PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG

17 1.9K 14
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH  CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG • Kinh doanh các sản phẩm cao su; • Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, hóa chất phục vụ sản xuất • ngành công nghiệp cao su; • Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành cao su; • Cho thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, kho, bãi; • Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế; • Mua bán hàng kính mắt thời trang, thiết bị quang học; • Mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đồ dùng cá nhân và gia đình; • Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH BÀI TẬP : PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO VÀNG GVHD: TS.NGÔ QUANG HUÂN SVTH: NGUYỄN PHÚC NGUYÊN LỚP: QTKD_ ĐÊM 2_K21 MSSV: Thành phố Hồ Chí Minh 04- 2013 1 MỤC LỤC I – Phần 1: Giới thiệu Công ty II- Phần 2: Phân tích chỉ số tài chính 2.1) Phân tích tỷ lệ 2.1.1) Phân tích khả năng thanh toán 2.1.2) Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động 2.1.3) Phân tích tỷ lệ tài trợ 2.1.4) Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi 2.1.5) Các tỷ số giá thị trường 2.2) Phân tích cơ cấu 2.2.1) Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán 2.2.2) Phân tích cơ cấu báo cáo lời lỗ 2.3) Phân tích mô hình 2.3.1) Phân tích Dupont 2.3.2) Phân tích mô hình chỉ số Z 2.3.3) Phân tích hòa vốn 2.3.4) Phân tích đòn bẩy tài chính III- Phần 3 : Lượng giá chứng khoán SRC 3.1) Các thông số đánh giá gốc độ thị trường 3.2) Theo phương pháp chỉ số P/E 3.3) Theo phương pháp chỉ số chiếc khấu dòng thu nhập 3.4) Theo phương pháp giá trị EVA IV- Phần 4 : Thiết lập danh mục đầu tư Tài Liệu Tham Khảo 2 I – PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY 1.1 Một số thông tin cơ bản: • Tên Công ty : Công ty Cổ phần Cao Su Sao Vàng • Mã CK: SRC • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100100625 • Vốn điều lệ: 162.000.000.000 đồng • Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 162.000.000.000 đồng • Địa chỉ: 231 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà nội - Việt Nam. • Số Điện thoại: 84-(4) 3858 3656 Số fax: 84-(4) 3858 3644 • Website: http://www.src.com.vn 1.2 Ngành nghề kinh doanh chính: • Kinh doanh các sản phẩm cao su; • Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị, hóa chất phục vụ sản xuất • ngành công nghiệp cao su; • Chế tạo, lắp đặt và mua bán máy móc thiết bị phục vụ ngành cao su; • Cho thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, kho, bãi; • Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, xe máy và phụ tùng thay thế; • Mua bán hàng kính mắt thời trang, thiết bị quang học; • Mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, đồ dùng cá nhân và gia đình; • Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa; 1.3 Lĩnh vực phân ngành: Công nghiệp/ Săm lốp 1.4 Lịch sử hình thành và phát triển: • Việc thành lập: Ngày 23/05/1960, Nhà máy Cao su Sao vàng được thành lập. Ngày 27/08/1992, Nhà máy Cao su Sao Vàng được đổi tên thành Công ty Cao su Sao Vàng theo quyết định số 645/CNNG. 3 • Chuyển đổi sở hữu thành công ty cổ phần: Ngày 24/10/2005 Công ty Cổ phần Cao su Sao Vàng được thành lập theo quyết định số 3500/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cao su Sao Vàng thành Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng. Ngày 03/04/2006, Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng được Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với vốn điều lệ là 49.048.000.000 đồng. Ngày 07/12/2006, Công ty thay đổi lại đăng ký kinh doanh lần đầu với số vốn điều lệ là: 80.000.000.000 đồng. Ngày 27/07/2007, Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần 2 với số vốn điều lệ là: 108.000.000.000 đồng. Ngày 20/7/2012, Công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần 3 với số vốn điều lệ là: 162.000.000.000 đồng. • Niêm yết: Ngày 07/10/2009, cổ phiếu của Công ty đã được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán SRC. 1.5 Các công ty con, công ty liên kết:c công ty con, công ty liên kết: • Góp vốn vào Công ty CP Philips Carbon, để đầu tư vào dự án sản xuất than đen tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty bắt đầu góp vốn từ năm 2008, tổng số tiền đã nộp vào Công ty liên doanh từ năm 2008 đến 2011) là 586.658,8 USD, tương đương 11.411.041.033 đồng, bao gồm: góp vốn theo hợp đồng liên doanh là 441.000 USD (tương ứng: 8.577.451.671 đồng), phần ứng trước vốn góp là: 145.685,8 USD (tương ứng: 2.833.589.362 đồng). Từ năm 2008 đến nay liên doanh đang trong thời gian xây dựng, chưa sản xuất kinh doanh. • Góp vốn vào Công ty xăng dầu khu vực 1, địa chỉ tại số 26 phố Đức Giang, Long Biên, Hà Nội : tham gia góp vốn từ năm 1997, hoạt động trong vòng 15 năm, với tỷ lệ góp vốn ban đầu là 50%, tương ứng với số vốn góp là 587.633.384 đồng, được thu hồi vốn đầu tư hàng năm, lợi nhuận được chia theo tỷ lệ vốn góp. Đến 30/3/2012 đã thu hồi hết vốn đầu tư và thanh lý hợp đồng. 1.6 Định hướng phát triển 4 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty: • Mục tiêu chính của Công ty: luôn luôn là thương hiệu sản xuất lốp xe và sản phẩm Cao su kỹ thuật hàng đầu về chất lượng ở Việt Nam, phấn đấu trở thành thương hiệu mang tầm khu vực và quốc tế. • Không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ, đồng thời nghiên cứu hợp tác với các đối tác nước ngoài để sản xuất các sản phẩm mới đạt chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam như: Lốp ô tô cỡ lớn, Băng tải cường lực cao, Săm ô tô Butyl, lốp ôtô Radian đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam trong 10 năm tới. • Tăng trưởng bình quân hàng năm của Công ty phấn đấu đạt 10% và duy trì cổ tức cao hơn trần lãi suất gửi tiết kiệm Ngân hàng. • Chiến lược phát triển trung và dài hạn: Công ty dự kiến di dời khu vực sản xuất của Công ty đến địa điểm khác để tận dụng lợi thế diện tích 6,3 ha, chiều dài mặt tiền theo trục đường chính khoảng 250m tại 231 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Hợp tác đầu tư xây dựng thành khu trung tâm thường mại, văn phòng và nhà ở cao cấp sẽ mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều. Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty Là đơn vị sản xuất săm lốp các loại, công tác bảo vệ môi trường luôn được Công ty chú trong đặt lên hàng đầu; Theo báo cáo của Công ty công tác môi trường được thực hiện như sau: • Công ty đã thực hiện đo quan trắc môi trường 4 lần/năm. Kết quả quan trắc môi trường cho thấy các thông số ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép. • Công ty đã ký hợp đồng xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại với Công ty bên ngoài có đủ chức năng, thẩm quyền về vận chuyển và xử lý để vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại tại Công ty theo đúng quy định. Công ty có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường và đã được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. 5 • Tình hình xử lý nước thải: nước sản xuất của Công ty chủ yếu sử dụng làm mát máy, đồng thời Công ty đã sử dụng hệ thống tuần hoàn khép kín nên không có lượng nước thải ra môi trường, chỉ có một lượng nhỏ nước ngưng tụ thoát theo hệ thống nước thải sinh hoạt. Công ty thực hiện xử lý nước thải bằng bể vi sinh yếm khí trước khi thải ra ngoài. Kết quả quan trắc về nước thải cho thấy các thông số đều đạt tiêu chuẩn cho phép. • Tình hình xử lý khí thải: Tại Hà Nội và Thái Bình chưa đo được lưu lượng thải. Tỷ lệ khí thải đã xử lý: 100% lượng khí thải từ lò hơi đốt than tại Công ty được xử lý bằng hệ thống lọc bụi xiclong trước khi thải ra môi trường. Khí thải từ các lò dầu, lò than đạt QCVN-19-2009 về khí thải ra môi trường. Kết quả quan trắc về khí thải sản xuất tại Hà Nội, Thái Bình đều đạt chuẩn cho phép, từ cuối năm 2011 đến nay Công ty đang chuyển dần sang đốt lò Biomas, đến tháng 2 năm 2013 chấm dứt việc đốt lò dầu và lò than tại 231 Nguyễn Trãi. Tại Xuân Hòa không có khí thải sản xuất, Hàm lượng bụi, hàm lượng dung môi hữu cơ bay trong không khí xung quanh tại Công ty đều đạt chuẩn cho phép. • Tình hỉnh xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại: chất thải rắn tại Công ty gồm có chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp. Chất thải rắn sinh hoạt được công nhân thu gom và đưa ra thùng chứa rác tập trung trước khi thuê xử lý. Chất thải rắn công nghiệp được công nhân phân loại và thu gom; đối với những loại chất thải còn tái chế được thì đưa vào làm các sản phẩm khác, cụ thể các loại chất thải công nghiệp như bao gói, trục gỗ, không nằm trong loại chất thải nguy hại sẽ sử dụng vào mục đích khác; Những loại chất thải rắn như xỉ than và những chất thải không thể tái chế, thì Công ty thuê đơn vị ngoài có chức năng, thẩm quyền về vận chuyển và xử lý để vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại tại Công ty theo đúng quy định. Công ty đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải tại Hà Nội và Xuân Hòa. Năm 2011, tại Chi nhánh Thái Bình đang làm thủ tục để đăng ký chủ nguồn thải chất nguy hại, đến tháng 6/2012 Chi nhánh Thái Bình đã được cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải. II- PHẦN 2: PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 6 2.1.Phân tích tỷ lệ: 2.1.1.Phân tích khả năng thanh toán: CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 Tỷ số thanh toán hiện hành (lần ) 1.16 1.21 1.14 1.44 Tỷ số thanh toán nhanh (lần) 0.35 0.30 0.27 0.32 * Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành của SRC nhìn chung tăng đều từ 1.16 của năm 2009 lên 1.44 vào năm 2012. Nguyên nhân là tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ gia tăng nợ ngắn hạn. *Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh toán nhanh của SRC được duy trì tốt luôn ở trong mức kiểm soát của doanh nghiệp. Cuối năm 2012 đạt 0.32 có giảm nhẹ so với 0.35 ở năm 2009. Nguyên nhân do tốc độ tăng chỉ số hàng tồn kho nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn, hay do tình hình kinh tế khó khăn nên việc kinh doanh của SRC cũng khó khăn hơn, dẫn đến hàng tồn kho tăng lên. 2.1.2 Phân tích tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động: CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 Vòng quay hàng tồn kho 3.81 4.12 3.52 2.82 Vòng quay tổng tài sản (bình quân) 1.88 2.00 1.97 1.82 * Vòng quay hàng tồn kho cho thấy doanh nghiệp đã bán hàng trong kho nhanh hay chậm, chỉ số vòng quay hàng tồn kho của SRC giảm dần từ năm 2009 đến năm 2012 có nghĩa là lượng hàng dự trữ tăng như vậy có thể thấy việc kinh doanh bán hàng của công ty chậm dần qua các năm (từ năm 2009 đến năm 2012). * Vòng quay tổng tài sản của SRC được duy trì ổn định qua các năm, có thể thấy tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, năm 2012 vòng quay tổng tài sản của công ty giảm mạnh nguyên nhân do tốc độ giảm của doanh thu thuần về bán hàng và dịch vụ mạnh hơn tốc độ giảm của tổng tài sản. 2.1.3 Phân tích các tỷ lệ tài trợ: CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 Tỷ số nợ/ tổng tài sản 0.59 0.58 0.68 0.53 7 Khả năng chi trả lãi vay 5.98 1.57 1.06 2.57 Tỷ số khả năng trả nợ 0.54 0.26 0.19 0.44 * Tỷ số nợ/ tổng tài sản tăng từ năm 2009 đến năm và giảm ở năm 2012, tỷ lệ nợ/tổng tài sản như trên là ở mức bình thường chấp nhận được đối với ngành cao su. * Khả năng chi trả lãi vay giảm mạnh từ năm 2009 đến năm 2011 do chi phí lãi vay tăng cao tuy nhiên trong năm 2012 thì khả năng chi trả lãi vay có sự tăng trở lại do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh. * Tỷ số khả năng trả nợ : tỷ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được. Có thể nói khả năng trả nợ của SRC giảm mạnh trong những năm 2010, 2011 nhưng cũng như khả năng chi trả lãi vay đã phục hồi vào năm 2012 vì nhờ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh 2.1.4 Các tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi: CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất lợi nhuận gộp 18.75% 9.56% 8.55% 15.49% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 9.37% 1.26% 0.19% 4.37% ROA (bình quân) 17.61% 2.54% 0.34% 8.91% ROE (bình quân) 42.50% 6.09% 1.06% 18.96% * Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm trong 3 năm (2009, 2010, 2011) nhưng tăng mạnh trở lại vào năm 2012 đạt 15.49%. * Hầu hết các chỉ số sinh lợi khác cũng có xu hướng chung, nhưng không đạt mức cao như năm 2009 * ROA (bình quân) thấp hơn so với trung bình ngành 15% * ROE (bình quân) thấp hơn so với trung bình ngành 30% 2.1.5 Các tỷ số giá thị trường: CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ P/E 6.69 29.31 43.61 4.87 Tỷ lệ P/B 2.84 1.79 0.46 0.92 Tỷ số giá/dòng tiền (P/CF) 3.99 6.68 2.07 2.27 Các công thức mở rộng EPS 9,488 894 140 2,934 8 DPS - - 1,506 500 BVPS 22,324 14,668 13,186 15,477 * Chỉ số P/E tăng đều qua các năm 2010, 2011 và giảm mạnh trong năm 2012 cho thấy kỳ vọng của thị trường vào khả năng sinh lợi của ST8 giảm ở năm 2012. Tuy nhiên, điều này xảy ra có thể do đà suy giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam . So sánh với một số công ty cùng ngành thì P/E của SRC là tương đối thấp do đó đây là 1 tín hiệu tốt cho nhà đầu tư giá trị. * Tỷ số P/B nhìn chung giảm đều 4 năm qua và năm 2012 thì có giá trị nhỏ hơn 1 thì điều này có nghĩa là giá trên tài sản của công ty là quá thấp . * Chỉ số EPS giảm trong 3 năm (từ 2009 đến 2011) và năm 2012 thì tăng lên do lợi nhuận tăng lên cùng với sự hồi phục của nền kinh tế 2.2 Phân tích cơ cấu: 2.2.1 Phân tích cơ cấu bảng cân đối kế toán: * Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng đề từ 2009 – 2011, riêng năm 2012 có sự sụt giảm mạnh trong năm 2011 và năm 2012, nguyên nhân do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho giảm vào cuối năm 2012 * Tài sản dài hạn cũng có xu hướng giảm dần do giảm dần tài sản cố định Xét về cơ cấu tài sản chúng ta thấy SRC đang cơ cấu chuyển dần từ tài sản dài hạn sang tập trung vào các tài sản ngắn hạn hơn, để linh hoạt , phù hợp hơn với các thay đổi của môi trường. Về cơ cấu vốn chủ sở hũu thì vẫn giữ khá ổn định. 9 2. 2.2 Phân tích cơ cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Dựa trên bảng cơ cấu doanh thu và chi phí ta thấy những năm trở về sau, chi phí sản phẩm chiếm tỉ trọng rất lớn. Ta có thể thấy doanh thu của SRC chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng, công ty rất tập trung vào mảng này, và chiếm tỉ trọng rất lớn, gần như 100%. Chính vì thế mà chi phí chiếm tỉ trọng lớn nhất chính là giá vốn hàng bán * Trong bảng báo cáo kinh doanh thì các chỉ số tổng lợi nhuận sau thuế đều giảm qua các năm ( từ năm 2009 đến năm 2011) nguyên nhân do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhưng các loại chi phí như chi phí bán hàng tăng, chi phí tài chính gia tăng. Sang tiếp năm 2012 thì tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng trở lại chủ yếu do công ty doanh thu tang mạnh trở lại, và kiểm soát đuợc chi phí ở mức thấp. 2.3 Phân tích mô hình: 2.3.1 Phân tích Dupont: 10 [...]... Tỷ số tài sản lưu động/tổng tài sản X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại/tổng tài sản X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế/tổng tài sản X4: Tỷ số giá thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị sổ sách của tổng nợ X5: Tỷ số doanh thu/tổng tài sản * Chỉ số Z của công ty khá cao >2,99 , công ty vẫn nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản 2.3.3 Phân tích hòa vốn: 11 * Các năm mức doanh thu thuần đều cao hơn...* Các chỉ số phân tích Dupont đều có xu hướng giảm trừ vòng quay tài sản và đòn bẫy tài chính Tuy có giảm trong năm 2010 và 2011 nhưng đã tăng nhẹ trở lại trong năm 2012 Căn cứ vào các chỉ số trên các nhà quản lý nội bộ công ty nên tập trung vào việc tìm cách nâng cao doanh thu và giảm chi phí để tăng lợi nhuận ròng trên doanh thu 2.3.2 Phân tích mô hình chỉ số Z: Công thức : Z = 1,2X1 +... danh mục tối ưu nhất với Ks = 11,2% và độ lệch chuẩn bằng 0,64% TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Bài giảng Quản trị tài chính, TS.Ngô Quang Huân 16 2) Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán thuyết minh Công ty ST8 năm 2009, 2010, 2011, 2012 3) Website: http://s.cafef.vn/ http://www.cophieu68.com http://www.sieuthanhricoh.com.vn 4) Giáo trình Quản trị tài chính căn bản, PGS.TS Nguyễn Quang Thu, NXB Lao động 2012 17... hòa vốn tiền mặt, có thể thấy công ty hoạt động ổn định, có hiệu quả 2.3.4 Phân tích đòn bẩy tài chính: * Trong khoảng thời gian năm 2009 đến năm 2011, thì đòn cân định phí tăng dần tức việc phân bổ định phí ngày càng lớn, đòn cân định phí đo lường phần trăm thay đổi trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) khi doanh thu thay đổi 1% , DOL tăng như trên thì có thể công ty chịu nhiều rủi ro, nhưng... chứng tỏ rủi ro kinh doanh của công đã được giảm trong năm 2012 *Đòn cân tài chính năm duy trì khá ổn định III- PHẦN 3: LƯỢNG GIÁ CHỨNG KHOÁN SRC 3.1 Các thông số đánh giá góc độ thị trường: 12 Tỷ số P/E cho biết nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu đồng để lấy 1 đồng lợi nhuận của công ty, chỉ số này gần bằng so với mức trung bình ngành khoản 6.55 Chỉ số P/B cũng đạt 1.13 là cao so với mặt bằng chung các... ánh của thị trường vào triển vọng của nhóm ngành cao su khá tốt, riêng SRC vẫn còn tìm năng để đầu tư, với mức P/B bình quân là 2 3.2 Theo phương pháp chỉ số P/E: Với phương pháp P/E ta được mức giá 19,710 đồng/ cổ phiếu 3.3 Theo phương pháp chiếc khấu dòng thu nhập: 13 Theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập ta xác định được mức giá là 20,978 đồng /cổ phiếu 3.4 Theo phương pháp book value 14 Sử dụng... nhập: 13 Theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập ta xác định được mức giá là 20,978 đồng /cổ phiếu 3.4 Theo phương pháp book value 14 Sử dụng phương pháp Book value cho ta được mức giá 31,950 đồng /cổ phiếu PHẦN 4: THIẾT LẬP DANH MỤC ĐẦU TƯ Nhận xét: khi ta kết hợp một tập danh mục đầu tư gồm 2 mã chứng khoán khác, ta chọn mã chứng khoán có tương quan nghịch với SRC nhất đó là CMV, khi đó ta kết hợp . lốp 1.4 Lịch sử hình thành và phát triển: • Việc thành lập: Ngày 23/05 /196 0, Nhà máy Cao su Sao vàng được thành lập. Ngày 27/08 /199 2, Nhà máy Cao su Sao Vàng được đổi tên thành Công ty Cao su Sao. xăng dầu khu vực 1, địa chỉ tại số 26 phố Đức Giang, Long Biên, Hà Nội : tham gia góp vốn từ năm 199 7, hoạt động trong vòng 15 năm, với tỷ lệ góp vốn ban đầu là 50%, tương ứng với số vốn góp là. hệ thống lọc bụi xiclong trước khi thải ra môi trường. Khí thải từ các lò dầu, lò than đạt QCVN -19- 2009 về khí thải ra môi trường. Kết quả quan trắc về khí thải sản xuất tại Hà Nội, Thái Bình

Ngày đăng: 05/08/2014, 17:13

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan