CHƯƠNG 8: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ pptx

19 317 0
CHƯƠNG 8: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng CHƯƠNG 8: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 8.1.Những vấn đề chung về tài chính quốc tế: 8.1.1.Cơ sở hình thành quan hệ tài chính quốc tế: • Sự phân công lao động xã hội và hợp tác quốc tế • Sự hoạt động của đầu tư quốc tế 8.1.2.Tỷ giá hối đoái: 8.1.2.1.Khái niệm về tỷ giá hối đoái: Khái niệm : TGHĐ Là giá chuyển đổi từ một đơn vị tiền tệ nước này sang đơn vị tiền tệ nước khác Tỷ giá hối đoái được công bố bởi một trong hai phương pháp: • Phương pháp trực tiếp: phương pháp này lấy ngoại tệ làm đơn vị so sánh với đồng tiền trong nước. Ví dụ: Việt Nam công bố tỷ giá 1USD = 18.750 VND (USD/VND = 18.750) • Phương pháp gián tiếp: phương pháp này lấy đồng bản tệ (đồng tiền trong nước) làm đơn vị để so sánh với tiền nước ngoài. Ví dụ: Anh công bố tỷ giá: 1GBP = 1.8236 USD (GBP/USD = 1.8236) 8.1.2.2.Nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hôi đoái: Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm phụ thuộc vào các nhân tố sau: + Cung – cầu về ngoại tệ: • Nếu cung > cầu: tỷ giá giảm • Nếu cung < cầu : tỷ giá tăng • Nếu cung = cầu: tỷ giá không thay đổi + Tình hình lạm phát: lạm phát tăng làm cho tỷ giá tăng và ngược lại + Nhân tố khác: yếu tố tâm lý, tình hình chính trị, quân sự,…. 8.1.2.3.Phân loại tỷ giá: Trên thị trường hối đoái, tỷ giá chia làm 2 loại: • Tỷ giá mua: là tỷ giá mà nhà kinh doanh ngoại tệ mua ngoại tệ (nhà kinh doanh ngoại tệ gồm các NHTM ,các TCTD được phép). Tỷ giá mua chính là tỷ giá mà khách hàng (các đơn vị, cá nhân ) bán ngoại tệ . • Tỷ giá bán (selling exchange rate): là tỷ giá mà nhà kinh doanh ngoại tệ bán ngoại tệ cho khách hàng. 8.1.2.4.Vai trò của tỷ giá hối đoái: • Tỷ giá hối đoái tác động đến hoạt động xuất- nhập khẩu. Khoa kế toán Trang 1 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng • Tỷ giá hối đoái tác động đến đầu tư quốc tế. • Tỷ giá hối đoái tác động đến thị trường ngoại hối. 8.1.3.Cán cân thanh toán quốc tế: 8.1.3.1.Khái niệm: Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng tổng hợp phản ánh tổng số thu và tổng số chi của một nước đối với các nước khác trong một thời gian xác định (tháng, quý, năm ) để thựchiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, ngoại giao, xã hội và hợp tác quốc tế giữa các nước. 8.1.3.2.Nội dung của cán cân thanh toán quốc tế: Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh các khoản thu -chi sau đây: • Thu chi về ngoại thương: thu , chi về xuất nhập khẩu hàng hoá • Thu chi về dịch vụ: vận tải, bưu chính, viễn thông, tài chính ngân hàng , du lịch, hàng không quốc tế. • Thu chi về kết quả đầu tư • Thu chi về các khoản viện trợ, quà biếu, quà tặng. • Thu chi về kiều hối • Thu chi về vốn : đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp (FII) • Thu chi về vay nợ, viện trợ,… 8.1.3.3.Phân loại cán cân thanh toán quốc tế: * Phân loại theo tính chất cán cân thanh toán: Có 2 loại là cán cân báo cáo và cán cân kế hoạch: • Cán cân báo cáo hay còn gọi là cán cân thực hiện , phản ánh tổng số thu và tổng số chi đã được thực hiện trong thời gian qua • Cán cân dự báo hay cán cân kế hoạch phản ánh tổng số thu và tổng số chi dựkiến sẽ thực hiện đến một thời điểm nào đó(cuối quý hay cuối năm) * Phân loại theo nội dung phản ánh: • hợp là cán cân phản ánh tổng thu, tổng chi của hai cán cân trên. Cán cân vãng lai: phản ánh các khoản thu chi về giao dịch vãng lai(hàng hoá, dịch vụ, viện trợ, đầu tư, kiều hối,….) • Cán cân vốn phản ánh thu chi về vốn đầu tư và vốn tín dụng. • Cán cân tổng 8.1.3.4.Biện pháp tăng bằng cán cân thanh toán quốc tế: Khoa kế toán Trang 2 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng Cán cân thanh toán quốc tế có thể xảy ra một trong 3 trạng thái sau đây: • Tổng thu > tổng chi: bội thu (thặng dư) • Tổng thu < tổng chi: bội chi (thiếu hụt ) • Tổng thu = tổng chi: cân bằng Khi cán cân thanh toán có trạng thái bội chi, chính phù và các cơ quan cần có biện pháp khắc phục: +Tăng thu: • Đẩy mạnh xuất khẩu • Mở rộng dịch vụ • Thu hút kiều hối,… + Giảm chi: • Xét lại cơ cấu và mặt hàng nhập khẩu, chỉ nhập những mặt hàng cần thiết, không nhập những mặt hàng xa xỉ phẩm, những mặt hàng mà trong nước sản xuất được. • Tiết giảm chi phí mậu dịch. 8.2.Nội dung hoạt động của tài chính quốc tế: 8.2.1.Tín dụng quốc tế: (International credits) Tín dụng quốc tế là mối quan hệ cho vay và sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước các tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu,… Tín dụng quốc tế được thực hiện trên các mặt sau: * Tín dụng thương mại quốc tế: • Tín dụng cấp cho người nhập khẩu: theo hình thức này, người nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hoá thì không phải trả tiền ngay mà trả chậm sau một thời gian nhất định. • Tín dụng cấp cho người xuất khẩu: theo hình thức này người nhập khẩu sẽ ứng trước tiền hàng cho người xuất khẩu, sau đó, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu. * Tín dụng ngân hàng quốc tế:Quan hệ tín dụng phát sinh giữa ngân hàng nội địa với ngân hàng nước ngoài.Theo hình thức này, Ngân hàng trong nước vay vốn ngân hàng nước ngoài hay cho ngân hàng nước ngoài vay vốn. Khoa kế toán Trang 3 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng * Tín dụng giữa các chính phủ: quan hệ tín dụng phát sinh giữa chính phủ nước này với chính phủ các nước khác hoặc với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế, các tổ chức của liên hiệp quốc. 8.2.2.Đầu tư quốc tế: (International investment) 8.2.2.1.đầu tư trực tiếp nước ngoài: (Foreign direct investment- FDI) Nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn đầu tư xây dựng hoặc hợp tác đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, chế biến, khai thác hoặc các cở sở hạ tầng dịch vụ đồng thời trực tiếp quản lý quá trình kinh doanh, trực tiếp thụ hưởng kết quả đầu tư. 8.2.2.2.Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign indirect investment- FII): Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện việc đầu tư gián tiếp bằng việc bỏ tiền ra để đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư mà không trực tiếp quản lý quá trình hoạt động kinh doanh. Nhà đầu tư kiếm lời thông qua cổ tức hoặc lợi tức trái phiếu hoặc kiếm lời thông qua kinh doanh chứng khoán. 8.2.3.Viện trợ phát triển chính thức (Official development Assistance- ODA): * Khái niệm về ODA: Viện trợ phát triển chính thức (ODA) la hình thức tài trợ quốc tế của các chính phủ và các tôt chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ,…dành cho các nước chậm phát triển với điều kiện ưu đãi( thời hạn, lãi xuất, có hoàn lại và không có hoàn lại) * Đặc điểm của ODA: • Là nguồn tài trợ ưu đãi từ bên ngoài, các bên tài trợ không trực tiếp điều hành dự án nhưng có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. • Nguồn vốn ODA gồm viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ ưu đãi. Tuy vậy, nếu quản lý sử dụng ODA không hiệu quả có thể đem lại ghánh nặng nợ nần trong tương lai. • Các nước nhận ODA phải thoã mãn một số điều kiện nhất định mới nhận được tài trợ, điều kiện này tuỳ thuộc từng nhà tài trợ, có thể rất khắt khe hoặc dễ dãi,… • ODA chủ yếu dành hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông , vận tải giáo dục , y tế,… * Phân loại ODA: + Theo phương thức hoàn trả: Khoa kế toán Trang 4 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng • Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ cho nước nhận viện trợ thực hiện các chương trình dự án theo thoả thuận trước gĩưa các bên mà không phải trả nợ cho bên tài trợ. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng: hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ nhân đạo bằng hiện vật,… • Viện trợ có hoàn lại: nhà tài trợ nước ngoài cho một nước nào đó vay một khoản tiền với lãi ưu đãi, thời gian hợp lý để nước đó sử dụng cho các nhu cầu đầu tư. Những điều kiện ưu đãi của viện trợ không hoàn lại gồm: • Lãi suất ưu đãi (lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường) • Thời hạn tín dụng dài (10 năm, 20 năm, 30 năm hoặc có thể lên đến 40 năm ) • Thời hạn ưu đãi (ân hạn ) chiếm khoảng 50% thời hạn tín dụng. • ODA hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển; thậm chí có ODA kết hợp cả ODA không hoàn lại, ODA ưu đãi, và tín dụng thương mại. + Phân loại ODA theo nguồn cung cấp: • ODA song phương: là khoản viện trợ trực tiếp từ nước này sang nước khác thông qua hiệp định được ký kết giữa hai chính phủ. • ODA đa phương: là viện trợ phát triển chính thức của một số tổ chức quốc tế (IMF, WB,…) hay tổ chức khu vực (ADB,EU,…), Hoặc chính phủ một nước dành cho chính phủ một nước nào đó nhưng được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương. III.Các tổ chức tài chính quốc tế: Khoa kế toán Trang 5 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng CHƯƠNG 9: THANH TOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 9.1.Thanh toán tiền mặt trong nền kinh tế thị trường: Hoạt động thanh toán trong nền kinh tế được thực hiện dưới hai hình thức: thanh toán dùng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán bằng tiền mặt, chủ yếu phục vụ cho các quan hệ giao dịch nhỏ lẻ hoặc không có điều kiện thanh toán qua ngân hàng giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhà nước , các xí nghiệp, tổ chức kinh tế với nhân dân lao động . 9.2.Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường: 9.2.1.Khái niệm : Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàng ,là tổng hợp các mối quan hệ chi trả tiền tệ được thực hiện bằng cách trích chuyển từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác tại ngân hàng với sự kiểm soát của ngân hàng mà không cần dùng tiền mặt. 9.2.2.Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt: So với thanh toán tiền mặt , thanh toán qua ngân hàng có những đặc điểm sau: Khoa kế toán Trang 6 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng • Trong thanh toán qua ngân hàng sự vận động của vật tư hàng hoá …độc lập với sự vận động của tiền tệ cả về thời gian lẫn không gian ,thường không ăn khớp với nhau • Trong thanh toán không dùng tiền mặt ,vật trung gian trao đổi (tiền mặt) không xuất hiện như thanh toán bằng tiền mặt theo kiểu hàng- tiền- hàng,mà chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ ) và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách • Mỗi bên tham gia thanh toán phải mở tài khoản tại ngân hàng . • Khác với thanh toán tiền mặt chỉ là quan hệ trực tiếp gĩưa người mua và người bán ,trong thanh toán không dùng tiền mặt ,ngoài chủ thể chịu trách nhiệm thanh toán và chủ thể được hưởng ,còn có sự tham gia của ít nhất là một ngân hàng .Ngân hàng có vai trò to lớn , không thể “vắng mặt” trong hình thức thanh toán này. 9.2.3.Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt: Thanh toán không dùng tiền mặt được tổ chức tốt sẽ phát huy được tác dụng tích cực của nó: • Thúc đẩy quá trình vận động của vật tư hàng hoá trong nền kinh tế thông qua đó mà các mối quan hệ kinh tế lớn sẽ được giải quyết ,nhờ vậy mà quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá được tiến hành bình thường • Cho phép các ngân hàng tập trung ngày càng nhiều các khoản vốn tiền tệ trong nền kinh tế, làm tăng them nguồn vốn tín dụng để đầu tư vào các quá trình tái sản xuất mở rộng XHCN.Cũng chính nhờ đó ,mà cho phép rút bớt một lượng tiền mặt trong lưu thông ,tiết kiệm nhiều chi phí hiện tốt công tác quản lí tiền tệ • Ngân hàng với tư cách là một đơn vị kinh tế tài chinh tổng hợp,là một bộ máy thần kinh của nền kinh tế , thông qua việc tổ chức thanh toán , để hạn chế những thiệt hại , khắc phục và ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể xảy tra trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị. 9.3.Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay: 9.3.1.Thanh toán bằng séc (Cheque-Check): a.Khái niệm về Séc: Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng phù hợp với quy định hiện hành. Khoa kế toán Trang 7 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng *Các đối tượng có liên quan đến Séc: • Chủ tài khoán là người đứng tên mở tài khoản và là chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu số tiền trên tài khoản đó.Chủ tài khoản có thể là đại diện một pháp nhân, hoặc một thể nhân. • Người phát hành Séc: là nguời eys phát hành séc để thanh toán cho người thụ hưởng séc. Người phát hành séc có thể là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền. • Người thụ hưởng séc: là người sở hữu số tiền ghi trên séc, người thụ hưởng séc được ghi rõ họ tên trên tờ séc( nếu là séc kí danh)hoặc là người cầm séc(nếu là séc vô danh). • Người chuyển nhượng séc: là người chuyển nhượng quyền thụ hưởng séc của mình cho người khác theo luật định. • Đơn vị thu hộ: là đơn vị được phép làm dịch vụ thanh toán tiến hành nhận các tờ séc do người thụ hưởng nộp vào để thu hộ tiền cho người thụ hưởng. • Đơn vị thanh toán: là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản, được phép làm dịch vụ thanh toán. Thực hiện việc trích tiền trên tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản để thanh toáncho người thụ hưởng séc khi tờ séc được chuyển nhượng đến. b.Các loại séc sử dụng trong thanh toán: * Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng séc được chia làm 2 loại: -Séc ký danh(named check): là séc ghi rõ họ tên, địa chỉ của cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng séc.Loại séc này được chuyển nhượng theo luật bằng phương pháp ký hậu chuyển nhượng (endorsement). Vệc chuyển nhượng phải ghi rõ ho tên, địa chỉ cá nhân, hoặc tên, địa chỉ pháp nhân được chuyển vào mặt sau của tờ séc. -Séc vô danh (Bearer Check): là loại séc không ghi tên cá nhân hoặc tên pháp nhân thụ hưởng séc. Trên tờ séc sẽ ghi: “yêu cầu trả lại cho người cầm séc” (Requise Pay to the Bearer). * Căn cứ tính chất sử dụng: séc được chia làm 2 loại: -Séc chuyển khoản (Transfer Check): đây là loại séc chỉ được dùng để thanh toán theo lói chuyển khoản bằng cách ghi nó vào các tài khoản liên quan. -Séc tiền mặt (Cash Check): đay là loại séc mà người thụ hưởng được quyền rút tiền mặt tại đơn vị thanh toán. Khoa kế toán Trang 8 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng c.Thanh toán séc: Toàn bộ sơ đồ luân chuyển chứng từ và thanh toán như sau: * Trường hợp người phát hành và người thụ hưởng có tài khoản tại 2 đơn vị khác nhau: (2a) (2b) (1) (5) (3) (6) (3) (5) (6) (3) (4) Chú thích: (1): Người mua, chủ tài khoản làm thủ tục xin mua séc trắng tại đơn vị mình mở tài khoản. (2a): Người bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua theo hợp đồng. (2b): Người mua phát hành séc giao cho người bán để thanh toán tiền hàng dịch vụ. (3): Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc nộp trực tiếp cho đơn vị thanh toán, hoặc chuyển nhượng séc theo quy định. (4): Đơn vị thu hộ sau khi đã kiểm tra hợp lệ, sẽ nhận thu hộ rồi gửi tờ séc và bảng kê sang đơn vị thanh toán. (5): Đơn vị thanh toán trích tiền từ tài khoản của người phát hành (báo nợ) để thanh toán cho người thụ hưởng thông qua đơn vị thu hộ. (6): Đơn vị thu hộ ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng theo số tiền nhận được sau khi đã trừ phí thanh toán rồi gửi giấy báo có cho người thụ hưởng. * Trường hợp người phát hành và người thụ hưởng có tài khoản tại cùng một đơn vị: Khoa kế toán Trang 9 Người phát hành (Người mua) Người thụ hưởng (Người bán) Đơn vị thu hộ (Ngân hàng bên bán)Đơn vị thanh toán (Ngân hàng bên mua) Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng (2b) (2a) (1) (4a) (4b) (3) Chú thích: (1): Người mua - chủ tài khoản làm thủ tục xin mua séc trắng tại đơn vị nơi mình mở tài khoản. (2a): Người bán giao hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua theo theo hợp đồng. (2b): Người mua phát hành séc giao trực tiếp cho người bán để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ. (3): Người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ hoặc chuyển nhượng séc theo đúng quy định. (4a): Đơn vị thanh toán ghi nợ tài khoản của người phát hành rồi gửi giấy báo nợ. (4b): Đơn vị thanh toán ghi có tài khoản người thụ hưởng rồi gửi giấy báo có hoặc cho người thụ hưởng rút tiền mặt. d.Vai trò kinh tế của séc: Về mặt kinh tế séc có ba công dụng: • Là một công cụ rút tiền,ngiã là khách hàng phải có mở một tài khoản tại ngân hàng,séc này gọi là séc rút tiền. • Là một công cụ chi trả ,nó cho phếp thanh toán một món nợ ở xa và có vai trò tiền tệnhưng thuận lượi hơn tiền mặt vì an toàn hơn thuận lợi hơn và tự nó có thể là một chứng cớ trả tiền. • Là một công cụ thanh toán bù trừ ,khỏi phải dung tới giấy bạc,giúp thanh toán tiền bạc không nặng nề và lưu hành tiền tệ gọn gàng dễ kiểm soát . Séc bản thân nó không phải là tiền nhưng là trái quyền đòi tiền trong ngân hàng và được chấp nhận như một phương tiện thanh toán 9.3.2. Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi (UNC): Khoa kế toán Trang 10 Người phát hành (người mua) Người thụ hưởng (người bán) Đơn vị thu hộ đồng th ời là đ ơn vị thanh toán [...]...Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng a.Khái niệm: Uỷ nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản, trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hoá, dịch vụ…hoặc chuyển vào một tài khoản khác của chính mình Khác với séc UNC không thể dung để... tiếp -dưới hình thức UNC hoá khoán hay UNC theo tài liệu : người thụ hưởng chỉ đuợc giao tiền khi xuất trình các tài liệu cần thiết được quy định ,như chứng từ ,giấy chứng nhận đã chuyển hàng… b.Thủ tục lập chứng từ và thanh toán: * Trường hợp khách hàng mở TK trong cùng NH: Đơn vị bán Đơn vị mua (`1) (2) (3) (4) Ngân hàng Khoa kế toán Trang 11 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng Chú thích: (1):... UNC do bên mua chuyển đến, nếu tất cả đều hợp lệ thì sẽ trích tài khoản đơn vị mua (ghi nợ tài khoản bên mua, hoặc ghi nợ tài khoản cho vay nếu bên mua được ngân hàng cho vay theo hạn mức tín dụng) (4): NH bên mua thanh toán cho NH bên bán Sau đó gửi giấy báo nợ cho đơn vị mua sau khi đã thu một khoản phí nghiệp vụ (5): NH bên bán ghi tăng tài khoản của đơn vị bán và gửi giấy báo có cho đơn vị bán ngay... a.Khái niệm: Khoa kế toán Trang 12 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng UNT là chứng từ đòi tiền do người bán hay người cung cấp dịch vụ lập, uỷ nhiệm cho ngân hàng đòi tiền người mua hay người nhận cung cấp dịch vụ trên cơ sở hàng hoá, dịch vụ đã cung ứng Đây là một thể thức hết sức phức tạp rườm rà ,không phù hợp với hoạt động của ngân hàng trong kinh tế thị trường,chỉ phù hợp với kho Bạc Nhà... mua và người bán có tài khoản cùng ngân hàng: (1) Đơn vị bán (2) Đơn vị mua (3) Ngân hàng (4) (1): Đơn vị bán giao hàng cho đơn vị mua theo hợp đồng (2): Đơn vị bán lập UNT gửi vào ngân hàng (3): Ngân hàng sau khi kiểm tra và đối chiếu với thông báo bằng văn bản do đơn vị mua gửi trước đây nếu UNT hợp lệ sẽ trích tài đơn vị mua ghi nợ và báo nợ cho đơn vị mua (4): Ngân hàng ghi tăng tài khoản đơn vị bán... đây nếu UNT hợp lệ sẽ trích tài khoản đơn vị mua, ghi nợ và báo nợ cho đơn vị mua (5): Ngân hàng bên mua thanh toán cho ngân hàng bên bán Khoa kế toán Trang 13 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng (6): Ngân hàng bên bán tăng tài khoản đơn vị bán và báo có cho đơn vị bán (1) Đơn vị bán Đơn vị mua (2) (6) (4) (5) Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua (3) 9.3.4.Thanh toán bằng thư tín dụng (TTD)... người mua và người bán có tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau: Chú thích (1): Đơn vị bán giao hàng hoá cho đơn vị mua theo hợp đồng (2): Đơn vị bán lập UNT gửi vào ngân hàng bên bán (3): Ngân hàng bên bán chuyển UNT gửi vào ngân hàng bên mua (4): Ngân hàng bên mua sau khi kiểm tra và đối chiếu với thông báo bằng văn bản do đơn vị mua gửi trước đây nếu UNT hợp lệ sẽ trích tài khoản đơn vị mua, ghi... khoản khác của chính mình Khác với séc UNC không thể dung để rút tiền mặt ,mà chỉ được dung trong thanh toán chuyển khoản UNC cho phếp khách hàng của ngân hàng của ngân hàng có được tài nguyên tại một nơi khác nơi mình có tài khoản UNC có nhiều hình thức : - dưới hình thức thông thường: người thụ hưởng nhận được số tiền làm một hay nhiều lần trong một thời hạn giao dịch nào đó -dưới hình thức UNC thường... Ngân hàng phục vụ người trả tiền (5) (7) (6) (3) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (2) (1): Người trả tiền lập giấy xin mở thư tín dụng và gửi vào ngân hàng phục vụ mình Khoa kế toán Trang 14 Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng (2): Ngân hàng phục vụ người trả tiền làm thủ tục mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng tới ngân hàng phục vụ người thụ hưởng (3): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng thông... hàng phục vụ mình xin thanh toán (6): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng thanh toán thư tín dụng ghi có tài khoản người thụ hưởng và báo có cho người thụ hưởng (7): Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng báo nợ liên hàng cho ngân hàng mở thư tín dụng để thanh toán (8): Ngân hàng mở thư tín dụng tất toán tài khoản mở thư tín dụng và báo nợ bên trả tiền d.Hình thức và tính chất pháp lí của thư TTD: * TTD có . Lý thuyết tài chính tiền tệ Tóm tắt bài giảng CHƯƠNG 8: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 8.1.Những vấn đề chung về tài chính quốc tế: 8.1.1.Cơ sở hình thành quan hệ tài chính quốc tế: • Sự phân công. của tài chính quốc tế: 8.2.1.Tín dụng quốc tế: (International credits) Tín dụng quốc tế là mối quan hệ cho vay và sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước các tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính. triển chính thức (Official development Assistance- ODA): * Khái niệm về ODA: Viện trợ phát triển chính thức (ODA) la hình thức tài trợ quốc tế của các chính phủ và các tôt chức tài chính quốc tế,

Ngày đăng: 06/08/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan