Báo cáo khoa học: "KINH TẾ TRI THỨC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM" docx

5 609 4
Báo cáo khoa học: "KINH TẾ TRI THỨC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KINH TẾ TRI THỨC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM ThS. NCS. BÙI THỊ VÂN Bộ môn Kinh tế chính trị Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài viết khái quát những nội dung cơ bản về kinh tế tri thức và phân tích một số vấn đề đặt ra đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức Summary: This article has an overview of the intellectual economy and analyses some problems of Vietnam’s industrylization, modernnization in that economy I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đây cũng là thời kỳ kinh tế thế giới có bước chuyển biến sâu sắc từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Sự hình thành và phát triển kinh tế tri thức là xu thế không thể đảo ngược, xu hướng này cuốn theo tất cả các quốc gia mà không loại trừ các nước nghèo, kém phát triển, nó có tác động mạnh mẽ đối với các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa như Việt Nam. CT 2 II. NỘI DUNG 1. Khái quát chung về kinh tế tri thức Những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, dưới sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ công nghệ thông tin, nền kinh tế thế giới đang có bước chuyển từ thời đại của kinh tế công nghiệp sang thời đại của kinh tế tri thức. Khái niệm kinh tế tri thức được sử dụng phổ biến hiện nay do Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra năm 1995: “Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.” Hiểu theo nghĩa đơn giản, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó khoa học - công nghệ, kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là yếu tố quyết định hàng đầu việc sản xuất ra của cải. Trong kinh tế tri thức, kỹ thuật cao là nhân tố quyết định nhất, các ngành kỹ thuật cao trở thành những ngành mới thúc đẩy đổi mới cơ cấu kinh tế, tri thức trở thành nhân tố quyết định nhất của sản xuất, khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nền kinh tế tri thức bao gồm chủ yếu các ngành kinh tế tri thức. Các ngành kinh tế tri thức gồm: - Các ngành sản xuất và dịch vụ mới dựa trên công nghệ cao như dịch vụ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, các ngành công nghiệp công nghệ cao. - Các ngành truyền thống như công nghiệp, nông nghiệp được cải tạo bằng công nghệ cao (theo các chuyên gia thì giá trị do tri thức mới, công nghệ mới đem lại cho những ngành này chiếm hơn 2/3 tổng giá trị). Sự phát triển của nền kinh tế tri thức dựa trên cơ sở nguồn lực dường như vô hạn, đó tài nguyên tri thức. Điều này khác biệt so với sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp và nông nghiệp là dựa vào nền tảng tài nguyên lao động giản đơn và tài nguyên thiên nhiên- những nguồn lực có hạn. Nguồn vốn cơ bản của một nền kinh tế tri thức là nguồn vốn con người, vốn vật chất mà cụ thể là kết cấu hạ tầng và vốn xã hội. Trong đó, nguồn vốn con người có giáo dục, có tri thức và năng lực sáng tạo tri thức giữ vai trò là nguồn gốc và động lực của sự phát triển kinh tế. Kinh tế tri thức mang lại những cơ hội to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta. Nó mở ra vận hội mới để Việt Nam có thể “đi tắt, đón đầu” trên con đường phát triển kinh tế và thu hẹp dần khoảng cách với các nước đi trước. Đồng thời với những cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức gay gắt như: khó tham gia một cách hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế bởi chúng ta chủ yếu là nhận sự di chuyển của ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng hoặc cần nhiều sức lao động dưới hình thức đầu tư từ các nước phát triển. Tiếp cận những ngành được coi là bất lợi thế này từ các nước phát triển, khiến chúng ta sẽ phải chịu nhiều bất cập và càng trở nên tụt hậu xa hơn. CT 2 2. Một số vấn đề đặt ra đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức - Thứ nhất: Về mô hình công nghiệp hóa Thực trạng quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời gian qua cho thấy vẫn dựa trên căn bản của mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu, biểu hiện ở những đặc điểm như: + Thị trường đầu ra của các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chủ yếu là thị trường trong nước (mà chưa tập trung thực hiện được mục tiêu xuất khẩu theo yêu cầu của một nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu). + Trong tổng giá trị xuất khẩu, chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế (dầu thô, may mặc, hàng nông lâm, hàng lắp ráp điện tử ). Tỉ trọng hàng chế tạo, chế biến còn khiêm tốn. Tỉ trọng ngành dịch vụ thấp, chỉ chiếm 13,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (mức trung bình của thế giới là 20,0%). + Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà chủ yếu được đẩy mạnh bởi doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong một thể chế bảo hộ thương mại. Trong lịch sử, mô hình công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu hay còn gọi là mô hình “hướng nội” đã được các nước thế giới thứ ba áp dụng từ những năm 1950. Đây là mô hình công nghiệp hóa nhằm thay thế các mặt hàng trước đây phải nhập khẩu bằng sản xuất trong nước. Thực tế cho thấy ít có sự thành công từ các nước thực hiện mô hình này. Vì vậy Việt Nam cần nhanh chóng ra khỏi mô hình này. Trong bối cảnh của toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và xu thế phát triển của kinh tế tri thức hiện nay đòi hỏi chúng ta cần phải đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng hội nhập, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Mô hình công nghiệp hóa theo hướng hội nhập được hiểu bao gồm: + Hướng về xuất khẩu. + Đồng thời đẩy mạnh tham gia phân công lao động quốc tế. Mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu đã tỏ ra ưu việt hơn hẳn các mô hình công nghiệp hóa trước đó qua sự thành công của các nền kinh tế công nghiệp mới ở châu Á (Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, ). Đây là mô hình công nghiệp hóa “hướng ngoại”; đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, dịch vụ dựa trên lợi thế so sánh để xuất khẩu. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay cần phải đẩy mạnh tham gia phân công lao động quốc tế. Phân công lao động quốc tế hiện nay không chỉ là việc, mua bán sản phẩm mà còn là phân công mang tính trực tiếp ở bất kì khâu nào trong chu trình hoạt động SXKD, từ ý tưởng, nghiên cứu, sản xuất, maketing, bán hàng, sau bán hàng là xử lí phế thải Việt Nam cần nhanh chóng gia nhập được vào những khâu này mới có thể rút ngắn được quá trình công nghiệp hóa đất nước. CT 2 - Thứ hai: về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Để thực hiện mô hình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu cần xây dựng cơ cấu ngành kinh tế theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế của đất nước, tham gia vào phân công lao động trên quy mô toàn thế giới, tận dụng mọi cơ hội của nền kinh tế tri thức. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian từ đổi mới đến nay về cơ bản mới chỉ mang ý nghĩa tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập mà chưa thực sự hướng về xuất khẩu. Thực tế nền kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp với khoảng 70% số dân sống và làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong bối cảnh chung của sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu, các nước đi sau như Việt Nam không thể sử dụng nguyên mẫu của các mô hình có sẵn bởi dưới sự tác động của kinh tế tri thức, những lợi thế so sánh truyền thống (lao động rẻ, tài nguyên ) không được đánh giá cao như trước đây. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong giai đoạn tới cần tập trung giải quyết những vấn đề sau: + Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến. Đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học, thực hiện thủy lợi hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Phấn đấu giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp xuống còn 50% tổng lao động xã hội và nâng cao tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên khoảng 85% vào năm 2010. + Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ gắn với phát triển kinh tế tri thức. Về nguyên lý, quá trình công nghiệp hóa bắt đầu từ những ngành tập trung nhiều lao động, chuyển dần sang các ngành tập trung nhiều vốn sau chuyển sang những ngành tập trung nhiều kỹ thuật (tri thức). Đối với nước ta hiện nay vẫn cần phát triển ngành sử dụng nhiều lao động. Song phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động với những ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn phải tuân theo quy luật chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong thời kì công nghiệp hóa. Đồng thời phải tích cực tiếp cận những lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại một cách có lựa chọn và phải có sự chuẩn bị tốt các điều kiện về con người, cơ chế chính sách và cơ sở vật chất. Nghĩa là trong điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay, chúng ta chưa thể dốc toàn lực chỉ để tập trung phát triển ngững ngành công nghệ cao mà vẫn phải chú ý phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động. Song cần nâng cao mức độ tri thức hóa nền kinh tế quốc dân, ứng dụng khoa học-công nghệ trong mọi ngành, nâng cao trình độ của người lao động. Bước đầu phát triển một số ngành có hàm lượng khoa học-công nghệ cao một cách chọn lọc, sau từng bước chuyển sang những ngành, những lĩnh vực có hàm lượng khoa học- công nghệ cao hơn trong sự phân công lao động quốc tế. CT 2 Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ chế tạo, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế, nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tạo bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ chất lượng cao, phát triển mạnh mẽ và nâng cao chất lượng một số ngành vận tải, thương mại, du lịch, tài chính, bảo hiểm - Thứ ba: Phát triển giáo dục-đào tạo nguồn nhân lực và khoa học-công nghệ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Hiện nay các nước trên thế giới chuyển dịch cơ cấu sản xuất hướng tới những sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, vì thế để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng tới xuất khẩu ở nước ta đạt hiệu quả, cần đặc biệt coi trọng việc phát triển và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất. Điều này đòi hỏi trong giai đoạn trước mắt chúng ta phải ưu tiên nhập khẩu công nghệ tiên tiến, bằng sáng chế phát minh, xây dựng các trung tâm công nghệ cao. Vì vậy vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung đặc biệt quan trọng. Cốt lõi của kinh tế tri thức là tri thức, tri thức luôn gắn với con người, do con người tạo ra và tố chất của con người để có được tri thức bao giờ cũng gắn với sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Để đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế tri thức thì trước hết phải có một nền giáo dục tiên tiến và lành mạnh, phát triển một xã hội học tập. Ngày nay, do tri thức không ngừng phát triển, nên người lao động phải được trang bị kiến thức ở mức cao hơn, chuyên sâu hơn, đặc biệt là những lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật để tăng khả năng phổ cập, giải thích và áp dụng tri thức mới. Chính sách giáo dục ở nước ta hiện nay phải nhằm khắc phục tình trạng ngày càng thiếu hụt lao động có trình độ cao đặc biệt về công nghệ thông tin và tri thức trong khi lao động giản đơn, dư thừa quá nhiều. Trong giai đoạn trước mắt chúng ta cần tăng cường đầu tư vào việc phổ cập giáo dục cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng hướng vào người nghèo để giải quyết căn bản tình trạng quá nhiều lao động giản đơn và đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế chú trọng phổ biến thông tin và tri thức đến các tầng lớp dân chúng. Đồng thời, cần tăng đầu tư vào giáo dục đại học và sau đại học, đặc biệt là các lĩnh vực kỹ thuật để thu nhận được công nghệ trong một thế giới thường xuyên có sự biến chuyển tri thức. Khuyến khích liên kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng, triển khai, đổi mới phương pháp và giáo trình giảng dạy. III. KẾT LUẬN Quá trình phát triển kinh tế tri thức cùng với xu hướng toàn cầu hóa đang tác động to lớn tới cấu trúc kinh tế, phương thức hoạt động và tổ chức quản lý về kinh tế, xã hội trong mỗi quốc gia. Nó mở ra nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như nước ta có thể “đi tắt, đón đầu” trên con đường phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách tụt hậu. Kinh tế tri thức đặt ra những vấn đề mới cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới ở nước ta. Chúng ta cần phải thực hiện đồng thời cả hai nhiệm vụ công nghiệp hóa và tri thức hóa để đưa đất nước phát triển, hội nhập vào kinh tế thế giới. Vì thế, phải có ý thức và chủ động tiếp cận, sử dụng mọi mặt tích cực của kinh tế tri thức vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. CT 2 Tài liệu tham khảo [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X [2]. Đặng Hữu: “Kinh tế tri thức với chiến lược phát triển của Việt Nam”, bài viết cho Hội thảo về kinh tế tri thức tháng 6/2000. [3]. Nguyễn Xuân Thắng: “Kinh tế tri thức: kinh nghiệm của một số nước phát triển”, tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 5/2000♦ . khái quát những nội dung cơ bản về kinh tế tri thức và phân tích một số vấn đề đặt ra đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong xu thế phát tri n của kinh tế tri thức. KINH TẾ TRI THỨC VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM ThS. NCS. BÙI THỊ VÂN Bộ môn Kinh tế chính trị Khoa Lý luận chính trị Trường Đại học. các nước phát tri n, khiến chúng ta sẽ phải chịu nhiều bất cập và càng trở nên tụt hậu xa hơn. CT 2 2. Một số vấn đề đặt ra đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong

Ngày đăng: 06/08/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan