Tiểu luận bảo hiễm xã hội doc

28 591 14
Tiểu luận bảo hiễm xã hội doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là về thủ tục hành chính, nhằm giảm thiểu thủ tục hồ sơ, giấy tờ và những bước công việc không cần thiết, không phù hợp, tạo thuận tiện, nhanh chóng cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH), xét duyệt hồ sơ cấp sổ, thẻ, phiếu khám chữa bệnh, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và thanh toán chi phí khám chữa bệnh là một trong những mục tiêu cơ bản, chủ yếu và xuyên suốt trong chương trình cải cách hành chính của hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay. Theo đó, trong suốt năm qua, nhiều nhiệm vụ cụ thể, thiết thực đã được lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo thực hiện khẩn trương và quyết liệt. Nổi bật trong số các nhiệm vụ đó là việc tổ chức triển khai thí điểm mô hình thực hiện cơ chế 'một cửa' ở một số địa phương. BHXH Hà tĩnh là một trong những số đó. Để thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010 theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 của Thủ tướng chính phủ, Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và Quyết định số 645/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam về việc thực hiện cơ chế một cửa, Trong những năm qua, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện và đạt được những chuyển biến nhất định trong công tác quản lý, đảm bảo quyền lợi chế độ cho người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng của ngành thì vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là cải cách thủ tục hành chính trong các khâu nghiệp vụ của ngành và thực hiện mô hình “một cửa” khi giải quyết chế độ chính sách cho người tham gia và hưởng BHXH, BHYT. Thông qua hoạt động thực tiễn và tiếp thu những kết quả nghiên cứu đổi mới các quy định quản lý nghiệp vụ của ngành; căn cứ vào các điều kiện thuận lợi do BHXH Việt Nam hỗ trợ về cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin và trình độ cán bộ, công chức, viên chức cùng với sự quyết tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Đảng uỷ, chính quyền , BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã mạnh dạn xây dựng Đề án thực hiện cơ chế “một cửa” nhằm phục vụ người tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT một cách thuận lợi, chính xác và kịp thời nhất. Ngày 16 tháng 11 năm 2006 Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam đã ra Quyết định số 3364/QĐ - BHXH về việc phê duyệt Đề án thí Điểm thực hiện cơ chế "một cửa", BHXH Tỉnh Hà Tĩnh Được giao nhiệm vụ tiên phong trong toàn ngành thực hiện cải cách hành chính theo qui trình "một cửa". Từ mô hình thí điểm tại BHXH Hà Tĩnh, BHXH Việt Nam quyết định nhân rộng ra BHXH các tỉnh, thành phố Hải phòng, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Lạng Sơn, Vĩnh Long, An Giang, Hải Dương và Đà Nẵng… Mục tiêu nhằm tạo ra bước đột phá về cải cách thủ tục hành chính, với những chuyển biến căn bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết chế độ BHXH, BHYT. Việc tổng kết đánh giá, ghi nhận những những mặt tiến bộ tích cực, những kết quả làm được, xem xét những hạn chế, rút kinh nghiệm từ mô hình thí điểm tại BHXH Hà Tĩnh có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc mở rộng cơ chế “một cửa” ở BHXH các địa phương còn lại được tốt hơn. Chính vì thế em đã lựa chọn làm đề tài “ Nhìn lại việc thực hiện cơ chế ‘một cửa” tại BHXH Hà Tĩnh”, với kết cấu gồm 2 phần chính: Phần 1. Khái quát chung về cơ chế “ một cửa” Phần 2. Việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại BHXH Hà Tĩnh. Sau đây là nội dung chi tiết. Phần 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ “ MỘT CỬA 1.1.CƠ CHẾ “MỘT CỬA” GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1.1. Khái niệm Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch trong việc giả quyết các thủ tục hành chính nhằm đáp ứng yêu cần của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của tổ chức công dân, và gần đây Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003, Sửa đổi bổ sung bằng Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ngày 22/6/2007 ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mà chúng ta thường gọi thực hiện theo cơ chế “một cửa”. Cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. 1.1.2. Nguyên tắc Cơ chế “một cửa” được thực hiện theo các nguyên tắc sau:  Thủ tục hành chính đơn giản, rõ rang, đúng pháp luật .  Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân.  Nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.  Việc phân phối giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.  Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng , thuận tiện cho tổ chức, công dân. 1.1.3. Cơ quan áp dụng cơ chế “ một cửa” a) Văn phòng Ủy ban nhân dân, các sở và cơ quan tương đương thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ; b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; c) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; d) Các cơ quan được tổ chức và quản lý theo hệ thống dọc đặt tại địa phương của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. 1.1.4.Hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc liên hệ, nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. b) Cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có trách nhiệm xem xét hồ sơ của tổ chức, cá nhân: - Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; - Trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh; - Đối với các loại công việc theo quy định giải quyết trong ngày làm việc không được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và giải quyết ngay, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyền ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật; - Đối với các loại công việc theo quy định được ghi giấy hẹn thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả, chủ trì, phối hợp với bộ phận chức năng có liên quan giải quyết hồ sơ, sau đó trình lãnh đạo có thẩm quyền ký, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí đối với những công việc được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật. 1.1.5.Phòng làm việc, trang thiết bị của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng làm việc, trang thiết bị của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả các cấp được bố trí theo quy định chung tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, ngoài ra được bố trí cụ thể như sau: a) Diện tích phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: - Đối với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh: tối thiểu 40m 2 ; - Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện: tối thiểu 80m 2 ; - Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã: tối thiểu 40m 2 ; - Trong tổng diện tích phòng làm việc của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương phải dành 50% diện tích để bố trí nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân; - Trường hợp tình trạng trụ sở hiện tại chưa đáp ứng yêu cầu về diện tích, cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương được dành diện tích thấp hơn quy định để bố trí bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân nhưng thời gian kéo dài không quá ngày 31 tháng 12 năm 2008. b) Trang thiết bị của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Căn cứ vào tính chất công việc của mỗi cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định trang thiết bị cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, mức tối thiểu phải có máy vi tính, máy fax, máy in, điện thoại cố định, ghế ngồi, bàn làm việc, nước uống, quạt mát hoặc máy điều hoà nhiệt độ và các trang thiết bị khác để đáp ứng nhu cầu làm việc; khuyến khích cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân. c) Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước các cấp trang bị đồng phục cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, xem xét, bố trí các trang thiết bị cần thiết để phục vụ theo hình thức trợ giá cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu về photocopy, đánh máy vi tính các tài liệu, hoàn chỉnh biểu mẫu, hồ sơ, điện thoại. 1.1.6. Kinh phí thực hiện cơ chế “một cửa” Kinh phí thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được sử dụng trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được cấp có thẩm quyền giao theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và từ các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật. 1.2. CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên việc thực hiện cơ chế “một cửa” là tất yếu. Về việc thực hiện cơ chế này, kể từ tháng 01/2007, BHXH Việt Nam đã có quyết định triển khai thí điểm mô hình tại BHXH tỉnh Hà Tĩnh, tiếp đó đã có quyết định mở rộng ra trên phạm vi toàn ngành. Mục tiêu là tạo ra sự thông thoáng, nhanh chóng, thuận tiện để mọi người lao động và tổ chức có yêu cầu tham gia và thanh toán chế độ BHXH, BHYT. Theo mô hình này, BHXH Việt Nam đã có sự điều chỉnh nhiệm vụ của một số đơn vị trực thuộc BHXH cấp tỉnh, giao cho Phòng quản lý hồ sơ làm đầu mối tiếp nhận và trả kết quả đối với tất cả các mảng hoạt động nghiệp vụ. Vào ngày 22/8/2007, tại TP Hà Tĩnh, BHXH Việt Nam đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai đề án thí điểm cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” ở BHXH Hà Tĩnh, qua đánh giá bước đầu việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã mang lại kết quả tích cực, tạo được niềm tin đối với cá nhân và tổ chức có nhu cầu giải quyết công việc với ngành. Để từng bước áp dụng trong phạm vi toàn ngành cơ chế “một cửa”, ngày 30/10/2007 BHXH Việt Nam đã có văn bản số 4048/BHXH-TCCB hướng dẫn BHXH các địa phương trước mắt chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất, trang thiết bị tổ chức thành lập ngay bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan BHXH tỉnh theo cơ chế “một cửa”. Phần 2. VIỆC THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI BHXH HÀ TĨNH 2.1. GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀ TĨNH Tháng 10 năm 1995 Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 124 ngày 17 tháng 8 năm 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh là cơ quan trực BHXH Việt Nam, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam, chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của Tổng Giám Đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chịu sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. a) Cơ cấu tổ chức ngành BHXH tỉnh Hà Tĩnh bao gồm: - Cơ quan BHXH tỉnh; [...]... việc, trang thiết bị của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả 5 1.1.6 Kinh phí thực hiện cơ chế “một cửa” 6 1.2 CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI Phần 2 VIỆC THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI BHXH HÀ TĨNH 2.1 GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀ TĨNH 7 2.2 CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TẠI BHXH HÀ TĨNH 8 2.2.1.Sự chuẩn bị cho quá trình triển khai cơ chế “một cửa” 2.2.2 Nội dung của cơ chế... phòng nghiệp vụ: - Phòng Tổ chức – Hành chính - Phòng Thu BHXH - Phòng Chế độ chính sách - Phòng Giám định chi - Phòng Bảo hiểm Tự nguyện - Phòng Kế hoạch – Tài chính - Phòng Kiểm tra - Phòng Công nghệ thông tin c) Bảo hiểm xã hội 12 Huyện, Thị, Thành phố - BHXH Thành phố Hà Tĩnh - BHXH Thị xã Hồng Lĩnh - BHXH Huyện Kỳ Anh - BHXH Huyện Cẩm Xuyên - BHXH Huyện Thạnh Hà - BHXH Huyện Can Lộc - BHXH Huyện Nghi... nghệ thông tin, mạng LAN trong cơ quan đảm bảo thực hiện thông suốt cơ chế “một cửa” - Thứ năm, bố trí, sắp xếp lại cơ sở vật chất (trụ sở, phòng làm việc) đảm bảo đủ điều kiện để bố trí sắp xếp một cách khoa học, thuận tiện trong quá trình xử lý công việc của các phòng và giảm được sự đi lại không cần thiết của đơn vị sử dụng lao động và người lao động KẾT LUẬN Qua tìm hiểu về việc thực hiện cải cách... việc riêng cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ở một số huyện, thị xã còn chưa đạt tiêu chuẩn quy định; số đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH, BHYT ở cấp huyện lớn (có huyện có trên 100.000 đối tượng với số tiền chi trả trên 10 tỷ đồng) Trên cơ sở đề xuất phương án và được sự chỉ đạo của BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị xã đã sớm tập trung cải tạo phòng làm việc, bố trí trang thiết bị…Bước đầu... cuộc cải cách hành chính để xây dựng một hệ thống BHXH ngày càng hoàn thiện hơn Tạo ra sự thuận tiện, nhanh chóng cho công dân và tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc, nâng cao chất lượng dịch vụ xã hội, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân Mục lục Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 Phần 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CHẾ “ MỘT CỬA 3 1.1.CƠ CHẾ “MỘT CỬA” GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 1.1.1 Khái... việc được giải quyết nhanh hơn, hiệu quả hơn và chủ động về thực hiện kế hoạch công tác của mình, tạo thời gian tiếp cận cơ sở và hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thị xã Thông qua đánh giá chất lượng hồ sơ do BHXH các huyện, thị xã nộp tại phòng giao dịch “một cửa”, cán bộ nghiệp vụ tại BHXH cấp huyện đã nâng cao trách nhiệm trong việc thụ lý hồ sơ, ý thức cập nhật kịp thời các quy định, các chế... thấy rằng cán bộ, công chức thuộc các phòng nghiệp vụ đã chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian giải quyết hồ sơ do "giao dịch một cửa" bàn giao và có kế hoạch, thời gian hướng dẫn BHXH các huyện, thị xã, không phải dành thời gian đón tiếp, hướng dẫn khách, tạo sự chuyên môn hoá cao - Các cá nhân, đơn vị đến trực tiếp tại "giao dịch một cửa" đều tỏ thái độ phấn khởi trước hiệu quả của cải cách hành... 24/6/1999 về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã công khai các thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ chính sách ở trụ sở BHXH tỉnh, BHXH các huyện, thị xã; gửi văn bản đến tất cả các đơn vị sử dụng lao động và xây dựng hệ thống quy trình, quy chế nội bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Một số phòng nghiệp vụ, một số bộ phận đã bước đầu thực hiện theo... tượng, thậm chí có thể xảy ra các hiện tượng tiêu cực - Cơ sở vật chất, kỷ thuật, hệ thống CNTT còn hạn chế nên chưa phát huy hết tác dụng của cơ chế mới 2.2.6 Một số giải pháp khắc phục các hạn chế Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”, những giải pháp cần phải thực hiện mà BHXH tỉnh đưa ra là: - Thứ nhất, quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức về ý nghĩa và tầm quan trọng của cơ chế... nhất là khi các thông tin cần thiết phục vụ cho việc điều hành và thực thi nhiệm vụ đều phải được công khai, minh bạch - Thứ hai, rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các phòng chức năng nhằm đảm bảo không chồng chéo, không bỏ sót, mỗi việc chỉ do một phòng chịu trách nhiệm chính, đồng thời có cơ chế phối hợp, kiểm soát giữa các phòng chức năng, tránh hiện tượng quá tải ở phòng giao dịch “một cửa” . VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀ TĨNH Tháng 10 năm 1995 Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 124 ngày 17 tháng 8 năm 1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Bảo hiểm xã hội. kinh phí khác theo quy định của pháp luật. 1.2. CƠ CHẾ “MỘT CỬA” TRONG LĨNH VỰC BẢO HIỂM XÃ HỘI Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ nên việc thực hiện cơ chế “một cửa”. Phòng Bảo hiểm Tự nguyện - Phòng Kế hoạch – Tài chính - Phòng Kiểm tra - Phòng Công nghệ thông tin c) Bảo hiểm xã hội 12 Huyện, Thị, Thành phố - BHXH Thành phố Hà Tĩnh - BHXH Thị xã

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan