Vai trò kinh tế nhỏ tại các địa phương vùng núi trong phát triển đồng bộ nền kinh tế pot

41 140 0
Vai trò kinh tế nhỏ tại các địa phương vùng núi trong phát triển đồng bộ nền kinh tế pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Phát triển kinh tế là mục tiêu cho tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với chủ trương đổi mới chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nền kinh tế của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên để hoàn thành công cuộc CNH- HĐH mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra chúng ta còn rất nhiều thách thức trong đó có việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư và phát triển. Kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế trong nước là hệ thống Ngân hàng. Do đó muốn thu hút được nhiều vốn trước hết phải làm tốt công tác tín dụng. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nền kinh tế hộ sản xuất chiếm vị trí vô cùng quan trọng, để mở rộng quy mô và đổi mới trang thiết bị cũng như tham gia vào các quan hệ kinh tế khác, thì hộ sản xuất đều cần vốn và tín dụng Ngân hàng chính là nguồn cung cấp vốn đáp ứng nhu cầu đó. Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta nói riêng, mở ra quan hệ tín dụng trực tiếp với hộ sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của các hộ sản xuất để không ngừng phát triển kinh tế, nâng cao dời sống nhân dân, có được kết quả đó phải kể đến sự đóng góp của NHNo&PTNT huyện Kinh Môn, một trong những chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương. Xuất phát từ những luận cứ và thực tế qua khảo sát cho vay vốn đến từng hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương cùng với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Võ Ngoạn, em mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất ở Ngân hàng nông nghiệp huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương" nhằm mục đích tìm ra những giải pháp để mở rộng đầu tư đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển kinh tế xã hội toàn địa bàn huyện. Bài luận văn gồm 3 chương : Chương I: Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với kinh tế hộ. Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn trong thời gian qua. Chương III: Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ gia đình tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương. Chương I: Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với Kinh tế hộ I- Hộ sản xuất và vai trò của kinh tế hộ đối với nền kinh tế. 1. Khái quát chung. Hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định. Trong quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh doanh kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ đề trong các quan hệ đó. Những hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó. 1.1. Đại diện của hộ sản xuất: Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự và lợi ích chung của hộ. Cha mẹ hoặc thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ. Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của hộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hộ sản xuất. 1.2. Tài sản chung của hộ sản xuất: Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài sản chung của hộ sản xuất. 1.3.Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất: Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền ,nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất. Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình. 1.4. Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất: Quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động ,có các điều kiện về đất đai, mặt nước nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ chế chính sách về vốn thì kinh tế hộ không thể chuyển sang sản xuất hàng hoá, không thể tiếp cận với cơ chế thị trường. 2. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với kinh tế: Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Là động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn vốn, lao động, tài nguyên, đất đai đưa vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội. Là đối tác cạnh tranh của kinh tế quốc doanh trong quá trình đó để cùng vận động và phát triển. Hiệu quả đó gắn liền với sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm được chi phí, chuyển hướng sản xuất nhanh tạo được quỹ hàng hoá cho tiêu dùng và xuất khẩu tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thị trường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư. Cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội, nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ và đời sống của người dân.Thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh". Kinh tế hộ được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, sôi động, sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động,tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng. Kinh tế hộ nông thôn và một bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản, sản xuất các ngành nghề thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. II- Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất. 1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng: - Khái niệm: Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay trở lại người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn ban đầu. - Tín dụng ngân hàng được xác định bởi hai hành vi là: + Cho vay + Trả lãi - Trong tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất thì ngân hàng là người chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (người cung ứng vốn - người cho vay), còn hộ sản xuất là người (nhận cung ứng vốn-người đi vay). Sau một thời gian nhất định hộ sản xuất trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lại lớn hơn số vốn ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi). 2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất. - Đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ sản xuất mở rộng sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề. Khai thác các tiềm năng về lao động, đất đai, mặt nước và các nguồn lực vào sản xuất. Tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho hộ sản xuất. - Tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tiếp cận với cơ chế thị trường và từng bước điều tiết sản xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường. - Thúc đẩy kinh tế hộ sản xuất chuyển từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hoá, góp phần thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn. - Thúc đẩy các hộ gia đình tính toán, hạch toán trong sản xuất kinh doanh, tính toán lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao nhất. Tạo nhiều việc làm cho người lao động. - Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nông thôn, tình trạng bán lúa non - Kinh tế hộ sản xuất trong nông nghiệp dù họ làm nghề gì cũng có đặc trưng phát triển do nền sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp quy định. Như vậy hộ sản xuất kinh doanh trong nền sản xuất hàng hoá không có giới hạn về phương diện kinh tế xã hội mà phụ thuộc rất nhiều vào trình độ sản xuất kinh doanh, khả năng kỹ thuật, quyền làm chủ những tư liệu sản xuất và mức độ vốn đầu tư của mỗi hộ sản xuất. III- Một số cơ chế chính sách tín dụng đối với phát triển kinh tế xã hội sản xuất. Xác định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế đất nước, Chính phủ, các ngành, các cấp và các ngành Ngân hàng có nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế chỉ đạo đầu tư cho ngành nông nghiệp và nông thôn nói chung, cũng như đầu tư cho hộ sản xuất nói riêng. Ngày 30/03/1999 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, ngày 16/04/1999 Thống đốc Ngân hàng nhà nước có văn bản số 320/CV - NHNN14 hướng dẫn thực hiện một số nội dung trong quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ và giao cho NHNo&PTNT Việt Nam chịu trách nhiệm chủ yếu tổ chức thực hiện. Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam có văn bản 791/NHNo-06 về việc thực hiện một số chính sách tín dụng nhằm triển khai cụ thể các chủ trương lớn của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Ngày 15/08/2000 Ngân hàng Nhà nước có quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 Quy định cơ chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.Ngày 18/01/2001NHNo&PTNT Việt Nam có quyết định số 06/QĐ-HĐQT tiếp tục triển khai cụ thể QĐ284 của Ngân hàng Nhà nước về quy diịnh cho vay đối với khách hàng. Những nội dung chủ yếu của các văn bản nói trên được thể hiện như sau: 1.Về nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn bao gồm: + Vốn Ngân hàng huy động + Vốn ngân sách Nhà nước + Vốn vay các tổ chức Tài chính Quốc tế và nước ngoài Để phục vụ chủ trương phát triển nông nghiệp và nông thôn của Chính phủ, các Ngân hàng thương mại có thể phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất huy động bình thường tại cùng thời điểm, mức lãi suất cao hơn tối đa 1%/năm. Có thể huy động bằng vàng để chuyển đổi số vàng huy động được thành đồng Việt Nam để cho vay. 2. Đối tượng cho vay. NHNo&PTNT Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác huy động và cân đối đủ nguồn vốn, đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng tín dụng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn bao gồm: - Chi phí sản xuất cho trồng trọt, chăn nuôi như: Vật tư, phân bón, cây giống, con giống, thuốc trừ sâu, trừ cỏ,thuốc phòng, chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi ;Chi phí nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt,nước nợ) như: cải tạo ruộng nuôi, lồng nuôi, con giống, thức ăn, thuốc phòng, chữa bệnh Đánh bắt hải sản như: Đầu tư đóng mới; chi phí bơm tưới, tiêu nước làm thuỷ lợi nội đồng. - Tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu nông, lâm, thuỷ, hải sản và muối. - Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. -Mua sắm công cụ máy móc, máy móc thiết bị phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn như: Máy cày, máy bừa, máy bơm, máy gặt, máy tuốt lúa, máy say sát, máy xấy, thiết bị chế biến, bình bơm thuốc trừ sâu ; Mua sắm phương tiện vận chuyển hàng hoá trong nông nghiệp; xây dựng chuồng trại, nhà kho,sân phơi, các phương tiện bảo quản sau thu hoạch. - Cho vay sinh hoạt như xây, sửa nhà ở, mua sắm đồ dùng phương tiện đi lại - Phát triển cơ sở hạ tầng như: Điện, đường giao thông nông thôn, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường. 3. Lãi suất cho vay. Mức lãi suất cho vay do NHNo nơi cho vay thoả thuận phù hợp với quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam. Cho vay ưu đãi lãi suất, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của NHNN. 4. Thời hạn cho vay Ngân hàng cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, thời gian luân chuyển vật tư hàng hoá và khấu hao tài sản, máy móc thiết bị. Thời gian cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng. Thời gian cho vay trung hạn, từ 12 tháng đến 5 năm. Thời gian cho vay dài hạn trên 5 năm. 5. Bộ hồ sơ cho vay. Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ: Các tổ chức tín dụng cần phải cải tiến quy trình cho vay đối với từng đối tượng khách hàng là: Hộ gia đình, các hợp tác xã, các doanh nghiệp đảm bảo thủ tục đơn giản, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho Ngân hàng. 5.1. Đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tá: 5.1.1. Hồ sơ pháp lý: CMND, Hộ khẩu( các tài liệu chỉ cần xuất trình khi vay vốn ). Đăng ký kinh doanh đối với cá nhân phải đăng ký kinh doanh. Hợp đồng hợp tác đối với tổ hợp tác. Giấy uỷ quyền cho người đại diện (nếu có). 5.1.2. Hồ sơ vay vốn: Hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vay vốn không phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản: Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất, kinh doanh. Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác (trừ hộ gia đình được quy định tại điểm trên): + Giấy đề nghị vay vốn. + Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. + Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. 5.2. Hộ gia đình, cá nhân vay qua tổ vay vốn: + Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân. + Biên bản thành lập tổ vay vốn. + Hợp đồng làm dịch vụ. 5.3.Hộ gia đình vay vốn thông qua doanh nghiệp: Ngoài các hồ sơ đã quy định như trên, đối với hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác phải có thêm: + Hợp đồng cung ứng vật tư, tiền vốn cho hộ gia đình, cá nhân nhận khoán + Danh sách hộ gia đình, cá nhân đề nghị ngân hàng cho vay. 6. Bảo đảm tiền vay: Đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mức vay đến 10 triệu đồng. Những hộ làm kinh tế trang trại, hộ sản xuất hàng hoá mức cho vay có thể tới 20 triệu đồng và hộ sản xuất giống thuỷ sản vay vốn đén 50 triệu đồng không phải thế chấp tài sản. Những hộ vay vượt mức quy định trên, thì phải thế chấp tài sản theo quy định của Nhà nước. 7. Xử lý rủi ro: Các tổ chức tín dụng tham gia cho vay vốn phát triển nông nghiệp và nông thôn, trong các trường hợp rủi ro thông thường thì xử lý theo quy chế chung quy định. Trong trường hợp do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như: Bão, lụt, hạn hán, dịch bệnh thì Nhà nước có chính sách xử lý cho người vay và Ngân hàng vay như: Xoá, miễn, khoanh, dãn nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại. IV. Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại ngân hàng thương mại. 1. Khái niệm về hiệu quả cho vay: Hiệu quả cho vay là kết quả đầu tư vốn thu được sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trước cả về số lượng và giá trị. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại. [...]... Xây dựng các dự án phát triển kinh tế theo khu vực, theo vùng chuyên canh và từng chuyên ngành liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn - Khi xây dựng phương án khả thi cần phải có 3 bước: Bước 1: Thông tin tuyên truyền về chủ trương chính sách, quy chế cho vay đối với khách hàng Bước 2: Điều tra thu thập các thông tin từ các nguồn khác nhau, theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương để... tổng hợp xây dựng dự án, phương án đầu tư Bước 3: Xây dựng dự án trên cơ sở có sự chỉ đạo, tham gia của chính quyền các cấp theo thẩm quyền, các ban ngành, các tổ chức kinh tế Khi thẩm định dự án vay vốn các cán bộ tín dụng phải đặt ra câu hỏi là cho ai vay, cho vay làm việc gì? Hiệu quả của từng dự án cụ thể ra sao? Các dự án có phù hợp với dịnh hướng phát triển kinh tế địa phương hay không? Hiện nay... công sức họ bỏ ra 3.2- Về thực trạng kinh tế của hộ vay vốn Phần lớn các hộ gia đình có tiềm năng kinh tế hạn chế Nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay vốn 100% Tài sản trong nhà không có gì ngoài ngôi nhà để ở và các trang thiết bị tối thiểu cần thiết Kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, các kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế, dẫn đến... tham gia kinh doanh có khoản tiền lớn muốn gửi vào Ngân hàng lĩnh lãi hàng tháng để phục vụ nhu cầu chi tiêu Có thể huy động tiền gửi với các thời hạn khác nhau 01 tháng, 02 tháng nhằm thu hút triệt để các nguồn vốn nhàn dỗi trong các tầng lớp dân cư Thực hiện tốt công tác huy động kỳ phiếu, gắn huy động với nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương Thông qua các dự án khả thi để xây dựng kế hoạch phát hành... mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức, tổ chức kinh tế thông qua các thể thức tiết kiệm, huy động kỳ phiếu, mở tài khoản tiền gửi tư nhân, tiền gửi các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức kinh tế Nhằm tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi để khơi tăng nguồn vốn của Ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế bên cạnh nhiệm vụ trên NHNo&PTNT huyện Kinh Môn còn nhận tiếp vốn... trên và các nguồn vốn uỷ thác nước ngoài, từ các tổ chức tín dụng nước ngoài - Nhiệm vụ cung cấp vốn: Thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế của địa phương với nhiệm vụ đi vay để cho vay- NHNo&PTNT huyện Kinh Môn đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện theo định hướng phát triển của Tỉnh đề ra Đa dạng hoá đối tượng đầu tư, tìm kiếm những dự án, phương án... phường lập bản "hồ sơ kinh tế địa phương ", trong đó: - Tình hình dân số, diện tích, mục tiêu kinh tế xã hội từng năm - Khung giá đất do UBND tỉnh quy định - Nêu rõ ngành nghề kinh tế của địa phương - Số hộ trên địa bàn chia theo ngành nghề ( sản xuất chuyên canh hoặc kiêm ngành nghề khác) - Phân loại số hộ đã vay: trực tiếp hoặc qua tổ - Nắm chắc nhu cầu vay vốn của hộ gia đình trên địa bàn chia theo... cho sự phát triển, cơ cấu cây trồng vật nuôi, đến từng dự án cụ thể Vấn đề lập và thẩm định dự án đảm bảo tính hiệu quả, khả thi cao sẽ là tiêu chí ra quyết định đầu tư Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp phải chủ động xây dựng các dự án khả thi nhằm kêu gọi vốn của các tổ chức nước ngoài để có thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển Các cán bộ tín... đến việc đầu tư và thu lợi của Ngân hàng Các dự án của cá hộ gia đình đều là các dự án nhỏ, đều do cán bộ tín dụng hướng dẫn xây dựng, sau đó lại trực tiếp thẩm định chi vay, do đó tính khả thi và hiệu quả kinh tế thấp Chương III: Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh mônTỉnh hải dương I- giải pháp 1... hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn I Khái quát hoạt động kinh doanh nhno&ptnt huyện kinh môn 1 Một vài nét về NHNo&PTNT huyện Kinh Môn 1.1 Lịch sử hình thành NHNo&PTNT huyện Kinh Môn là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam trụ sở nằm trên địa bàn Thị trấn An Lưu - Huyện Kinh Môn - Tỉnh Hải Dương NHNo&PTNT huyện Kinh Môn trước tháng . 2. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với kinh tế: Kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Là động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn. tín dụng đối với phát triển kinh tế xã hội sản xuất. Xác định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp nông thôn trong nền kinh tế đất nước, Chính phủ, các ngành, các cấp và các ngành Ngân. vay kinh tế hộ gia đình tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn - tỉnh Hải Dương. Chương I: Hộ sản xuất và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với Kinh tế hộ I- Hộ sản xuất và vai trò của kinh tế hộ

Ngày đăng: 05/08/2014, 22:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan