Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TIN CẬY CỦA MỘT BÀI KIỂM TRA" ppt

3 1.1K 4
Báo cáo khoa học: "MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TIN CẬY CỦA MỘT BÀI KIỂM TRA" ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐỘ TIN CẬY CỦA MỘT BÀI KIỂM TRA ThS. VŨ THANH HIỀN Bộ môn Anh văn Khoa Khoa học cơ bản Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Độ tin cậy là một trong những tiêu chí thiết yếu nhất của một bài kiểm tra tốt. Do vậy, việc đánh giá một bài kiểm tra chính là đánh giá độ tin cậy của bài kiểm tra đó. Báo cáo xin giới thiệu một số phương pháp để đo độ tin cậy của một bài kiểm tra. Summary: The reliability is one of the most essential criteria of a good test. Therefore, evaluating a test is to evaluate the reliability of the test. The report will present some methods of reliability computation of a test. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Bachman (1990:3), kiểm tra đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy. Thông qua kiểm tra, giáo viên có thể (i) đánh giá được sự tiếp thu của người học trong những giai đoạn nhất định; (ii) tự đánh giá được các phương pháp giảng dạy khác nhau; (iii) điều chỉnh kiến thức đầu vào cho phù hợp trong quá trình giảng dạy. Chính vì vậy, việc thiết kế được những bài kiểm tra tốt với bốn tiêu chí chính: tính giá trị, độ tin cậy, tính khả thi, và độ phân biệt là một điều rất cần thiết. Có thể nói độ tin cậy được coi là một trong những tiêu chí thiết yếu nhất của một bài kiểm tra tốt. Harrison (1983) coi độ tin cậy là tính nhất quán mà một bài kiểm tra luôn đánh giá chính xác một đối tượng tại các thời điểm khác nhau. Ví dụ một sinh viên đạt kết quả thấp đối với một bài kiểm tra ở lần làm bài đầu tiên, nhưng hai hôm sau với vẫn bài kiểm tra đó, người sinh viên này lại đạt kết quả cao. Có thể nói bài kiểm tra này không đạt được độ tin cậy và kết quả bài kiểm tra không được coi là kết quả tin cậy để đánh giá năng lực của người làm bài.Chính vì vậy, có rất nhiều phương pháp để đo độ tin cậy của một bài kiểm tra. Tuy nhiên, báo cáo này xin giới thiệu một số phương pháp có thể áp dụng được để đo độ tin cậy của một bài kiểm tra. CNTT-CB II. NỘI DUNG * Phương pháp kiểm tra – kiểm tra lại (Test-Retest Method) Theo Henning (1987) và Shohamy (1985) đây là phương pháp tính độ tin cậy đơn giản nhất. Cùng một bài kiểm tra sẽ được tiến hành kiểm tra hai lần cho cùng một đối tượng với khoảng thời gian giữa hai lần kiểm tra không được quá hai tuần. Và cả hai ông đều nhất trí rằng giữa hai lần kiểm tra người làm bài không được ôn tập lại. Tuy nhiên, để tiến hành kiểm tra – kiểm tra lại sẽ không dễ dàng vì không ai có thể chắc chắn liệu người làm bài có ôn tập lại hay không. Về mặt tâm lý, người làm bài bao giờ cũng muốn đạt kết quả cao hơn trong lần làm bài thứ hai này, nên có thể họ sẽ dành thời gian để ôn tập lại. Để đo độ tin cậy theo hình thức này Henning (1987:81) đã đưa ra công thức sau: r tt = r 1,2 trong đó: r tt là hệ số đo độ tin cậy r 1,2 là sự tương quan giữa kết quả hai lần làm bài kiểm tra của cùng đối tượng * Phương pháp chia đôi bài kiểm tra (Split Half) Để sử dụng phương pháp này, trước hết bài kiểm tra phải được chia đôi thành hai phần tương đương nhau và được tiến hành cùng cho một đối tượng sinh viên. Để chia bài kiểm tra thành hai phần tưương đương, người ta có thể sử dụng một số cách khác nhau. Nếu bài kiểm tra bao gồm các câu riêng lẻ, cách thông thường nhất để chia bài kiểm tra thành hai phần tương đương đó là một phần gồm các câu số chẵn, phần kia gồm các câu số lẻ. Điểm số của hai phần này sẽ được tính riêng biệt và được tính tương quan với nhau. Điểm số của hai phần này càng giống nhau tức là bài kiểm tra càng có độ tin cậy cao. Có nghĩa là hệ số tin cậy lý tưởng giữa hai phần của bài kiểm tra sẽ là 1. Bài kiểm tra có hệ số tin cậy là 1 là bài kiểm tra có độ tin cậy cao. Trong khi đó bài kiểm tra có hệ số tin cậy là 0 tức là bài kiểm tra đó không có độ tin cậy. CNTT- CB Để tính hệ số tin cậy theo phương pháp này, người ta sẽ dùng công thức Spearman- Brown Prophecy như sau: B,A B,A tt R1 R2 R + = trong đó R tt : là hệ số tin cậy theo phương pháp Split Half. R A,B : là hệ số tương quan giữa hai điểm số của hai phần của bài kiểm tra Để tính hệ số tương quan giữa hai phần của bài kiểm tra (R A,B ), người ta có thể dùng công thức sau: )1n(n D6 1R 2 2 B,A − −= ∑ trong đó: R A,B : là hệ số tương quan Spearman D: sự chênh lệch điểm của hai phần bài kiểm tra n: số lượng bài kiểm tra Nếu R A,B : 0,8 – 1,0 sự tương quan tốt (độ tin cậy cao) 0,6 – 0,8 sự tương quan trung bình (độ tin cậy trung bình) 0,4 – 0,6 sự tương quan kém (độ tin cậy thấp) 0,2 – 0,4 sự tương quan rất kém (độ tin cậy rất thấp) Tuy nhiên, Theo cả Bachman (1990) và Henning (1987) đều cho rằng độ tin cậy tính theo phương pháp Split Half có thể không mang lại kết quả chính xác vì độ tin cậy có thể thay đổi tùy theo bố cục của bài kiểm tra. Để khắc phục nhược điểm trên Henning (1987:84) đã đưa ra một số công thức tính độ tin cậy sau đây: * Công thức 20 của Kuder- Richardson (Kuder-Richardson Formula 20) ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ − − = ∑ 2 t 2 i 2 t tt S SS 1n n R trong đó: R tt : độ tin cậy tính theo công thức 20 của Kuder-Richardson n: số câu hỏi trong bài kiểm tra S 2 t : bình phương của độ lệch chuẩn (SD) ∑ S 2 i : tổng số sự chênh lệch điểm của tất cả các câu hỏi Tuy nhiên công thức này rất khó tính toán. Trong trường hợp không tính được sự chênh lệch điểm của từng câu hỏi, người ta khuyên nên dùng công thức 21 của Kuder- Richardson * Công thức 21 của Kuder-Richardson (Kuder-Richardson Formula 21) ⎟ ⎟ ⎟ ⎟ ⎠ ⎞ ⎜ ⎜ ⎜ ⎜ ⎝ ⎛ − − − = 2 t 2 tt S n x x 1 1n n R trong đó: R tt : độ tin cậy tính theo công thúc 21 của Kuder-Richardson CNTT-CB n : số câu hỏi trong bài kiểm tra x : điểm trung bình chung (Mean) S 2 t : sự chênh lệch của điểm số Tuy nhiên Shohamy (1985) cũng giới thiệu công thức 21 của Kuder-Richardson theo một cách tính khác như sau: 2 tt )SD(K )xK(x 1R −− −= trong đó: x: điểm trung bình chung (Mean) (SD) 2 : bình phương của độ lệch chuẩn (SD) K: số câu hỏi trong bài kiểm tra Về mặt cơ bản, mặc dù hai công thức trên được tính khác nhau nhưng chúng đều cho những kết quả như nhau vì sự chênh lệch điểm số bằng với độ lệch chuẩn.(Theo Bachman 1990: 166). Hệ số tin cậy đạt yêu cầu sẽ trải dài từ 0 đến 1 (hHenning 1987:80). Thep Lado (1961), đối với một bài kiểm tra đọc hiểu môn tiếng Anh (Reading test) có hệ số tin cậy từ 0,9 đến 0,99 tức là bài kiểm tra có độ tin cậy cao, trong khi đó để một bài kiểm tra viết môn tiếng Anh (Writing test) có độ tin cậy cao, tức là hệ số tin cậy phải dao động từ 0,7 đến 0,79. III. KẾT LUẬN Báo cáo đã giới thiệu bốn phương pháp có thể áp dụng được để đo độ tin cậy – một trong những tiêu chí cần thiết của một bài kiểm tra tốt. Hy vọng báo cáo này sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho những người thiết kế bài kiểm tra để có được những bài kiểm tra ngày càng chất lượng. Tài liệu tham khảo [1]. Bachman, L.F (1990). Fundemental Considerations in Language Testing. Oxford: Oxford University Press. [2]. Harrison, A. (1983). A Language Testing Handbook. London: Mcmillian Press. [3]. Heaton, J.B. (1988). Writing English Language Tests. London: Long man [4]. Henning, G. (1987). A Guide to Language Testing. Cambridge: Newbury House Publishers [5]. Hughes, A. (1989). Testing for Language Teachers. Cambridge: Cambridge University Press. [6]. Lado, R. (1961). Language Testing. London: Longman. [7]. Shohamy, E. (1985). A Practical Hanbook in Language Testing for the Second Language Teachers. Tel-Aviv: Tel-Aviv University Press♦ . nhất của một bài kiểm tra tốt. Do vậy, việc đánh giá một bài kiểm tra chính là đánh giá độ tin cậy của bài kiểm tra đó. Báo cáo xin giới thiệu một số phương pháp để đo độ tin cậy của một bài kiểm. hệ số tin cậy lý tưởng giữa hai phần của bài kiểm tra sẽ là 1. Bài kiểm tra có hệ số tin cậy là 1 là bài kiểm tra có độ tin cậy cao. Trong khi đó bài kiểm tra có hệ số tin cậy là 0 tức là bài. quả bài kiểm tra không được coi là kết quả tin cậy để đánh giá năng lực của người làm bài. Chính vì vậy, có rất nhiều phương pháp để đo độ tin cậy của một bài kiểm tra. Tuy nhiên, báo cáo

Ngày đăng: 06/08/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan