Công ty xây dựng và các nghiệp vụ kế tóan cơ bản là kế tóan công nợ mua và bán pps

35 461 0
Công ty xây dựng và các nghiệp vụ kế tóan cơ bản là kế tóan công nợ mua và bán pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu Bất kỳ một đơn vị nào khi bước vào kinh doanh thì bao giờ cũng phải đặt ra mục tiêu trước mắt là kinh doanh có hiệu quả và đạt được lợi nhuận tối đa. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài những đường lối, chính sách của nhà quản trị, nhà quản trị phải quan tâm đến vấn đề tổ chức trong đơn vị, bởi đó là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. Việc xác định đúng đắn cơ cấu tổ chức sẽ tạo điều kiện cho đơn vị hoạt động tốt hơn, kích thích được sự sáng tạo của các thành viên, tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong tổ chức. Cơ cấu tổ chức khoa học và hợp lý phải phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị, phải phù hợp với năng lực hoạt động của đơn vị. Sự phù hợp đó thể hiện ở sự phân quyền, phân cấp quản lý tài chính ở đơn vị Bên cạnh đó hệ thống thông tin nhanh cũng góp phần phục vụ cho nhà quản lý trong quá trình quyết định để đạt được mục tiêu cuối cùng. Hệ thống này đảm bảo với công tác tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị, đặc biệt là công tác hạch toán các khoản công nợ. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong một thời gian thực tập tại Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576, em chọn đề tài: “Kế toán các khoản công nợ mua và công nợ bán tại Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576” là đề tài nghiên cứu trong thời gian thực tập của mình để làm chuyên đề tốt nghiệp. Đề tài gồm có 3 phần: Phần I. Cơ sở lý luận về tình hình hạch toán các khoản công nợ . Phần II. Tình hình thực tế hạch toán các nghiệp vụ thanh toán công nợ tại Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576. Phần III. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán các nghiệp vụ thanh toán công nợ tại Xí nghiệp . Mặc dù hết sức cố gắng, song với năng lực và thời gian có hạn, đề tài mà em trình bày không tránh khỏi sai sót. Em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của thầy và các cô chú ở phòng kế toán tại Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN CÔNG NỢ I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CÁCNGHIỆP VỤ THANH TOÁN CÔNG NỢ MUA, CÔNG NỢ BÁN: 1. Nội dung các nghiệp vụ thanh toán: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán, phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa đơn vị với công nhân viên chức, với ngân sách, với người mua, người bán thông qua quan hệ thanh toán có thể đánh giá được tình hình tài chính và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. nếu hoạt động tài chính tốt doanh nghiệp sẽ ít bị chiếm dụng và ít đi chiếm dụng vốn của người khác. Ngược dụng vốn lẫn nhau, dẫn đến công nợ dây dưa kéo dài. 2. Nguyên tắc hoạt động của nghiệp vụ thanh toán: Để theo dõi chính xác kịp thời các nghiệp vụ thanh toán kế toán cần quá triệt các nguyên tắc sau: - Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả cho từng đối tượng thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra việc thanh toán được kịp thời. - Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán có xác nhận bằng văn bảng. - Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu có gốc ngoại tệ, cần theo dõi ngoại tệ và quy đổi theo “đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế. - Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu bằng vàng, bạc, đá quý, cần chi tiết theo cả theo cả chie tiêu giá trị và hiện vật. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế. - Cần phân loại các khoản nợ phải trả, phải thu theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng, nhất là những đối tượng có vấn đề để có kế hoạch và biện pháp thanh toán phù hợp. - Tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên nợ và có của một số tài khoản thanh toán như TK 131, TK 331 mà phải căn cứ vào số sư chi tiết từng bên để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán. 3. Hạch toán cáckhoản thanh toán với người mua: - Tài khoản hạch toán: Để theo dõi các khoản thanh toán với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá cung cấp lao vụ, dịch vụ, tài sản kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu của khách hàng”. Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, trong đó phân ra khách hàng đúng hạn, khách hàng có vấn đề ,để có căn cứ xác định mức dự phòng cần lập và biện pháp xử lý. Bên Nợ: + Số tiền bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ phải thu ở khách hàng. + Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. + Điều chỉnh khoản chênh lệch do tỷ giá ngoại tệ tăng với các khoản phải thu người mua có gốc ngoại tệ Bên Có: + Số tiền đã thu ở khách hàng (kể cả tiền ứng trước của khách hàng) + Số chiếu khấu, giảm giá hàng bán và doanh thu của từng hàng bán bị trả lại trừ vào nợ phải thu. + Các nghiệp vụ khác lamd giảm khoản phải thu ở khách hàng (chênh lệch giảm tỷ giá, thanh toán bù trừ, xoá sổ nợ khó đòi ) TK 131 có thể đồng thời vừa dư bên Nợ vừa dư bên Có. Dư Nợ: phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu khách hàng. Dư Có: phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa. * Phương pháp hạch toán: - Trường hợp bán hàng thu tiền sau (bán chịu) Bán hàng thu tiền sau là việc doanh nghiệp sau khi giao hàng cho khách hàng, được khách hàng chấp nhận số hàng đủ giap nhưng tiền hành chưa thanh toán. Về thực chất bán hàng thu tiền sau là việc bán hàng thu tiền chậm cụ thể như sau: Sơ đồ hạch toán thanh toán với người mua (Tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) Sơ đồ hạch toán thanh toán với người mua (Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) 4. Hạch toán các khoản thanh toán với người cung cấp: a. Tài khoản hạch toán: Để theo dõi tình hình phân tích các khoản nợ phải trả cho người cung cấp, người bán vật tư, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ , người nhận thầu xây dựng cơ bản, nhận thầu sửa chữa tjr cố định kế toán sử dụng TK 331 “Phải trả cho người bán”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng thanh toán và kết cấu như sau: Bên Nợ: - Số tiền đã trả hco người bán (kể cả tiền đặt trước). - Các khoản chiết khấu mua hàng, giảm giá mua và hàng mua trả lại được người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả. - Các nghiệp vụ khác phát sinh làm giảm nợ phải trả người bán (thanh róan bù trừ, nợ vô chủ ) Bên Có: - Tổng số tiền hàng phải trả người bán, người cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ và người nhận thầu xây dựng cơ bản nhận thầu sửa chữa lớn tài sản cố định - Số tiền ứng thừa nhận được người bán trả lại. - Các nghiệp vụ khác phát sinh làm tăng nợ phải trả người bán (chênh lệch tăng tỷ giá, điều chỉnh tăng giá tạm tính ) TK 331 có thể đồng thời có số dư bên nợ và có số dư bên có. Dư Nợ: Phản ánh số tiền ứng trước hoặc trả thừa cho người bán. Dư Có: Số tiền còn phải trả người bán, người cung cấp. b. Phương pháp hạch toán: + Trường hợp mua chịu vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ: Mua chịu vật tư, hàng hóa, tài sản, lao vụ, dịch vụ là việc người bán chấp nhận cho doanh nghiệp (người mua) thanh toán chậm khối lượng hàng mà họ đã bán giao cho người mua. Mua chịu hàng còn được gọi là mua trả chậm hay mua thanh toán sau. Khi mua chịu, kế toán căn cứ vào giá trị hàng mua, phản ánh các bút tóan sau: - Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ mua chịu phải trả người bán (ghi theo giá mua không thuế đầu vào) Nợ TK liên quan (TK 151, 152, 153, 156): giá mua Nợ TK 211, 213: giá mua tài sản cố định chưa có thuế VAT. Nợ TK 241 (chi tiết công trình): giá giao thầu chưa có thuế VAT. Nợ TK liên quan (TK 611, 627, 641, 642, 821 ) giá mua Nợ TK 133 (1331, 1332): thuế VAT đầu vào được khấu trừ Có TK 331 (chi tiết đối tượng): tổng giá thanh toán Phản ánh số giảm giá hàng mua, giá mua hàng trả lại (cả thuế VAT) trừ vào số tiền hàng phải trả. Có TK liên quan (TK 152, 153, 156, 211, 213 ): số giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại không có thuế VAT. Có TK 133: thuế VAT tươngứng với số giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại được khấu trừ. Phản ánh số chiết khấu thanh toán được hưởng trừ vào nợ phải trả. Nợ TK 331 (chi tiết đối tượng): số chiết khấu trừ vào số nợ. Có TK 711: ghi tăng thu nhập hoạt động tài chính. Sơ đồ hạch toán thanh toán với người mua (Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT thưo phương pháp trực tiếp hay với những hàng không thuộc diện chịu thuế VAT: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa, tài sản, dịch vụ mua chịu phải trả người bán. Nợ TK liên quan (TK 151, 152, 153, 156): tổng giá thanh toán Nợ TK 211, 213: giá mua t có thuế VAT. Nợ TK 241 (chi tiết công trình): tổng giá thanh toán Nợ TK liên quan (TK 611, 627, 641, 642, 821 ) tổng giá thanh toán Có TK 331 (chi tiết đối tượng): tổng giá thanh toán Phản ánh số chiết khấu mua hàng, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại được người bán chấp nhận trừ vào số nợ phải trả (nếu có) , ghi: Nợ TK 331 tổng số chiết khấu, giảm giá, giá mua hàng trả lại (cả thuế VAT) trừ vào số tiền hàng phải trả. Có TK liên quan (TK 152, 153, 156, 211, 123 ): số giảm giá hàng mua, hàng mua bị trả lại theo giá có thuế VAT. Có TK 711: số chiết khấu thanh toán được hưởng. Sơ đồ hạch toán thanh toán với người bán (Tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp) Khi thanh toán hết tiền hàng cho người bán: Nợ TK 331 (chi tiết đối tượng): số tiền đã thanh toán. Có TK liên quan (111, 112): số tiền đã thanh toán Có TK liên quan (311, 341): số tiền vay đã thanh toán cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu. Có TK 131 (chi tiết đối tượng): số đã thanh toán bù trừ. 5. Hạch toán tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước: a. Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản với ngân sách Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí kế toán sử dụng TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”. Tài khoản này được mở chi tiết theo tình hình thanh toán từng khoản nghĩa vụ (phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa). Mọi khoản thuế, phí lệ phí theo quy định được tính bằng VNĐ. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ, phải quy đổi ra VNĐ theo tỷ giá thực tế để ghi sổ TK 333 có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Các khoản đã nộp Ngân sách Nhà nước . - Các khoản trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt. - Các nghiệp vụ khác làm giảm số phải nộp ngân sách. Bên Có: - Cáckhoản phải nộp Ngân sách Nhà nước . - Các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận. Dư Có: các khoản còn phải nộp ngân sách Nhà nước. Dư Nợ : (nếu có) số nộp thừa cho ngân sách hoặc các khoản trợ cấp, trợ giá được ngân sách duyệt nhưng chưa nhận. Bên cạnh TK 333, kế toán còn sử dụng TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”. Tài khoản này chỉ sử dụng đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Nội dung phản ánh của tài khoản 133: Bên Nợ: phản ánh số thuế VAT được khấu trừ. Bên Có: - Số thuế VAT đầu vào đã khấu trừ trong kỳ. - Các nghiệp vụ khác làm giảm thuế VAT đầu vào (số không được khấu trừ, số đã được hoàn lại, số thuế của hàng mua trả lại ) Dư Nợ : Phản ánh số thuế VAT đầu vào còn được khấu trừ hay hoàn lại nhưng chưa nhận. TK 133 được chi tiết thành 2 tiểu khoản: TK 1331: Thuế GTGT tăng được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ. TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định. b. Hạch toán thuế GTGT: * Căn cứ tính thuế GTGt là giá trị tính và thuế suất. Thuế giá trị gia tăng cơ sở kinh doanh phải nạp được tính theo một trong hai phương pháp: khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nạp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên thuế giá trị gia tăng. Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nạp theo phương pháp sau: - Phương pháp trừ thuế: Đối tượng áp dụng là cácđơn vị tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác, từ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp nên giá trị gia tăng. Số thuế giá trị gia tăng phải nạp được xác định theo công thức sau: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra * Thuế tính thuế GTGT theo phương pháp đầu vào Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa dịch vụ chịu thuế bán ra * Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ vào Thuế GTGT tổng số thuế GTGT giá trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa nhập khẩu. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp trên giá trị gia tăng là: Cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra * Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ Trong đó: GTGT của hàng hóa, dịch vụ = Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra * Giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ mua vào tương ứng c. Phương pháp hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt: Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và suất thuế. Phương pháp hạch toán : Khi bán hàng, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Phản ánh doanh thu tiêu thụ (gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt) Nợ TK liên quan (131, 111, 112 ) Có TK 511, 512. Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp: Nợ TK 511, 512 Có TK 333 (3332) Khi nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, căn cứ vào hóa đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nạp thuế, phản ánh số thuế phải nộp (tính vào giá vốn vật tư, hàng hóa) Nợ TK liên quan (151,152,153,156,211 ) Có TK 333 (3332) Khi nạp thuế tiêu thụ đặc biệt cho ngân sách: Nợ TK 333 (3332): số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp Có TK liên quan (111,112,311 ) [...]... cho quá trình xây dựng cơ bản và kinh doanh mở rộng trên thị trường II CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP: 1 Chức năng, nhiệm vụ: Xí nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, kinh doanh, xuất nhập khẩu, vật liệu xây dựng, vật tư thiết bị phục vụ xây dựng dân dụng và công nghiệp, theo nhiệm vụ quy định tại quyết định thành lập xí nghiệp; giấy... kinh doanh được cơ quan thẩm quyền cấp; theo nhiệm vụ được Tổng công ty giao Xí nghiệp có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Đầu tư, xây dựng và kinh doanh các công trình dân dụng, công nghiệp cơ sở kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp, cụm dân cư đô thị - Xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, thủy điện - Sản xuất, sửa chữa các phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp - Kinh... Dân dụng, theo đề nghị của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5, ngày 13/6/2001 theo căn cứ của hội đồng quản trị Tổng Công ty về việc thành lập Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576 trực thuộc Tổng công ty, công ty là đơn vị thành viên, trực thuộc Tổng Công ty Xí nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty hạch toán kinh tế phụ thuộc vào Tổng Công ty, theo quyết định số 1590/QĐ/TCCB-LĐ... dụng và Công nghiệp 576 là phòng Xây dựng Dân dụng của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phòng Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp, cụm dân cư độ thị do Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 đảm nhiệm thi công, thực hiện kế hoạch của Bộ xây dựng giao Sau đại hội đại biểu của Đảng cộng sản Việt Nam... giá của người bán Kết cấu tài khoản 331 “Phải trả người bán Đồng thời với việc hạch toán kế toán phá vào sổ công nợ TK 331 căn cứ vào số tiền trên hóa đơn, kế toán phản ánh vào bảng công nợ Nếu trong tháng số lượng nguyên vật liệu nhập vào chưa trả tiền, kế toán tiến hành ghi vào cột có của cột phát sinh Ngược lại nếu khoản trả giảm ghi vào cột nợ của cột phát sinh BẢNG TỔNG HỢP CÔNG NỢ MUA HÀNG Bộ... thực tế của xí nghiệp 3 Nhận xét chung về công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán công nợ ở xí nghiệp: Xí nghiệp chủ yếu kinh doanh xây dựng các công trình, đường, cầu Vì vậy công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại xí nghiệp giữ vai trò rất quan trọng, cộng với việc xí nghiệp đã trang bị máy tính nên phòng kế toán xí nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, tổ chức tốt quá trình hạch toán,... đường Trần Quý Cáp - Tam Kỳ ) mỗi công trình xây dựng có quy trình hoạt động khác nhau, những xí nghiệp đã tổ chức xây dựng thành công đi vào hoạt động tốt Sơ đồ tổ chức kinh doanh như sau: b Đặc điểm quy trình về công trình xây dựng: Xí nghiệp tổ chức kinh doanh hình thành lên các công trình, sốlượng công nhân xây dựng nhiều: một trăm người, máy móc phục vụ cho xây dựng được đầu tư nhiều đóng vai trò... và trả trực tiếp đều phải qua xí nghiệp Trường hợp này kế toán sử dụng TK 131 để phản ánh công nợ của các khoản phải thu ở xí nghiệp Sau khi hạch toán xí nghiệp tiến hành ghi sổ cụ thể ở các công trình được xây dựng hằng tháng khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến công trình của xí nghiệp Còn các nghiệp vụ phát sinh của xí nghiệp như khách hàng thanh toán nợ, nhận tiền ứng trước của khách... quá trình xây dựng công trình không cho phép các công trình không đạt yêu cầu chất lượng đi vào sử dụng 4 Tổ chức bộ máy kế toán: a Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576 hiện nay có 7 đơn vị trực thuộc do đặc điểm sản xuất kinh doanh và phân cấp quản lý xí nghiệp, trong 7 đơn vị đã có 5 đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ, các đơn vị này phải tổ chức bộ máy kế toán... vốn kinh doanh và mang lại thu nhập cao cho xí nghiệp 2 Tổ chức kinh doanh và đặc điểm quy trình về công trình xây dựng ở xí nghiệp: a Tổ chức kinh doanh ở xí nghiệp: Như đã trình bày trên, quá trình hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đã xây dựng nên những công trình lớn như: (Nhà điều hành Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5, Công ty Tư vấn Thiết kế 533, Khách sạn Thanh Thanh, đường Nam Phước . khoản công nợ. Xuất phát từ thực tiễn đó, trong một thời gian thực tập tại Xí nghiệp Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576, em chọn đề tài: Kế toán các khoản công nợ mua và công nợ bán tại Xí nghiệp. của xí nghiệp xây dựng Dân dụng và Công nghiệp 576 là phòng Xây dựng Dân dụng của Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, phòng Xây dựng Dân. theo nhiệm vụ được Tổng công ty giao. Xí nghiệp có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Đầu tư, xây dựng và kinh doanh các công trình dân dụng, công nghiệp cơ sở kỹ thuật hạ tầng, khu công nghiệp, cụm

Ngày đăng: 05/08/2014, 16:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan