Báo cáo khoa học: "Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học quy hoạch nút giao thông thành phố Biên Hòa nhằm giảm thiểu ách tắc và tai nạn giao thông" potx

10 476 7
Báo cáo khoa học: "Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học quy hoạch nút giao thông thành phố Biên Hòa nhằm giảm thiểu ách tắc và tai nạn giao thông" potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học quy hoạch nút giao thông thnh phố Biên Hòa nhằm giảm thiểu ách tắc v tai nạn giao thông PGS. TS. Nguyễn văn thụ KS. Vũ anh tuấn Viện quy hoạch v quản lý GTVT Trờng Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Thnh phố Biên Ho l một trong những trung tâm kinh tế phát triển bậc nhất của cả nớc. Tốc độ đô thị hoá nhanh bên cạnh những mặt tích cực cũng biểu hiện một vi hạn chế: dân số v thu nhập tăng cao khiến cho số lợng phơng tiện gia tăng nhanh chóng trong khi cơ sở hạ tầng giao thông của Biên Ho không đợc cải thiện nhiều đã khiến cho tình hình trật tự an ton giao thông trên các tuyến đờng đặc biệt l tại các nút giao thông của Biên Ho ngy cng phức tạp: ách tắc v tai nạn giao thông thờng xuyên xảy ra. Nguyên nhân thì có nhiều nhng có một thực tế không thể phủ nhận đó l công tác quy hoạch mạng lới đờng v nút giao thông của thnh phố còn nhiều hạn chế thiếu căn cứ khoa học về mặt lý luận cũng nh thực tiễn. Trong khuôn khổ nội dung bi viết ny, tác giả chỉ xin đề cập đến cơ sở khoa học quy hoạch các nút giao thông của thnh phố Biên Ho. Summary: Bien Hoa city has been one of the most developing economic centers of the country. The high urbanizing speed has shown not only advantages but also some disadvantages. Big population with high income have boosted the number of transport means, meanwhile its infrastructure is not much improved. The situation causes the traffic safety on the routes especially at some junctions to be more complicated: traffic jams and road accidents happen more often. Causes come from different sides, however, the most undeniable is the planning of road systems and city junctions which does not base on scientific theory or practice. Thus the writer would like to mention the scientific basis for planning the traffic junctions in Bien Hoa city. KT-ML i. hiện trạng giao thông thnh phố biên ho Thành phố Biên Hoà là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh Đồng Nai. Là một thành phố công nghiệp lớn của cả nớc và là một trung tâm của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu và có ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng trọng yếu của vùng Đông Nam Bộ. Biên Hoà là đầu mối giao lu đa dạng của vùng Đông Nam Bộ với đầu mối giao thông quan trọng của Quốc gia nh đờng sắt Thống Nhất, Quốc lộ 1, Quốc lộ 51, Quốc lộ 15. Biên Hoà cách thành phố Hồ Chí Minh 30km theo hớng QL 1, cách thành phố Vũng Tàu 90km theo QL 51. 1. Về mạng lới đờng Đặc điểm của thành phố Biên Hoà là các tuyến đờng hình thành một cách tự phát tạo ra mạng lới đờng có nhiều bất hợp lý không thuận tiện giao lu giữa các khu vực dẫn đến sự phân bố không đều về tuyến đờng cũng nh dân c trên toàn lãnh thổ, thiếu nhiều tuyến đờng trục dọc ngang. Hình dạng mạng lới đờng đô thị ở Biên Hoà cha có quy hoạch trớc, chủ yếu là đờng tự nhiên hình cắt kéo, cha hình thành mạng lới liên hoàn dẫn đến khó khăn trong việc quy hoạch lại mạng lới đờng thành phố và việc tổ chức các tuyến vận tải hành khách công cộng. Chiều dài đờng phố ngắn, có nhiều giao cắt. Hầu hết đờng phố là đờng hai làn có bề rộng nhỏ hơn 11m. Mạng lới giao thông thể hiện sự cha hoàn chỉnh của công tác quy hoạch, còn nhiều đoạn đờng dạng nút cổ chai làm giảm công suất đờng phố, gây ra ắch tắc giao thông nh đoạn đờng trên quốc lộ 15 gần Ngã t Tam Hiệp, Đờng Quang Trung có chiều rộng khoảng 4m; Đờng Nguyễn Thị Hiền có chiều rộng khoảng 5m; Đờng Cô Giang có chiều rộng dới 5m.Tỷ lệ sử dụng đất đô thị cho mạng lới đờng chỉ đạt 2,68% trong khi cần phải đạt mức 15 đến 20%. KT-ML 2. Nút giao thông Rất nhiều nút giao thông không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là các vòng cua và phân luồng cha hợp lý. Tại những nút giao thông không có đèn tín hiệu điều khiển, tình hình giao thông hết sức phức tạp, xung đột giao thông giữa các luồng phơng tiện khác nhau thờng xuyên xảy ra. Nhìn chung các nút giao thông đều thiếu thiết bị kiểm soát và phân luồng làm cho xung đột giữa các dòng phơng tiện tại nút giao thông càng trở lên phức tạp. Việc nghiên cứu quy hoạch cải tạo lại hệ thống nút giao thông hiện tại cũng nh hình thành thêm những nút giao thông mới sẽ chi phối rất lớn đến tốc độ lu thông dòng phơng tiện. 3. Đặc điểm dòng xe Nh các đô thị khác của Việt nam có đặc trng là xe máy, xe đạp là phơng tiện chủ yếu trong lu thông. Thống kê ở trên địa bàn thành phố Biên Hoà cho thấy tỷ lệ thành phần các loại xe luôn biến động, tỷ lệ xe đạp chiếm 35 - 40%, xe gắn máy 50 - 55% và xe ô tô 5 - 8%. Sự biến động của thành phần dòng xe dẫn đến chỉ số tăng trởng của từng loại cũng không ổn định. Trong những năm gần đây xe đạp tăng với tốc độ 0 - 2%/năm, ô tô tăng từ 10 - 12%/năm và xe máy tăng trung bình 15 - 17% trong khi cơ sở hạ tầng giao thông không đợc cải thiện nhiều. Điều này đã dẫn đến tốc độ giao thông ở Biên Hoà trung bình chỉ đạt từ 15 - 20km/h. Giao thông thờng xuyên ách tắc, trật tự và văn hóa trong giao thông không tốt. 4. Công tác tổ chức giao thông Công tác tổ chức giao thông còn nhiều bất cập: Hầu hết các tuyến đờng hiện nay thiếu dải phân cách và biển báo giao thông, hệ thống đèn đờng không đạt tiêu chuẩn, việc bố trí biển báo còn sai lệch: một số biển báo treo quá cao so với tầm nhìn, một số khác lại đặt sau những cây lớn và cột điện khiến cho ngời tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn. ý thức của ngời tham gia giao thông còn rất kém, trên đờng phố lợng ngời sử dụng xe máy là chủ yếu, đa số còn rất trẻ và không hiểu biết đầy đủ về luật giao thông, ngời sử dụng phơng tiện thô sơ nh xe đạp và xe thồ thì tự cho mình có đợc thứ quyền lực tự nhiên của loại phơng tiện rẻ tiền bằng cách đi sai làn đờng, đi trên vỉa hè, đi ngợc chiều, Những yếu tố này là các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông trên các tuyến đờng đặc biệt là tại các giao cắt. Số liệu thống kê về vị trí các điểm thờng xảy ra ách tắc (bảng 1.1) và số liệu về tình hình tai nạn giao thông tơng ứng với sự gia tăng của phơng tiện (bảng 1.2) sẽ chứng minh điều này: Bảng 1.1. Thống kê vị trí các điểm thờng xảy ra ách tắc STT Nút giao thông Trên các tuyến đờng 1 Ngã ba Vũng Tàu Đờng Cách mạng tháng 8 2 Nút giao Tam Hiệp Trục Quốc lộ 15 3 Quốc lộ 15 - đờng Nguyễn Thợng Hiền Đờng Phan Đình Phùng 4 Nút AMATA Đờng Phan Chu Trinh 5 Nút Vờn Mít Trục Quốc lộ 1A 6 Nút giao QL 1K QL 1A Trục đờng Nguyễn Văn Trỗi kéo dài 7 Nút cầu Hoá An 8 Nút giao CMT8 Phan Chu Trinh 9 Nút giao Phan Đình Phùng Phan Chu Trinh 10 KT-ML Bảng 1.2. Thống kê về phơng tiện v tình hình tai nạn giao thông trên địa bn thnh phố Biên Ho Số vụ tai nạn xảy ra tại nút Năm Phơng tiện Số vụ tai nạn Tổng số Tỷ lệ % 1995 335.219 383 319 83 1996 384.854 390 367 94 1997 427.801 424 395 93 1998 415.277 515 464 90 1999 455.416 483 396 82 2000 529.589 556 436 78 2001 632.899 639 479 75 2002 906.752 735 527 72 2003 1.090.592 845 580 69 2004 1.238.640 972 638 66 (Nguồn: Phòng CSGT Biên Hoà) ii. cơ sở khoa học v nhu cầu thực tế cho việc đề xuất quy hoạch các nút giao thông thnh phố biên ho 1. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất quy hoạch các nút giao thông - Nút giao thông là một bộ phận cấu thành của mạng lới giao thông. Trong thực tế khai thác tuyến đờng, nút giao cắt là một yếu tố rất quan trọng của một tuyến đờng và của cả mạng lới đuờng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của tuyến đờng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách cần phải giải quyết những vấn đề tác động tiêu cực của nút gây ra (quy hoạch và lựa chọn nút hợp lý, tổ chức giao thông hợp lý, ), chứ không phải là loại bỏ hoàn toàn hay hạn chế càng nhiều giao cắt càng tốt trên tuyến và trên toàn mạng lới giao thông. - Nút giao thông là điểm chủ yếu quyết định khả năng thông qua của mạng lới giao thông. Nút giao thông là nơi giao nhau giữa nhiều đờng bộ hoặc đờng bộ với đờng sắt, tại đó xe có thể chuyển hớng để đi theo hành trình mong muốn. Vì vậy, nút giao thông là điểm tập trung, trong một không gian thờng là chật hẹp, trong một khoảng thời gian không dài, tại đó, ngời điều khiển phơng tiện phải thực hiện đồng thời nhiều thao tác: quan sát nút để hiểu cách phân luồng xe chạy qua nút, quan sát các phơng tiện khác đang hoạt động trong nút, sau đó phải thực hiện gia tốc, giảm tốc, chuyển luồng, cắt luồng, Chính vì vậy, nút giao thông là nơi làm giảm năng lực thông hành của tuyến, thờng gây ách tắc giao thông và làm hạn chế khả năng thông hành của tuyến. Nguyên nhân chủ yếu thờng bắt đầu do phơng tiện giảm tốc khi qua nút. - Nút giao thông là điểm có nguy cơ cao về tai nạn giao thông trên toàn mạng lới giao thông. Nếu giao cắt là điểm tồn tại khách quan của mạng lới giao thông thì đồng thời cũng là nơi tất yếu xảy ra xung đột giữa các dòng phơng tiện thông qua nút nghĩa là dễ xảy ra tai nạn. Nguyên nhân là do: + Tại giao cắt này tầm nhìn hạn chế đối với ngời điều khiển phơng tiện, riêng ở đô thị, tỷ lệ số nút có tầm nhìn hạn chế rất cao do các công trình xây dựng đô thị. + Phơng tiện lại dễ xung đột với nhau khi chạy theo hớng vuông góc hay hội tụ để cùng lu thông về một hớng. Hiện tợng này xảy ra phổ biến đối với mạng lới giao thông của tất cả các đô thị trên phạm vi toàn quốc hiện nay. Thành phố Biên Hoà cũng nằm trong tình trạng chung đó. Để đảm bảo cho hệ thống giao thông thành phố đợc vận hành thông suốt, an toàn và có hiệu quả, đòi hỏi các cấp, các ngành phải có nhiều biện pháp đồng bộ và thống nhất. Bên cạnh việc hạn chế sử dụng các phơng tiện cá nhân, khuyến khích, hỗ trợ, phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, quy hoạch phát triển giao thông phải đợc u tiên phát triển đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị. Kết cấu hạ tầng giao thông phải đợc u tiên phát triển đi trớc một bớc và đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng khác để hình thành một cơ cấu quy hoạch thành phố hoàn chỉnh, nhằm phục vụ một cách hiệu quả cho quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch đô thị. - Nút giao thông một bộ phận công trình góp phần cải thiện môi trờng sống và tạo ra cảnh quan hiện đại của đô thị. KT-ML Là một bộ phận của mạng lới giao thông toàn thành phố, nút giao thông cũng là công trình thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng của đô thị. Trên thế giới, nhiều nút giao thông của các đô thị lớn là niềm tự hào của ngời dân thành phố, là nơi thu hút khách du lịch đối với các quốc gia tập trung phát triển ngành công nghiệp không khói. Tại các giao cắt giao thông trong đô thị, đối với giao cắt đồng mức ngời ta thờng xử lý bằng cách tạo ra khoảng không gian lớn và từ đó xây dựng quảng trờng, khu tợng đài hay vờn hoa. Tất cả những xử lý này đều góp phần cải thiện môi trờng sạch (tại những khu vực này chính là những miệng hút gió tự nhiên vào các tuyến đờng phố) và cũng tạo ra cảnh quan đẹp, kiến trúc đẹp cho bộ mặt đô thị. - Cùng một khả năng thông qua của mạng lới giao thông, việc xử lý nút giao thông hợp lý là một giải pháp tiết kiệm quỹ đất đô thị, chi phí tài chính nhất và đảm bảo phát triển bền vững nhất cho đô thị. Đô thị là nơi có mật độ đờng cao nhất, nhng cũng tạo ra giao cắt nhiều nhất. Trong khi đó, mật độ dân số cao ở đô thị lại kéo theo nhiều vấn đề phức tạp cả về quỹ đất đô thị khi giải quyết vấn đề nhà ở cũng nh thoả mãn nhu cầu đi lại cho ng ời dân. Khi xem xét quy hoạch mạng lới giao thông đô thị, vấn đề quan trọng hàng đầu là cân đối giữa tiềm năng, nguồn lực hiện có mà vẫn đảm bảo thoả mãn nhu cầu một cách có hiệu quả nhất. Khi đó, việc thiết kế quy hoạch hợp lý nút giao thông phải nhằm đảm bảo tận dụng tối đa năng lực thông qua của toàn bộ mạng lới, không để sự giới hạn của nút giao thông làm giảm khả năng thông qua của tuyến đờng, đồng thời tiết kiệm quỹ đất đô thị và tiết kiệm về tài chính. Hiện nay, nhiều nớc tiên tiến trên thế giới đã quan tâm tới việc phát triển hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, có quy hoạch theo cơ sở khoa học nhằm đảm bảo giải quyết nhu cầu đi lại của hành khách và hàng hoá một cách an toàn và có hiệu quả. Nhiều thành phố lớn, thủ đô của các nớc tiên tiến trên thế giới có những thiết kế mạng lới giao thông nói chung và hệ thống nút giao thông nói riêng hết sức đáng khâm phục. Giao cắt giữa trục chính xuyên tâm và các đờng phố nội thành cũng có mức độ phức tạp cao. Phơng án xử lý tối u các nút giao thông này là xây dựng cầu vợt hoặc đờng ngầm. Tuy nhiên, các đờng trong thành phố thờng nhỏ hẹp và không dài. Nếu chỉ xây dựng cầu vợt hoặc đờng ngầm phục vụ cho một nút giao thông riêng lẻ thì không phải là giải pháp kỹ thuật, thi công đơn giản. Khi kết hợp xử lý một loạt các nút giao thông gần nhau, phơng án xây cầu vợt (đờng ngầm) liên hoàn sẽ giải quyết đợc các vấn đề nêu trên. Cầu vợt liên hoàn sẽ góp phần phân tán độ tập trung phơng tiện và ngời đi bộ, giải quyết tổ chức giao thông tại các giao cắt giữa đờng trục chính và các phố nhánh. Hình 1.2. Hình ảnh quy hoạch một số nút giao thông trên thế giới 2. Nhu cầu thực tế của việc đề xuất quy hoạch các nút giao thông - Giảm thiểu tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông xảy ra tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố Biên Hoà. - Đờng vành đai: Đặc biệt chú trọng giải quyết các nút giao thông là cửa ngõ ra vào thành phố. Thông thờng, trục đờng này tập trung một lợng lớn phơng tiện lu thông, đặc biệt là các xe tải có sức chứa lớn cả ngày lẫn đêm. Trong điều kiện thực tế, thành phố Biên Hoà có thể coi là một đầu mối trung chuyển hàng hoá và hành khách giữa Tp. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Do đó, các nút giao thông trên đờng vành đai bao quanh thành phố cần phải đợc đặt mục tiêu u tiên cải tạo và nâng cấp số một để giải quyết không chỉ nhu cầu vận chuyển của thành phố mà của cả các tỉnh, thành phố lân cận. - Quy hoạch nút giao thông hợp lý là giải pháp giúp cho Biên Hoà tiết kiệm đợc quỹ đất dành cho giao thông. KT-ML III. luận cứ khoa học cho việc xây dựng mới v cải tạo dạng nút giao thông thnh phố biên ho 1. Đối với các giao cắt trong đờng nội thị. Đối với các giao cắt trong đờng nội thị chỉ có thể cải tạo nhỏ cục bộ cho hợp lý hơn và đẹp hơn, hoặc hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu điều khiển. Ngoài ra, có thể học tập kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, xử lý, giải quyết các xung đột luồng xe bằng cách thiết kế các làn dành riêng, quy định chặt chẽ hớng luồng tuyến và chiều rẽ theo làn kẻ vạch (nhằm tiết kiệm diện tích tại nút so với phân làn cố định). 3. Đối với các giao cắt đờng phố với đờng quốc gia thông qua đô thị hay liền kề đô thị Đối với các tuyến đờng quốc gia thông qua đô thị hay liền kề đô thị, điều quan trọng là kết nối giữa mạng lới đờng đô thị với đờng quốc gia đó. ý kiến đặt ra là kết nối đờng quốc gia với đờng bao thành phố và giải quyết nút giao thông giữa đờng quốc gia và đờng liên kết. 2. Đối với các giao cắt đờng phố với hệ thống đờng vành đai và đờng trục - Đờng trục chính xuyên qua thành phố. KT-ML đờng quốc gia đờng trục chính đờng vành đai nút giao thông trọng yếu cầu vợt liên hoàn Việc lựa chọn hình thức nút cho thích hợp đợc thực hiện trên cơ sở phân tích kinh tế kỹ thuật, căn cứ vào các thông số nh: lu lợng xe chạy trên các đờng chính, đờng phụ, số vụ tai nạn giao thông trong năm, độ phức tạp của nút hiện tại, Trong khi tính chi phí vận doanh, chi phí chờ xe và chi phí cho tai nạn chiếm một vị trí rất quan trọng không thể bỏ qua. Do đó, cần phải cân đối giữa mức độ cần thiết quy hoạch và chi phí có thể bỏ ra. Tùy từng giai đoạn cụ thể mà chúng ta phải xem xét lựa chọn các giải pháp kỹ thuật phù hợp. IV. Lựa chọn dạng nút giao cắt điển hình đối với từng loại nút giao thông Việc lựa chọn loại hình nút là vấn đề rất phức tạp, đa dạng. Do vậy để tìm ra một phạm vi áp dụng nút thích hợp là việc làm không dễ dàng, đặc biệt là đối với điều kiện nớc ta. Chúng ta không thể đa ngày tiêu chuẩn của các nớc để áp dụng vào điều kiện nớc ta đợc. Do đó, chúng ta cần có định hớng ban đầu. Định hớng đợc đề nghị theo trình tự sau: - Căn cứ vào cấp hạng đờng giao nhau mà sơ bộ quy hoạch chọn loại nút: khác mức điều khiển theo tín hiệu giao thông hay điều khiển theo các hình thức khác . Lựa chọn kiểu nút theo loại đờng giao nhau Loại đờng nhập nút Cao tốc Đờng phố chính chủ yếu Đờng phố chính thứ yếu Đờng gom, đờng vận tải Cao tốc KM KM - - Đờng phố chính chủ yếu KM KM KM/TH - Đờng phố chính thứ yếu - KM/TH TH/DH TH/DH Đờng gom - - TH/DH TH/DH Ký hiệu trong bảng: KM - Khác mức, TH - Tín hiệu, DH - Dẫn hớng - Theo điều kiện về tổng lu lợng xe chạy qua nút trong giờ cao điểm hoặc trong một ngày đêm. Từ điều kiện về lu lợng xe chạy qua nút trong thời kỳ tính toán cũng xác định đợc loại hình nút nh trên, tuy nhiên theo điều kiện này để áp dụng có loại nút có thể ứng với một khoảng lu lợng bởi trong một cấp đờng cũng có khoảng lu lợng giao thông mà không chỉ là một con số. Bảng kiến nghị dới đây đợc tham khảo từ các nớc, phân tích tập hợp số liệu đếm xe tại một số nút trên địa bạn thnh phố Biên Ho v cân nhắc với điều kiện1. Loại nút đợc sử dụng LL giao thông trên đờng chính và hớng phụ cao nhất xe/ng.đ - Điều khiển theo tín hiệu chỉ dẫn 2000 - Tự điều khiển (chạy đờng vòng) 5000 - Nút điều khiển bằng tín hiệu đèn 2000 - 6000 - Nút khác mức > 6000 - Sau khi sơ bộ chọn loại nút tiến hành phân tích lu lợng giao thông theo các hớng rẽ và sử dụng kinh nghiệm của HCM: + Nút kênh hoá khi mỗi hớng đạt >= 300 km/h + Nút có làn rẽ trên riêng khi l lợng của hớng rẽ trái >=100 xe/h. Nếu lu lợng xe rẽ trái >= 300 xe/h thì làm 2 làn rẽ trái. V. Đề xuất những mẫu thiết kế đối với một số nút giao thông chính của thnh phố biên ho 1. Phơng hớng quy hoạch nút giao thông của thành phố Biên Hoà Theo kết quả điều tra và dự báo sự tăng trởng về lu lợng xe trong tơng lai, theo định hớng mở rộng và phát triển giao thông của thành phố Biên Hoà và quy hoạch chung các đờng vành đai, các trục chính trong thành phố chúng tôi quyết định phơng hớng quy hoạch nút trong tơng lai (2020) nh sau: Các nút chính: Nút Vũng Tàu, Ngã t Tam Hiệp, nút AMATA, nút Chợ Sặt là các nút giao khác mức. KT-ML Riêng nút Cầu Hoá An có thể giao khác mức hoặc giao bằng tự điều khiển nhng bắt buộc phải mở rộng tăng số làn xe và phân cách các dòng giao thông hỗn hợp. 2. Các giải pháp quy hoạch cải tạo nút Nút Vũng Tu Trên cơ sở phân tích các hình thức giao nhau và lu lợng dòng xe trên các hớng ta thấy các nhánh chạy thẳng phải giao nhau khác cao độ để tránh xung đột giao cắt. Phơng án 1 Giao cắt đợc giải quyết bằng cách làm thêm một cầu vợt từ hớng QL51 đến xa lộ Hà Nội, tạo ra một nút ngã 3 mới trong khi nút Vũng Tàu vẫn đợc tổ chức bằng vòng xuyến. Nhằm phân luồng giao thông trên các hớng, u tiên hớng giao thông từ QL51 nhập xa lộ Hà Nội. Giảm lợng xe nhập và tách trên hai hớng Xa lộ Hà Nội - QL51. Diện tích chiếm dụng đất: 90 202m2. Diện tích cần giải tỏa: 21.831m2 Phơng án 2 Giao nhau khác mức kiểu ngã t hai tầng (một cầu vợt và xuyến), tuyến QL1A đợc u tiên chạy thẳng trên cầu vợt, xe thô sơ của các hớng cho chạy vào xuyến. Còn bộ hành dự kiến cho qua đờng ở ngoài phạm vi nút bằng hầm chui. Tuyến QL51 đợc chạy trên mặt bằng tự điều chỉnh bằng hình xuyến có bán kính R=30m. Diện tích chiếm dụng đất: 70.445 m 2 ; diện tích cần giải tỏa: 2.074 m 2 Nút ng t Tam Hiệp Nút nằm trên đờng vành đai QL1A ngoại ô thành phố. Đây là một trong những nút giao thông trọng điểm, là cửa ngõ của thành phố Biên Hoà, lu lợng xe trên các hớng đều rất lớn nên cần có một giải pháp hoàn chỉnh lâu dài. Mật độ phân bố giao thông trên các hớng rẽ không đồng đều nên ta có thể đề xuất các phơng án sau: Phơng án 1 Giao nhau khác mức kiểu hoa thị không hoàn chỉnh có u tiên một nhánh rẽ trái bán trực tiếp bằng cầu vợt theo hớng Biên Hoà - QL1K (đi Lâm Đồng, Hà Nội). Các nhánh rẽ trái khác đợc thực hiện trên những cánh hoa thị. KT-ML Diện tích chiếm dụng đất: 173.465; diện tích cần giải tỏa: 134.015 Phơng án 2 Giao nhau khác mức kiểu hoa thị không hoàn chỉnh có u tiên một nhánh rẽ trái bán trực tiếp bằng hầm chui theo hớng Biên Hoà - QL1K (đi Lâm Đồng, Hà Nội). Các nhánh rẽ trái khác đợc thực hiện trên những cánh hoa thị. Diện tích chiếm dụng đất: 168.362 m 2 ; diện tích cần giải tỏa: 128.912 m 2 Nút AMATA Nút nằm trên đờng vành đai QL1A ngoại ô thành phố. Đây là một trong những nút giao thông trọng điểm, lu lợng xe trên hớng Biên Hoà - Khu công nghiệp AMATA tơng đối lớn. Mật độ phân bố giao thông trên các hớng rẽ không đồng đều nên ta có thể đề xuất các phơng án sau: Phơng án 1 Giao nhau khác mức kiểu ngã t hai tầng (một cầu vợt và xuyến), tuyến QL1A đợc u tiên chạy thẳng trên cầu vợt, xe thô sơ của các hớng cho chạy vào xuyến. Còn bộ hành dự kiến cho qua đờng ở ngoài phạm vi nút bằng hầm chui. Tuyến Biên Hoà - KCN AMATA đợc chạy trên mặt bằng, tự điều chỉnh bằng hình xuyến có bán kính R=30m. Diện tích chiếm dụng: 40.085 m 2 ; diện tích cần giải tỏa: 16.627 m 2 Phơng án 2 Giao nhau khác mức kiểu hoa thị hoàn chỉnh. Các nhánh rẽ trái đợc thực hiện trên những cánh hoa thị, các nhánh rẽ phải thực hiện trực tiếp với tốc độ cao. KT-ML Diện tích chiếm dụng đất: 95.878 m 2 , diện tích cần giải tỏa: 72.420 m 2 Nút ng 3 Chợ Sặt Nút nằm trên đờng vành đai QL1A ngoại ô thành phố. Đây là một trong những nút giao thông trọng điểm, là giao của hai tuyến đờng lớn cấp cao (QL1A QL 1K) lu lợng xe trên các hớng đều rất lớn. Mức độ nguy hiểm và tỷ lệ tai nạn giao thông tại nút đều rất cao, do vậy nút cần phải đợc giải quyết khác mức. Phơng án 1 Ngã ba dạng loa kèn (Trumpet) Diện tích chiếm dụng: 73.360 m 2 ; diện tích cần giải toả 16.115m 2 Phơng án 2 Giao nhau khác mức kiểu hỗn hợp 3 tầng, xây dựng một cầu vợt cho xe rẽ trái theo hớng QL1A QL1K và một hầm chui cho dòng xe chạy từ QL1K đi hớng Thống Nhất. Diện tích chiếm dụng: 96.205 m 2 , diện tích cần giải tỏa: 38.960 m 2 Nút cầu Hoá An Nút nằm trong trung tâm thành phố. Đây là một trong những nút giao quan trọng, lu lợng xe trên hớng tơng đối lớn và đợc dự báo sẽ tăng trởng nhanh trong thời kỳ tới do sự phát triển và mở rộng quy mô thành phố kéo theo sự tăng trởng nhanh về số lợng và mật độ dân c. Do vậy khi vạch quy hoạch cải tạo nút phải xét đến tính lâu dài của nút. Phơng án 1 Giao nhau khác mức bằng một cầu vợt qua sông Đồng Nai, cầu qua sông tiếp tục đợc kéo dài vợt qua phạm vi giao cắt với hai tuyến đờng hai bên bờ sông là tuyến CMT8 và TL16. KT-ML Diện tích chiếm dụng: 37.138 m 2 ; diện tích cần giải tỏa: 15.626 m 2 Phơng án 2 Giao nhau khác mức bằng 2 cầu vợt hai bên bờ sông. Một cầu vợt chạy trên tuyến CMT8; một cầu vợt phía bên kia bờ sông chạy trên tuyến TL16 Diện tích chiếm dụng: 31.596m 2 ; diện tích giải tỏa: 10.084 m 2 vi. Kết luận Trong bối cảnh đô thị Biên Hòa đợc hình thành qua quá trình xây dựng phát triển tự phát, để lại một đô thị lộn xộn cần thiết phải có một nghiên cứu quy hoạch tổng thể để cải thiện bộ mặt kiến trúc đô thị. Báo cáo "Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học quy hoạch nút giao thông thành phố Biên Hòa nhằm hạn chế ách tắc và tai nạn giao thông" đợc trình bày nhằm bổ sung những lý luận cả về mặt khoa học cũng nh tính thực tế trong quá trình quy hoạch mạng lới đờng giao thông Biên Hòa, đa ra những giải pháp quy hoạch thích hợp với điều kiện và những định hớng phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. . CSGT Biên Hoà) ii. cơ sở khoa học v nhu cầu thực tế cho việc đề xuất quy hoạch các nút giao thông thnh phố biên ho 1. Cơ sở khoa học cho việc đề xuất quy hoạch các nút giao thông - Nút giao. "Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học quy hoạch nút giao thông thành phố Biên Hòa nhằm hạn chế ách tắc và tai nạn giao thông& quot; đợc trình bày nhằm bổ sung những lý luận cả về mặt khoa học cũng. Nghiên cứu đề xuất cơ sở khoa học quy hoạch nút giao thông thnh phố Biên Hòa nhằm giảm thiểu ách tắc v tai nạn giao thông PGS. TS. Nguyễn văn thụ KS. Vũ anh tuấn Viện quy hoạch v quản

Ngày đăng: 06/08/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan