đặc điểm phân bố mặt rộng và thẳng đứng của các yếu tố thủy văn và động lực vùng biển tây nam việt nam

47 424 0
đặc điểm phân bố mặt rộng và thẳng đứng của các yếu tố thủy văn và động lực vùng biển tây nam việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 1 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. PHẦN I: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I : Số liệu sử dụng : Trong đồ án này, đã sử dụng 2 nguồn số liệu chính để nghiên cứu. Nguồn số liệu nhiệt độ và độ muối đã được xử lý và đưa ra dưới dạng các giá trị trung bình, cực đại và cực tiểu tháng trong nhiều năm. Các số liệu nhiệt độ được trung bình hoá cho từng ô vuông có các cạnh 0.5 0 *0.5 0 . Số liệu sử dụng được thu thập trong thời gian gần 70 năm trên toàn biển Đông. Nguồn số liệu nhiệt độ, độ muối và dòng chảy của chuyến khảo sát tháng 3 năm 1998, do đề tài KE – 09.14 thực hiện. Các số liệu của đồ án tốt nghiệp đã được Phòng Vật Lý – Viện Hải Dương Học Nha Trang xem xét, đặc biệt có sự chỉnh lý của thầy : Tiến sĩ. Nguyễn Bá Xuân – Trưởng phòng Vật Lý Viện Hải Dương Học. II : Phương pháp nghiên cứu : Đã sử dụng các phương pháp tính toán thống kê để tính toán các đặc trưng của dòng chảy tổng hợp và dòng trung bình, xu thế dòng tổng hợp. Sử dụng các phần mềm Super, Excel để nghiên cứu các quy luật phân bố Mặt rộng và thẳng đứng của nhiệt độ và độ muối. Để tính toán dòng triều, đã sử dụng phương pháp tính dòng triều vùng ven bờ của Makarov (Nga) dựa trên nguồn số liệu đo đạc 2 ngày đêm. Với các số liệu được Phòng Vật Lý cung cấp, tôi đã sử dụng phần mềm Super 7.0, Mapinfo, Excel để tính toán, tổng hợp và vẽ bản đồ, đồ thị. Từ kết quả đó tôi đi đến nhận xét cuối cùng. PHẦN II CHƯƠNG I PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 2 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Khái quát đặc điểm địa lý – hành chính và đặc điểm vùng biển Cà Mau – Kiên Giang. I.1 : Đặc điểm địa lý : Cà Mau là tỉnh cực Nam Tổ quốc với diện tích tự nhiên 4456 km 2 , chiếm 1,35% diện tích đất nổi cả nước, chiếm 11,24% diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Phần đất nổi của tỉnh chủ yếu nằm trên đất liền, phần còn lại chiếm khoảng 0,1% diện tích là đảo. Ơ vùng biển phía Đông có cụm đảo Hòn Khoai, ở vùng biển phía Tây có đảo Hòn Chuối, Hòn Buông, Hòn Đá Bạc. Các đảo chỉ cách bờ từ 18 – 30 km. Diện tích vùng biển của tỉnh là 80.000 km 2 , trong đó vùng thăm dò khai thác thuỷ sản là 51.391 km 2 (theo Quyết định số 394 – NN, ngày 15/03/1989 của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng). Tỉnh Cà Mau trải dài trên 1 0 02 ' 48 ” vĩ độ từ 8 0 33 ' 12 ’ – 9 0 36 ' 00 N, chạy theo hướng Đông – Tây là 0 0 41 ' 50 ’ từ 104 0 55 ' 10 ’ E - 105 0 27 ' 00 E. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu. Phía Đông và Nam giáp biển Đông. Phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Tỉnh Cà Mau có 237 km bờ biển chia làm 2 phần : Bờ biển phía Tây dài 145 km, bờ biển phía Đông dài 92 km. Một đặc điểm nổi bật là tỉnh Cà Mau có nhiều sông rạch dày đặc và chịu sự chi phối sâu sắc của biển. Tổng chiều dài sông rạch của tỉnh khoảng 6792 km, mật độ trung bình 1,5 km/km 2 . Diện tích mặt nước sông rạch chiếm 2,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Những con sông chính của tỉnh gồm có : Sông Cửa Lớn nối sông Ong Đền và Ong Trang dài 58 km, rộng trung bình 200 m, giúp cho tàu thuyền đánh cá đi từ ngư trường phía Đông sang phía Tây được thuận lợi và an toàn, PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 3 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. Sông Đồng Dơi nối cửa Gành Hào với sông Cửa Lớn, dài 45 km. Sông Bảy Háp, sông Ong Đốc chạy từ ngã ba Cái Tàu đổ ra vịnh Thái Lan dài 400 km. Kiên Giang là một tỉnh nằm phía Tây Nam Việt Nam, thuộc vùng kinh tế IV và là tiểu vùng Tây Nam Bộ. Có vị trí đất liền kéo dài từ 9023'50’’N đến 10 0 32 ’ 20 ” N và từ 104 0 26 ’ 40 ’’ E đến 105 0 32 ’ 30 ’’ E. Với địa phận như , Kiên Giang có phía Bắc, Tây Bắc giáp hải phận Campuchia, có đường biên giới đất liền dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Kiên Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 626.904 ha, trong đó : Đất liền chiếm : 563.730,8 ha. Hải đảo chiếm : 63.174 ha. Tỉnh Kiên Giang gồm có 02 thị xã (thị xã Rạch Giá và thị xã Hà Tiên), 09 huyện đất liền là Hà Tiên, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuậnvà 02 huyện đảo là Phú Quốc, Quốc Hải. Trong đó hầu hết các huyện có biển, còn lại một số huyện không có biển như huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện Tân Hiệp và Vĩnh Thuận. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho ngành thuỷ sản phát triển mà đặc biệt là cải tạo tiền đề cho ngành khai thác thuỷ sản phát triển hơn. I.2 : Đặc điểm khí hậu – thời tiết vùng biển Cà Mau – Kiên Giang. Cà Mau nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, tương đối ổn định. Vùng này chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 loại gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Mùa mưa từ tháng 06 đến tháng 09 năm sau. Tháng 05 và tháng 10 thường là thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa. Qua khảo sát thực tế của các nhà khoa học thì khí hậu ở đây tương đối đồng nhất và được thể hiện qua các yếu tố sau. I.2.1 : Chế độ khí áp : PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 4 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. Cà Mau có đặc điểm nổi bật của chế độ khí áp cận xích đạo, một nền khí áp thấp và ít biến động. Trị số khí áp trung bình năm xấp xỉ 1010 mb. Biên độ giao động khí áp giữa các năm khoảng 01 – 02 mb. Cà Mau thuộc vùng vĩ độ thấp, có nguồn năng lượng Mặt Trời dồi dào, thường xuyên có các khối không khí nóng ẩm của biển nhiệt đới cho nên khí hậu ở đây có nền nhiệt độ cao và tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình năm 26,5 – 27 0 C. hàng năm vào tháng 01, nhiệt độ xuống thấp nhất (24,5 – 25 0 C) và tăng tới cực đại vào tháng 04 (27,5 – 29 0 C), biên độ nhiệt ngày đêm từ 5,5 – 6,0 0 C (mùa mưa), 08 – 10 0 C (mùa nắng). Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Hàng năm hình thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 04 đến tháng 09 hàng năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau. Nhiệt độ cao đều trong năm với trung bình 27,2 0 C – 27,6 0 C. Biên độ thay đổi ngày đêm là 06 – 08 0 C. Nhiệt độ trung bình mùa khô 27,9 0 C, nhiệt độ trung bình mùa mưa là 26,9 0 C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất trong năm là 28,7 0 C (tháng 05), mhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm là 25,9 0 C (tháng 12). Nhiệt độ trung bình qua các tháng trong năm biến đổi nhỏ, biên độ nhiệt độ không quá 03 0 C. I.2.2 : Độ ẩm : Cà Mau có độ ẩm không khí bình quân từ 78% - 80%, chênh lệch giữa tháng ẩm nhất và tháng khô nhất khoảng 08 – 12%. Độ ẩm không khí ở Kiên Giang trung bình năm là từ 61% - 62%, độ ẩm không khí trung bình mùa mưa từ 83 – 88%, độ ẩm không khí trung bình mùa khô từ 76% - 80%, chênh lệch về độ ẩm tương dối trung bình giữa các tháng khô nhất và tháng ẩm nhất là từ 8% - 12%. I.2.3 : Chế độ mưa : PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 5 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. Mùa mưa ở Cà Mau bắt đầu từ ngày 05 – 25 tháng 05 hàng năm và kết thúc vào khoảng 05 – 25 tháng 11, số ngày mưa khoảng 170 – 200 ngày. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.500 – 2.300mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Chế độ mưa ở Kiên Giang tập trung từ tháng 05 – 11 hàng năm và chiếm khoảng 90 – 95% tổng lượng mưa cả năm. Các tháng có lượng mưa lớn nhất trong năm là tháng 08, 09 và tháng 10. Số ngày mưa bình quân trong năm là 121 ngày, lượng mưa bình quân hàng nămlà 2.153,7mm, lượng mưa trung bình tháng lớn nhất là tháng 08 với 395,2mm. lượng mưa bình quân nhỏ nhất là ở tháng 02 với 35mm. Riêng Phú Quốc thì mưa đến sớm hơn và cũng kết thúc muộn hơn so với đất liền, lượng mưa bình quân năm là 2.891,7mm, số ngày mưa bình quân năm là 174 ngày cao hơn đất liền 53 ngày. I.2.4 : Chế độ nắng : Cà Mau có số giờ nắng trung bình năm là X, tháng nắng nhiều nhất là tháng Y với số giờ nắng là Z,tháng nắng nhiều nhất là tháng Avới số giờ nắng là B. Ơ Kiên Giang có số giờ nắng trung bình là 2.400. Tháng nắng nhiều nhất là tháng 03 với số giờ nắng là 230 giờ, đặc biệt là đảo Phú Quốc có số giờ nắng lên tới 250 giờ. Tháng nắng ít nhất là tháng 08 và tháng 09 với số giờ nắng là 160 – 170 giờ trên đất liền và 140 – 145 giờ trên đảo Phú Quốc. I.2.5 : Các điều kiện thuỷ văn và động lực. I.2.5.1 : Nhiệt độ nước biển. Do vị trí địa lý, địa hình đáy, địa hình đường bờ, độ sâu của vùng biển khá đặc biệt nên nhiệt độ nước biển ở đây cũng rất khác so với mọi nơi. Nhiệt độ nước biển trung bình ở đây vào mùa khô từ 25,4 0 C – 26,5 0 Cvà mùa mưa từ 27 0 C – 28 0 C. biên độ giao động giữa các tháng từ 2 0 C – 3 0 C. Nhiệt độ vùng ven bờ thấp hơn vùng ngoài khơi. Nhiệt độ tầng mặt thấp hơn nhiệt độ tầng đáy koảng 1 0 C vào mùa khô và 1,2 0 Cvào mùa mưa. Vùng biển Kiên Giang có nhiệt độ nước biển thay đổi theo dòng hải lưu nhiều hơn là thay đổi theo thời tiết. Nhiệt độ nước biển tầng mặt trung bình trong PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 6 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. mùa nắng là 28 0 Cvà mùa mưa là 32 0 C. Biên độ giao động nhiệt độ tầng mặt vào mùa nắng là 26 – 31 0 C và mùa mưa là từ 29 0 C – 35 0 C, nhiệt độ tầng đáy hầu như ít có sự biến đổi lớn. I.2.5.2 : Độ mặn nước biển : Do vùng biển Tây Nam có độ sâu nhỏ nên độ mặn thay đổi theo phương thẳng đứng không đáng kể. Theo số liệu báo cáo thì vào tháng 02, tháng 03 độ mặn lên cao nhất là 33,5‰ và vào tháng 08, tháng 09, độ mặn xuống thấp nhất là 26,7‰. Độ mặn có xu hướng tăng dần từ bờ ra ngoài khơi. I.2.5.3 : Địa hình đáy biển : Vùng biển Cà Mau – Kiên Gíang thuộc phần thềm lục địa Việt Nam ở vịnh Thái Lan, vùng biển này có bề mặt thoải, độ dốc nhỏ, nơi sâu nhất chỉ đạt 80 – 90m. Phía Đông vịnh Thái Lan và Nam – Đông Nam mũi Cà Mau có một số địa hình dương tạo nên bề mặt gồ ghề. Phia Đông vịnh Thái Lan và Đông Bắc Malaysia địa hình bằng phẳng hơn và có các địa hình âm, kích thước lớn, độ sâu nhỏ, đáy rộng. Tại đây có hệ thống khe rãnh ngầm dạng cành cây điển hình. Vùng biển Cà Mau – Kiên Giang tương đối bằng phẳng và nông. Riêng vùng Hòn Khoai – Hòn Sao, đáy biển ở đây có một số rạn san hô. I.2.5.4 : Hải lưu : Vịnh Thái Lan thông với biển Đông nên nó chịu ảnh hưởng của hải lưu biển Đông. Trong vịnh hình thành 2 dòng hải lưu khác nhau. + Hải lưu trong mùa khô : vào mùa này trên tầng mặt có dòng chảy theo hướng Tây Nam dọc bờ biển nước ta vòng qua vịnh Thái Lan rồi đi ra cửa vịnh theo chiều ngược kim đông hồ. + Hải lưu trong mùa mưa : Vào mùa mưa xuất hiện một hải lưu ngược với dòng hải lưu ở mùa khô. Ngoài ra còn có một số dòng chảy yếu tồn tại không có qui luật ở ven bờ. Do có hoạt động của các dòng chảy trong mỗi năm nên nước biển ở vịnh Thái Lan luôn được trao đổi với biển Đông tạo thành một vùng biển có thành phần loài hải sản sinh sống rất phong phú và đa dạng. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 7 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. Đối với gió mùa Tây Nam : Hải lưu chảy dọc theo bờ biển Kiên Giang tạo thành dòng chảy theo chiều kim đồng hồ quanh vịnh Thái Lan từ đó hình thành vụ cá Tây Nam. Đối với gió mùa Đông Bắc thì ngược lại dòng chảy theo chiều ngược kim đồng hồ tạo thành vụ cá Đông Bắc. Hoàn lưu trong vịnh Thái Lan cơ bản khác biệt nhau trong 2 mùa, mùa Đông có dạng xoáy thuận và mùa hè trong dạng xoáy nghịch. Các kết qủa khảo sát (Waltay Akorn, 1998) cho thấy một số xoáy qui mô vừa trong từng mùa tại các khu vực phía Bắc vịnh Thái Lan, ven bờ biển Việt Nam và Malaysia. Sự phân hoá này có thể được giải thích bởi sự phân hoá của trường gió trong vịnh và trên biển Đông : gió Tây trên vịnh và Tây Nam trên biển Đông trong mùa hè, Đông Bắc trên biển Đông và Đông trên vịnh trong mùa Đông. Ngoài ra, quá trình trao đổi nước giữa vịnh với biển Đông và sự biến đổi lưu lượng các sông cũng góp phần tạo ra sự biến đổi đa dạng này. Đặc điểm của dòng chảy vùng biển Tây Nam Việt Nam là dòng chảy về phía Nam ven bờ Tây Nam Bộ trong cả 2 mùa, điều này đã được khẳng định qua nhiều kết quả khảo sát và kết quả tính toán theo phương pháp mô hình hoá. I.2.5.5 : Chế độ thuỷ triều – Sóng biển : Vùng biển Cà Mau chịu ảnh hưởng trực tiếp của 2 chế độ thuỷ triều. Ơ phía Đông có chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, ở phía Tây có chế độ nhật triều không đều của vịnh Thái Lan. Biên độ thuỷ triều nhỏ trung bình khoảng 1m, cao nhất từ 1,5 – 1,7m, thấp nhất từ 0,25 – 0,4m. Vùng biển Kiên Giang chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều của vịnh Thái Lan, biên độ triều trung bình laf 1m (thấp nhất là 0,3 – 0,4m); cao nhất là 1,5m đến 1,5m. Ơ vùng biển Tây Nam Việt Nam, thuỷ triều thuần nhất hoặc hơi không đều, phân bố không lớn và khá phức tạp giữa nơi này và nơi khác. Hàng ngày thường chỉ có một lần triều lên và một lần triều xuống, riêng thời kì nước kém, có thể sinh thêm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 8 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. con nước, trong tháng có khoảng 2- 3 ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống trong ngày. Từ mũi Cà Mau tới mũi Hà Tiên ( Hà tiên, Rạch Gía). Tính chất thuỷ triều : Tại vùng biển Tây Nam là nhật triều không đều hoặc nhật triều đều. Mức độ không đều rất khác nhau, tai Rạch Gía chủ yếu là bán nhật triều (2 lần triều lên và hai lần triều xuống), xa dần về phía Hà Tiên và mũi Cà Mau, tính chất thuỷ triều thiên về nhật trièu tăng lên.+ Độ lớn thuỷ triều : Độ lớn thuỷ triều trung bình kỳ nước cường trên dưới 1m, kỳ nước kém, độ lớn triều giảm xuống rõ rệt, khoảng trên dưới 0,5m. + Tốc độ dòng triều : tương đối nhỏ, ít khi vượt quá 1 -2 nút (với 1 nút = 1 hải lý/ 1 giờ = 51,4 cm/s). Chế độ sóng vùng biển Cà Mau tương đối ổn định. Vào mùa mưa (mùa gió Tây Nam) sóng cao hơn mùa khô (gió mùa Đông Bắc) biển thường êm, ít khi có sóng cấp 4, cấp 5 và ít khi chịu ảnh hưởng trực tiếp của các cơn bão. Vùng biển Cà Mau – Kiên Giang là vùng biển nông nên sóng biển chủ yếu là sóng gió. Chỉ có các sóng gió hướng Tây Nam – Tây Bắc ngoài khơi mới chịu ảnh hưởng trực tiếp tới bờ. Các sóng này chỉ tồn tại trong mùa mưa. Độ cao sóng trung bình ngoài khơi chỉ đạt 1 – 2m khi gió thật mạnhthì sóng gần 4m, tai vùng ven bờ độ cao sóng lớn nhất đạt gần 2,0 – 2,5m. CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘNG KHÔNG GIAN THỜI GIAN CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MUỐI NƯỚC BIỂN TRUNG BÌNH THÁNG, NHIỀU NĂM. Nhiệt độ và độ muối nước biển là 2 trong các yếu tố Hải Dương Học quan trọng nhất quyết định các điều kiện động lực học và sinh thái môi trường của nước biển. Những biến đổi dị thường của chúng có thể là nguyên nhân của những nhiễu động khí hậu và thời tiết, làm thay đổi những điều kiện động lực học, điều kiện sống của các loài sinh vật biển. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này, ngoài ý PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 9 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. nghĩa xác định các đặc diểm mang tính chất chế độ, còn góp phần phục vụ giải quyết nhiều vấn đề khác. Cho tới nay, vấn đề về biến động không gian, thời gian của độ muối, nhiệt độ chỉ mới được xem xét cho một số vùng biển hữu hạn ven bờ. Vấn đề biến động chỉ mới được xem xét cho nhiệt độ nước tầng mặt. II. 1 : Các kết quả nghiên cứu. II.1.1 : Biến động ngày đêm. Vì biển Đông nằm trong khu vực nhiệt đới, nên nhiệt độ và độ muối tầng mặt biến đổi rất ít trong chu kỳ ngày đêm, độ lớn dao động (hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trong ngày đêm) của nhiệt độ là ∆T= 0,04 – 0.06 0 C và của độ muối là ∆S = 0.01 – 0.15‰. Nhiệt độ thường có giá trị tương đối lớn trong khoảng thời gian từ 10 h – 17 h trong ngày, lớn nhất từ lúc 14 h – 15 h phù hợp với biến trình ngày đêm của dòng bức xạ hấp thụ bởi mặt biển. Xu thế biến đổi này chỉ tồn tại trong lớp nước khoảng 20 – 30m sát mặt biển. Trong lớp đột biến nhiệt độ (mật độ) sự biến động của nhiệt độ và độ muối chịu ảnh hưởng không phải của biến trình bức xạ Mặt Trời, mà của các hiện tượng động lực học đặc thù của lớp nước có Gradient nhiệt độ (mật độ) lớn. Độ lớn dao động ngày đêm ở đây thường có giá trị lớn nhất. II.1.2 : Biến động năm. Hình H. 90, trình bày các đường cong biến trình năm của nhiệt độ nước tầng mặt vùng ven bờ Kiên Giang, nó được xây dựng trên cơ sở số liệu trung bình nhiều năm tại các ô vuông Bắc, Trung, Nam đặc trưng cho các vùng Bắc, Trung, Nam của biển Đông. Từ đó thấy rằng, phù hợp với biến trình dòng bức xạ Mặt Trời hấp thụ mặt, nhiệt độ nước tầng mặt có giá trị cực tiểu vào tháng 01 và 02, ở phần lớn vùng khơi biển Đông. Ngoài ra còn có một số cực tiểu phụ vào tháng 07. Cực tiểu phụ chỉ tồn tại ở vùng nội chí tuyến, nơi mà Mặt Trời đi qua thiên đỉnh 2 lần trong năm. Nó thể PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com Đồ án tốt nghiệp Đại Học. 10 CBHD : Ts. Nguyễn Bá Xuân. SVTH : Phạm Văn Hùng. Lớp 43 HDH. hiện rõ nét ở vùng biển Nam và Trung biển Đông và hầu như biến mất tại vùng biển Bắc biển Đông. Trong vùng nội chí tuyến, biến trình năm của nhiệt độ nước tầng mặt có một cực đại chính vào tháng 5 và một cực đại phụ vào tháng 9. Càng ra xa phía Bắc 2 cực đại này càng tiến lại gần nhau. Độ lớn dao động nhiệt độ năm ∆T (hiệu số giữa nhiệt độ lớn nhất và nhiệt độ nhỏ nhất trong năm) nước tầng mặt đáng kể (6 – 7 0 C) ở vùng cực Bắc biển Đông, nhưng càng về phía Nam càng giảm và chỉ bằng khoảng 2 0 C 073 vùng cực Nam. Ở Bắc biển Đông, do đặc điểm hoàn lưu nước, ∆T ở phần phía Tây kể cả vịnh Bắc Bộ thường lớn hơn ở phần phía Đông. ∆T thường có giá trị lớn nhất ở tầng mặt và cực đại phụ ở lớp đột biến nhiệt độ. Hai hình vẽ thể hiện sự phân bố thẳng đứng của nhiệt độ và độ muối tại mặt cắt gồm các trạm từ 19 – 25 và từ 26 – 31 là các hình từ H. 82 – H. 85 (phần Phụ Lục). II.1.3 : Biến động nhiều năm. Số liệu quan trắc cho thấy có sự gia tăng đáng kể nhiệt độ không khí và nhiệt độ mặt biển trên phạm vi toàn cầu cũng như Việt Nam. Trong những thập niên gần đây, giai đoạn từ 1975 – 1990 (15 năm) nhiệt độ trung bình không khí toàn cầu tăng lên 0,25 0 C, trong khi ở Việt Nam con số đó đạt tới 0,5 0 C, nghĩa là gấp đôi so với mức tăng trung bình toàn cầu. Một cách tương ứng người ta cũng đã ghi nhận có sự gia tăng nhiệt độ mặt biển miền Trung Việt Nam (tại điểm có toạ độ 16 0 30 ’ N, 110 0 30 ’ E) lên gần 1 0 C trong giai đoạn từ 1982 – 1999 ( 19 năm), đồng thời, nhiệt độ cực tiểu tăng nhanh hơn nhiệt độ cực đại, khoảng chênh lệch giữa nhiệt độ cực đại và cực tiểu giảm dần theo thời gian. Sự nóng lên của khí quyển cũng như của nước biển cùng với các hiện tượng thời tiết đặc biệt như El -Nino, La – Nina chắc chắn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà trong thời gian gần đây bất kỳ ai cũng có thể nhận thấy được. Đó là nạn hạn hán, lũ lụt, cháy rừng xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ ngày càng ác liệt hơn. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... lục địa tới sự phân bố độ muối ở vùng biển ven bờ V.2.1.2 Nhận xét : Sự phân bố thẳng đứng của nhiệt độ tại mặt cắt gồm các trạm từ 19 – 25 (thuộc vùng ven biển Kiên Giang, trạm liên tục I) Từ hình số H 82 tới hình H 85 (phần Phụ Lục), ta thấy : Sự phân bố thẳng đứng của nhiệt độ tại vùng biển Tây Nam, tháng 3 năm 1998 có dạng thẳng đứng từ mặt biển xuống đáy (Hình H 82) Do độ sâu vùng biển này nông... = 31.80‰ Sự phân bố của các đường đẳng độ muối tương đối đồng đều – điều đó thể hiện không thường xuyên xảy ra sự biến đổi bất thường của độ muối ở vùng biển này CHƯƠNG V ĐẶC TRƯNG CẤU TRÚC PHÂN BỐ THẲNG ĐỨNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MUỐI THEO SỐ LIỆU ĐỢT KHẢO SÁT THÁNG 3 NĂM 1998 V.1 : Đặc trưng cấu trúc phân bố thẳng đứng của nhiệt độ và độ muối theo số liệu khảo sát tháng 3 năm 1998 V.2 : Các bản đồ từ... năm 1998 V.2.1.1 : Nhận xét : sự phân bố thẳng đứng của độ muối tại mặt cắt gồm các trạm từ 19 – 25 (thuộc vùng ven biển Kiên Giang, trạm liên tục I) Từ đồ thị hình H 83 : Phân bố thẳng đứng từ trạm số 19 – 25, tháng 3/1998 vùng biển Kiên Giang, ta thấy : Từ bờ ra khơi theo độ sâu tăng dần, ta thấy cấu trúc phân bố của độ muối tại mặt cắt gồm các trạm từ 19 – 25 có dạng thẳng từ trên xuống, điều đó thể... nhau; lớp tựa đồng nhất tầng mặt Nơi đây thường xảy ra sóng nội với biên độ dao động có thể lớn hơn nhiều lần so với sóng gió trên mặt biển II.2 : Các bản đồ thể hiện sự phân bố nhiệt độ và độ muối nước biển trung bình tháng, nhiều năm (phần Phụ Lục – Từ H.3 đến H.14) II.2.1.1 : Nhận xét : Sự phân bố nhiệt độ trung bình tầng mặt nhiều năm, vùng biển Tây Nam Việt Nam SVTH : Phạm Văn Hùng PDF created with... bờ Sở dĩ có điều này là do vùng ven bờ nông và chịu ảnh hưởng chiếu sáng lớn hơn vùng biển sâu Ta thấy, trong tháng 5 và 6, nhiệt độ cực đại có sự phân bố khá đồng nhất – chứng tỏ trong tháng 5 và 6 có sự ổn định của nhiệt độ môi trường nước biển Các đường đẳng nhiệt độ cực đại trong tháng 7 và 8 có sự phân bố khác Các tháng trước đó, đặc biệt là tháng 7 ở vùng biển phía Nam đảo Phú Quốc hình thành... thẳng đứng của nhiệt độ tại vùng biển Tây Nam là các đường đẳng nhiệt độ hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới Do vùng biển này nông (sâu nhất khoảng 30 m) nên sự phân bố của chúng là khá đồng nhất từ trên xuống Ta thấy, trong khoảng nhiệt độ từ 29.500C tới 30.500C có sự tập trungvới mật độ dày đặc nhất và có một số trạm có sự phân bố khác đôi chút như trạm số 2, 15, 19 và 28 SVTH : Phạm Văn Hùng PDF... Căn cứ vào hình H 87 : Đồ thị biến đổi nhiệt độ trung bình, cực đại và cực tiểu tháng tầng mặt trong nhiều năm, ta thấy : Nhiệt độ trong tháng 3 có xu thế tăng lên so với tháng 1 và 2 và các đường đẳng nhiệt có dạng thẳng đứng từ trên xuống Phần lớn các trạm mặt rộng trong đợt khảo sát tháng 3 năm 1998 có sự đồng nhất về nhiệt độ từ trên xuống Sự phân bố thẳng đứng của độ muối tại các trạm mặt rộng trong... tầng mặt ở vùng biển Kiên Giangtập trung phân bố theo kiểu dạng ổ ở phía WSW (phía Tây Tây Nam) đảo Phú Quốc khu vực đảo Hòn Nghệ ; dạng lưỡi nước ở khu vực đảo Hòn Rái, khu và vực phía Sự phân bố tập trung và đáng chú ý nhất là tại 2 khu vực : phía WSW đảo Phú Nam quần đảo Nam Du Quốc và phía Nam đảo An Thới Ta thấy, tại 2 khu vực trên ranh giới giữa các đường đẳng độ dày lớp đồng nhất tầng mặt là... phần loài vàsố lượng các sinh vật biển tại 2 khu vực trên IV.4.6 : Nhận xét : Đồ thị phân bố nhiệt độ tầng mặt, vùng biển Kiên Giang, tháng 3 năm 1998 Từ đồ thị hình số H 76 (phần Phu Lục), ta thấy : Đồ thị phân bố nhiệt độ tầng mặt, vùng biển Kiên Giang, tháng 3 năm 1998 Sự phân bố của các đường đẳng nhiệt độ tương đối đồng đều và chúng có dạng ổ (khu vực quần đảo Nam Du và đảo Hòn Rái), dạng lưỡi nước...Đồ án tốt nghiệp Đại Học 11 CBHD : Ts Nguyễn Bá Xuân Sự nóng lên của nước biển sẽ làm biến đổi mật độ nước, sự xáo trộn nước, quá trình thuỷ động lực học, độ giãn nở của nước, mực nước biển và một số đặc trưng vật lý của nước biển như hiện nay, mực nước biển có thể sẽ tăng lên khoảng 20 – 21 cm trong năm 2050 và 90 cm vào cuối thế kỷ 21 Nhiệt độ nước biển là đặc trưng sinh thái quan trọng của các loài . toán các đặc trưng của dòng chảy tổng hợp và dòng trung bình, xu thế dòng tổng hợp. Sử dụng các phần mềm Super, Excel để nghiên cứu các quy luật phân bố Mặt rộng và thẳng đứng của nhiệt độ và. vịnh với biển Đông và sự biến đổi lưu lượng các sông cũng góp phần tạo ra sự biến đổi đa dạng này. Đặc điểm của dòng chảy vùng biển Tây Nam Việt Nam là dòng chảy về phía Nam ven bờ Tây Nam Bộ. bố thẳng đứng của nhiệt độ tại vùng biển Tây Nam là các đường đẳng nhiệt độ hướng thẳng đứng từ trên xuống dưới. Do vùng biển này nông (sâu nhất khoảng 30 m) nên sự phân bố của chúng là khá

Ngày đăng: 06/08/2014, 14:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan