên nhiên vừa là khu di sản văn hoá của người thổ dân ở vùng Bắc Cực. Liên minh giữa chính quyền và thổ dân đã huy động được lực lượng người dân và kết hợp với ban quản lý làm thay đổi chiều hướng bảo tồn tự nhiên hoang dã và tăng các giá trị của vườn quốc gia. Đồng quản lý ở đây đã kết hợp được giữa các mối quan tâm và kiến thức bản địa với mục tiêu bảo tồn. Ban quản lý vườn quốc gia giúp về kỹ thuật xây dựng các mô hình bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội, còn dân bản địa có thể thực hiện các mô hình đó. Hợp tác quản lý ở đây đã giải quyết hài hoà mâu thuẫn giữa chính sách của chính quyền và bản sắc truyền thống của người dân, đảm bảo cho sự thành công của công tác bảo tồn hoang dã và bảo tồn các di sản văn hoá. Đồng quản lý ở vườn quốc gia Vutut được đánh giá rất thành công, theo tác giả thì nó được thiết kế để “kết hợp giữa sự tốt đẹp nhất của hai thế giới” nhà nước văn minh và thổ dân. Ở Madagascar tác giả Schachenmann (1999) [37] đã đưa ra một ví dụ ở vườn quốc gia Andringitra là vườn quốc gia thứ 14 của nước cộng hoà Madagascar. Theo tác giả này vườn quốc gia là một vùng núi có mối liên hệ giữa các hệ sinh thái, sinh cảnh, đa dạng sinh học và cảnh quan cũng như di tích văn hoá. Chính phủ có nghị định đảm bảo các quyền của người dân như: Quyền chăn thả gia súc, khai thác tài nguyên rừng phục hồi để sử dụng tại chỗ, cho phép giữ gìn những tập quán truyền thống khác nhau như có thể giữ gìn các điểm thờ cúng thần rừng. Để đạt được những thoả thuận trên, người dân phải đảm bảo tham gia bảo vệ sự ổn định của các hệ sinh thái trong khu vực. Ngoài ra, có nhiều bên liên quan tham gia trong đồng quản lý như du lịch, chính quyền. 7 Ở Brazil, nông dân đã giúp quản lý 2,2 triệu ha rừng phòng hộ, tham gia vào chương trình CAMPFIRE. Ở đó người dân có thể chia sẻ lợi nhuận từ du lịch trong các khu rừng bảo vệ động vật hoang dã, các chương trình này giúp nhà nước bảo vệ được rừng, giúp người dân cải thiện được quyền tiếp cận với tài nguyên rừng. Tuy nhiên đồng quản lý, chưa giúp người nghèo cải thiện đáng kể kế sinh nhai {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010)[21]}. Năm 1975 nhà nước Nepal thực hiện quốc hữu hóa rừng, tập trung quản lý bảo vệ rừng và đất rừng, kết quả là người dân ở đây đã ít quan tâm đến bảo vệ rừng của nhà nước dẫn đến trong vòng 20 năm hàng triệu ha rừng bị tàn phá. Từ năm 1978, Chính phủ đã giao quyền quản lý bảo vệ rừng cho người dân để thực hiện chính sách phát triển lâm nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian người ta nhận thấy các đơn vị hành chính này không phù hợp với việc quản lý và bảo về rừng do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn vị hành chính và người dân có nhu cầu, sở thích sử dụng sản phẩm rừng khác nhau {dẫn theo Lê Thu Thủy (2010)[21]}. Năm 1989, nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia rừng và đất rừng làm hai loại: Rừng tư nhân và rừng nhà nước cùng với hai loại sở hữu rừng tương ứng là sở hữu rừng tư nhân và sở hữu rừng nhà nước. Trong quyền sở hữu của nhà nước lại được chia theo các quyền sử dụng khác nhau như: Rừng cộng đồng theo nhóm người sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng. Năm 1993, Nepal phát triển chính sách lâm nghiệp mới, nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ trợ cho các nhóm sử dụng rừng, thay chức năng của các phòng lâm nghiệp huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy cho các bên liên quan, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn. Theo báo cáo của nhà khoa học Oli Krishna Prasad (1999) [33], tại khu bảo tồn Hoàng gia Chitwan ở Nepal, cộng đồng dân cư vùng đệm được tham gia hợp tác với một số các bên liên quan quản lý tài nguyên vùng đệm phục hồi cho du lịch. Lợi ích của cộng đồng khi tham gia quản lý tài nguyên là khoảng 30% - 50% thu được từ du lịch hàng năm sẽ đầu tư trở lại cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội 8 của cộng đồng. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở đồng quản lý tài nguyên rừng phục vụ du lịch ở vùng đệm. 1.3. Nghiên cứu đồng quản lý tài nguyên rừng ở Việt Nam Năm 1997 tại vườn quốc gia Cát Tiên trong khoá tập huấn về “kết hợp bảo tồn và phát triển” phương pháp đồng quản lý TNR lần đầu tiên được đưa vào giới thiệu và thảo luận. Sau thời gian đó, đồng quản lý tiếp tục được giới thiệu trong một số khoá tập huấn về bảo tồn thiên nhiên của các dự án nhưng chưa mang lại kết quả đáng kể. Tại khu BTTN Pù Luông, trong nghiên cứu về phối hợp quản lý và bảo tồn Ulrich Apel, Oliver C. Maxwell (2002) [24] đã có đánh giá nghịch lý về sử dụng đất đai và nhà ở, tình hình quản lý tài nguyên thiên nhiên ở một số thôn bản vùng đệm khu BTTN Pù Luông. Trong kết quả nghiên cứu của các tác giả mới chỉ đánh giá một số thể chế, chính sách hiện nay với công tác quản lý rừng đặc dụng, phân tích sự phụ thuộc của người dân đối với tài nguyên rừng, chưa đánh giá được đầy đủ tiềm năng về đồng quản lý và không đưa ra được nguyên tắc và giải pháp thực hiện. Đòi hỏi thực tiến là cần có tiến trình, nguyên tắc và các giải pháp thích hợp xây dựng kế hoạch đồng quản lý tài nguyên rừng. Đây là câu trả lời mà các dự án triển khai trong thời gian gần đây đang lúng túng. Ngày 4/8/2003 hội thảo về “ý tưởng thành lập khu BTTN Phu Xai Leng do cộng đồng quản lý” được tổ chức tại thành phố Vinh, Nghệ An đã đề xuất một số vấn đề đồng quản lý khu bảo tồn. Tuy nhiên, hội thảo cũng chưa thống nhất được các nguyên tắc quản lý và giải quyết triệt để vấn đề [13]. Hội thảo quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng năm 2004 tại Hà Nội được tổ chức với nội dung về khuôn khổ và thể chế quản lý rừng cộng đồng, chính sách hưởng lợi trong quản lý rừng cộng đồng, đánh giá tài nguyên rừng và khai thác rừng cộng đồng. Hội thảo kết luận, quản lý rừng cộng đồng hiện đang tồn tại như một xu thế khách quan và ngày càng có vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý tài nguyên rừng, nhiều diện tích đất lâm nghiệp có thể giao cho cộng đồng quản lý những diện tích rừng xa khu dân, có địa hình phức tạp mà các tổ chức nhà nước và hộ gia đình không có khả năng quản lý và quản lý không có hiệu quả, các khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã. 9 Bên cạnh đó, vấn đề hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu, đặc biệt là tác giả Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung. Tác giả Phạm Xuân Phương với khảo sát đánh giá tình hình triển khai tình chất hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao nhận khoán rừng năm 2003. Kỹ thuật đánh giá thực trạng quản lý rừng cộng đồng của các tác giả Nguyễn Hồng Quân, Vũ Long, Phạm Xuân Phương đã đưa ra khung định vị đánh giá hiện trạng quản lý rừng cộng đồng. Tuy nhà nước chưa quy định quyền hưởng lợi của cộng đồng với những diện tích rừng cộng đồng hiện đang quản lý, song trên thực tế cộng đồng đang quản lý có quyền hưởng lợi, phân chia lợi ích từ rừng. Bàn về hiệu quả đạt được từ quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở nước ta cho đến nay chưa có đánh giá hiệu quả quản lý rừng cộng đồng ở quy mô toàn quốc. Tuy nhiên, căn cứ vào 3 kết quả Hội thảo quốc gia về quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội (tháng 6/2000, tháng 11/2001 và tháng 11/2004) có thể đưa ra một số nhận định sau: Nhiều nơi rừng cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn, những nơi rừng do cộng đồng quản lý hầu như không bị chặt phá, do không có xâm hại nên rừng ngày càng tăng trưởng. Đối với diện tích rừng do cộng đồng nhận khoán bảo vệ, hàng năm được Nhà nước hoặc chủ rừng trả tiền công khoán, đã góp phần giải quyết một phần khó khăn về đời sống cho một bộ phận dân cư. Đối với diện tích rừng và đất rừng chính quyền địa phương giao, cộng đồng có thể tận dụng khi rừng chưa khép tán hoặc đất trống chưa trồng rừng để canh tác kết hợp cây nông nghiệp, chăn thả dưới tán rừng, được các dự án đầu tư hỗ trợ vốn để sản xuất, được hưởng lợi sản phẩm từ rừng. Đối với diện tích rừng cộng đồng quản lý theo truyền thống cho đến nay hầu như cộng đồng có toàn quyền quyết định việc sử dụng tài nguyên rừng, trong đó đáp ứng nhu cấu lâm sản cho các công trình chung của cộng đồng, giải quyết nhu cầu gỗ làm nhà cho các hộ gia đình. 10 [...]... quản lý tài nguyên tại Vườn quốc gia Ba Bể Đây là những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn Đề tài: Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba B ể tỉnh Bắc Kạn được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm những thông tin về đồng quản lý rừng Trên cơ sở đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc kạn đưa ra các nguyên tắc và. .. khoa học và thực tiễn đồng quản lý rừng tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (4) Đánh giá vai trò tiềm năng hợp tác và những mâu thuẫn tiềm tàng của các bên liên quan đến đồng quản lý TNR tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn (5) Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng tại VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Cách tiếp cận và phương hướng giải quyết vấn đề Đề tài... quan trong quản lý bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn - Đề xuất được các nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 2.2 Đối tượng nghiên cứu - Cơ chế, chính sách của các cấp có liên quan đến công tác đồng quản lý rừng ở VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Phân tích thể chế, kiến thức bản địa của cộng đồng người dân địa phương trong công tác bảo vệ và phát triển... rất cần thiết và có ý nghĩa 22 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về đồng quản lý rừng làm cơ sở đề xuất các nguyên tắc đồng quản lý và giải pháp thích hợp thực hiện các nguyên tắc đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể Tỉnh Bắc Kạn 2.1.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá tiềm năng đồng quản lý của các bên... triển rừng ở VQG Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Tổ chức quản lý tài nguyên thiên nhiên ở VQG Ba Bể - Tài nguyên thiên nhiên ở VQG Ba Bể 2.3 Giới hạn nghiên cứu - Về địa bàn nghiên cứu: Chỉ giới hạn trong xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn - Về nội dung nghiên cứu: Chỉ tập trung phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn thực hiện đồng quản lý rừng và đánh giá tiềm năng đồng quản lý rừng tại VQG Ba Bể và hỗ trợ để các... đồng quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đánh giá tiềm năng đồng quản lý tài nguyên rừng tại VQG Đề xuất nguyên tắc đồng quản lý Đề xuất giải pháp đồng quản lý Hình 2.1: Các bước tiến hành nghiên cứu 2.5.3 Phương pháp kế thừa tài liệu - Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có về đồng quản lý, kể cả các tài liệu nghiên cứu đã có trên thế giới - Kế thừa các tài liệu có sẵn ở các cơ quan và ban, ngành, các cấp... tiễn thực hiện đồng quản lý tại khu vực, đề tài còn quan tâm đến việc đánh giá các tiềm năng của đồng quản lý Đặc biệt chú ý đến chế độ hưởng lợi của các bên tham gia và cách giải quyết các mâu thuẫn còn đang tồn tại trong công tác quản lý Trên cơ sở đánh giá, phân tích các kết quả này, đề tài đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại địa phương theo hướng phát triển tài nguyên rừng... điều kiện và tình hình thực tiễn ở nước ta và đặc biệt là sự hợp tác nhiệt tình của địa phương Vườn Quốc Gia Ba Bể có diện tích tương đối rộng, rất đa dạng về sinh học Nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào có tính hệ thống về quản lý rừng cộng đồng và đồng quản lý tài nguyên rừng Vậy làm sao để quản lý rừng bền vững? Cần có những nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý như thế nào để giải 13 quyết... biện pháp quản lý rừng hiệu quả nhất tại địa phương 1.5 Điều kiện tự nhiên của khu vực Vườn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 1.5.1.Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới và diện tích + Tọa độ địa lý Vườn Quốc Gia Ba Bể: Từ 22 005’72’’ đến 22008’14’’ độ Vĩ Bắc 105009’07’’ đến105011’82’’ độ Kinh Đông + Ranh giới VQG: - Phía Bắc giáp xã Cao Thượng, huyện Ba Bể - Phía Đông giáp xã Cao Trĩ, Khang Ninh, huyện Ba Bể. .. rừng Vườn quốc gia Ba Bể có nguyện vọng thiết lập nguyên tắc đồng quản lý TNR là rất cần thiết cấp bách 3.1.4 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn 3.1.4.1 Thuận lợi 35 - Chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với lĩnh vực Lâm nghiệp ngày càng hoàn thiện và sát với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ rừng, . lập đồng quản lý TNR của VQG nhằm bảo tồn và phát triển nguồn TNR. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài: Nghiên cứu, đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý tại Vườn Quốc Gia Ba Bể tỉnh. tiễn. Đề tài: Nghiên cứu đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm những thông tin về đồng quản lý. năng đồng quản lý rừng tại Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc kạn đưa ra các nguyên tắc và biện pháp quản lý rừng hiệu quả nhất tại địa phương. 1.5. Điều kiện tự nhiên của khu vực Vườn quốc gia Ba Bể,

Ngày đăng: 07/08/2014, 14:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan