ứng dụng gis vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm nha phu, vịnh bình cang

71 1.1K 10
ứng dụng gis vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm nha phu, vịnh bình cang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực tập tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ từ nhiều phía. Qua đây, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Phan Minh Thụ – công tác tại Viện Hải Dương Học, k.s Nguyễn Minh Đức – Khoa Nuôi trồng Thủy sản đã trực tiếp hướng dẫn tôi. Đồ án sử dụng nguồn dữ liệu của đề tài VAST07.04/11-12: “Đánh giá sức tải môi trường một số đầm, vịnh ven bờ Nam Trung Bộ phục vụ quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch” của Th.s Nguyễn Hữu Huân – công tác tại Viện Hải Dương Học. Nhân đây, cho tôi gửi lời cảm ơn đến Th.s Nguyễn Hữu Huân. Xin cảm ơn cô chú ở phòng Sinh thái Môi trường – Viện Hải Dương Học và thầy cô Khoa Nuôi trồng Thủy sản – Đại Học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi thực tập trong môi trường nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp. Và lời cảm ơn đến gia đình, những người bạn luôn bên cạnh động viên tôi. Qua quá trình thực tập tôi đã trao dồi thêm nhiều kiến thức, nâng cao kỹ năng thực hành, ngày càng hoàn thiện bản thân, giúp tôi thêm tự tin và yêu nghề. Kết quả đạt được có thể còn nhỏ, nhưng là sự nổ lực không ngừng của tôi trong suốt quá trình thực tập. Mong được sự đón nhận và góp ý chân thành của thầy cô và các bạn để tôi có thể rút kinh nghiệm và tiếp tục phát huy trong tương lai. Nha Trang, tháng 06 năm 2012 Sinh viên thực hiện Phan Thị Tuyết ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vii LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I: TỔNG QUAN 3 1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Ứng dụng của GIS 4 1.2. Dầu mỏ 5 1.2.1. Phân loại dầu mỏ 5 1.2.2. Đặc tả quá trình tràn dầu 7 1.2.2.1. Quá trình hoà tan: 7 1.2.2.2. Quá trình lan toả: 7 1.2.2.3. Quá trình bay hơi: 7 1.2.2.4. Quá trình khuếch tán: 8 1.2.2.5. Quá trình hoà tan: 8 1.2.2.6. Quá trình nhũ tương: 9 1.2.2.7. Quá trình lắng kết: 9 1.2.2.8. Quá trình oxy hoá: 9 1.2.2.9. Quá trình phân huỷ sinh học: 10 1.2.3. Sự tương tác dầu tràn với đường bờ 10 1.3. Tình hình sự cố tràn dầu 11 1.3.1. Trên thế giới 11 1.3.2. Tại Việt Nam 14 1.4. Ảnh hưởng của sự cố tràn dầu 16 iii 1.4.1. Tác động đến hệ sinh thái biển và ven bờ 17 1.4.2. Tác động đến kinh tế-xã hội 20 1.4.3. Tác động đến sức khỏe con người 22 1.5. Nghiên cứu về ứng phó tràn dầu 23 1.5.1. Tổng quan về bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu 24 1.5.1.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu24 1.5.1.2. Nội dung bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với dầu tràn 24 1.5.2. Ứng dụng GIS vào xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với sự cố tràn dầu 25 1.5.3. Vấn đề nghiên cứu tại đầm Nha Phu - vịnh Bình Cang………… 25 Chương II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 27 2.1.1. Đối tượng 27 2.1.2. Thời gian 27 2.1.3. Địa điểm 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu 28 2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 28 2.2.2. Các bước lập bản đồ chuyên đề 29 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 30 2.2.4. Phương pháp lập chỉ số nhạy cảm môi trường (ESI) 31 2.2.4.1. Chỉ số nhạy cảm của các loại đường bờ………………………33 2.2.4.2. Chỉ số nhạy cảm tài nguyên ven biển và gần bờ…………… 36 2.2.4.3. Chỉ số nhạy cảm hoạt động kinh tế………………………… 38 2.2.4.4. Chỉ số nhạy cảm tài nguyên phi sinh vật…………………… 39 Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40 3.1. Điều kiện tự nhiên của Đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 40 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 40 3.1.2. Đặc điểm khí hậu, khí tượng. 40 3.1.3. Đặc điểm thủy văn. 42 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 44 iv 3.3. Điều kiện môi trường và nguồn lợi 48 3.3.1. Đặc điểm môi trường 48 3.3.2. Mức độ đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu 50 3.4. Xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu tại đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 53 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 v DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Số vụ tràn dầu và lượng tràn dầu từ năm 1970 đến nay 12 Bảng 1.2: Thống kê nguyên nhân tràn dầu trên thế giới (1974-2003) 14 Bảng 1.3: Các sự cố tràn dầu lớn ở Việt Nam từ năm 1990 đến 2004 14 Bảng 1.4: Lượng dầu thải vào biển (Tấn) 15 Bảng 1.5: Phân loại mức độ nhạy cảm môi trường vùng ven bờ 19 Bảng 1.6: Mức độ nhạy cảm tương đối của môi trường sống với dầu 20 Bảng 1.7: Độ nhạy của các loại ngư cụ đối với các tác động của dầu tràn 21 Bảng 1.8: Độ nhạy của các loại phương thức nuôi với tác động dầu tràn 21 Bảng 2.1: Chỉ số nhạy cảm của các loại đường bờ 34 Bảng 2.2: Chỉ số nhạy cảm môi trường của đường bờ 35 Bảng 2.3: Chỉ số nhạy cảm tài nguyên ven bờ 37 Bảng 2.4: Chỉ số nhạy cảm đối với nguồn tài nguyên sinh học gần bờ. 38 Bảng 2.5: Chỉ số nhạy cảm hoạt động kinh tế xã hội 38 Bảng 2.6: Chỉ số nhạy cảm tài nguyên phi sinh vật. 29 Bảng 3.1: Giá trị nhiệt độ, lượng mưa, số ngày nắng và độ ẩm trung bình nhiều năm vào từ năm 2001- 2010. 41 Bảng 3.2: Tốc độ gió ở Nha Phu – Bình Cang 42 Bảng 3.3: Phân phối dòng chảy năm của sông Dinh 43 Bảng 3.4: Diện tích, dân số, mật độ dân số các xã quanh khu vực nghiên. 45 Bảng 3.5: Diện tích đất năm 2010 của các phường, xã quanh đầm Nha Phu 46 Bảng 3.6: Tình hình kinh tế của các xã phường quanh khu vực nghiên cứu 47 Bảng 3.7: Chất lượng môi trường nước đầm Nha Phu (2005) 48 Bảng 3.8: Thành phần nước thải tại một số cống ở Tân Thủy – Ninh Lộc 49 Bảng 3.9: Số lượng loài thực vật Phù du theo các nhóm tảo 50 Bảng 3.10: Thành phần động vật nổi 51 Bảng 3.11: Mật độ, sinh lượng và độ phủ của cỏ biển ở Hòn Lao(đầm Nha Phu).53 Bảng 3.12: Kết quả chỉ số nhạy cảm tương đối của các phân đoạn 56 vi DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.2: Tương tác giữa dần và đường bờ: dầu bám bờ (Trái) và dầu rời bờ (Phải) 10 Hình 1.2: Tỷ lệ phần trăm của tổng số dầu tràn trong mỗi thập kỷ từ 1970 đến 2009 12 Hình 1.3: Biến động sự cố tràn dầu (trên 700 tấn) từ 1970 đến 2011 13 Hình 1.4:Số lượng và công suất tàu thuyền khai thác thủy sản ở Việt Nam 15 Hình 2.1: Đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 27 Hình 2.2: Sơ đồ khối nghiên cứu 28 Hình 2.3: Các bước xây dựng bản đồ nhạy cảm 29 Hình 2.4 : Các bước sử lý ảnh bằng phần mềm GIS 30 Hình 3.1: Phân bố dòng chảy tầng mặt trung bình tháng 7 44 Hình 3.2: Phân bố dòng chảy tầng mặt trung bình tháng 11 44 Hình 3.3: Khu vực xung quanh đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 45 Hình 3.4: Bản đồ phân bố Rừng ngập mặn 52 Hình 3.5: Bản đồ phân bố Thảm cỏ biển 53 Hình 3.6: Bản đồ phân chia địa hình 54 Hình 3.7: Bản đồ phân bố hệ thực vật 54 Hình 3.8: Bản đồ phân chia khu vực nuôi trồng thủy sản 55 Hình 3.9: Bản đồ phân chia hoạt động kinh tế 55 Hình 3.10: Bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 56 vii KÝ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BP: Bristish Petroleum BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường DO: Dầu dieseel ESI: Environment Sensitivity Index FO: Dầu mazut GESAMP: Group of Experts on the Scientific Aspects of Marine Environmental Protection GIS: Geographic Information System HST: Hệ sinh thái ITOPF: The International Tanker Owners Pollution Federation Limite MTB: Môi trường biển NTTS: Nuôi trồng thủy sản NOAA: National Oceanic and Atmospheric Administration PI: Piority Index QCVN: Quy chuẩn việt nam SCTD: Sự cố tràn dầu TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam WF: Weighting Factor 1 LỜI MỞ ĐẦU Đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang nằm ở phía Bắc thành phố Nha Trang. Hệ sinh thái ở đầm rất đa dạng, như: rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển…, đóng vai trò quan trọng đối với nguồn lợi thủy sinh vật. Những hệ sinh thái này khá nhạy cảm, bất cứ tác động nào từ bên ngoài cũng có thể gây tổn thương và làm mất cân bằng hệ sinh thái. Ngoài các tác động cực đoan của tự nhiên, phát triển kinh tế biển cũng làm tổn thương đến tài nguyên và môi trường biển như các hoạt động khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản và giao thông vận tải biển trong đó có ô nhiễm dầu. Sự cố tràn dầu và ô nhiễm dầu gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và môi trường như: gây suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, thiệt hại về giá trị kinh tế và ảnh hưởng nhiều mặt của đời sống xã hội, dân sinh (Bùi Đại Dũng, 2009). Trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã xảy ra khoảng 5 vụ tràn dầu nghiêm trọng tại các cảng biển lớn và khoảng 12 vụ tràn dầu trên các tuyến giao thông thủy nội địa gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường khu vực xảy ra tai nạn. Ở hầu hết các cảng biển, hàm lượng dầu trong nước tầng mặt vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với nước biển ven bờ và cho mọi mục đích sử dụng. Hàm lượng dầu trong nước mặt gấp khoảng 2 – 7 lần quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT: 0,1mg/lít) (Ngô Kim Định và Trần Thị Thu Vân, 2012). Trong khi chi phí khắc phục cho sự cố tràn dầu rất lớn, tốn nhiều thời gian công sức nhưng vẫn không giải quyết triệt để những mối nguy hại tiềm tàng. Tuy sự cố tràn dầu chưa ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang, nhưng nếu xảy ra sự cố tràn dầu ở các khu vực lân cận như cảng Nha Trang, cảng Vân Phong thì khu vực này sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trong khi đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang chưa có phương án ứng cứu cũng như đánh giá mức độ tổn thất về sinh thái và kinh tế khi xảy ra sự cố tràn dầu. Tổn thất có thể giảm thiểu nếu có biện pháp ứng cứu kịp thời và hợp lý [6]. Để xây dựng kế hoạch ứng cứu khi xảy ra sự cố tràn dầu, bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với sự cố tràn dầu 2 có vị trí quan trọng. Dựa vào bản đồ này, các nhà quản lý có thể xây dựng thứ tự ưu tiên để thực thi các biện pháp kỹ thuật trong ứng phó sự cố tràn dầu. Trong bối cảnh đó, đề tài: “Ứng dụng GIS vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang” thực sự đáp ứng nhu cầu cấp thiết của phát triển kinh tế vùng ven bờ. Nội dung nghiên cứu:  Điều tra, xây dựng các lớp thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở vùng nghiên cứu bằng phương pháp GIS.  Xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm với tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang. Mục tiêu đề tài: Xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm ứng phó sự cố tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang làm cơ sở cảnh báo tai biến môi trường, giúp người sử dụng có thể lựa chọn đưa ra phương án một cách nhanh chóng khi xảy ra sự cố tràn dầu và góp phần giảm nguy hại khi có sự cố tràn dầu xảy ra. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài: Kết quả của việc tổng hợp những thông tin về tài nguyên, môi trường và hiện trạng kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu cũng như các thông tin về đặc điểm hình thái, địa mạo đường bờ và những hệ sinh thái cần chú ý bảo vệ, sẽ là cơ sở khoa học cho công tác đánh giá tác động môi trường sau này, khi các hoạt động của các ngành công nghiệp dầu khí, thủy hải sản, du lịch phát triển nhanh tại thủy vực đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang. Và vì thế việc phân vùng đường bờ nhạy cảm môi trường đối với các tai biến về dầu tràn theo qua điểm về sinh thái, tài nguyên, kinh tế xã hội từ đó đề nghị các khu vực cần ưu tiên bảo vệ là một công cụ không thể thiếu trong chiến lược quản lý biển và kế hoạch ứng cứu sự cố dầu tràn của thủy vực. 3 Chương I: TỔNG QUAN 1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) 1.1.1. Khái niệm Hệ thông tin địa lý (GIS) là một công cụ thu thập, lưu trữ, truy lục thông tin theo ý muốn, chuyển đổi và hiển thị thông tin không gian từ thế giới thực theo những mục đích cụ thể (Burrough và McDonnell, 1998). Để thực hiện các chức năng này, các dữ liệu nhập vào GIS phải bao gồm thông tin về vị trí không gian rõ ràng của một thực thể cũng như các thuộc tính của chúng . GIS là một công cụ quan trọng trong thiết lập kế hoạch và quá trình đưa ra quyết định. GIS sử dụng rộng trong quy hoạch đô thị, nông nghiệp, những hệ thống ứng phó khẩn cấp, quản lý tài nguyên thiên nhiên cũng như xã hội và khoa học trong thời gian rất dài (Burrough và McDonnell, 1998). Ưu điểm mạnh nhất của GIS là cho phép thực hiện phân tích phức tạp về dữ liệu không gian, bằng cách liên kết thông tin định vị đến những thuộc tính và cho phép lấy thông tin nhiều lớp phủ với các nguồn thông tin khác nhau. GIS có 3 thành phần quan trọng: phần cứng máy tính, tập hợp các dữ liệu phần mềm ứng dụng và một bối cảnh tổ chức thích hợp bao gồm kỹ năng thao tác của con người [27], [28]. Phần cứng nói chung của GIS bao gồm: máy tính và các thiết bị ngoại vi khác. Máy tính có một đĩa cứng để lưu trữ dữ liệu và các chương trình và các thiết bị khác để lưu trữ có thể được phục vụ thông qua một mạng lưới, bởi băng cát xét kỹ thuật số, đĩa CD-ROM quang học Bộ số hóa của một máy quét (thiết bị đầu vào) được sử dụng để chuyển đổi bản đồ và tài liệu thành các dạng kỹ thuật số. Máy vẽ, máy in hay bất kỳ loại thiết bị hiển thị (thiết bị đầu ra) được sử dụng để trình bày kết quả của việc sử lý dữ liệu. Máy tính và thiết bị ngoại vi được kiểm soát bởi người sử dụng. [...]... Đối tượng Bản đồ đường bờ nhạy cảm với tràn dầu khu vực đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 2.1.2 Thời gian Nghiên cứu thực hiện từ ngày 24/02/2012 đến 02/06/2012 2.1.3 Địa điểm Đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang Hình 2.1: Đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang 28 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Ứng dụng GIS vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang Vùng... và sử dụng phao 1.5.1 Tổng quan về bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu 1.5.1.1 Cơ sở lý thuyết xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu Bản đồ đường bờ nhạy cảm với dầu tràn được xây dựng dựa trên hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu Bản đồ nhạy cảm các tỉnh, thành phố ven biển của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bản hướng dẫn về chỉ số nhạy cảm tràn dầu của... với sự cố tràn dầu Ngày nay, ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu đã khá quen thuộc với các vùng và quốc gia ven biển Ở Việt Nam bản đồ đường bờ nhạy cảm với dầu tràn đóng một vai trò quan trong trong công tác ứng cứu khi xảy ra sự cố tràn dầu Bản đồ đường bờ nhạy cảm đã được xây dựng tại Vịnh Hạ Long, Cảng Nghi Sơn, Cảng Đà Nẵng, Cảng Dung Quốc và vùng cửa sông Sài Gòn Đồng Nai 1.5.3... trên bản hướng dẫn này [12] 1.5.1.2 Nội dung bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với dầu tràn Bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với dầu tràn thể hiện các tài nguyên sinh vật và tài nguyên nhân tạo có trong vùng lập bản đồ cần được bảo vệ khỏi tràn dầu, mức độ nhạy cảm của chúng với tràn dầu cùng một số thông in cần thiết cho việc 25 ứng cứu Các thông tin cần thiết thể hiện trên bảng đồ đường bờ đối với dầu tràn. .. sản Bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu Hình 2.2 cho thấy dầu tràn ảnh hưởng đến kinh tế xã hội và môi trường không chỉ ở phần dưới nước mà còn ảnh hưởng đến những tiềm năng kinh tế ở trên bờ Hình thái cấu trúc đường bờ, nguồn lợi sinh vật, hình thức hoạt động kinh tế văn hóa – xã hội 29 2.2.2 Các bước lập bản đồ chuyên đề Xây dựng. .. phương sống chủ yếu dựa vào biển Những hoạt động kinh tế này có thể gây ra sự cố tràn dầu, chính là mối đe dọa rất khủng khiếp đối với môi trường sinh thái và bản thân hoạt động kinh tế ở đây Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công bố nào về việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm với tràn dầu ở vùng đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang cũng như chưa có phương án ứng cứu sự cố tràn dầu tại đây 27 Chương II:... cơ sở kinh tế (cảng, sân bay,…), di tích văn hóa, khảo cổ, đô thị, khu dân cư tập trung,… Ngoài ra, trên bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với dầu tràn còn thể hiện các thông tin cần thiết khác gắn với các dạng tài nguyên cần bảo vệ, đó là mạng lưới sông suối, đường giao thông, độ cao thấp của địa hình, địa danh…(Nguyễn Thị Việt Liên và cs, 2011) 1.5.2 Ứng dụng GIS vào xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm. .. (2008) Bản hướng dẫn này có những ưu điểm sau:  Khá chặt chẽ và rõ ràng;  Chứa đựng đủ các thông tin cần thiết về nhạy cảm đường bờ, tài nguyên sinh vật và tài nguyên nhân tạo;  Sử dụng GIS để quản lý dữ liệu và bản đồ;  Có các mẫu bảng biểu cần thiết, các ký hiệu được mã hóa thuận tiện cho việc lưu trữ và sử dụng số liệu Hàng loạt các bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu của Nauy, Mỹ, Canada, Nhật Bản, ... tin với sự trợ giúp của phần mền GIS Tổng quan, thu thập dữ liệu Điều tra khảo sát Xây dựng các lớp thông tin Hệ cơ sở dữ liệu Lớp nhạy cảm tràn Chồng lớp bản đồ Bản đồ nền Bản đồ kết quả Hình 2.3: Các bước xây dựng bản đồ nhạy cảm Quá trình xử lý nhận dạng của khu vực nghiên cứu được thực hiện từng bước như trong Hình 2.4 Xử lý này được thực hiện bởi các phần mềm GIS ... ảnh hưởng tiềm năng của dầu vào đất liền Đa dạng sinh học (Rừng ngập mặn, thảm cỏ biển) Bản đồ phân bố hệ thực vật Hoạt động kinh tế bên trong đường bờ Dạng đường bờ (Vật liệu cấu tạo đường bờ) Bản đồ phân chia địa hình Hoạt động kinh tế bên ngoài đường bờ Giá trị con người có thể sử dụng (du lịch, NTTS, nông nghiệp Nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản Bản đồ phân chia hoạt động kinh tế Bản đồ phân . 1.5.1.1. Cơ sở lý thuyết xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu2 4 1.5.1.2. Nội dung bản đồ đường bờ nhạy cảm đối với dầu tràn 24 1.5.2. Ứng dụng GIS vào xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm đối. kỹ thuật trong ứng phó sự cố tràn dầu. Trong bối cảnh đó, đề tài: Ứng dụng GIS vào việc xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang thực sự đáp ứng nhu cầu cấp. bờ nhạy cảm với tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang. Mục tiêu đề tài: Xây dựng bản đồ đường bờ nhạy cảm ứng phó sự cố tràn dầu ở đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang làm cơ sở cảnh báo tai biến

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan