Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội.DOC

29 4.4K 39
Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội

Trang 1

Lời mở đầu

Đất nước ta đang trên con đường đổi mới nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, chịu sự điều tiết của các doanh nghiệp, các thàn phần kinh tế thị trường Trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ một doanh nghiệp muốn tồn tại được thì doanh nghiệp đó phải không ngừng vận động, luôn tìm tòi để sản xuất ra những sản phẩm tốt nhất Điều này nghĩa là doanh nghiệp phải có được những yếu tố đầu vào phù hợp, chất lượng cao Vì vậy, đối với công ty điện tử Hanel để có được những sản phẩm điện tử có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước thì việc nhập khẩu được linh kiện điện tử có chất lượng là vô cùng quan trọng

Nhận thức được ý nghĩa của việc nhập khẩu linh liện điện tử đối với công ty

Hanel với báo cáo thực tập tại công ty em lựa chọn đề tài : “ Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội ” với mục đích nhận ra

được sự khác nhau giữa công tác nhập khẩu trên thực tế có rất nhiều điểm khác với những gì được học trong nhà trường Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm tăng hiệu quả và hoàn thiện hơn công tác này Bài viết của em gồm 3 phần chính:

Chương 1: Lý luận chung

Chương2: Giới thiệu chung về công ty Hanel và hoạt động nhập khẩu linh kiện

điện tử.

Chương 3: Từng bước quy trình nhập khẩu linh kiện và một số ý kiến đề xuất.

Do còn nhiều hạn chế về trình độ, kinh nghiệm thực tế, thời gian thực tập và một số điều kiện khách quan khác, nên báo cáo khó tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được nhiều đóng góp để hoạn thiện hơn kiến thức của mình.

Em xin chân thành cảm ơn quý công ty điện tử Hanel và giảng viên Tiến sĩ Trần Sĩ Lâm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập này.

Trang 2

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA MỘT QUÁ TRÌNH NHẬP KHẨU

I Ngoại thương và ý nghĩa của ngoại thương:

Ngoại thương là việc mua, bán hàng hoá qua biên giới của một quốc gia.

Các nhà kinh tế học còn dùng định nghiã ngoại thương như là một công nghệ khác để sản xuất hàng hoá và dịch vụ (thậm chí cả các yếu tố sản xuất) Như vậy Ngoại thương được hiểu như là một quá trình sản xuất gián tiếp.

Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho nước ngoài.Nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài.

Mục tiêu chính của ngoại thương là nhập khẩu chứ không phải là xuất khẩu Xuất khẩu là để nhập khẩu, nhập khẩu là nguồn lợi chính từ ngoại thương.

Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, ngoại thương có thể có các chức năng:

Thứ nhất, tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước.

Thứ hai, chuyển hoá giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu tiêu dùng và tích luỹ.

Thứ ba, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.

Đối với các doanh nghiệp ngoại thương cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng hiệu quả sản xuất và tối đa hoá lợi nhuận.

• Bằng xuất nhập khẩu doanh nghiệp có thể sử dụng khả năng dư thừa: Các doanh nghiệp thường tính đến khả năng sản xuất trước mắt và lâu dài.Nhưng khả năng sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa rất thường xuyên xảy ra Vì vậy doanh nghiệp mở rộng tìm kiếm thị trường nước ngoài để tận dụng khả năng dư thừa và hiệu quả kinh tế theo quy mô.

• Một doanh nghiệp có thể giảm được 20%-30% chi phí mỗi lần sản lượng của nó tăng gấp 2 Nhờ giảm chi phí mà hàng hoá của doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh.

Trang 3

• Doanh nghiệp có thể thu được nhiều lợi ích hơn từ việc xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Sở dĩ lợi nhuận thu ở nước ngoài nhiều hơn vì môi trường cạnh tranh ở nước ngoài, giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm ở nước ngoài khác môi trường trong nước Một lý do khác có thể làm cho lợi nhuận lớn hơn là do có sự khác nhau về chính sách của chính phủ trong nước và nước ngoài về thuế khoá hay sự điều chỉnh giá.

• Bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhà sản xuất có thể tối thiểu hoá các biến động về nhu cầu, có được cơ hội này do chu kỳ kinh doanh thay đổi từ nước này qua nước khác Do mở rộng thị trường nhà sản xuất có thêm nhiều khách hàng và do đó họ có thể giảm nguy cơ bị mất bất kỳ một khách hàng riêng rẽ nào hay một số khách hàng.

• Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng thu được nhiều lợi ích do họ tìm kiếm được nguồn cung cấp rẻ hay các bộ phận có chất lượng hơn để sử dụng cho quy trình sản xuất của họ Hoặc doanh nghiệp đang tìm kiếm mặt hàng mới từ nước ngoài để bổ sung cho mặt hàng đang có để tăng doanh số bán Nhờ có nguồn cung cấp nguyên liệu rẻ và phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu.

• Bằng cách mở rộng các nhà phân phối ở nước ngoài, doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng phải phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp này, do đó chủ động hơn trong việc lựa chọn giá đầu vào cho quy trình sản xuất.

II Quy trình nhập khẩu về lý thuyết:

Ðể thực hiện một hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây:

1.Xin giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để Nhà nước quản lý nhập khẩu Vì thế, sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu chuyến để thực hiện hợp đồng đó

Ở nước ta, có 9 trường hợp sau đây cần phải xin giấy phép nhập khẩu chuyến : Hàng nhập khẩu mà nhà nước nhà nước quản lý bằng hạn nghạch; hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hàng máy móc thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách ; hàng của doanh nghiệp được thành lạp theo Luận đầu

Trang 4

tư nước ngoài tại Việt Nam; Hàng phục vụ thăm dò khai thác dầu khí ; hàng dự hội chợ triển lãm ; hàng gia công; hàng tạm nhập tái xuất ; Hàng xuất, nhập khẩu thuộc diện cần điều hành để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Khi đối tượng hợp đồng thuộc phạm vi xin giấy phép doanh nghiệp phải xuất trình hồ sơ xin phép gồm: hợp đồng, phiếu hạn nghạch (nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn nghạch), hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu nếu đó là trường hợp xuất nhập khẩu uỷ thác, giấy báo trúng thầu của Bộ tài chính ( nếu là hàng trả nợ nước ngoài)…

Việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau:

+ Bộ thương mại (các phòng cấp giấy phép) cấp giấy phép xuát nhập khẩu hàng mậu dịch nếu hàng đó thuộc 1 trong 9 trường hợp nêu ở trên.

+ Tổng cục hai quan cấp giấy phép hàng phi mậu dịch.

2 Mở L/C (nếu hợp đồng quy định thanh toán bằng L/C)

Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong các việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hợp đồng đó là việc mở L/C

Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì, phụ thuộc vào thời gian giao hàng Thông thường L/C được mở khoảng 20- 25 ngày trước khi đến thời gian giao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu).

Căn cứ mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu Khi mở L/C, Tổng công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là " Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu".

Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai uỷ nhiệm chi: một uỷ nhiệm chi đã ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và một uỷ nhiệm chi nữa để trả thủ

Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng Có như vậy, đơn vị kinh doanh nhập khẩu mới nhận được chứng từ để đi nhận hàng.

3.Thuê tàu hoặc lưu cước

Trang 5

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây : Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải.

Chẳng hạn nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF hoặc C&F (cảng đến) hoặc của hợp đông nhập khẩu là FOB (cảng đi) thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo) Do đó có thể có tàu chợ (liner) nếu hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện (general cargo) và trên đường hàng đi có chuyến tàu chợ (regular line) Việc thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space).

- Nếu ở điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CPT (cảng đến) hoặc CIP

(cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FCA (cảng đi), thì chủ của hàng xuất nhập khẩu phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để chở hàng Trong trường hợp chuyển chở hàng bằng container, hàng được giao cho người vận tải theo một trong hai phương thức:

- Nếu hàng đủ một container (Full container load - FCL), chủ cửa hàng phải đăng ký thuê container, chịu chi phí chở container rỗng từ bãi container (Container yard Cy) về

cơ sở của mình, đóng hàng vào container, rồi giao cho người vận tải - Nếu hàng không đủ một container (less than container load - LCL), chủ cửa hàng phải giao hàng cho người vận tải tại ga container (container freight station - CFS).

Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải như: công ty thuê tàu và môi giới hàng hải (Vietfracht), công ty đại lý tàu biển (VOSA)

4 Mua bảo hiểm

Hàng hoá chuyển chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương.

Các chủ hàng nhập khẩu của ta, khi cần mua bảo hiểm đều mua tại công ty Việt Nam Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao (open policy) hoặc là hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy) Khi mua bảo hiểm bao, chủ hàng (tức đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu) ký hợp đồng từ đầu năm, còn đến khi giao hàng xuống tàu

Trang 6

xong chủ hàng chỉ gửi đến công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là: "Giấy báo bắt đầu vận chuyển" khi mua bảo hiểm chuyến, chủ hàng phải gửi đến công ty bảo hiểm một văn bản gọi là: "Giấy yêu cầu bảo hiểm " Trên sở "Giấy yêu cầu "này, chủ hàng và công ty bảo hiểm đàm phán ký kết hợp đồng bảo hiểm

5 Làm thủ tục hải quan

Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để nhập khẩu phải làm thủ hải quan Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây:

- Khai báo hải quan

Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như : Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất ), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết.

- Xuất trình hàng hoá.

Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng Ðể thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan.

- Thực hiện các quyết định của hải quan

Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: Cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại ) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; lưu kho ngoại quan (bonded warehouse) hàng không được xuất (hoặc nhập) khẩu nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó Việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự…

6.Nhận hàng chở từ tàu chở hàng:

Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng hoá nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ,

Trang 7

lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của tổng công ty đã nhập hàng từ đó.

Do đó đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp hoặc thông qua một đơn vị nhận uỷ thác giao nhận ( như Vietrans chẳng hạn), tiến hành:

- Ký kết hợp dồng uỷ thác cho cơ quan vận tải (ga, cảng) về việc giao nhận hàng từ tàu ở nước ngoài về.

- Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng nhập khẩu từng năm, từng quý, lịch tàu, cơ cấu mặt hàng điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giao nhận.

- Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hoá (như vận đơn, lệnh giao hàng ) nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải.

- Thông báo cho các đơn vị trong nước đặt mua hàng nhập khẩu (nếu hàng nhập khẩu cho một đơn vị trong nước) về dự kiến ngày hàng về, ngày thực tế tàu chở hàng về đến cảng hoặc ngày toa xe chở hàng về sân ga giao nhận.

- Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp bảo quản và vận chuyển hàng nhập khẩu.

- Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập những biên bản (nếu cần) về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận Trong trường hợp hàng nhập khẩu xếp trong container có thể là một trong hai khả năng sau:

+Nếu hàng đủ một container (FCL), cảng giao container cho chủ hàng nhận về cơ sở của mình và hải quan kiểm hoá tại cơ sở.

+ Nếu hàng không đủ một container (LCL), cảng giao container cho chủ hàng có nhiều hàng nhất mang về cơ sở để dỡ hàng, phân chia, với sự giám sát của hải quan Nếu cảng là người mở container để phân chia thì chủ hàng làm thủ tục như nhận hàng lẻ.

7.Kiểm tra hàng hoá (kiểm dịch và giám định)

Theo tinh thần các quy định của Việt Nam, hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu cần được kiểm tra kỹ càng, mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng của mình phải tiến hành công việc kiểm tra đó.

Cơ quan giao thông (ga cảng) phải kiểm tra niêm phong cặp chì trước khi dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải Nếu hàng có thể có tổn thất hoặc xếp đặt không theo lô, theo

Trang 8

vận đơn thì cơ quan giao thông mời công ty giám định lập biên bản giám định dưới tàu (Survery Reports) Nếu hàng chuyên chở đường biển mà bị thiếu hụt, mất mát phải có " biên bản kết toán nhận hàng với tàu" (Report on receipt of cargo) còn nếu bị đổ vỡ -phải có " biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng" (Cargo outturn report) Nếu tàu chở hàng đã nhổ neo rồi việc thiếu hụt mới bị phát hiện, chủ cửa hàng yêu cầu VOSA cấp " giấy chứng nhận hàng thiếu" (Certificate of shortlanded cargo).

Doanh nghiệp nhập khẩu, với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn, phải lập

thư dự kháng (letter of reservation), nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng có tổn thất sau đó phải yêu cầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định (Survey report), nêu tổn thất

xảy ra bởi những rủi ro đã được mua bảo hiểm Trong những trường hợp khác phải yêu

cầu công ty giám định tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng thư giám định

(Inspection certificate).

Các cơ quan kiểm dịch phải thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch nếu hàng nhập khẩu là động hoặc thực vật.

8.Giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu

9.Làm thủ tục thanh toán, khiếu nại (nếu có) về hàng hoá bị thiếu hụt hoặc tổn thất.

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đỗ vỡ thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời gian khiếu nại.

Ðối tượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng, hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn

Ðối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi cuả người vận tải gây nên.

Ðối tượng khiếu nại là công ty bảo hiểm nếu hàng hoá - đối tượng của bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tại nạn bất ngờ hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên, khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm

Ðơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản giám định, COR, ROROC hay CSC v.v ), hoá đơn , vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu

Trang 9

khiếu nại công ty bảo hiểm ) v.v

Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu thoả thuận trọng tài) hoặc tại Toà án.

Chương 2: Giới thiệu chung về hoạt động nhập khẩu linh kiện điện tử ở Hanel

I Giới thiệu về công ty điên tử Hanel1 Sự ra đời và phát triển của công ty:

Trang 10

Công ty điện tử Hà nội là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, đựoc thành lập vào ngày 17/02/1984 theoquyết định ssố 8733/QĐ-TCCQ của UBND thành phố Hà Nội.

Công ty có trụ sở chính tại : Số 2 Chùa Bộc- Đống Đa- Hà Nội Tên giao dịch là Hanel

Mặc dù có quyết đinh thành lập từ ngày 17/12/1981 song công ty điện tử Hà Nội thực sự hinh thành với tư cách là một đơn vị kinh tế từ cuối năm 1985 Trong năm 1986, Hanel tiến hành tổ chức lại công ty, thành lập Xí nghiệp điện tử Thành Công, Xí nghiệp cơ khí-điện tử, Xí nghiệp sửa chữa và bảo hành lập nên bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh với một xưởng sản xuất, 8 phòng ban chức năng, 3 trung tâm nghiên cứu khoa học Cùng với việc tổ chức lại công ty, Hanel đã đưa vào hoạt động dây chuyền lắp ráp các sản phẩm điện tử dân dụng chỉ trong vòng 1 năm 1986.

Từ năm 1985 đến 1990, Hanel lắp ráp các mặt hàng điện tử dân dụng dưói dạng SKD- dạng lắp ráp đơn giản nhất, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao Thời gian này sản phẩm của công ty chủ yếu được sản xuất theo đơn đặt hàng của Tổng công ty điện tử Việt Nam Sản phẩm tiêu thụ trung bình thời kỳ đạt 5917chiếc / 1năm, doanh thu đạt 58 tỷ đồng / năm

Từ năm 1991, Hanel lắp ráp các mặt hàng điện tử dân dụng dưới dạng

CKD( complete knock down) tức là lắp ráp các linh kiện rời lại với nhau để cho ra sản phẩm cuối cùng qua các khâu hàn gắp, căn chỉnh,…Đồng thời, công ty còn trang bị rất nhiều máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Những năm từ 1994 đến 1999 có thể nói là thời kỳ phát triển nhanh và mạnh nhất của Hanel Sản phẩm Tivi Hanel lần đầu tiên ra đời đã nhanh chóng khẳng định vị trí trên thương trường

Hiện nay công ty đang trên đà phát triển, sản phẩm của công ty không những có mặt ở Việt Nam mà còn xuất khẩu sang một số nước trong khu vực Đặc biệt trong năm 2001, Hanel còn tham gia vào nhiều liên doanh để mở rộng tầm hoạt động, nhờ đó công ty đã khắc phục được những kém về vốn và công nghệ như liên doanh với tập đoàn DAEWOO để sản xuất tivi màn hình phẳng, với tập đoàn ORION để sản xuất bóng đèn hình.

Trang 11

Công ty cũng đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang rất nhiều lĩnh vực khác: viễn thông, tin học, đầu tư bất động sản và một số lĩnh vực sản xuất khác.

Thời gian gần đây, công ty đã phảt triển hết sức mạnh mẽ nâng tổng số vốn của công ty lên tới 6 triệu USD Công ty hiện nay có 9 liên doanh, 9 trung tâm, 12 công ty thành viên và 19 đơn vị trực thuộc Công ty cũng đang triển khai rất nhiều các dự án đã được phê duyệt như sản xuất điện thoại di động, dự án khu du lịch sinh thái Đồn Đèn- Bắc Cạn, dự án sản xuất phôi thủy tinh đèn hình liên doanh với ACBC- Trung Quốc.

2 Cơ cấu tổ chức công ty:

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu và hoạt động theo cơ chế một cấp quản lý Theo cơ chế này, giám đốc là người đứng đầu công ty, toàn quyền lãnh đạo và chịu trách nhiệm trước về kết quả hoạt động của Hanel, chịu sự quản lý của Nhà nước, của cơ quan thành phố Hà Nội theo luật định.

Giám đốc và phó giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất trong công ty,điều hành hệ

thông tổ chức của công ty nhằm đảm bảo hệ thống chất lượng của công ty luôn được duy trì và hoạt động hiệu quả,xác lập,phê duyệt chính sách chất lượng và các mục tiêu chất lượng,bổ nhiệm đại diện lãnh đạo về chất lượng phân công trách nhiệm cho cán bộ thuộc quyền.

Tham mưu tư vấn cho giám đốc có phó giám đốc phụ trách sản xuất và phó giám đốc phụ trách kinh doanh.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất là người trực tiếp điều hành cơ sở sản xuất

chính của công ty Xí nghiệp sản xuất này đạt tại Sai Đồng B-Gia Lâm-Hà Nội

Trang 12

Sơ đồ : mô hình tổ chức bộ máy của công ty điện tử Hà Nội

Trang 13

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động sản xuất

kinh doanh trong công ty và lập các chiến lược kinh doanh

Phòng nghiên cứu và quản lý kỹ thuật: có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật sản xuất, kĩ

thuật an toàn sản xuất và vệ sinh công nghiệp, kiểm soát toàn bộ chất lượng nguyên liệu để đề xuất hướng sử dụng nguyên liệu và chương trình sản xuất Xây dựng và hoàn thiện các quy trình vận hành sản xuất, hướng dẫn cho công nhân thực hiện Quản lý máy móc thiết bị, lập kế hoạch sữa chữa và kế hoạch về thiêt bị , điện nước năng lượng đầu vào phục vụ sản xuất.

Phòng quản lý chất lượng sản phẩm và bảo hành: Thực hiện các nhiệm vụ : Quản

lý chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất theo tính chất đã định, đánh giá sản phẩm mới, xử lý những sản phẩm không phù hợp, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn, thực hiện tổ chức điều hành mạng lưới bảo hành của công ty.

Phòng vật tư: là bộ phận làm chức năng cung ứng vật tư phục vụ sản xuất kinh

doanh, thực hiện kiểm kê lưu giữ và giao nhận tại kho và từ các nguồn đi đến, quản lý phương tiện phục vụ cho công tác kho và quản lý tại các kho.

Phòng kinh doanh và thị trừơng: Giới thiệu chào bán sản phẩm của công ty và thu

thập thông tin thị trừơng nhằm phục vụ cho công tác tiêu thụ , nghiên cứu và phát triển sản phẩm Đồng thời hoạch định chính sách giá, xây dựng phương án tiêu thụ, thực hiện các thủ tục bán hàng và thu tiền hàng, kiểm soát , điều hành hệ thống bán hàng, đảm phán mua vật tư linh kiện triển khai các hoạt động quảng cáo khuyến mại…

Phòng kế toán: Giúp giám đốc kiểm tra kiểm soát tình hình tài chính trong công

ty, đề xuất và lập các quy chế nội bộ có liên quan cho giám đốc ký trước khi ban hành, lập thu chi tài chính kế hoạch tín dụng,quản lý các loại vốn, theo dõi công nợ…

Phòng xuất nhập khẩu: phòng có nhiệm vụ thực hiện những hoạt động có liên

quan đến việc xuất nhập khẩu vật tư hàng hóa, thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu và giải quyết các vấn đề, thủ tục có liên quan đến hoạt động này, lập báo cáo theo quy định…

Trang 14

Phòng kế hoạch đầu tư: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn

cho công ty Gồm có: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm…theo dõi việc thực hiện kế hoạch, lập kế hoạch va thực hiện các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài…

Văn phòng: Giúp giám đốc trong việc tuyển chon nhân viên, phân bổ đào tạo và

quản lý nhân sự Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động đào tạo, quy hoạch cán bộ, xây dựng và thực hiện các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích cán bộ công nhân viên Thực hiện công tác văn thư lưu trữ và các hoạt động công đoàn.

3 Sơ đồ tổ chức công ty:

4.Trung tâm đào tạo Hanel 5.Nhà máy sản xuất thiết bị Điện tử Công nghệ cao Hanel

6.Xí nghiệp gia công hàng xuất

Ngày đăng: 12/09/2012, 14:47

Hình ảnh liên quan

Sơ đồ : mô hình tổ chức bộ máy của công ty điện tử Hà Nội - Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội.DOC

m.

ô hình tổ chức bộ máy của công ty điện tử Hà Nội Xem tại trang 12 của tài liệu.
Là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam và Hà Nội hình thành và phát triển theo mô hình công ty mẹ và công ty con. - Tìm hiểu quy trình nhập khẩu linh kiện điện tử của công ty điện tử (Hanel) Hà Nội.DOC

m.

ột trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam và Hà Nội hình thành và phát triển theo mô hình công ty mẹ và công ty con Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan