Báo cáo khoa học: "Giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng" pot

10 1.1K 1
Báo cáo khoa học: "Giám sát chất lượng thi công công trình xây dựng" pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giám sát chất lợng thi công công trình xây dựng TS. Bùi ngọc toàn Bộ môn Dự án v quản lý dự án Trờng Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bi báo trình by khái niệm v những nội dung cơ bản của giám sát chất lợng trong thi công công trình xây dựng. Summary: This article presents the conception and main contents of quality supervision in implementing construction works. i. Đặt vấn đề Tiếp tục đề tài có tính thời sự về quản lý chất lợng và giám sát xây dựng (GSXD), bài báo này trình bày về giám sát chất lợng (GSCL) trong thi công công trình xây dựng (CTXD). ii. Nội dung CT 2 1. Khái niệm, mục đích của GSCL trong thi công xây dựng công trình Đặc điểm phức tạp của sản phẩm và quá trình sản xuất xây dựng làm cho trong khi tiến hành công việc ngời thi công xây dựng công trình (XDCT) có thể có những sai phạm trong thao tác, trong sử dụng vật t kỹ thuật, trong sử dụng thiết bị thi công, trong việc tuân thủ các quy trình, quy phạm và những quy định khác của thiết kế. Vì lý do đó, rất cần thiết phải theo dõi, kiểm tra trực tiếp và thờng xuyên liên tục để đôn đốc, nhắc nhở ngời thi công XDCT thực hiện đúng đắn những yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi cần thiết để đạt mục đích về chất lợng công trình. Giám sát chất lợng trong thi công xây dựng công trình l theo dõi, kiểm tra v điều chỉnh một cách thờng xuyên liên tục, có hệ thống việc thực hiện công tác thi công xây lắp tại hiện trờng để đảm bảo thi công đúng yêu cầu của ti liệu, bản vẽ thiết kế đợc duyệt, quy trình đã đợc thông qua v tiêu chuẩn kỹ thuật tơng ứng. Mục đích của GSCL trong thi công XDCT là phòng ngừa, loại trừ các sai phạm kỹ thuật, đảm bảo CTXD đạt chất lợng thiết kế, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật đợc phép áp dụng. Nguyên tắc cơ bản của GSCL trong thi công XDCT là lấy phòng ngừa là chính, kiểm soát sự việc trớc, phòng tránh ngay từ đầu khi cha xảy ra, kiên quyết loại trừ vấn đề không đảm bảo chất lợng khi nó còn ở trạng thái manh nha; vừa kiểm tra chặt chẽ, nghiêm ngặt vừa giúp đỡ tận tình. Theo nghĩa rộng hơn, chất lợng công trình phải đợc kết hợp các mục tiêu về tiến độ, chi phí và an toàn lao động. Nghĩa là CTXD nói chung và các công tác xây lắp nói riêng đảm bảo chất lợng, đợc làm tốt ngay từ đầu sẽ tránh phải sửa chữa hoặc phá đi làm lại dẫn đến kéo dài thời gian và tăng chi phí, giá thành. 2. GSCL giai đoạn chuẩn bị thi công Trong giai đoạn chuẩn bị thi công GSCL thờng triển khai các công việc sau: a. Kiểm tra chất lợng hồ sơ, ti liệu pháp lý sử dụng trong thi công xây dựng nh: - Tài liệu thiết kế công trình (chủ yếu là các tài liệu Khảo sát địa chất khu vực XDCT và Bản vẽ thi công xây lắp). - Tài liệu thiết kế tổ chức thi công (biện pháp thi công, bố trí và sử dụng thiết bị; nhu cầu nhân lực; các phơng thức huy động vật t vật liệu kể cả vấn đề bố trí vận chuyển; các phơng tiện cung cấp năng lợng, nớc và các loại vật chất cần thiết khác; bảng tiến độ xây dựng, kế hoạch triển khai các công việc; bản vẽ tổng mặt bằng xây dựng; biện pháp an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trờng ). - Quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật đợc phép áp dụng trong thi công xây dựng công trình. - Tài liệu hợp đồng giao nhận thầu xây dựng công trình. - Các tài liệu khác có liên quan. b. Kiểm tra chất lợng vật t chuẩn bị sử dụng vo công trình về: - Chứng chỉ chất lợng; - Phơng thức vận chuyển, bảo quản; - Kế hoạch thí nghiệm xác định chất lợng; - Các tiêu chuẩn kỹ thuật kèm theo. c. Kiểm tra chất lợng máy móc thiết bị thi công tập kết tới công trờng về: - Tính năng kỹ thuật; - Sự phù hợp của chúng với biện pháp tổ chức thi công; - Thời hạn đăng kiểm; CT 2 - Biện pháp an toàn khi vận hành; - Các vấn đề khác có liên quan. d. Kiểm tra chất lợng giác mốc trắc đạc. Trắc đạc l công việc đầu tiên chuyển từ bản vẽ thiết kế ra thực tế hiện trờng nên yêu cầu độ chính xác tuyệt đối cao. Để đảm bảo độ chính xác cần thiết, GSCL cần lu ý: - Lập lới khống chế trắc đạc thi công. - Trắc đạc thi công các công trình/bộ phận công trình riêng biệt. e. Kiểm tra chất lợng lực lợng lao động chuẩn bị thi công công trình về: - Phơng thức tổ chức lực lợng lao động: bộ máy tổ chức hợp lý, có đầy đủ quyền lực để điều khiển và kiểm soát chất lợng, tổ chức lao động khoa học, có hệ thống đảm bảo chất lợng hoạt động hiệu quả. - Trình độ lành nghề và kinh nghiệm thi công, tính tự giác cao, kỷ luật lao động chặt chẽ, gắn trách nhiệm với sản phẩm làm ra. - Kế hoạch đào tạo, bồi dỡng nâng cao tay nghề. - Chính sách khuyến khích vật chất của đơn vị. g. Kiểm tra chất lợng chuẩn bị các điều kiện để khởi công xây dựng về: - Điều kiện mặt bằng xây dựng. - Giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của các cơ quan bên ngoài nh: cấp điện, cấp nớc, vấn đề sử dụng đờng giao thông, đền bù, di chuyển tài sản và công trình công cộng, vấn đề an ninh trật tự, bảo vệ môi trờng, phòng chống cháy nổ. - Tình hình tổ chức quản lý, chuẩn bị lực lợng và xe máy thiết bị. - Tình hình chuẩn bị tài chính theo hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. 3. GSCL giai đoạn thực hiện các công tác xây lắp 3.1. Căn cứ giám sát: - Bản vẽ thi công. - Biện pháp tổ chức thi công đợc thông qua. - Kế hoạch, tiến độ và trình tự xây dựng. - Hệ thống tiêu chuẩn, quy phạm đợc phép áp dụng. - Các chế độ quản lý xây dựng hiện hành. 3.2. Phơng thức kiểm tra, giám sát: Có 3 phơng thức chủ yếu để kiểm tra, giám sát là kiểm tra bằng mắt, đo thực tế và thông qua thí nghiệm. - Kiểm tra bằng mắt là thực hiện việc kiểm tra bằng các cách xem, sờ mó, gõ, soi. + Xem là dựa theo tiêu chuẩn/quy phạm kỹ thuật để kiểm tra bằng mắt ở bên ngoài. + Sờ mó là kiểm tra thông qua xúc giác, chủ yếu là bằng tay. Phơng pháp này thờng áp dụng cho các hạng mục trang trí. + Gõ là dùng công cụ kiểm tra cảm giác âm thanh, qua âm thanh mà xác định độ đặc, chắc của kết cấu/chi tiết. + Soi là kiểm tra đối với các bộ phận công trình khó nhìn thấy hoặc thiếu ánh sáng. Có thể dùng kính phản xạ hoặc đèn chiếu để soi, rọi tùy từng trờng hợp. CT 2 - Đo thực tế là thông qua các số liệu đo đạc thực tế đối chiếu với sai số cho phép tại các quy phạm thi công và tiêu chuẩn chất lợng quy định để xem xét, đánh giá. - Thí nghiệm là dựa vào các kết quả thí nghiệm để đánh giá chất lợng. - Các thời điểm bắt buộc phải kiểm tra chất lợng là: + Kiểm tra trớc khi khởi công; + Kiểm tra khi bàn giao nối tiếp công việc, chuyển tiếp giai đoạn; + Kiểm tra các bộ phận công trình/công trình khuất; + Kiểm tra trớc khi thi công trở lại những công việc mà trớc đó bị đình chỉ hoặc ngừng thi công. 3.3. Trách nhiệm của giám sát: Khi kiểm tra chất lợng, nếu có nghi ngờ gì về tài liệu chất lợng thì kỹ s GSCL yêu cầu đơn vị thi công làm rõ thêm. Nếu phát hiện thấy công trình có vấn đề về chất lợng thì đầu tiên là giám sát phải thông báo cho nhà thầu tạm ngừng công việc thi công, sau đó yêu cầu nhà thầu báo cáo rõ tình trạng sai sót về chất lợng và mức độ nghiêm trọng của nó, nguyên nhân phát sinh, biện pháp xử lý/khắc phục để bảo đảm chất lợng sau này. Sau khi xử lý, đạt yêu cầu chất lợng kỹ thuật, đợc kỹ s GSCL chứng nhận thì nhà thầu thi công XDCT mới đợc tiếp tục công việc thi công. Trách nhiệm của GSCL chủ yếu là: - Kiểm tra chất lợng vật liệu, cấu kiện, thiết bị mà nhà thầu đa ra hiện trờng dùng cho thi công công trình theo các tiêu chuẩn chất lợng mà hợp đồng đã quy định. - Kiểm tra tình hình thực hiện của nhà thầu về vấn đề chất lợng nh việc chấp hành kế hoạch chất lợng, việc triển khai mục tiêu chất lợng, sự vận hành của hệ thống đảm bảo chất lợng. - Kiểm chứng đối với những thay đổi đã đợc thỏa thuận. - Tham gia thẩm tra, xử lý những vấn đề kỹ thuật lớn, kiểm tra biện pháp an toàn lao động, thẩm tra các báo cáo thí nghiệm thi công và nhật ký thi công. - Thẩm tra các thí nghiệm áp lực, thí nghiệm chạy thử, chạy không tải, vận hành thử động lực, thẩm tra các công trình nớc, điện, chiếu sáng, thông tin, điều khiển - Đề xuất các yêu cầu báo cáo chất lợng thi công. - Khi có cơ quan kiểm tra chất lợng đến kiểm tra chất lợng công trình, đơn vị giám sát phải phối hợp tốt, đồng thời đôn đốc nhà thầu chấp hành việc kiểm tra. - Đề xuất báo cáo xin nghiệm thu giai đoạn, tham gia nghiệm thu, đánh giá chất lợng từng giai đoạn. - Đề xuất báo cáo xin nghiệm thu công trình hoàn thành để chủ công trình/chủ đầu t chính thức tổ chức nghiệm thu. - Thẩm tra bản vẽ hoàn công và các tài liệu thi công do nhà thầu lập và trình cho chủ công trình để nghiệm thu và lu trữ. - Đánh giá cấp bậc chất lợng công trình, ghi ý kiến về cấp chất lợng do mình đánh giá. GSCL hiện trờng phải luôn đi sát, đôn đốc nhà thầu thực hiện đúng trình tự công việc theo tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ và quy trình thao tác. Kiểm tra và dự phòng trớc; kiểm tra và nghiệm thu công trình khuất; kiểm tra và nghiệm thu giai đoạn; ghi chép phân tích chất lợng; ký xác nhận trong trờng hợp quy định phải có xác nhận của GSCL. 3.4. Nội dung giám sát CT 2 Trong giai đoạn thực hiện các công tác xây lắp, kỹ s giám sát thực hiện công việc giám sát của mình thông qua các công việc: thẩm tra tài liệu kỹ thuật và các báo cáo có liên quan; trực tiếp tiến hành kiểm tra, giám sát ngoài hiện trờng; thí nghiệm. - Thẩm tra tài liệu kỹ thuật và các báo cáo có liên quan: + Thẩm tra chứng chỉ trình độ của nhà thầu phụ. + Thẩm tra báo cáo khởi công sau khi kiểm tra hiện trờng, chuẩn bị ra lệnh khởi công. + Thẩm tra phơng án thi công và thiết kế tổ chức thi công do nhà thầu trình. + Thẩm tra báo cáo thí nghiệm chất lợng vật liệu, cấu kiện, bán thành phẩm do nhà thầu trình. + Thẩm tra tài liệu thống kê hoặc bảng biểu quản lý phản ánh trạng thái, diễn biến của chất lợng công trình trong khi thực hiện công việc do nhà thầu trình. + Thẩm tra thay đổi thiết kế, bản vẽ sửa đổi và những quyết định về kỹ thuật. + Thẩm tra báo cáo sự cố chất lợng công trình có liên quan. + Thẩm tra tài liệu kiểm định ứng dụng công nghệ mới, kết cấu mới có liên quan. + Thẩm tra và ký chứng chỉ, hồ sơ kỹ thuật liên quan tới chất lợng ở hiện trờng. - Giám sát hiện trờng: + Theo dõi và kiểm tra chất lợng của từng công việc, tham gia nghiệm thu từng bộ phận công trình, các công trình/bộ phận công trình khuất, tham gia nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu công trình hoàn thành. + Thẩm tra kết quả thí nghiệm vật liệu và công nghệ, ký xác nhận đạt yêu cầu. + Thẩm tra khối lợng và chất lợng của công trình để chủ đầu t tạm ứng theo tiến độ thi công. + Thẩm tra phơng án thi công, tiến độ XDCT và báo cáo kịp thời cho các cấp theo quy định của hợp đồng. + Gửi/phát thông báo tình hình hiện trờng thi công và thông báo sai phạm chất lợng cho chủ đầu t. + Tham gia thẩm tra kế hoạch, phơng pháp, biện pháp thi công do nhà thầu lập hoặc dự thảo. + Tổ chức/tham gia thẩm tra đối với các yêu cầu nhà thầu và đề xuất ý kiến xử lý. + Thẩm tra ghi chép nhật ký giám sát của giám sát viên chất lợng, phân tích, tổng kết, viết báo cáo hàng tuần về chất lợng các công việc thi công. + Chỉ đạo và kiểm tra công việc của giám sát viên chất lợng. + Thu thập, bảo quản nhật ký, t liệu về công tác quản lý chất lợng, chỉnh lý, lu trữ chúng và gửi cho chủ đầu t. + Viết báo cáo tình hình chất lợng từng giai đoạn công trình, kế hoạch công tác chất lợng quý, năm và viết báo cáo tổng kết về chất lợng. 4. GSCL giai đoạn hoàn thành đa công trình vào sử dụng Giai đoạn hoàn thành, chuẩn bị đa công trình vào khai thác sử dụng là thời điểm công trình/hạng mục công trình về cơ bản đã đợc xây dựng và lắp đặt xong, bắt đầu chuyển sang thời kỳ hiệu chỉnh, thử nghiệm và thực hiện các chế độ chạy thử (chạy thử không tải, chạy thử có tải, sản xuất thử ) hoặc đối với các công trình dân dụng thì bắt đầu tiến hành kiểm tra cuối cùng để trang bị nội thất, thử nghiệm các hệ thống công nghệ phục vụ nh điện, nớc, chiếu sáng, điều hòa không khí và những phơng tiện khác. Sau quá trình hiệu chỉnh và thử nghiệm là việc thực hiện công tác kiểm tra toàn diện, đánh giá chất lợng và nghiệm thu để bàn giao đa công trình vào khai thác, sử dụng. CT 2 Nội dung chính của GSCL trong giai đoạn này là: - Theo dõi công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm thiết bị và các hệ thống công nghệ phục vụ. - Theo dõi quá trình sản xuất thử sản phẩm, kể cả việc thí nghiệm xác định chất lợng sản phẩm (nếu có). - Kiểm tra hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công). - Đánh giá chất lợng công trình. - Tham gia nghiệm thu công trình hoàn thành. 4.1. Theo dõi công tác hiệu chỉnh, thí nghiệm v chạy thử Công tác hiệu chỉnh, thí nghiệm, chạy thử đợc thực hiện theo sự chỉ dẫn của nhà chế tạo thiết bị. Trớc khi tiến hành công việc này, đơn vị thiết kế cùng với nhà chế tạo phải xây dựng một chơng trình hiệu chỉnh, thí nghiệm và chạy thử để nhà thầu thực hiện, trong đó phải thể hiện cụ thể nội dung, trình tự, tiến độ và những yêu cầu kỹ thuật, nhân lực, thiết bị phục vụ. GSCL phải theo dõi việc tiến hành công tác hiệu chỉnh, thí nghiệm, chạy thử, kiểm tra việc tuân thủ chơng trình nêu trên đối với các đơn vị thực hiện. Thông qua những chỉ tiêu, thông số kỹ thuật thu đợc từ các công tác thí nghiệm và chạy thử đó, so sánh với các chỉ tiêu của nhà chế tạo, các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, GSCL đánh giá chất lợng của máy móc thiết bị, hệ thống công nghệ theo sự nghiên cứu, phân tích, xem xét của mình và báo cáo cho chủ công trình. 4.2. Theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất thử sản phẩm Đối với những công trình sản xuất sản phẩm công nghiệp nh xi-măng, đờng, giấy, sắt thép để đánh giá đợc năng lực sản xuất/công suất của nhà máy do thiết kế quy định và đợc cấp có thẩm quyền phê duyệt cần phải có sản xuất thử sản phẩm. Việc sản xuất thử sản phẩm là nhằm đánh giá công suất thực tế của nhà máy và chất lợng của sản phẩm sản xuất ra. Công việc này đợc thực hiện trong một thời gian nhất định trớc khi vận hành chính thức theo quy định của nhà chế tạo thiết bị và theo hợp đồng. Nó (việc sản xuất thử sản phẩm) thờng kéo dài từ một tuần đến một tháng tùy theo yêu cầu của hệ thống thiết bị công nghệ cần thiết, sau đó tiếp tục hiệu chỉnh để chạy ổn định với công suất thiết kế. Công tác vận hành sản xuất thử sản phẩm cũng phải theo một chơng trình do nhà chế tạo và đơn vị thiết kế lập ra, đợc chấp thuận của ngời có thẩm quyền. GSCL phải theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ chơng trình này và đo lờng, xác định đợc công suất thực tế của nhà máy. Sau khi so sánh, đối chiếu với thiết kế đợc phê duyệt và các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định, GSCL ký xác nhận. Công tác thí nghiệm để đánh giá chất lợng sản phẩm sản xuất thử phải thực hiện theo quy định của tiêu chuẩn/quy phạm kỹ thuật tơng ứng hiện hành. GSCL phải theo dõi, kiểm tra việc tuân thủ các quy định đó trong quá trình thí nghiệm; theo dõi, kiểm tra việc phân tích xử lý số liệu và đánh giá để đa ra kết luận về chất lợng sản phẩm; kiểm tra chất lợng báo cáo kết quả của cơ sở thí nghiệm. 4.3. Kiểm tra hồ sơ hon thnh công trình Theo quy định hiện hành, hồ sơ hoàn công là một tiêu chuẩn quan trọng để xem xét trong khi nghiệm thu công trình. Trờng hợp hồ sơ hoàn công không đạt chất lợng (không đủ văn bản tài liệu theo quy định, không đảm bảo yêu cầu pháp lý ) thì dù các chỉ tiêu khác nh chất lợng công trình, công suất và chất lợng sản phẩm thỏa mãn thiết kế công trình vẫn không đợc nghiệm thu. CT 2 Tùy theo loại công trình (dân dụng, công nghiệp, văn hóa - xã hội, đờng ống, đờng dây tải điện ) mà yêu cầu về hồ sơ hoàn công có đặc điểm khác nhau. Khi kiểm tra chất lợng của hồ sơ hoàn công, GSCL phải căn cứ vào danh mục tài liệu phải có của hồ sơ hoàn công, quy phạm thi công, quy trình nghiệm thu tơng ứng hiện hành theo quy định đối với loại công trình đang đợc nghiệm thu đó, đối chiếu với tài liệu của hồ sơ hoàn công do nhà thầu trình để đánh giá, kết luận. Thông thờng những tài liệu không thể thiếu trong một bộ hồ sơ hoàn công là: - Bản vẽ thiết kế thi công; - Bản vẽ hoàn công của các bộ phận kết cấu và toàn bộ công trình; - Các văn bản xác nhận đảm bảo yêu cầu quy định của các cơ quan quản lý Nhà nớc về các lĩnh vực chuyên ngành nh phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trờng, an toàn lao động ; - Các biên bản nghiệm thu công việc, nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu công trình hoàn thành có kèm theo các tài liệu kỹ thuật nh tài liệu thí nghiệm, tài liệu kiểm tra thử nghiệm Công việc này đòi hỏi kỹ s giám sát có kinh nghiệm thực hiện vì có nhiều tài liệu kỹ thuật phức tạp và cha có quy định cụ thể về nội dung hồ sơ hoàn công cho từng loại công trình cụ thể. 4.4. Đánh giá chất lợng công trình Việc đánh giá chất lợng công trình là một công việc phức tạp và phải đợc thực hiện đối với tất cả các loại công trình trớc khi tiến hành nghiệm thu. Đánh giá chất lợng công trình đợc bắt đầu từ khi đánh giá chất lợng công việc thi công, chất lợng của bộ phận công trình, của hạng mục công trình và cuối cùng là chất lợng của toàn bộ công trình. Nói khác đi, chất lợng công trình chỉ xác định đợc khi đánh giá đợc chất lợng của từng công việc thi công (công việc xây dựng). Đến lợt mình, chất lợng từng công việc xây dựng đợc đánh giá trên cơ sở chất lợng của nguyên vật liệu, cấu kiện và công nghệ thi công, biện pháp thi công công việc đó. Công việc xây dựng là những công việc thi công thờng xuyên đã đợc xác định tại bản vẽ thi công, chúng có tính đồng bộ và trọn vẹn tơng đối, có kết quả có thể kiểm tra đợc và sau khi kết thúc sẽ đáp ứng điều kiện để chuyển sang trình tự thi công bớc sau. Thông thờng một công việc xây dựng ứng với một công việc ở cấp cuối cùng trong cơ cấu phân tách công việc (WBS). Tùy theo vai trò của công việc trong thi công XDCT, các công việc xây dựng có thể phân loại thành công việc chính, công việc cơ bản và công việc có sai số cho phép. Nội dung đánh giá chất lợng các công việc này nh sau: a. Công việc xây dựng chính Công việc chính là công việc liên quan đến an toàn kết cấu hoặc có tính năng sử dụng quan trọng, toàn bộ bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật. Đối với công việc chính, nội dung kiểm tra bao gồm: - Chất lợng của vật liệu chính, bán thành phẩm và phụ kiện; giấy chứng nhận kiểm tra xuất xởng và số liệu thí nghiệm kèm theo; - Số liệu về cờng độ, độ cứng và tính ổn định của kết cấu, báo cáo thí nghiệm kiểm tra. Yêu cầu chất lợng của công việc chính là phải đạt các chỉ tiêu thiết kế và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật quy định, không cho phép sai sót hoặc khuyết tật. CT 2 b. Công việc xây dựng cơ bản Công việc cơ bản là những công việc có ảnh hởng đến yêu cầu sử dụng, công năng sử dụng, mỹ quan của kết cấu/công trình. Công việc cơ bản đợc xếp dới công việc chính về tầm quan trọng của chất lợng và cho phép có sai lệch. Đối với công việc cơ bản, GSCL thông qua lấy mẫu thí nghiệm để xác định mức độ chất lợng, đối chiếu với yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật tơng ứng hiện hành để xác định mức độ sai lệch. Cho phép có sai lệch (không phải sửa chữa) ở mức độ nhất định, nếu sai lệch này không ảnh hởng đến độ bền vững và an toàn, không ảnh hởng nhiều đến mỹ quan của kết cấu/công trình. c. Công việc có sai số cho phép Công việc có sai số cho phép là những công việc có yêu cầu chất lợng thấp hơn công việc cơ bản. Đối với những công việc loại này, GSCL cho phép tồn tại sai sót với điều kiện sai sót đó không ảnh hởng đến độ bền vững hoặc/và an toàn của kết cấu/công trình. GSCL phải thông thạo, phân loại các công việc xây dựng trên thực tế để thực hiện công tác giám sát, đánh giá chất lợng và nghiệm thu cho phù hợp với từng đối tợng, không hạ thấp cấp bậc công việc gây ảnh hởng đến chất lợng công trình, cũng không nâng cấp bậc công việc gây khó dễ cho quá trình thi công. 4.5. Nghiệm thu chất lợng công trình Công tác nghiệm thu chất lợng CTXD là quá trình tiến hành xác nhận chất lợng của đối tợng nghiệm thu trên cơ sở thiết kế đợc duyệt, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật đợc phép áp dụng và hồ sơ hoàn công với đầy đủ tài liệu theo quy định. Công tác nghiệm thu công trình phải đợc tiến hành từng đợt ngay sau khi làm xong những khối lợng công trình khuất, những kết cấu chịu lực, những bộ phận, giai đoạn hay hạng mục công trình, đồng thời đảm bảo giá trị khối lợng các công việc đã hoàn thành đợc nghiệm thu theo kỳ thanh toán của hợp đồng đã ký kết. a. Nghiệm thu công việc xây dựng Một công việc xây dựng sau khi thi công xong cần đợc nghiệm thu để chuyển sang trình tự thi công tiếp theo. b. Nghiệm thu công trình/bộ phận công trình khuất Công trình/bộ phận công trình khuất là những khối lợng công việc sẽ bị lấp kín, che khuất khi thi công trình tự công việc tiếp theo dẫn đến không thể tiến hành kiểm tra đợc, vì vậy cần đợc nghiệm thu ngay sau khi hoàn thành. Chỉ sau khi đợc giám sát xác nhận là đạt yêu cầu về chất lợng nhà thầu mới đợc thi công trình tự công việc tiếp theo. c. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hon thnh Khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành kỹ s GSCL phải căn cứ vào kết luận về chất lợng của các công việc thi công đã nghiệm thu trong suốt quá trình thi công xây dựng hạng mục công trình hay công trình đó. Đồng thời kiểm tra lại các tài liệu xác định chất lợng và đánh giá chất lợng có liên quan khác. Trên cơ sở đó, đánh giá tổng hợp chất lợng toàn bộ hạng mục công trình/công trình để đa ra quyết định về việc nghiệm thu. Đối với những bộ phận, hạng mục hay công trình trong quá trình thi công xây dựng có hiện tợng giảm chất lợng, có độ lún, biến dạng vợt quá mức độ cho phép của thiết kế hoặc theo các tiêu chuẩn kỹ thuật đợc áp dụng, trớc khi nghiệm thu phải có ý kiến bằng văn bản của đơn vị thiết kế và của một đơn vị t vấn có chức năng đánh giá tác động của các hiện tợng trên đến công trình. CT 2 Công tác nghiệm thu chất lợng CTXD phải đợc tiến hành theo từng bớc, từng giai đoạn của quá trình thi công XDCT và đợc quy định cụ thể về căn cứ, thành phần tham gia và nội dung đánh giá, nghiệm thu. Bảng 1 trình bày các loại nghiệm thu, căn cứ nghiệm thu, thành phần nghiệm thu và nội dung nghiệm thu chủ yếu theo tất cả các giai đoạn của một dự án có xây dựng công trình. Bảng 1. Thnh phần, nội dung các loại nghiệm thu Đối tợng nghiệm thu Căn cứ nghiệm thu Thành phần tham gia Nội dung đánh giá Kết quả khảo sát xây dựng - Hợp đồng khảo sát xây dựng - Nhiệm vụ và phơng án kỹ thuật khảo sát xây dựng đợc duyệt - Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng đợc áp dụng - Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng - Chủ đầu t - Nhà thầu giám sát khảo sát xây dựng (nếu có) - Nhà thầu khảo sát - Chất lợng công tác khảo sát - Quy mô và phạm vi khảo sát - Số lợng, hình thức báo cáo kết quả khảo sát Thiết kế xây dựng công trình - Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế - Nhiệm vụ thiết kế, hồ sơ thiết kế các bớc trớc đó - Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đợc áp dụng - Hồ sơ thiết kế XDCT (thuyết minh, bản vẽ thiết kế - Chủ đầu t - Nhà thầu thiết kế - Chất lợng thiết kế - Khối lợng công việc thiết kế - Hình thức, số lợng hồ sơ thiết kế và dự toán, tổng dự toán) Công việc xây dựng - Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu - Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đợc duyệt và những thay đổi thiết kế đã đợc chấp thuận - Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đợc áp dụng - Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng - Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lợng vật liệu, thiết bị - Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu t và các văn bản khác có liên quan đến đối tợng nghiệm thu - Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng - Ngời phụ trách bộ phận giám sát thi công XDCT - Ngời phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu - Kiểm tra đối tợng nghiệm thu tại hiện trờng: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trờng - Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lờng mà nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện để xác định chất lợng và khối lợng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình - Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật - Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo Hoàn thành bộ phận công trình, giai đoạn thi công - Các tài liệu về nghiệm thu công việc xây dựng và các kết quả thí nghiệm khác - Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận CTXD, giai đoạn thi công xây dựng đợc nghiệm thu - Bản vẽ hoàn công bộ phận CTXD - Biên bản nghiệm thu bộ phận CTXD và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu - Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo - Ngời phụ trách bộ phận giám sát thi công XDCT - Ngời phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu - Kiểm tra đối tợng nghiệm thu tại hiện trờng: bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử đơn động và liên động không tải - Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lờng do nhà thầu đã thực hiện - Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận CTXD - Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế XDCT đợc phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng Hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình - Các tài liệu về nghiệm thu công việc xây dựng - Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công xây dựng - Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ - Bản vẽ hoàn công CTXD - Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của nội bộ nhà thầu - Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nớc có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trờng; an toàn vận hành theo quy định a) Phía chủ đầu t: - Ngời đại diện theo pháp luật và ngời phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng - Ngời đại diện theo pháp luật và ngời phụ trách bộ phận giám sát thi công XDCT của nhà thầu giám sát b) Phía nhà thầu thi công XDCT: - Ngời đại diện theo pháp luật - Ngời phụ trách thi công trực tiếp c) Phía nhà thầu thiết kế XDCT tham gia nghiệm thu theo yêu cầu của chủ đầu t XDCT: - Ngời đại diện theo pháp luật - Chủ nhiệm thiết kế - Kiểm tra hiện trờng - Kiểm tra bản vẽ hoàn công CTXD - Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ - Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trờng, an toàn vận hành - Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình - Chấp thuận nghiệm thu để đa CTXD vào khai thác sử dụng CT 2 v. Kết luận Công tác giám sát chất lợng trong thi công xây dựng công trình nếu đợc thực hiện tốt không chỉ giúp đảm bảo chất lợng kỹ thuật của công trình mà còn góp phần quan trọng để công trình đợc thực hiện trong thời hạn và chi phí đã định, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trờng. Tài liệu tham khảo [1]. Âu Chấn Tu (chủ biên). Sổ tay giám sát thi công công trình xây dựng. NXB Xây dựng - 1999. [2]. Bộ Xây dựng. Trờng đào tạo bồi dỡng cán bộ ngành xây dựng. Tài liệu bồi dỡng kỹ s t vấn giám sát chất lợng xây dựng. Hà nội 2003. [3]. Bộ GTVT. Viện Khoa học - Công nghệ GTVT. Sổ tay kỹ s t vấn giám sát chất lợng xây dựng công trình giao thông. Hà nội - 2000Ă Phơng pháp điện từ xác định chiều dày (Tiếp theo trang 142) 4. Những tác động từ bên ngoài Tác động tơng hỗ sẽ gây ra ở những vùng xung quanh các kết cấu kim loại có kích thớc đáng kể, chẳng hạn các bộ phận liên kết cửa sổ, dàn giáo hoặc đờng ống thép, đặc biệt khi chúng nằm ngay ở phía bên dới đầu dò. Mức độ ảnh hởng sẽ phụ thuộc vào loại thiết bị đo chiều dày lớp bảo vệ cụ thể đợc sử dụng, nhng tất cả các loại đầu dò sẽ chịu ảnh hởng của các từ trờng hoặc các điện trờng hoặc chịu ảnh hởng cả hai. CT 2 Trong những trờng hợp nh thế độ tin cậy của việc sử dụng thiết bị có thể bị hạn chế rất nhiều. 5. Cốt thép đ bị ăn mòn Khi có sự ăn mòn cốt thép đáng kể, cụ thể là đã có sự bong tróc và phát tán các sản phẩm do quá trình ăn mòn sinh ra, sẽ gây sai số số đọc nhiều lần sinh ra. v. Kết luận Để hiểu rõ bản chất và nắm chắc cách sử dụng máy móc thiết bị trong việc áp dụng phơng pháp điện từ để xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đờng kính cốt thép, bài báo trên đã đa ra các nội dung cơ bản của phơng pháp thực nghiệm, đợc làm theo đúng các tiêu chuẩn đã đợc áp dụng ở nớc ngoài cũng nh ở Việt Nam, giúp cho ngời làm thực nghiệm có kết quả chính xác và khách quan nhất. Tài liệu tham khảo [1]. TCXD240:2000 - Phơng pháp điện từ xác định chiều dày lớp bê tông bảo vệ, vị trí và đờng kính cốt thép trong bê tông. [2]. BS 1881 - Testing Concrete: Part 201 - Guide to the Use of Non-destructive Method for hardened Concrete. [3]. BS 1881 - Testing Concrete: Part 204 - Recommendation on the use of Electromagnetic Convermeters. [4]. BS 6100 - Glossary of Building and Civil Engineering Terms - Part 6 - Concrete and PlasterĂ . sang trình tự thi công tiếp theo. b. Nghiệm thu công trình/ bộ phận công trình khuất Công trình/ bộ phận công trình khuất là những khối lợng công việc sẽ bị lấp kín, che khuất khi thi công trình. từng công việc xây dựng đợc đánh giá trên cơ sở chất lợng của nguyên vật liệu, cấu kiện và công nghệ thi công, biện pháp thi công công việc đó. Công việc xây dựng là những công việc thi công. khảo sát xây dựng (nếu có) - Nhà thầu khảo sát - Chất lợng công tác khảo sát - Quy mô và phạm vi khảo sát - Số lợng, hình thức báo cáo kết quả khảo sát Thi t kế xây dựng công trình

Ngày đăng: 06/08/2014, 12:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan