NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN FLAVONOID TRONG LÁ CÂY YÊN BẠCH pot

6 842 7
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN FLAVONOID TRONG LÁ CÂY YÊN BẠCH pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 489 NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN FLAVONOID TRONG LÁ CÂY YÊN BẠCH RESEARCH EXTRACTION TO DETERMINE THE COMPOSITION OF FLAVONOIDS IN LEAVES YEN BACH SVTH: Đào Thị Vân Trang Lớp 06SHH, Khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm GVHD: PGS.TS. Đào Hùng Cường Khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm TÓM TẮT Khảo sát quá trình chiết flavonoid từ lá cây yên bạch. Đã xác định được điều kiện chiết thích hợp: Chiết chưng ninh lá cây yên bạch với dung môi etanol, tỉ lệ nước:dung môi là 1/ 1, tỷ lệ nguyên liệu rắn: dung môi là 1/25, nhiệt độ là 85 0 C, thời gian là 3h. Đã định danh và xác định được 5 công thức cấu tạo hợp chất hoá học. ABSTRACT Surveying the extraction of flavonoids from the leaves yen bach. Have identified conditions suitable extraction: Extraction distillation still leaves transparency and security with the solvent ethanol, the ratio of water: solvent is 1/1, the percentage of solid material: solvent is 1/25, the temperature is 85 0 C and time is 3pm. Have identifiable and identified five structural formula of a chemical compound. 1. Mở đầu Cây yên bạch (Eupatorium odoratum L.; Chromolaena odorata King & Robinson) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Yên bạch còn được gọi là cây cộng sản cỏ lào, bớp bớp, bù xích, chùm hôi là loài cây mọc hoang và lan rộng chiếm địa bàn phân bố nhanh ở nhiều vùng trên thế giới. Ở Việt Nam, yên bạch thường gặp ở nhiều nơi từ các tỉnh đồng bằng đến tỉnh miền núi. (hình 1). Hình 1. Cây yên bạch Về công dụng trong y học, từ lâu dân gian đã biết dùng yên bạch để cầm máu, chữa lành các vết thương, vết bỏng và trị một số bệnh do nhiễm khuẩn về đường ruột, ung nhọt, ghẻ lở, viêm đại tràng, đau nhức xương, cảm cúm Thành phần hóa học của yên bạch đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu. Học viện Quân y 17 đã nghiên cứu dịch chiết toàn phần từ cây yên bạch để bào chế dạng thuốc trị vết thương, vết bỏng. Những nghiên cứu cho thấy yên bạch chứa tinh dầu, tanin, flavonoid, coumarin và ankaloit. Trong số đó flavonoid là nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học trong phòng chống các bệnh tật, tạo nên những công dụng chính của cây yên bạch. Tuy cây yên bạch có rất nhiều công dụng, nhưng hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các hợp chất chính có trong cây, đặc biệt là flavonoid. Do đó việc Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 490 nghiên cứu để xây dựng một qui trình chiết tách flavonoid, từ đó xác định thành phần và những hoạt tính của nó là một vấn đề cần thiết. Vì lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần flavonoid trong lá cây yên bạch Chromolaena odorata (L.) King & Robinson (Asteraceae)”. 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nguyên liệu và hóa chất Lá cây yên bạch (Eupatorium odoratum L.; Chromolaena odorata King & Robinson) tươi dùng làm nguyên liệu được thu hái tại quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Tất cả các dung môi và hóa chất sử dụng được cung cấp bởi hãng Merck. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết flavonoid Tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết flavonoid gồm có: Nhiệt độ, thời gian, tỉ lệ giữa dung môi và nguyên liệu, phương pháp chiết. 2.2.2. Xác định thành phần, công thức cấu tạo Xác định thành phần và hàm lượng các dịch chiết từ lá cây yên bạch bằng phương pháp sắc kí lỏng cao áp ghép khối phổ (HPLC-MS). 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình chiết flavonoid từ lá cây yên bạch 3.1.1. Tỉ lệ nguyên liệu rắn: dung môi lỏng Điều kiện tiến hành: Cân những lượng lá khác nhau cho vào bình cầu, cho vào 100 ml dung môi nước: etanol = 1: 1 rồi tiến hành chưng ninh ở 80 0 C trong 4h. Lọc, thu dịch chiết, tiến hành pha loãng và đo UV-VIS.Kết quả thu được trình bày trong đồ thị và bảng sau: Hình 2. Đồ thị biểu diễn hiệu suất chiết theo tỷ lệ nguyên liệu: dung môi Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Bảng 1. Sự phụ thuộc của mật độ quang vào khối lượng mẫu Mẫu Khối lượng lá (g) Mật độ quang 1 1 0,814 2 2 0,818 3 3 0,879 4 4 2,564 5 5 1,914 6 10 0,924 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 491 Nhận xét: + Cùng thể tích dung môi, khi khối lượng nguyên liệu tăng thì mật độ quang tăng (mẫu 1, 2, 3, 4); mật độ quang đạt cực đại ở mẫu 4 (4g nguyên liệu: 100 ml dung môi). + Sau điểm cực đại, khối lượng mẫu tăng mật độ quang giảm (mẫu 5, 6).Như vậy, tỉ lệ nguyên liệu: dung môi là 1:25 thì hiệu suất chiết cao nhất. 3.1.2. Thời gian Điều kiện tiến hành: Cân 4g lá tươi cho vào bình cầu, cho vào 100 ml dung môi nước: etanol = 1:1 rồi tiến hành chưng ninh ở 80 0 C những thời gian khác nhau. Lọc, thu dịch chiết, tiến hành pha loãng và đo UV-VIS: Kết quả thu được trình bày trong đồ thị và bảng sau: Nhận xét: + Khi thời gian chiết tăng thì mật độ quang tăng (mẫu 1, 2, 3). +Mật độ quang đạt giá trị cực đại ở mẫu 3 (chiết trong 3h) + Tăng thời gian chiết ta thấy mật độ quang giảm ở mẫu 4. Như vậy, trong thời gian 3h thì hiệu suất chiết cao nhất. 3.1.3. Nhiệt độ Điều kiện tiến hành: Cân 4g lá tươi cho vào bình cầu, cho vào 100 ml dung môi nước: etanol = 1:1 rồi tiến hành chưng ninh ở những nhiệt độ khác nhau trong 3h. Lọc, pha lấy dịch chiết, tiến hành pha loãng và đo UV-VIS. Kết quả thu được trình bày trong đồ thị và bảng sau: Hình 3. Đồ thị biểu diễn hiệu suất chiết theo thời gian. Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Bảng 2. Sự phụ thuộc của mật độ quang vào thời gian Mẫu Thời gian (h) Mật độ quang 1 1 1,904 2 2 2,604 3 3 2,859 4 4 2,612 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 492 Nhận xét: Khi tăng nhiệt độ mật độ quang tăng (mẫu 1, 2, 3), mật độ quang đạt giá trị cực đại tại mẫu 3, sau đó tiếp tục tăng nhiệt độ thì mật độ quang giảm (mẫu 4). Như vậy, với nhiệt độ 85 0 C thì hiệu suất chiết cao nhất. Tóm lại: Chiết chưng ninh lá cây yên bạch bằng hỗn hợp dung môi nước: etanol (1:1) với tỉ lệ nguyên liệu: dung môi là 1:25, thời gian 3h, nhiệt độ 85 0 C thì hiệu suất chiết đạt cao nhất. Đây là điều kiện chiết thích hợp. 3.2. Xác định thành phần và công thức cấu tạo của một số flavonoid trong dịch chiết từ lá cây yên bạch + Tiến hành chiết flavonoid từ lá cây yên bạch theo điều kiện thích hợp đã khảo sát. Lọc, thu dịch chiết, gởi dịch chiết đến trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm thành phố Hồ Chí Minh, số 02 Nguyễn Văn Thủ, phường DKao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu được trình bày trong bảng sau: Bảng 4. Công thức cấu tạo và định danh một số flavonoid STT Thời gian lưu (phút) M Công thức cấu tạo Định danh 1 8,97 287 O O OCH 3 OH HO 5,7-dihydroxy-4 ’ - metoxyflavanon: C 16 H 14 O 5 (M=286) Hình 4. Đồ thị biểu diễn hiệu suất chiểt theo nhiệt độ Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 4 Mẫu 3 Bảng 3. Sự phụ thuộc của mật độ quang vào nhiệt độ Mẫu Nhiệt độ ( 0 C) Mật độ quang 1 75 2,424 2 80 3,158 3 85 3,625 4 90 3,152 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 493 2 9,99 301 O O OCH 3 OH HO OH 3, 5,7-trihydroxy-4 ’ - metoxyflavon: C 16 H 12 O 6 (M=300) 3 4,40 317 Chưa định danh 4 16,67 229 OHH 3 CO H 3 CO OOCH 3 OH 2 ' 1 ' 1 2 3 4 5 6 4 ' 3 ' 5 ' 6 ' 4,2 -dihydroxy- 4 ,5 ,6 -trimethoxy chalcone: C 18 H 18 O 6 (M = 330) 5 5,93 331 Obuin (3,3,5 ’ - trihydroxyl – 4 ’ ,7 – dimethoxyl flavone): C 17 H 14 O 7 (M = 330) 6 10,89 345 OHH 3 CO H 3 CO OOCH 3 OCH 3 2 ' 1 ' 1 2 3 4 5 6 4 ' 3 ' 5 ' 6 ' Odoratin (2 ’ - hydroxyl-4,4 ’ ,5 ’ ,6 ’ - tetramethoxyl chalcone): C 19 H 20 O 6 (M = 344) 4. Kết luận Đã xác định được điều kiện chiết thích hợp: Chiết chưng ninh lá cây yên bạch bằng dung môi ethanol với tỉ lệ nước: dung môi là 1:1; tỉ lệ nguyên liệu rắn: dung môi lỏng là 1:25; nhiệt độ 85 0 C, thời gian 3h. Đã định danh và xác định được 5 công thức cấu tạo hợp chất hóa học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đái Duy Ban (2008), Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học phòng chống một số bệnh cho người và vật nuôi, NXB Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội. [2] Nguyễn Thị Thu Lan (2007), Hoá học các hợp chất thiên nhiên, trường Đại học khoa học, Huế. [3] Ngô Quốc Luân, Lâm Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Hạnh, Một số kết quả nghiên cứu thành phần hoá học của tinh dầu và flavonoid trong cây cỏ lào, tạp chí nghiên cứu khoa học, 6/2006 (trang 103-110). Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 494 [4] Ngô Quốc Luân, Nguyễn Ngọc Châu, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phân lập và nhận danh cấu trúc một chalcone từ dịch chiết ethylacetate của cây cỏ lào, tạp chí nghiên cứu khoa học, 8/2007 (trang 16-20). [5] Châu Văn Minh, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Hải Đăng, Phan Văn Kiệm, Alessandra Braca, Thành phần flavonoid từ cây cỏ lào Chromolaena odorata (L.) King & Robinson (asteraceae), hội nghị khoa học lần thứ 20 – ĐHBK Hà Nội (trang 17-21). . Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần flavonoid trong lá cây yên bạch Chromolaena odorata (L.) King & Robinson (Asteraceae)”. 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nguyên. là điều kiện chiết thích hợp. 3.2. Xác định thành phần và công thức cấu tạo của một số flavonoid trong dịch chiết từ lá cây yên bạch + Tiến hành chiết flavonoid từ lá cây yên bạch theo điều. Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 489 NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN FLAVONOID TRONG LÁ CÂY YÊN BẠCH RESEARCH EXTRACTION TO DETERMINE THE COMPOSITION OF FLAVONOIDS

Ngày đăng: 07/08/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan