Báo cáo khoa học: "ĐIỀU CHỈNH GIÁ VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG" docx

4 1.2K 0
Báo cáo khoa học: "ĐIỀU CHỈNH GIÁ VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG" docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐIỀU CHỈNH GIÁ VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG KS. PHẠM DIỄM HẰNG Bộ môn Kinh tế Xây dựng Khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng đối với các công trình giao thông. Summary: The artical mentions some issues that need to be considered when making price and contract adjustment due to the changes in the price of raw material, fuel and building material. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Một thực tế được nhìn nhận đó là việc trượt giá nguyên, nhiên vật liệu nằm ngoài khả năng kiểm soát của nhà thầu và chủ đầu tư đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho ngành xây dựng nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Cũng do trượt giá, nhiều nhà thầu dù đã được lựa chọn nhưng không ký được hợp đồng, có những gói thầu dù đã ký được hợp đồng và đang triển khai nhưng cũng bị ngưng trệ. Có dự án đang triển khai, thậm chí đã lên kế hoạch đấu thầu nhưng khi mời thầu thì không có nhà thầu nào đến vì không có điều chỉnh về giá. Những vướng mắc trên đã ảnh hưởng đến tình hình đầu tư chung cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước và phần nào ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu, kể cả nguồn thu của Nhà nước do các dự án không được đưa vào hoạt động đúng thời hạn. Để giải quyết những khó khăn trên, Bộ xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành nhiều văn bản như Thông tư 09/2008/BXD ngày 17/4/2008 và văn bản 4199/BGTVT-CQLXD ngày 2/6/2008 về thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng; Công văn 5417/BGTVT- CQLXD ngày 21/7/2008 về việc thực hiện thông tư 09/2008/BXD và văn bản 4199/BGTVT-CQLXD. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc do giá vật liệu luôn biến động, chủ đầu tư, nhà thầu lúng túng trong việc tính toán bù trừ do không thống nhất được chứng từ, hoá đơn thanh toán. Tại rất nhiều địa phương cho đến nay chưa có công trình nào được thanh toán, các dự án bị đình hoãn hoặc kéo dài tiến độ rất nhiều. Để góp phần giúp chủ đầu tư và nhà thầu giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện điều chỉnh chi phí do đột biến giá nguyên, nhiên vật liệu, tác giả xin đề xuất một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng như sau: 1. Căn cứ và nguyên tắc điều chỉnh giá *) Căn cứ: - Thời điểm điều chỉnh giá (có biến động tăng, giảm giá). - Loại vật liệu được điều chỉnh giá: Các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng thường xuyên chịu sự biến động của tăng, giảm giá cả được điều chỉnh bao gồm: xăng, dầu, sắt thép các loại (bao gồm cả cáp thép, ống thép các loại), nhựa đường, xi măng, cát, đá, sỏi, gạch, dây điện, cáp điện các loại, gỗ các loại (bao gồm cả cốp pha gỗ, cửa gỗ các loại) và kính các loại. - Mức giá điều chỉnh (theo thông báo, công bố của cơ quan chức năng). - Các chứng từ hoá đơn hợp lệ của vật liệu xây dựng cần điều chỉnh. - Các chứng từ đối với các loại vật liệu xây dựng không có hóa đơn. - Khối lượng xây lắp, khối lượng vật liệu xây dựng được điều chỉnh tại thời điểm có biến động tăng, giảm giá. Các căn cứ để tính trượt giá được xác định vào thời điểm 28 ngày trước ngày nhà thầu nộp hồ sơ thanh toán. *) Một số nguyên tắc điều chỉnh: - Việc điều chỉnh giá tiến hành song song với việc rà soát cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa cần thiết nhằm thực hiện kiềm chế lạm phát để dồn vốn đầu tư cho các dự án sắp hoàn thành, có hiệu quả cao, đồng thời gắn với việc thương thảo giữa chủ đầu tư và nhà thầu để chia sẻ bớt khó khăn với nhà thầu. - Việc điều chỉnh được áp dụng cho cả hình thức giá hợp đồng trọn gói và giá hợp đồng theo đơn giá cố định. - Đối với điều chỉnh hợp đồng, người quyết định đầu tư xem xét điều chỉnh hình thức hợp đồng trọn gói sang hình thức hợp đồng theo đơn giá nhưng cần xác định rõ nội dung điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh và chỉ được tính từ thời điểm có biến động giá. Chủ đầu tư được phép xem xét và tính toán đầy đủ chi phí cần thiết trong dự toán chi phí xây dựng bổ sung đồng thời cho phép tạm ứng tiền bù chênh lệch giá theo mức tạm ứng của hợp đồng của khối lượng chưa thực hiện và tạm thanh toán 80 - 90% chênh lệch giá của khối lượng đã thực hiện trong khi chờ thủ tục điều chỉnh, tránh thiệt hại cho nhà thầu và không làm chậm tiến độ của dự án. - Đối với các hợp đồng xây dựng đã được thanh toán xong trong năm 2007 (đã thanh toán hết giá trị hợp đồng bao gồm cả giá trị của hợp đồng đã được ký kết và phần bổ sung nếu có trong năm 2007), trừ các khoản bảo hành theo quy định thì không được điều chỉnh giá vật liệu xây dựng. 2. Phương thức điều chỉnh giá vật liệu xây dựng Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định cho từng hợp đồng thi công xây dựng công trình, từng gói thầu và cho cả dự án. Giá vật liệu được điều chỉnh là căn cứ để điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu, tổng mức đầu tư, hợp đồng dựa trên cơ sở của việc lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung. - Căn cứ vào nội dung của từng hợp đồng cụ thể, dự toán chi phí xây dựng bổ sung được xác định bằng 2 cách: + Thứ nhất là tính bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp: cách tính này dựa vào khối lượng của vật liệu bị ảnh hưởng biến động giá và giá trị chênh lệch giá của vật liệu tại thời điểm điều chỉnh so với giá vật liệu xây dựng trong hợp đồng hoặc trong dự toán gói thầu. Với giá vật liệu tại thời điểm điều chỉnh là giá chiểu theo thông báo giá hoặc giá trong thông báo giá vật liệu theo chứng từ, hoá đơn hợp lệ. + Thứ hai là sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu: hệ số này do chủ đầu tư tổ chức tính toán hoặc áp dụng chỉ số giá do Bộ xây dựng công bố hoặc chỉ số giá của Tổng cục thống kê. Dự toán này được lập một lần trên cơ sở của những khối lượng công tác xây lắp chịu ảnh hưởng tăng giá vật liệu. - Trên cơ sở của dự toán chi phí xây dựng bổ sung được lập thì dự toán xây dựng công trình điều chỉnh được xác định bằng cách cộng dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt với các dự toán chi phí bổ sung. - Với giá gói thầu thì chủ đầu tư điều chỉnh bằng cách cộng giá trúng thầu đã phê duyệt với dự toán chi phí xây dựng bổ sung. Trường hợp giá gói thầu sau khi điều chỉnh không vượt giá gói thầu đã phê duyệt thì chủ đầu tư quyết định phê duyệt. Trường hợp giá gói thầu sau điều chỉnh vượt giá gói thầu đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư quyết định phê duyệt và báo cáo người quyết định đầu tư. Trường hợp giá gói thầu sau điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. - Sau khi lập dự toán chi phí xây dựng bổ sung thì điều chỉnh hợp đồng được tiến hành như sau: + Đối với các hợp đồng đã ký kết thì căn cứ vào chi phí xây dựng bổ sung và nội dung hợp đồng đã ký kết, chủ đầu tư và nhà thầu ký bổ sung giá hợp đồng làm cơ sở thanh toán hợp đồng. + Với gói thầu có kết quả lựa chọn nhà thầu nhưng chưa ký hợp đồng thì chủ đầu tư căn cứ vào kết quả trúng thầu, dự toán chi phí bổ sung, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu để đàm phán, ký kết hợp đồng. + Trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng trọn gói, giá hợp đồng theo đơn giá cố định sang hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư về nội dung và phạm vi điều chỉnh. Hiện nay, hình thức giá hợp đồng theo giá điều chỉnh được thực hiện theo Thông tư 06/2007/BXD ngày 25/7/2007 hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. 3. Phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng - Một số trường hợp điều chỉnh giá hợp đồng: + Do thay đổi khối lượng thi công: khối lượng bổ sung ngoài hợp đồng hoặc phát sinh lớn hơn 20% so với khối lượng đã ký trong hợp đồng + Do thay đổi giá: điều chỉnh đơn giá hoặc điều chỉnh giá hợp đồng do Nhà nước thay đổi chính sách liên quan hoặc có biến động về chi phí đầu vào sản xuất như nhiên liệu, nguyên vật liệu, thiết bị xây dựng công trình. - Khi điều chỉnh giá hợp đồng thì khối lượng công việc thanh toán được xác định trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành được nghiệm thu, đơn giá thanh toán các công việc được xác định theo các điều khoản trong hợp đồng như việc xác định lại đơn giá hoặc điều chỉnh lại đơn giá trong hợp đồng theo hệ số điều chỉnh. Có các phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng sau: + Phương pháp tính bù trực tiếp: phương pháp này phù hợp với các công trình xây dựng có quy mô nhỏ mang tính chất sửa chữa, nâng cấp cải tạo… trong đó chỉ sử dụng nguồn vốn trong nước và áp dụng theo các quy định của Việt Nam. + Phương pháp dùng công thức xác định hệ số điều chỉnh: áp dụng cho các dự án đầu tư xây dựng công trình có quy mô lớn, công trình trải dài theo tuyến có sử dụng nguồn vốn đầu tư khác nhau đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. 4. Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện bù trừ chênh lệch giá Việc bù giá vật liệu xây dựng cho các nhà thầu theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành khi áp dụng vào thực tế không phải là việc làm đơn giản bởi những khó khăn gặp phải trong cách tính dự toán chi phí xây dựng bổ sung. Dự toán chi phí xây dựng bổ sung tính bằng cách bù trực tiếp mà phải sử dụng hoá đơn, chứng từ hợp lệ và thông báo giá của liên Sở Tài chính - Xây dựng đều vướng bởi chủ đầu tư, Ban quản lý dự án không dám mạo hiểm chấp nhận trước tình trạng hoá đơn đỏ và chứng từ giả trôi nổi ngoài thị trường rất khó kiểm soát và kiểm chứng. Mặt khác, giá vật liệu xây dựng thực tế ngoài thị trường diễn biến phức tạp, hôm nay một giá ngày mai đã lại một giá khác. Thậm chí có khi cùng một ngày nhà thầu phải mua với nhiều giá khác nhau. Nếu sử dụng những hoá đơn, chứng từ để điều chỉnh giá thì khi thanh, kiểm tra sau này sẽ có rất nhiều rủi ro và liên đới cho cả chủ đầu tư, nhà thầu và một số cơ quan chức năng khác. Trong khi đó thông báo giá của liên Sở Tài chính - Xây dựng thường thấp hơn nhiều so với giá thực tế ngoài thị trường nên thiệt thòi cho các nhà thầu. Có khi giá thực là 10 đồng thì thông báo giá của các địa phương chưa chắc đã được 7 - 8 đồng. Chính những khó khăn đó làm đã khiến cho việc điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng công trình giao thông gần như bị ách tắc và không có lối thoát. Nhằm khai thông quá trình thực hiện bù trừ chênh lệch giá thì chủ đầu tư, Ban quản lý dự án cần thực hiện 3 vấn đề sau: - Thứ nhất: với các địa phương chưa có thông báo giá hoặc có nhưng chưa phù hợp với giá thị trường thì chủ đầu tư, Ban quản lý dự án xác định lại giá cho phù hợp làm cơ sở lập dự toán bổ sung, tạm ứng, tạm thanh toán, thanh toán phần bù trừ chênh lệch giá. - Thứ hai: các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án khẩn trương thực hiện việc lập dự toán bổ sung đối với các khối lượng thực hiện năm 2007 và ưu tiên giải quyết khối lượng thực hiện từ năm 2008 đến nay và các khối lượng còn lại ngay trong các đợt nghiệm thu thanh toán. - Thứ ba: UBND các tỉnh, thành phố, Sở xây dựng, Tài chính và các cơ quan liên quan của địa phương có sự hợp tác chặt chẽ trong việc cập nhật và công bố giá thị trường hàng tháng đối với nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng giao thông nhất là những mặt đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh của biến động giá làm cơ sở của lập dự toán bổ sung và kịp thời nghiệm thu, thanh toán cho các nhà thầu. II. KẾT LUẬN Điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng các công trình giao thông là viêc làm cần thiết trong thời điểm hiện tại. Với những vấn đề đề cập ở trên tác giả hi vọng sẽ giúp cho chủ đầu tư giải quyết được khó khăn trong việc xử lý bù chênh lệch giá, các nhà thầu giảm bớt gánh nặng và có vốn để tiếp tục thi công đẩy nhanh tiến độ của công trình. Tài liệu tham khảo [1]. Trang Web www.giaothongvantai.com.vn/ Khai thông dòng chảy điều chỉnh giá - Đức Thắng - ngày 24/7/2008. [2]. Thông tư 09/2008/BXD ngày 17/4/2008 và văn bản 4199/BGTVT-CQLXD ngày 2/6/2008 thực hiện điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng. [3]. Công văn 5417/BGTVT-CQLXD ra ngày 21/7/2008 về việc thực hiện thông tư 09/2008/BXD và văn bản 4199/BGTVT- CQLXD ♦ . điều chỉnh giá vật liệu xây dựng Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng được xác định cho từng hợp đồng thi công xây dựng công trình, từng gói thầu và cho cả dự án. Giá vật liệu được điều chỉnh là. thức giá hợp đồng trọn gói và giá hợp đồng theo đơn giá cố định. - Đối với điều chỉnh hợp đồng, người quyết định đầu tư xem xét điều chỉnh hình thức hợp đồng trọn gói sang hình thức hợp đồng. ĐIỀU CHỈNH GIÁ VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG KS. PHẠM DIỄM HẰNG Bộ môn Kinh tế Xây dựng Khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan