Báo cáo khoa học: "ĐẤU THẦU – QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG" pptx

3 337 1
Báo cáo khoa học: "ĐẤU THẦU – QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG" pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KTVT I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng có ý nghĩa sâu sắc đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc. Sự chuyển đổi đó được thể hiện trong ngành xây dựng cơ bản nói chung và trong lĩnh vực xây dựng giao thông nói riêng đó là việc đấu thầu. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế nước ta đó là sự chuyển đổi nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đấu thầu lần đầu tiên được nhắc đến trong Quyết định số 80/HĐBT ngày 9/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) với nội dung: “từng bước thực hiện đấu thầu trong xây dựng đối với công tác xây lắp công trình, tham gia đấu thầu là các tổ chức xây dựng có tư cách pháp nhân ” Để cụ thể hóa nội dung trong quyết định trên Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định số 24-BXD-VKT ngày 12/02/1990 ban hành “Quy chế đấu thầu”. Đây được coi như văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến thời điểm này về lĩnh vực quản lý xây dựng cơ bản. Quy chế đấu thầu ra đời đã mang lại những chuyển biến tích cực trong quản lý xây dựng các công trình. Tuy nhiên đây là một phương thức quản lý mới nên quá trình áp dụng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định mặt khác sự phong phú và đa dạng của thực tiễn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng mà quy chế cũng chưa lường hết được. Do đó ngày 30/3/1994 Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định số 60-BXD-VKT ban hành “Quy chế đấu thầu” để thay thế quy chế đấu thầu số 24 ban hành năm 1990. ĐẤU THẦU – QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG ThS. NGUYỄN TÀI CẢNH Bộ môn Kinh tế xây dựng Khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo tóm tắt quá trình từng bước vận dụng đấu thầu vào trong lĩnh vực xây dựng nói chung và trong lĩnh vực xây dựng giao thông nói riêng; đồng thời chỉ ra những chuyển biến tích cực cũng như những khó khăn, tồn tại khi áp dụng đấu thầu vào trong thực tế. Summary: The article summarizes the application process of procurement in the construction field in general and the transportation construction in particular. The article also points out some positive changes as well as the difficulties and the shortcomings when applying procurement into practice. Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực đấu thầu Chính phủ đã ban hành các nghị định về đấu thầu như: Nghị định số 43/CP ngày 16/7/1996 về Quy chế đấu thầu thay thế cho các quy chế trước đây không còn phù hợp. Nghị định số 93/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ bổ sung và sửa đổi một số điều của Quy chế đấu thầu theo Nghị định 43/CP. Ngày 1/9/1999 Nghị định 88/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu thay thế cho các quy chế được ban hành theo nghị định số 43/CP và 93/CP. Sau đó Chính phủ còn ban hành các Nghị định số 14/2000/NĐ-CP; Nghị định số 66/2003/NĐ-CP để hoàn thiện công tác đấu thầu mà các nghị định trước đó còn bất cập. Trải qua nhiều năm chuyển đổi sang cơ chế thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, một lần nữa để tăng cường hiệu lực quản lý hoạt động đấu thầu trong xây dựng và cũng là góp phần chống lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản tại kỳ họp thứ 8 khóa XI Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam đã thông qua Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/ 2005. Đây là một văn bản pháp lý cao nhất khẳng định sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Để Luật đấu thầu đi vào cuộc sống Chính phủ đã có Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Tuy nhiên qua quá trình áp dụng một số vấn đề mới lại nảy sinh và cần được hoàn thiện tiếp do đó ngày 05/5/2008 Chính phủ ra Nghị định số 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng thay thế cho Nghị định 111/2006/NĐ-CP. Những điểm mới của nghị định này so với nghị định 111 trước đó ở các nội dụng: KTVT 1. Đã cụ thể hóa những nội dung và lộ trình thực hiện để đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu mà điều 11 của Luật đấu thầu đã nêu. Tuy nhiên trong Nghị định 58/2008/NĐ- CP ngày 05/5/2008 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng có một điểm nhỏ chưa chính xác đó là “Điều 16. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu” mục a “Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật” nếu cộng tỷ lệ điểm theo thang điểm tối đa thì sẽ là 120% chứ không phải là 100%. Còn cộng theo thang điểm tối thiểu là 90%. Cũng trong điều 16 có nêu: “Cần phải xác định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật song không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm”, điều này sẽ mâu thuẫn vì nếu cho tất cả theo thang điểm tối thiểu đã là 90% thì làm sao có trường hợp thấp hơn 70%. 2. Qui định về mốc thời gian trong đấu thầu một cách chi tiết và khẳng định trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư và người quyết định đầu tư trong việc thực hiện thời gian phê duyệt. 3. Đã đưa ra quy trình lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân đây là những cụ thể hóa của điều 8 trong Luật Đấu thầu mà các nghị định trước đó chưa đề cập đến. 4. Đã đề cập đến việc lựa chọn nhà thầu với gói thầu qui mô nhỏ trong trường hợp đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp (điều 33 của NĐ này). 5. Đã đưa ra qui định về quy trình lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu bảo hiểm, kiểm toán và lựa chọn đối tác đầu tư. 6. Các trường hợp được chỉ định thầu cụ thể hơn, qui trình chỉ định thầu qui định chi tiết các nội dung: Lập và phát hành hồ sơ yêu cầu; Chuẩn bị hồ sơ đề xuất; Đánh giá, xem xét hồ sơ đề xuất và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu; Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu; Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Qui trình chỉ định thầu đối với gói thầu dưới 150 triệu đơn giản hơn. 7. Qui định về hình thức hợp đồng, về thanh toán hợp đồng phù hợp hơn, chẳng hạn với hợp đồng trọn gói thì giá hợp đồng được điều chỉnh trong trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về tính chính xác của số lượng, khối lượng công việc. Khối lượng thực hiện thực tế của nhà thầu không ảnh hưởng tới số tiền thanh toán cho nhà thầu. Qua nhiều năm theo dõi và tìm hiểu thực tế nhận thấy mặc dù những Nghị định, Luật đấu thầu ra đời nhằm mục tiêu đổi mới cơ chế định giá trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng là chuyển từ hệ thống định giá kế hoạch hóa tập trung sang hệ thống định giá theo cơ chế thị trường, làm cho giá cả phản ánh đúng đắn hơn giá trị và quy luật cung cầu trên thị trường. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng gặp rất nhiều khó khăn do sản phẩm xây dựng có những điểm khác biệt so với sản phẩm của các ngành khác đó là: sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc, có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất xây dựng dài, phải trải qua nhiều giai đoạn từ khi lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng đến thi công công trình và nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Tham gia vào các quá trình này chủ đầu tư với tư cách là người mua còn người bán là các nhà thầu (các doanh nghiệp xây dựng, cung ứng vật tư thiết bị, tư vấn đầu tư xây dựng). Do sản phẩm có quy mô lớn nên việc đấu thầu được chia làm nhiều gói thầu, gói thầu là căn cứ để tổ chức đấu thầu và xét thầu. Việc phân chia gói thầu sẽ ảnh hưởng đến khả năng tham gia dự thầu của các nhà thầu và quyết định đến tính cạnh tranh trong đấu thầu. Chính vì lẽ đó mà Bộ GTVT đã có Quyết định số 1626/1999/QĐ-BGTVT ngày 06/7/1999 ban hành một số quy định trong công tác đấu thầu xây lắp đối với các dự án đầu tư thuộc ngành GTVT quản lý trong đó có quy định: KTVT Dự án nhóm C: 1 đến 2 gói thầu. Dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ chia thành 1 gói thầu. Dự án nhóm B: các gói thầu có giá ít nhất khoảng 30 tỷ đồng. Dự án nhóm A: các gói thầu có giá ít nhất khoảng 50 tỷ đồng. Tuy nhiên các dựa án GTVT thuộc địa phương quản lý thường chia các gói thầu nhỏ hơn quy định và trong đấu thầu thường diễn ra quân xanh, quân đỏ dẫn đến đấu thầu mang tính hình thức. Thời gian xây dựng dài, trong quá trình thực hiện có nhiều yếu tố biến động về giá, với hình thức hợp đồng theo đơn giá khi có biến động giá sẽ được điều chỉnh nhưng việc điều chỉnh thường chậm dẫn đến nhà thầu thiếu vốn, thi công cầm chừng ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành công trình và đưa công trình vào khai thác làm giảm hiệu quả đầu tư, và mục tiêu của việc đấu thầu là thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và giá gói thầu thấp bị giảm. Mặt khác mức thưởng, phạt còn thấp “mức thưởng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi, mức phạt không vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm” có thể giá trị hợp đồng bị vi phạm là nhỏ nhưng ảnh hưởng đến việc đưa cả công trình vào khai thác sẽ gây ra thiệt hại lớn. VI. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu những yếu tố làm giảm ý nghĩa của đấu thầu là chuyển đổi việc định giá sản phẩm xây dựng từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường là do những đặc điểm của sản phẩm xây dựng tác động đến. Sự tác động lớn nhất là việc phân chia gói thầu, mặc dù đã có nhưng quy định cụ thể về việc phân chia gói thầu nhưng cần có sự kiểm tra thường xuyên. Việc điều chỉnh các yếu tố đầu vào khi có sự biến động trong trường hợp hợp đồng theo đơn giá cần làm kịp thời. Mức thưởng phạt trong hợp đồng còn thấp và việc xác định chính xác giá trị vi phạm hợp đồng để làm cơ sở tính thưởng phạt còn có nhiều khó khăn do các nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Tài liệu tham khảo [1]. Các quyết định của Bộ Xây dựng và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về Đấu thầu. [2]. Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội. [3]. QĐ số 1626/1999/QĐ-BGTVT ngày 6/7/1999 Một số quy dịnh trong công tác đấu thầu xây lắp đối với các dự án đầu tư thuộc ngành GTVT quản lý. [4]. Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 Hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. [5]. Một số hồ sơ mời thầu các gói thầu xây dựng do địa phương quản lý♦ . đấu thầu số 24 ban hành năm 1990. ĐẤU THẦU – QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SANG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG ThS. NGUYỄN TÀI CẢNH Bộ môn Kinh tế xây dựng Khoa Vận tải - Kinh tế Trường. thầu mà các nghị định trước đó còn bất cập. Trải qua nhiều năm chuyển đổi sang cơ chế thị trường trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, một lần nữa để tăng cường hiệu lực quản lý hoạt động đấu thầu. Tóm tắt: Bài báo tóm tắt quá trình từng bước vận dụng đấu thầu vào trong lĩnh vực xây dựng nói chung và trong lĩnh vực xây dựng giao thông nói riêng; đồng thời chỉ ra những chuyển biến tích

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan