ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CTI CHƯƠNG III_2 docx

21 301 0
ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CTI CHƯƠNG III_2 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CTI CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG BANK-BY- PHONE TRÊN NỀN CÔNG NGHỆ CTI Hình 3.9. Mô tả mối quan hệ của các bảng dữ liệu người dùng * Cơ sở dữ liệu của ngân hàng Phần cơ sở dữ liệu này cung cấp các thông tin về các dịch vụ của Ngân hàng đối với khách hàng như thông tin về tỉ giá ngoại tệ, lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền cho vay…. Phần dữ liệu này gồm có các bảng như sau: Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone - Bảng Exchange: Lưu giữ thông tin về tỉ giá trao đổi ngoại tệ so với đồng Việt Nam. Nó bao gồm các trường như sau: + Trường ForeignCurrency: Lưu giữ tên của đồng ngoại tệ. + Trường VND: Lưu giữ giá quy đổi của một đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam. - Bảng VNDDeposit: Lưu giữ các thông tin về lãi suất tiền gửi cho loại tiền Việt Nam ứng với các kỳ hạn khác nhau. Nó bao gồm có các trường như sau: + Trường ID: Đánh số các loại kỳ hạn. + Trường Term: Xác định loại kỳ hạn tiền gửi. + Trường AdvancedPayInterest: Lưu giữ thông tin về lãi suất tiền gửi loại trả trước ứng với các loại kỳ hạn xác định cho đồng Việt Nam. + Trường MonthlyInterest: Lưu giữ thông tin về lãi suất tiền gửi loại trả theo quý ứng với các loại kỳ hạn xác định cho đồng Việt Nam. + Trường OnceInterest: Lưu giữ thông tin về lãi suất tiền gửi loại trả một lần ứng với các loại kỳ hạn xác định cho đồng Việt Nam. - Bảng ForeignDeposit: Lưu giữ các thông tin về lãi suất tiền gửi cho loại tiền ngoại tệ như đô la Mỹ, đồng Ero hoặc vàng mà ngân hàng hỗ trợ ứng với các kỳ hạn khác nhau. Nó bao gồm có các trường như sau: + Trường Name : lưu trữ tên các loại tiền được gửi + Trường ID: Đánh số các loại kỳ hạn. + Trường Term: Xác định loại kỳ hạn tiền gửi. + Trường ForVietnamese: Xác định lãi suất tiền gửi cho người Việt Nam ứng với từng loại tiền gửi và từng kỳ hạn. Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone + Trường ForForeigner: Xác định lãi suất tiền gửi cho người nước ngoài ứng với từng loại tiền gửi và từng kỳ hạn. - Bảng Loan: Lưu giữ thông tin về lãi suất tiền cho vay ứng với các kỳ hạn khác nhau. Nó bao gồm các trường như sau: + Trường ID: Đánh số các loại kỳ hạn. + Trường Term: Lưu giữ thông tin về loại kỳ hạn tiền cho vay. + Trường Term: Xác định kỳ hạn cho vay tiền. Giá trị của trường này hiện có hai loại là loại ngắn hạn (dưới 12 tháng) và loại trung hạn (trên 12 tháng). + Trường Private: Xác định lãi suất tiền cho cá nhân hay các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân vay vốn. + Trường State: Xác định lãi suất tiền cho các doanh nghiệp nhà nước vay vốn. + Trường Instalments: Xác định lãi suất tiền cho cá nhân hay các doanh nghiệp theo hình thức trả góp. - Bảng Directory: Khi chương trình hoạt động, ngoài những thông tin mà khách hàng có thể truy cập qua tính năng truy cập cơ sở dữ liệu của chương trình một cách hoàn toàn tự động, khách hàng còn có thể quay số máy mở rộng đến một phòng ban hay cá nhân nào đó hoặc có thể được gặp trực tiếp các nhân viên trực để được biết thêm các thông tin yêu cầu thông qua tính năng Trợ giúp tự động của chương trình. Khi khách hàng không biết số mở rộng thì có thể tra cứu danh bạ điện thoại của Ngân hàng thông qua điện thoại của mình. Do vậy cần phải lưu giữ thông tin về số điện thoại của các phòng ban, các cá nhân và các nhân viên trực trong cơ sở dữ liệu để chương trình có thể truy cập và chuyển tiếp cuộc gọi đến các số máy tương ứng khi có yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, chương trình cũng cần phải lưu trữ các thông tin để quản lý các nhân viên đó. Từ đó ta Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone có một bảng Directory lưu trữ dữ liệu các phòng ban và cá nhân bao gồm các trường như sau: + Trường DepartmentID: Lưu giữ mã số phòng ban. + Trường DepartmentName: Lưu giữ tên các phòng ban trong Ngân hàng hay tên cá nhân. + Trường Tel: Lưu giữ số điện thoại ứng với phòng ban hay cá nhân đó. + Trường PromptPath: mục đích để cho việc lập trình được ngắn gọn, và để cho chương trình có tính linh hoạt, có thể cấu hình lại tên phòng ban ứng với các số điện thoại mở rộng, việc truy xuất cơ sở dữ liệu để tra cứu danh bạ điện thoại được thực hiện bằng cách truy vấn tất cả các bản ghi của bảng Directory sử dụng vòng lặp, do vậy để đọc được tên phòng ban hay cá nhân ứng với số điện thoại nào đó thì cần phải đọc một file âm thanh ghi sẵn tương ứng với tên phòng ban hay cá nhân đó, tập tin này được đọc nhờ vào đường dẫn trỏ tới tập tin được lưu trong trường PromptPath. - Bảng MBInformation: Để tăng tính năng của hệ thống, khi có một cuộc gọi được chuyển tiếp đến một máy điện thoại mở rộng nào đó, nếu máy đó không trả lời thì hệ thống phải có khả năng cho phép người dùng để lại lời nhắn, ví dụ như trong trường hợp khẩn cấp khi bị lộ mật mã, khách hàng cần thông báo gấp để nhân viên trực có thể khoá tài khoản của khách hàng đó lại…. Do vậy ứng với mỗi số điện thoại sẽ có một mã số hộp thư thoại kèm theo Password của hộp thư đó. Người chủ hộp thư có thể đăng nhập từ xa vào hộp thư của mình để kiểm tra tin nhắn. Việc tách riêng bảng MBInformation và bảng Directory là bởi lí do không phải tất cả các số máy mở rộng đều có hộp thư thoại, mà điều này tuỳ thuộc vào người quản trị hệ thống cấp quyền sử dụng chức năng hộp thư thoại cho các số máy mở rộng theo yêu cầu của từng Ngân hàng. Ta có bảng MBInformation với các trường như sau: Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone + Trường MailboxID: Lưu giữ mã số duy nhất của hộp thư thoại ứng với một số máy mở rộng xác định. + Trường Password: Mật khẩu để thâm nhập vào hộp thư thoại ứng với mã số hộp thư đó. + Trường ExtNumber: Lưu giữ số máy mở rộng tương ứng với hộp thư. + Trường TimeLimit: Trường này lưu giữ khoảng thời gian tối đa cho phép ghi một tin nhắn của khách hàng. Giá trị này có thể được cấu hình bởi người chủ hòm thư. + Trường CurrentSize: Để đảm bảo cho bộ nhớ của hệ thống không bị quá tải do lưu giữ quá nhiều tin nhắn, người quản trị hệ thống phải hạn chế dung lượng cho phép của mỗi hòm thư thông qua thông số SizeLimit. Trường CurrentSize lưu giữ dung lượng hiện tại của hộp thư để so sánh với thông số này, để khi dung lượng của hộp thư này đạt tới giá trị SizeLimit thì không cho phép người dùng để lại tin nhắn nữa, và lúc đó sẽ có thông báo yêu cầu người chủ hòm thư giải phóng tin nhắn của mình. + Trường NumOfMsg: Lưu giữ số lượng tin nhắn hiện có trong hộp thư, để thông báo khi người chủ hòm thư thực hiện việc kiểm tra thư. Cơ sở dữ liệu lưu trữ các dữ liệu hệ thống * Phân tích: - Khi mở một tài khoản tại một Ngân hàng nào đó, thông thường Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng luôn có một số tiền dư nhỏ nhất gọi là tiền duy trì tài khoản. MinimumBalance xác định trong tài khoản của mình để duy trì tài khoản đó. Giá trị cụ thể của số tiền dư này là khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi Ngân hàng và nó cũng có thể thay đổi tuỳ theo từng thời kỳ hoạt động hay chính sách của mỗi Ngân hàng. Ví dụ như trong thời gian ngân hàng cần khuyến khích khách hàng mở tài khoản thì số tiền duy trì tài khoản có thể hạ thấp xuống thậm Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone chí là không cần. Do vậy chương trình phải có khả năng cho phép người điều hành hệ thống có thể cấu hình được thông số này. - Để đảm bảo an ninh, tránh trường hợp khi một kẻ gian nào đó ăn cắp được mật mã của một tài khoản khách hàng sẽ chuyển hết tiền trong tài khoản của khách hàng đó sang tài khoản của mình, chương trình sẽ chỉ cho phép một tài khoản được rút tiền với số lần lớn nhất xác định MaxNum trong ngày và số tiền lớn nhất MaxAmount có thể rút cho mỗi lần. Tuy nhiên việc định ra một giá trị cụ thể cho các thông số này là một vấn đề khó khăn, nó tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của từng Ngân hàng, giá trị tiền có trong tài khoản của các khách hàng.Việc đặt giá trị của nó quá lớn sẽ gây tổn thất nặng nề cho khách hàng khi có người biết được mật mã của họ, còn nếu đặt giá trị này quá nhỏ sẽ gây khó khăn cho khách hàng khi họ thực sự cần chuyển một số tiền lớn sang một tài khoản của đối tác, khi đó khách hàng có thể đến Ngân hàng để thực hiện việc chuyển tiền như thường lệ. Do vậy chương trình phải cho phép người điều hành có thể thay đổi được các giá trị này tuỳ thuộc vào các chính sách cụ thể của mỗi Ngân hàng. Từ đó ta đưa ra bảng Parameter lưu trữ các thông số hệ thống như sau: + Trường MaxNum: Lưu giữ số lần rút tiền lớn nhất cho phép trong một ngày. + Trường MaxAmount: Lưu giữ số tiền tối đa cho phép rút một lần. + Trường MinimumBalance: Lưu giữ số tiền dư tối thiểu phải có trong một tài khoản để duy trì tài khoản đó. + Trường MsgRecordedDir: Lưu giữ đường dẫn tới thư mục chứa các tin nhắn ghi được do khách hàng để lại. + Trường OGGDir: Lưu giữ đường dẫn tới thư mục chứa các file âm thanh thông báo cho người gọi để để lại lời nhắn khi không gặp được trực tiếp người chủ điện thoại. Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone + Trường SizeLimit: Lưu giữ giá trị dung lượng tối đa cho phép đối với các hộp thư. + Trường MaxDuration: Lưu giữ thời gian tối đa cho phép lưu giữ một tin nhắn, nếu sau khoảng thời gian này mà người chủ hòm thư không xoá thì hệ thống sẽ tự động quét và xoá tin nhắn này. + Trường MaxNumOfMsg: Lưu giữ số tin nhắn tối đa cho phép của một hộp thư. * Các yêu cầu với cơ sở dữ liệu của hệ thống Cơ sở dữ liệu của hệ thống bao gồm cả cơ sở dữ liệu của khách hàng, của ngân hàng, và các dữ liệu lưu trữ. Các dữ liệu này là thông tin về tài khoản của khách hàng, thông tin về dịch vụ của ngân hàng, các thông số lưu trữ của hệ thống. Vì vậy cơ sở dữ liệu của hệ thống phải đảm bảo : + Tính bảo mật cao: Ngân hàng luôn liên quan đến các vấn đề tài chính do vậy nếu các thông tin bị lộ thì nó có thể gây thiệt hại lớn cho khách hàng và ảnh hưởng đến vấn đề uy tín của ngân hàng, khả năng kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy mà vấn đề bảo mật là yếu tố hàng đầu được quan tâm đến trong cơ sở dữ liệu của hệ thống đặc biệt là cơ sở dữ liệu của khách hàng. + Khả năng cập nhật dữ liệu : các thông tin về tỷ giá lãi suất, cùng một số vấn đề khác là các thông tin động do đó nó phải có khả năng cập nhật và thay đổi vào bất cứ thời điểm nào mà nhà quản trị có nhu cầu. Các thông tin về dữ liệu của ngân hàng có thể không cần tính bảo mật quá cao nhưng phải đảm bảo khả năng cập nhật và thay đổi dữ liệu này để phù hợp với các chiến lược kinh doanh trong từng thời điểm của ngân hàng. Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone 3.3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CHO BANK – BY – PHONE 3.3.1 Lưu đồ thuật toán Về mặt thuật toán, như ta nhận thấy từ phần phân tích chức năng hệ thống, chương trình chủ yếu đưa ra các dải lựa chọn cho người gọi và nhận đáp ứng từ người gọi để xử lý, do vậy cấu trúc của chương trình chủ yếu sử dụng các cấu trúc Switch/ Case lồng nhau. Lưu đồ thuật toán chi tiết của chương trình rất dài và rất phức tạp, ở đây chỉ đưa ra phần khung chính mô tả tiến trình thực hiện của chương trình. Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone Hình 3.10. Lưu đồ thuật toán của hệ thống 3.3.2. Xây dựng chức năng chuyển đổi văn bản sang thoại Module này được sử dụng để đọc ra các thông tin được lưu trữ dưới dạng các số trong các trường cơ sở dữ liệu, ví dụ như các thông tin về lãi suất tiết kiệm, số tiền trong tài khoản khách hàng, ngày tháng chuyển tiền , các thông tin này có tính chất động, tức là chúng thay đổi liên tục theo thời gian. Cách duy Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone nhất để có thể đọc được các thông tin này đó là dùng kỹ thuật chuyển đổi văn bản thành thoại. Module được xây dựng dựa trên nguyên tắc từ điển, các số cần được đọc được chia nhỏ ra thành từng từ một, mỗi từ sẽ được gắn với một tập tin âm thanh riêng, và đến khi cần đọc các tập tin này sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành lời thoại tương ứng với số cần đọc. Chương trình cần đọc được các giá trị số ở dưới nhiều dạng khác nhau cụ thể như sau:  Dạng số: Để đọc các giá trị kiểu số như số tin nhắn hiện có , ví dụ số 125 được đọc theo dạng số là: Một trăm hai mươi lăm.  Dạng số thứ tự: Có thể được dùng để đọc số thứ tự.  Dạng tiền tệ: Để đọc số tiền trong tài khoản, tỉ giá trao đổi ngoại tệ  Dạng ngày tháng: Để đọc thời điểm diễn ra giao dịch chuyển tiền, thời điểm để lại tin nhắn.  Dạng thời gian: Để đọc thời gian để lại tin nhắn.  Dạng chuỗi: Để đọc các số dưới dạng chuỗi, ví dụ như số tài khoản, số điện thoại 3.3.3 Xây dựng tập tin IPF Tập tin này có dạng một từ điển với một cột là các chỉ mục và một cột là đường dẫn đến tập tin âm thanh tương ứng. Ví dụ chỉ mục 1 tương ứng với tập tin có nôi dung là “Không”. Tập tin này được tạo bằng cách sử dụng phần mềm VFEdit để ghi âm và tổ chức theo đúng cấu trúc của nó và được lưu thành tập tin Vietnamese.ipf. Các tệp tin được tạo ra sẽ có con trỏ trỏ đến khi để các chương trình khi chạy có thể sử dụng hàm để gọi ra tệp tin âm thanh này. [...]... hoạt động kinh doanh Em đã nghiên cứu đề tài công nghệ CTI và khả năng ứng dụng thiết kế cho hệ thống Bank – by – Phone ” Trong đồ án em đã trình bày một số vấn đề sau: - Giới thiệu khái quát về công nghệ CTI và các đặc điểm cơ bản về công nghệ CTI - Tìm hiểu và xây dựng hệ thống Bank – by – Phone cho ngân hàng trên nền công nghệ CTI Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức đồ án chỉ dừng lại ở mức độ... thống Đồng thời cũng thực hiện phân tích hệ thống Bank – by – Phone được triển trên nền công nghệ CTI về mặt xử lý cũng như cơ sở dữ liệu để qua đó có thể cho người đọc hình dung ra hoạt động một hệ thống Bank – by – Phone Kết luận Đồ án tốt nghiệp đại học KẾT LUẬN Với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ điện thoại và sự bùng nổ về công nghệ máy tính, nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ CTI. .. cô trong khoa Viễn Thông đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian hoàn thành đồ án Đồ án của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót về mặt kiến thức vì vậy em rất mong nhân được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình Đồ án tốt nghiệp đại học Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo Đồ án tốt nghiệp đại học TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Michael Bayer Computer Telephony... Đồ án tốt nghiệp đại học Tài liệu tham khảo - Nhập mã tài khoản cần chuyển tiền (kết thúc bằng phím #) và số tiền cần chuyển (kết thúc bằng phím #) - Sau khi hệ thống chuyển tiền thành công hệ thống sẽ đưa ra một lời thông báo: bạn đã chuyển tiền thành công và số tiền còn lại trong tài khoản của bạn Sau đây là một số giao diện mô tả cho chương trình: Đồ án tốt nghiệp đại học Tài liệu tham khảo Đồ án. .. lại ở mức độ tìm hiểu được những đặc điểm cơ bản về công nghệ và những mô tả thiết kế hệ thống mang tính căn bản, nền tảng Để có thể áp dụng vào thực tế thì hệ thống phải mở rộng qui mô, tính toán để có thể xây dựng một hệ thống với đầy đủ các tính năng để có thể phục vụ tốt cho khách hàng Hướng phát triển tiếp theo của đồ án chính là có thể nghiên cứu kỹ hơn về hệ thống để có thể xây dựng được một... Vinh, Cấu trúc máy vi tính, NXB GD Hà Nội 1997 [9] http:// www Intel.com/network/csp [10] http:// www Dialogic.com Đồ án tốt nghiệp đại học Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo Đồ án tốt nghiệp đại học PHỤ LỤC Chương trình mô phỏng quá trình thực hiện một lần chuyển khoản của khách hàng Chương trình này mô phỏng quá trinh một lần chuyển khoản theo yêu cầu của khách hàng Với số mà hệ thống cung cấp là... khách hàng yêu cầu khi mở tài khoản và khách hàng sẽ phải trả thêm chi phí Thông báo này có thể là một bản Fax đến số fax mà khách hàng đăng ký Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by-Phone Trong tương lai cùng hỗ trợ của công nghệ hi vọng hệ thống có thể phát triển thêm nhiều dịch vụ, khả năng bảo mật tốt hơn cho khách hàng, mang lại cho khách hàng nhiều tiện lợi hơn... là việc chuyển khoản cho khách hàng để họ dễ dàng thực hiện việc thanh toán thì chưa được thực hiện Hệ thống Bank – by – Phone được tìm hiểu phần trên có cung cấp tính năng chuyển khoản, nói chung là thỏa mãn được các yêu cầu cơ bản của hệ thống áp dụng với một ngân hàng Nhưng đi cùng sự phát triển của xã hội, sự bùng nổ của công nghệ thì khách hàng luôn mong muốn có một hệ thống hoàn thiện hơn, thực.. .Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by-Phone 3.4 MỘT SỐ HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIẾP THEO Mở rộng hệ thống và thêm một số chức năng cho hệ thống Bank – by – Phone Hiện nay dịch vụ Bank... thông tin tự động, các dịch vụ thông báo điểm thi đại học…Sự kết hợp của máy tính và các công nghệ xử lý thoại sẽ cho phép qui mô của các hệ thống được mở rộng, các tính năng hỗ trợ nhiều hơn lúc đó nó thực sự mang lại hiệu quả hơn cho các tổ chức triển khai hệ thống này và các khách hàng của hệ thống Kết luận: Trong chương III này em đã chỉ ra được thế nào là một hệ thống Bank – by – Phone và các lợi . Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CTI CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG BANK-BY- PHONE TRÊN NỀN CÔNG. công nghệ điện thoại và sự bùng nổ về công nghệ máy tính, nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ CTI với các lĩnh vực của đời sống, các hoạt động kinh doanh. Em đã nghiên cứu đề tài công. hàng. Đồ án tốt nghiệp đại học Chương III. Ứng dụng và triển khai hệ thống Bank-by- Phone 3.3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG CHO BANK – BY – PHONE 3.3.1 Lưu đồ thuật toán Về mặt thuật toán,

Ngày đăng: 05/08/2014, 17:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan