NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ION CR3+ LÊN PHỔ HẤP THỤ CỦA SIO2 : CR3+ potx

5 463 2
NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ION CR3+ LÊN PHỔ HẤP THỤ CỦA SIO2 : CR3+ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 538 NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ ION CR 3+ LÊN PHỔ HẤP THỤ CỦA SIO 2 : CR 3+ RESEACH ON THE EFFECTS OF ION CR 3+ CONCENTRATION THE ABSORPTION SPECTRUM OF SIO 2 : CR 3+ SVTH: Nguyễn Thị Hồng Loan Lớp 06SVL, Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm GVHD: ThS. Lê Văn Thanh Sơn Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Trong bài báo này, tác giả đưa ra các kết quả về phổ hấp thụ của mạng thủy tinh SiO 2 pha tạp ion Cr 3+ theo các nồng độ khác nhau. Từ các kết quả đó tác giả đưa ra nhận xét về sự ảnh hưởng của nồng độ ion Cr 3+ lên phổ hấp thụ của SiO 2 . ABSTRACT In this paper, the author presents some results about absorption spectrum of glass SiO 2 dope ion Cr 3+ with difference concentration. By the obtained results, the author draws some attached about the impact of the ion Cr 3+ concentration on the absorption spectrum of SiO 2 . 1. Đặt vấn đề Ngày nay, thủy tinh đã được nghiên cứu và sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khoa học và kĩ thuật. Và có nhiều phương pháp khác nhau để tạo ra các vật liệu đó. Trong đó, phương pháp sol – gel được đặc biệt chú ý vì ứng dụng của nó trong công nghệ chế tạo thuỷ tinh với dạng khuôn mẫu trước, các sợi thuỷ tinh được kéo từ dung dịch thành các dạng khuôn mẫu để kéo ra sợi quang. Thuỷ tinh pha tạp đất hiếm đã được nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều trong thông tin cáp quang. Tuy nhiên giá thành của nó rất cao vì vậy kim loại chuyển tiếp đang được nghiên cứu để thay thế ion đất hiếm. Và một trong những ion kim loại chuyển tiếp là Cr 3+ , nó đã được nghiên cứu nhiều trong các mạng chủ khác nhau. Vậy thì nồng độ ion Cr 3+ sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến phổ hấp thụ trong mạng chủ thủy tinh SiO 2 để làm sợi thông tin cáp quang. Với điều kiện hiện có của Phòng thí nghiệm chuyên đề Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm, tác giả đã tiến hành khảo sát phổ hấp thụ của mạng thủy tinh SiO 2 pha tạp ion Cr 3+ theo các nồng độ khác nhau bằng phương pháp quang phổ hấp thụ UV-Vis. Và từ đó rút ra một số kết luận. Và đó là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nồng độ ion Cr 3+ lên phổ hấp thụ của SiO 2 : Cr 3+ ” . 2. Thực nghiệm 2.1. Nghiên cứu phương pháp chế tạo mẫu Vật liệu thủy tinh SiO 2 pha tạp ion Cr 3+ với các nồng độ khác nhau được chế tạo bằng phương pháp sol – gel ở Viện khoa học vật liệu – Viện khoa học công nghệ Quốc gia. Phương pháp này được mô tả bởi hai quá trình cơ bản là phản ứng thủy phân và Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 539 polymer hóa ngưng tụ với hóa chất ban đầu là các alkoxide kim loại. Tiến hành phản ứng thủy phân: Si(OCH 3 ) 4 + H 2 O Si-OH(OCH 3 ) 3 + CH 3 OH Si-OH(OCH 3 ) 3 + H 2 O Si-(OH) 2 (OCH 3 ) 2 + CH 3 OH Si-(OH) 2 (OCH 3 ) 2 + H 2 O Si-(OH) 3 (OCH 3 ) + CH 3 OH Si-(OH) 3 (OCH 3 ) + H 2 O Si-(OH) 4 + CH 3 OH Dung dịch chứa ion kim loại chuyển tiếp được đưa vào hỗn hợp dung dịch đã được thủy phân ở trên. Ion Cr 3+ được đưa vào phản ứng dưới dạng muối Cr(NO 3 ) 3 . Muối này được hòa tan trong nước cất. Nồng độ của Cr 3+ so với mạng nền SiO 2 được tính để phù hợp với yêu cầu của sản phẩm cuối cùng. Tiếp đến là giai đoạn ngưng tụ để tạo thành các liên kết : Keo SiO 2 và chất điều khiển trong quá trình làm khô được đưa vào và khuấy trộn đều, ở nhiệt độ phòng, đến khi thu được hỗn hợp dung dịch đồng nhất. Hỗn hợp dung dịch này, được đổ ra các khuôn bằng plastic, đậy kín, cho chúng tiếp tục phản ứng cho đến khi tạo thành gel ướt. Khối gel ướt được để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng, chúng sẽ bị co ngót và giảm thể tích thành một khối. Tiếp đó, các khối này được nung nhiệt trong lò nung có chương trình điều khiển nhiệt, với tốc độ rất chậm (1 0 C – 3 0 C/phút). Cuối cùng ta được các mẫu dạng thủy tinh trong suốt. 2.2. Kết quả thí nghiệm đo phổ hấp thụ Các mẫu SiO 2 pha tạp ion Cr 3+ với các nồng độ 200ppm; 500ppm; 1000ppm; 2000ppm; 5000ppm và máy đo phổ hấp thụ hiện có ở phòng thí nghiệm chuyên đề Khoa Vật Lý Trường Đại học Sư phạm. Tiến hành đã tiến hành đo và thu được các kết quả: - Si – O – Si – O – Si – O - 200 400 600 800 1000 1200 0 2 4 6 8 10 optical density - D wavelength SiO 2 :Cr 3+ .200ppm 200 400 600 800 1000 1200 0 2 4 6 8 10 optical density - D wavelength SiO 2 :Cr 3+ .500ppm Hình 1. Phổ hấp thụ của mạng SiO 2 : Cr 3+ nồng độ 200ppm Hình 2. Phổ hấp thụ của mạng SiO 2 : Cr 3+ nồng độ 500ppm Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 540 200 400 600 800 1000 1200 0 2 4 6 8 10 optical density - D wavelength SiO 2 :Cr 3+ .2000ppm 200 400 600 800 1000 1200 0 2 4 6 8 10 wavelength optical density - D SiO 2 :Cr 3+ .1000ppm Hình 3. Phổ hấp thụ của mạng SiO 2 : Cr 3+ nồng độ 1000ppm. Hình 4. Phổ hấp thụ của mạng SiO 2 : Cr 3+ nồng độ 2000ppm. 200 400 600 800 1000 1200 0 2 4 6 8 10 optical density - D wavelength SiO 2 :Cr 3+ .5000ppm Hình 5. Phổ hấp thụ của mạng SiO 2 : Cr 3+ nồng độ 5000ppm. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 541 Nhận xét: Trong phổ hấp thụ của SiO 2 : Cr 3+ có hai vùng phổ đặc trưng: - Vùng 190nm – 400nm đó là sự hấp thụ của mạng nền thủy tinh SiO 2 . - Vùng 400nm – 800nm là do sự hấp thụ của ion Cr 3+ trong mạng nền SiO 2 . Ở khoảng bước sóng 600nm là đỉnh phổ hấp thụ của Cr 3+ tương ứng với sự dịch chuyển của ion Cr 3+ từ trạng thái cơ bản 2 4 A lên trạng thái kích thích 2 4 T [2]. 2.3. Kết quả thí nghiệm đo chiết suất Với mẫu có độ hấp thụ lớn nhất SiO 2 : Cr 3+ nồng độ 5000ppm, tiến hành đo chiết suất bằng kính hiển vi ở Phòng thí nghiệm Vật lý đại cương – Khoa vật lý – trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Giá trị trung bình và sai số tuyệt đối trung bình của d 1 và d 013.0365.4 111 ddd 0048.0794.6ddd Sai số tương đối trung bình của chiết suất n 365.4 013.0 794.6 0048.0 1 1 d d d d n n = 0.004 Giá trị trung bình của chiết suất n 365.4 794.6 1 d d n = 1.556 Sai số tuyệt đối của chiết suất 500 550 600 650 700 750 800 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 optical density - D wavelength SiO 2 :Cr 3+ .200ppm SiO 2 :Cr 3+ .500ppm SiO 2 :Cr 3+ .1000ppm SiO 2 :Cr 3+ .2000ppm SiO 2 :Cr 3+ .5000ppm Hình 6. Phổ hấp thụ của mạng SiO 2 : Cr 3+ với các nồng độ khác nhau. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 542 nn = 0.004 . 1.556 = 0.006 Kết quả chiết suất của SiO 2 : Cr 3+ (5000ppm) 006.0556.1nnn Nhận xét: Chiết suất của SiO 2 : Cr 3+ lớn hơn chiết suất của SiO 2 không pha tạp. Vậy SiO 2 : Cr 3+ thỏa mãn yêu cầu làm vật liệu chế tạo lõi sợi quang. 3. Kết quả và thảo luận Thực hiện theo mục tiêu và nhiệm vụ đề ra của đề tài, sau một thời gian nghiên cứu và tiến hành thí nghiệm đã đạt được các kết quả sau: Tìm hiểu được phương pháp Sol – gel và thấy được các ưu điểm trong việc chế tạo vật liệu làm sợi quang. Đo được phổ hấp thụ của SiO 2 : Cr 3+ và rút ra các kết luận: Phổ hấp thụ của mạng nền thủy tinh SiO 2 không phụ thuộc vào nồng độ ion Cr 3+ . Cường độ phổ trong vùng phổ hấp thụ của Cr 3+ phụ thuộc vào nồng độ của ion Cr 3+ . Chiết suất của vật liệu SiO 2 : Cr 3+ phù hợp với yêu cầu để làm vật liệu chế tạo lõi sợi quang. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Văn Thanh Sơn (2009), Thiết bị và phương pháp phân tích quang phổ, Trường đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng. [2] Michael D. Lumb (1978), Luminescence Spectroscopy [3] Trần Lê Ngọc Trâm (2007), Tìm hiểu máy quang phổ UV – Vis. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đển phổ hấp thụ của một số vitamin thông thường, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. [4] Phùng Văn Vận, Trần Hồng Quân, Nguyễn Cảnh Tuấn, Phạm Hồng Ký, Nguyễn Hoài Nam (2002), Hệ thống thông tin sợi quang, Nhà xuất bản KHKT Hà Nội. [5] TS. Lê Quốc Cường, ThS. Đỗ Văn Việt Em, ThS. Phạm Quốc Hợp (2009) , Kĩ thuật thông tin quang 1, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, Hà Nội. [6] http://en.wikipedia.org/wiki [7] http://enews.agu.edu.vn/index.php?act=VIEW&s=71&page=2 - 28k . về phổ hấp thụ của mạng thủy tinh SiO 2 pha tạp ion Cr 3+ theo các nồng độ khác nhau. Từ các kết quả đó tác giả đưa ra nhận xét về sự ảnh hưởng của nồng độ ion Cr 3+ lên phổ hấp thụ của. pháp quang phổ hấp thụ UV-Vis. Và từ đó rút ra một số kết luận. Và đó là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nồng độ ion Cr 3+ lên phổ hấp thụ của SiO 2 : Cr 3+ ”. Đo được phổ hấp thụ của SiO 2 : Cr 3+ và rút ra các kết luận: Phổ hấp thụ của mạng nền thủy tinh SiO 2 không phụ thuộc vào nồng độ ion Cr 3+ . Cường độ phổ trong vùng phổ hấp thụ của Cr 3+

Ngày đăng: 07/08/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan