TOÀ án VÀ VIỆN KIỂM SÁT QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP

42 2.2K 8
TOÀ án VÀ VIỆN KIỂM SÁT QUA CÁC BẢN HIẾN PHÁP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN: Sau khi đập tan thực dân Pháp và thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, bên cạnh nhiệm vụ đạp tan bộ máy nhà nước thực dân, phong kiến, Nhà nước ta đã khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước cách mạng “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” trong đó có tòa án nhân dân. Từ ngày 13 tháng 9 đến ngày 28 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã ban hành các Sắc lệnh ở Bắc bộ: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình, Vinh; miền trung: Huế ,Quảng Ngãi, Nha Trang; Nam bộ: Sài Gòn, Mĩ Tho thành lập tòa án quân sự. Nhiệm vụ là xét xử( sơ thẩm, trung thẩm) phạm vào 1 việc có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 24 tháng 1 năm 1946 Chủ tịch Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 13 quy định về việc tổ chức tòa án ở nước ta như sau: - Tòa án sơ cấp tổ chức ở quận(phủ, huyện, châu). - Ở các tỉnh và các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn-Chợ Lớn, có 1 toàn đệ nhị cấp. - Ở mỗi kì có 1 tòa thượng thẩm. Có 2 ngạch thẩm phán là sơ cấp và đệ nhị cấp. Tiểu kết: thời kì đầu thì bộ máy tổ chức toàn án được phân chia theo cấp từ trên xuống dưới và chỉ hình sự, dân sự và thương sự ở sơ thẩm. Ngày 25 tháng 4 năm 1947 Chủ tịch Chính Phủ ban hành sắc lệnh số 45 thành lập toàn án trung ương. Ngày 22 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch chính phủ ban hành Sắc lệnh số 85 về cải tổ bộ máy tư pháp. Đây là điểm phát triển so với Sắc lệnh số 13 năm 1945 khi cải tổ bộ máy tòa án thành xét xử theo vùng lãnh thổ chứ k phải theo cấp. Theo đó, tòa án sơ cấp được đổi thành TÒA ÁN NHÂN DÂN huyện, tòa án đệ nhị cấp gọi là TÒA ÁN NHÂN DÂN tỉnh, hội đồng phúc án nay gọi là tòa phúc thẩm, phụ thẩm nhân dân đổi thành hội thẩm nhân dân; bộ máy này khá hoàn thiện và giống với cách tổ chức hệ thống tòa án bây giờ. Tháng 4 năm 1958 Quốc hội quyết định thành lập TÒA ÁN NHÂN DÂN tối cao và Viện công tố trung ương, 2 cơ quan này không chịu sự quản lý về tổ chức của bộ tư pháp mà chỉ trực thuộc chính phủ. Theo HP 1959 và luật tổ chức tòa án nd năm 60 thì hệ thống TÒA ÁN NHÂN DÂN gồm có: - Toà nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân địa phương. - Các tòa án quân sự. Theo điều 2 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960 thì việc phân chia tòa án theo lãnh thổ địa phương nhằm dân chủ hóa hệ thống tòa án, bảo đảm xét xử nhanh chóng, kịp thời và quản lý tốt hơn hệ thống tòa án từ trung ương đến địa phương. Ngoài ra, theo HP 1959 và luật tổ chức tòa án nhân dân 1960 quy định chế độ bầu thẩm phán thay cho chế độ bổ nhiệm trước đó theo điều 5 luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960:” các tòa án nhân dân được thực hành chế độ bầu thẩm phán”; thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra,các Tòa án nhân dân được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, việc quản lí các Tòa án nhân dân địa phương thuộc quyền thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Ý nghĩa: đề cao tính dân chủ trong việc bầu thẩm phán phù hợp với yêu cầu dân chủ hóa hoạt động tư pháp theo HP 1959. Ngày 18 tháng 12 năm 1980 Quốc hội khóa VI kỳ họp thứ 7 đã thông qua bản Hiến pháp nước CHXHCNVN. Ngoài việc kế thừa HP 1959 về Tòa án nhân dân thì còn có nhiều quy định mới như: - Trong trường hợp đặc biệt hoặc cần xét xử những vụ án đặc biệt thì ngoài QH( quy định ở Điều 97 HP 1959 ) thì Hội đồng nhà nước cũng có thể thành lập tòa án đặc biệt. Theo Điều 128 HP 1980: “Trong tình hình đặc biệt hoặc trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội hoặc Hội đồng Nhà nước có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt.” - Ở cơ sở thành lập các tổ chức thích hợp để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật theo điều 128 HP 1980. Việc này nhằm giúp bộ máy tư pháp linh động trong việc xử lý các vấn đề nhỏ, tránh việc chờ đợi các phiên tòa ở địa phương, giảm thiểu lượng công việc cho Tòa án nhân dân cấp cao hơn. - Theo điều 137 HP 1980:’Các bản án và quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.”. Đây là điều hoàn toàn mới so với HP 1959 nhằm nhấn mạnh việc thực thi pháp luật trong quần chúng nhân dân cũng như các cơ quan, đề cao tính nghiêm minh của tòa án và pháp luật nước CHXHCNVN. Ngày 03 tháng 07 năm 1981 Quốc hội đã thông qua luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981. Theo đó có 1 số quy định mới như sau: - Việc quản lý Tòa án nhân dân địa phương do bộ Tư pháp đảm nhiệm theo điều 16 luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981: “Việc quản lý các Toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức do Bộ trưởng Bộ Tư pháp đảm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Tư pháp phối hợp chặt chẽ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc thực hiện nhiệm vụ đó.”. - Mở rộng thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giám đốc thẩm và tái thẩm những bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới bị kháng nghi vì có sự vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc được quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó theo điều 21, 23 và 25 luật tổ chức tòa án 1981. - Tòa án nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan, tổ chức khắc phục những thiếu sót trong quản lý. Các tổ chức nói trên có trách nhiệm trả lời cho Tòa án nhân dân về các kiến nghị đó. Ngày 15 tháng 4 năm 1992, QH khóa 8 kỳ họp thứ 11 đã thông qua HP 1992. Ngoài việc kế thừa những quy định HP 1980, luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981 về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, HP 1992 và luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992 đã có những điểm mới sau: - Thực hiện chế độ bổ nhiệm thẩm phán thay cho chế độ bầu thẩm phán trước đó theo điều 3 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992: “Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Toà án các cấp.” và tất cả những thẩm phán của Tòa án nhân dân các cấp đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức. - Thành lập các tòa án khác do luật quy định theo điều 127 HP 1992 và điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992.Tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992 sửa đổi năm 1993 đã quy định tòa kinh tế thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại luật tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi năm 1995 đã quy định thành lập tòa lao động và tòa hành chính thuộc cơ cấu Tòa án nhân dân tối cao. Theo luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 quy định chế độ bổ nhiệm thẩm phán nhưng khác với trước đây Chủ tịch nước chỉ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao còn thẩm phán các Tòa án nhân dân địa phương, quân sự quân khu và tương đương, các tòa án quân sự khu vực do chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của các hội đồng tuyển chọn thẩm phán công khai; theo điều 3 luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 :”Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán được thực hiện đối với các Tòa án các cấp.” và điều 40 luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Tòa án nhân dân tối cao vẫn quản lý các tòa án cấp khác về tổ chức theo 1 cách thống nhất quy định này nhằm đảm bảo việc theo dõi, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn gắn liền với việc nhận xét, đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ.Quy định tiêu chuẩn hóa đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân tại điều 37 luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Đồng thời cũng thực hiện việc cắt giảm bớt lượng công việc của Tòa án nhân dân tối cao khi Tòa án nhân dân tối cao k xét xử sơ thẩm và chung thẩm, cắt giảm các cấp có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao. Điều này nhằm rút gọn bộ máy Tòa án nhân dân tối cao và tập trung vào nhiệm vụ chính như : giám đốc thẩm, tái thẩm, tổng kết thực tiễn, xét xử hướng dẫn các tòa án áp dụng pháp luật 1 cách thống nhất quy định ở điều 17 luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992 có quy định về ủy ban thẩm phán nhưng ở luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002 điều 18 thì không có. Ở dự thảo sửa đổi HP 2013, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 126 và Điều 127 Hiến pháp năm 1992, xác định rõ Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp để thể chế hóa quan điểm về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực. Không liệt kê tên các Tòa án cụ thể để phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp về việc thành lập các Tòa án không theo đơn vị hành chính, tạo sự linh hoạt trong việc tổ chức hệ thống tòa án. Xác định và nhấn mạnh hơn nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ công lý, làm nổi bât tôn chỉ, mục tích của Tòa án. Tóm lại, sự hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân luôn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước. Bộ máy tổ chức ngày càng chặt chẽ, phân chia nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp; đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ luật pháp, Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. II. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN: 1) Chức năng của Tòa án nhân dân: Trong tổ chức bộ máy nhà nước chỉ có tòa án nhân dân mới có thẩm quyền xét xử. Điều 1 (chương I, khoản 1 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960): “TAND là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. TAND xét xử những vụ án hình sự và dân sự để trừng trị những kẻ phạm tội và giả quyết những việc tranh chấp về dân sự trong nhân dân.” Khoản 1 Điều I (chương 1 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1981): “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN. TAND xét xử những vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình và những việc khác do pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của TAND.” Điều 1 (Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 1992): “ TAND tối cao, TAND địa phương,TA quân sự và các Ta khác do Luật định là các cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN. Các TA xét xử những vụ án hình sự , dân sự, hôn nhân và gia đình lao dộng và những vụ án khác theo pháp luật quy định.” Điều 127 (hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung 2001): “TAND tối cao các TAND địa phương, các TA quân sự và các tòa án khác : do Luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCNVN”. Điều 17 (Luật tổ chức TAND 2002): Tòa án nhân dân tối cao quảnlý các Tòa án nhân dân địa phương về tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng nhân dân địa phương. Tòa án nhân dân tối cao quảnlý các Tòa án quân sự về tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ quốc phòng. Quy chế phối hợp giữa Tòa ánnhân dân tối cao và Hội đồng nhân dân địa phương, giữa Tòa án nhân dân tối cao và Bộ quốc phòng trong việc quản lý các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa ánquân sự về tổ chức do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Điều 107 (dự thảo sửa đổi, bổ sung năm 2013 Điều 126, Điều 127): Tòa án Nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án Nhân dân gồm Tòa án Nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định Trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Điều 126 và Điều 127 Hiến pháp năm 1992, dự thảo 2013 xác định rõ Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp để thể chế hóa quan điểm về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực. Không liệt kê tên các Tòa án cụ thể để phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp về việc thành lập các Tòa án không theo đơn vị hành chính, tạo sự linh hoạt trong việc tổ chức hệ thống tòa án. Xác định và nhấn mạnh hơn nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ công lý, làm nổi bât tôn chỉ, mục tích của Tòa án. Để đảm bảoTAND thực hiện có hiệu quả chức năng xét xử Luật tổ chức Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002 đã chuyển quyền quả lí tòa án địa phương từ Bộ tư pháp sang TAND tối cao. 2)Nhiệm vụ của tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân có hai nhiệm vụ.Đó là nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và nhiệm vụ giáo dục công dân. Khoản 2 Điều 1 ( luật tổ chức TAND 2002): Trong phạm vi chức năng của mình, Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừavà chống tội phạm. Điều 126(HP1992): Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, các vi phạm pháp luật khác.” Điều 108 khoản 2(sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và 133) Tòa án Nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.  Điều 126 của Hiến pháp năm 1992 quy định về những nhiệm vụ chung của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, các cơ quan này có chức năng khác nhau, nên có nhiệm vụ riêng mang tính đặc thù của từng cơ quan; vì thế cho nên nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cần được quy định riêng, cụ thể là đưa những nội dung tại Điều này về Điều 108 và Điều 113 của dự thảo Hiến pháp. Trong giai đoạn hiên nay,để tạo điều kiện cho tòa án nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng xét xử, Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản Pháp luật có liên quan đến tổ chức và hoạt động của TAND, trong đó chú ý đến việc quy định để nâng cao chất lượng đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho ngành tòa án,xây dựng ngành tòa án nhân dân vững mạnh về mọi mặt. III. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN: 1) Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán và bầu hội đồng nhân dân: Điều thứ 64 (HP1946): Các viên thẩm phán đều do Chính phủ bổ nhiệm. Điều 98 (HP 1959): Các Toà án nhân dân thực hành chế độ thẩm phán bầu theo quy định của pháp luật. Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao là năm năm. Tổ chức của các Toà án nhân dân do luật định. Điều 28 (Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960): Chánh án, Phó chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra và bãi miễn. Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, thị xã hoặc đơn vị hành chính tương đương là ba năm. Điều 42 (Luật tổ chức tòa án nhân dân 1981): Chánh án toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội, theo sự giới thiệu chung của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội, sau khi hỏi ý kiến các đoàn đại biểu. Các Phó Chánh án và thẩm phán toà án nhân dân tối cao do Hội đồng Nhà nước cử theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Các hội thẩm nhân dân Toà án nhân dân tối cao do Hội đồng Nhà nước cử theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Điều 128 (HP1992): Nhiệm kỳ của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân ở Toà án nhân dân các cấp do luật định. Khoản 3 Điều 110 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 2013: Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của Thẩm phán; việc bầu và nhiệm kỳ của Hội thẩm Tòa án nhân dân do luật định. => Theo Hiến pháp 1946,thẩm phán tòa án đều do Chính phủ bổ nhiệm.Đến Hiến pháp 1959, 1980 Và các luật tổ chức tòa án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm (HP1959), Hội đồng nhà nước cử(HP1980). Thẩm phán tòa án nhân dân địa phươn đều do cơ quan quyền lực nhà nước bầu bãi nhiêm. Hiến pháp 1992 ra đời đã thay thế chế độ bầu thẩm phán các tòa án địa phương bằng chế độ bổ nhiệm thẩm phán đã tạo điều kiện tốt hơn cho tòa án xét xử độc lập khách quan và đề cao phẩm chất ngề nghiệp của thẩm phán. Khoản 2 Điều 129 (HP1980): Nhiệm kỳ của Chánh án, Phó Chánh án và thẩm phán Toà án nhân dân các cấp theo nhiệm kỳ của cơ quan bầu ra mình. Khoản 4,5 Điều 40 (Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002): 4. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là năm năm. 5. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân Tòa án nhân dân địa phương theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. => Nhiệm kì của chánh án, Phó chánh án và Thẩm phán TAND tối cao, chnhs án, phó chánh án và thẩm phán TAND địa phương,tòa án quân sự là 5 năm.Nhiệm kì của hội thẩm nhân dân, hội thẩm nhân dân địa phương la 5 năm. 2)Nguyên tắc khi xét xử hội thẩm nhân dân (hội thẩm quân nhân) tham gia,hội thẩm ngang quyền với thẩm phán: Điều thứ 65 (HP1946): Trong khi xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ý kiến nếu là việc tiểu hình, hoặc cùng quyết định với thẩm phán nếu là việc đại hình. Điều 44 (Luật tổ chức TAND 1981): Các hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ tham gia công tác xét xử của toà án nhân dân. Các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã và đoàn thể nhân dân có người được bầu làm hội thẩm nhân dân phải tạo điều kiện cho hội thẩm nhân dân làm nhiệm vụ tại Toà án. Các hội thẩm nhân dân được bồi dưỡng về nghiệp vụ và được hưởng phụ cấp khi tham gia công tác xét xử. Điều 4 (Luật tổ chức TAND 1992): Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử của các Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Điều 129 (HP1992): Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Điều 4 (Luật tổ chức TAND 2002): Việc xét xử của Tòa án nhân dâncó Hội thẩm nhân dân tham gia, việc xét xử của Tòa án quân sự có Hội thẩm quânnhân tham gia theo quy định của pháp luật tố tụng. Khi xét xử, Hội thẩm ngangquyền với Thẩm phán. Điều 109 (dự thao 2013 sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và 133) 1. Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp do luật định. 2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. 3. Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định. 4. Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định => Trên cơ sở đó ta thấy rằng, hiếp pháp qua các năm và luật tổ chức TAND đều có sự kế thừa nguyên tắc xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Riêng dự thảo sửa đổi bổ sung 2013 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các điều 129, 130, 131, 132 và 133 Hiến pháp năm 1992 để quy định thành một điều về nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân trên cơ sở giữ nguyên một số nguyên tắc đã quy định, sửa đổi một số nguyên tắc cho chính xác, bổ sung một số nguyên tắc mới. Không quy định “Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” trong Hiến pháp mà sẽ quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân và các luật tố tụng tư pháp là điều kiện để hội thẩm nhân dân phát huy vai tró người đại diện cho nhân dân và tham gia vào hoạt động xét xử của toà án.Một yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải nâng cao trình đọ ngiệp vụ cho hội thẩm nhân dân. 3)Nguyên tắc khi xét xử thẩm phán,hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân theo pháp luật: Điều thứ 69 (HP1946): Trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp. Điều 4 (Luât tổ chức TAND 1960) và Điều 6(Luật tổ chức TAND 1981): Khi xét xử, Toà án nhân dân có quyền độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Điều 5 (Luật tổ chức TAND 1992, 2000): Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Điều 130(HP 1992) Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Khoản 2 Điều 109 (dự thảo sửa đổi HP2013 bổ sung điều 130 HP1992) 2. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm. => Qua các hiến pháp và luật tổ chức TAND đều có sự kế thừa nguyên tắc xét xử của thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập , chỉ tuân theo pháp luật. Nguyên tắc này bắt nguồn từ pháp chế xã hội chủ nghĩa,nó bảo đảm cho TAND xét xử khách quan,đúng pháp luật đẻ bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Đến dự thảo sửa đổi bổ sung 2013 đã bổ sung nguyên tắc “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” để thể hiện đầy đủ hơn nguyên tắc độc lập khi xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm. Nguyên tắc này đòi hỏi thẩm phán và hội thẩm nhân dân phải luôn đè cao ý thức các nhân với tư cách là người nhân danh nhà nước thực hiện chức năng xét xử. 4) Nguyên tắc tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số (Điều 132 - HP1980 và khoản 2 điều 131- HP1992): Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số Điều 12 (Luật tổ chức TAND 1960) Và khoản 1 điều 7 (Luật tổ chức TAND 1981), điều 6 (Luật tổ chức TAND 1992) và khoản 1 điều 6 (Luật tổ chức TAND 2002): Toà án nhân dân thực hành chế độ xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Khoản 4 Điều 109 (dự thảo sửa đổi bổ sung 2013): Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số trừ trường hợp do luât định. [...]... 12, 13, 14, 15 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002) Đối tượng chịu sự kiểm sát của viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan điều tra và những cơ quan được pháp luật giao tiến hành một số hoạt động điều tra như: cơ quan điều tra Bộ công an, Bộ quốc phòng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm,…nhằm mục đích đảm bảo: - Mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt... Hoạt động thi hành án có ý nghĩa quan trong không những đảm bảo cho pháp luật được thực hiện đúng trên thực tế mà thông qua đó còn có tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe những việc làm vi phạm pháp luật Vì vậy, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động của tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thi hành án theo... ngăn chặn, loại trừ tình trạng “phép vua thua lệ làng”, một yêu cầu khách quan được đặt ra là hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc không lệ thuộc vào bất kỳ một cơ quan nhà nước nào ở địa phương Có quan điểm cho rằng, nguyên tắc này biến Viện kiểm sát nhân dân thành một hệ thống cơ quan Nhà nước có những quyền hạn quá lớn, đứng ngoài mọi sự giám sát Suy... thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được quy định trong HP 1980,1992 Tại kì họp thứ 11, Quốc hội khóa X tháng 4 năm 2002 đã thông qua Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân Từ đó, ta thấy được tầm quan trọng của Viện kiểm sát nhân dân trong công cuộc cải tổ và xây dựng bộ máy nhà nước, cũng như bảo vệ luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các... quan nhà nước nào ở địa phương không có nghĩa là khẳng định hệ thống cơ quan này hoạt động biệt lập hoàn toàn, không có quan hệ gì với các cơ quan nhà nước ở địa phương Nhà nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung quyền lực, có sự phân công phân nhiệm rành mạch, rõ ràng Để bảo đảm hoạt động đạt hiệu quả cao, các cơ quan nhà nước luôn luôn có sự phối hợp chặt chẽ toàn diện và nhịp nhàng... luật và bản án, quyết định được thi hành ngay theo quy định pháp luật; - Cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng có liên quan đến việc thi hành án - Trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành án của cơ quan thi hành án cùng cấp và cấp dưới và tổ chức cá nhân có liên quan; giải quyết kháng cáo, khiếu nại, tố cáo đối với việc thi hành án; - Tham gia việc xem xét giảm thời hạn chấp hành... cơ quan thi hành án, chấp hành viên, các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng nghị 5) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý giáo dục người chấp hành án phạt tù (được quy định tại các điều 26, 27, 28, 29 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002) Viện kiểm sát nhân dân được giao nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan,... giáo dục người chấp hành án phạt tù không có căn cứ và trái pháp luật Cơ quan, đơn vị và người có trách nhiệm phải chấp hành ngay; - Khi phát hiện có dấu hiện phạm tội trong việc tạm giam, tạm giữ, quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù thì khởi tố hoặc yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố về hình sự; - Kháng nghị với cơ quan cùng cấp và cấp dưới yêu cầu đình chỉ việc thi hành án, sửa đổi, bãi... độc lập, không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan nhà nước nào ở địa phương Nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành Khẳng định nguyên tắc này không có nghĩa là khẳng định hệ thống Viện kiểm sát nhân dân hoạt động theo các nguyên tắc riêng biệt, không liên quan đến các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chung của bộ máy nhà nước ta Dù là một hệ thống cơ quan riêng, các Viện kiểm sát nhân dân là... những thiếu sót của Viện trưởng và đề cao trách nhiệm của Viện trưởng Nguyên tắc không lệ thuộc vào bất kỳ cơ quan nhà nước nào ở địa phương Trong tổ chức và hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân hoàn toàn không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan Nhà nước nào ở địa phương Nguyên tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành Để đảm bảo tính thống nhất của . án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.”. Đây là điều hoàn. trong quần chúng nhân dân cũng như các cơ quan, đề cao tính nghiêm minh của tòa án và pháp luật nước CHXHCNVN. Ngày 03 tháng 07 năm 1981 Quốc hội đã thông qua luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981 bổ sung Điều 126 và Điều 127 Hiến pháp năm 1992, xác định rõ Tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp để thể chế hóa quan điểm về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực. Không liệt kê tên

Ngày đăng: 07/08/2014, 09:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Điều 129 (HP1992):

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan