ĐỀ CƯƠNG tổ CHỨC PHÔI THAI

10 3.1K 3
ĐỀ CƯƠNG tổ CHỨC PHÔI THAI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: Hãy kể tên và trình bày cấu trúc siêu vi thể nhân của tế bào?  Màng nhân: Gồm 2 lớp: Lớp trong gọi là màng trong, lớp ngoài gọi là màng ngoài. + Bề dày mỗi mặt là 40 – 80A0 khoảng cách giữa 2 lớp màng gọi là khoảng quanh nhân rộng 100 – 1000A0. + Phía trong màng nhân có nhiều chất nhiễm sắc bám vào, bản chất là AND. + Phía ngoài màng nhân có nhiều riboxom bám vào và có các lỗ thông với lối nội bào. + Số lỗ màng nhân thay đổi từ trạng thái nhân. + Màng nhân có tính chất kháng và chọn lọc vận chuyển các chất vào nhân. + Bên trong màng nhân có dịch nhân, hạt nhân, các chất nhiễm sắc đặc biệt là các nhiễm sắc thể.

ĐỀ CƯƠNG TỔ CHỨC PHÔI THAI Câu 1: Hãy kể tên và trình bày cấu trúc siêu vi thể nhân của tế bào?  Màng nhân: - Gồm 2 lớp: Lớp trong gọi là màng trong, lớp ngoài gọi là màng ngoài. + Bề dày mỗi mặt là 40 – 80A 0 khoảng cách giữa 2 lớp màng gọi là khoảng quanh nhân rộng 100 – 1000A 0 . + Phía trong màng nhân có nhiều chất nhiễm sắc bám vào, bản chất là AND. + Phía ngoài màng nhân có nhiều riboxom bám vào và có các lỗ thông với lối nội bào. + Số lỗ màng nhân thay đổi từ trạng thái nhân. + Màng nhân có tính chất kháng và chọn lọc vận chuyển các chất vào nhân. + Bên trong màng nhân có dịch nhân, hạt nhân, các chất nhiễm sắc đặc biệt là các nhiễm sắc thể.  Dịch nhân: - Dịch nhân chứa đầy trong nhân, trong những phần lỏng và nửa lỏng của nhân. - Thành phần hóa học: nước, protit đơn giản(globulin), AND, ARN, a.a và những hợp chất hữu cơ khác, nguyên tố kim loại: Ca 2+ , Mg 2+ , Na + , K + , P. - Dịch nhân có chứa những chất nhiễm sắc hạt nhiễm sắc bắt màu kiềm.  Nhiễm sắc thể: - Cấu tạo: từ các chất nhiễm sắc tạo thành hạt nhiễm sắc→dây nhiễm sắc→nhiễm sắc đơn thể→hai NST. - Thành phần là: AND, ARN, một loại protit kiềm, một lượng nhỏ protit men, các ion kim loại. - Hình thái NST rất đa dạng: X, U, L giữa có một tân điểm ngăn cách giữa các cánh của NST. Có thể xuất hiện eo thứ 2 có tác dụng cắt một cánh nào đó của NST làm 2 phần tạo thành vùng sinh hạt nhân. 1 - Chức năng: NST có vai trò trong di truyền. + Đối với loài: số lượng NST là ổn định do đó có thể xây dựng được bản đồ NST. + Có vai trò lớn trong bảo tồn giống, loài của gia súc và người. Ví dụ: Ở người phụ nữ bình thường không xuất hiện thể Barr ở bạch cầu, nếu có thể Barr ở đó thì không bao giờ đẻ con trai.  Hạt nhân: - Hình thái: thường là hình cầu đôi khi hình không đều, ở một vài loài tế bào hạt nhân có hình nấm, hình thùy và hình dây. - Kích thước và số lượng hạt nhân thay đổi theo loại tế bào, thông thường nhân tế báo chỉ có 1 – 2 hạt nhưng đôi khi số lượng hạt tăng lên nhiều. - Cấu tạo: là dây hạt, mỗi hạt là 200A 0 , các hạt sâu lại với nhau thành chuỗi xếp ngoằn ngoèo trên dàn cốt của nhân. - Thành phần của hạt nhân: ARN, một ít protit, lipit và các ion kim loại. - Chức năng: tổng hợp protit, các nucleotit và ARN. Ngoài ra còn tham gia vào quá trình phân bào. Câu 2: Hãy kể tên và trình bày những cấu tạo đặc thù của biểu mô phủ?  Kể tên: Vi nhung, lông rung, màng láng, thể nối và tơ trương lực.  Cấu tạo đặc thù:  Vi nhung: - có ở tế bào hình trụ ruột non, tế bào hộp ở ống thận. - vi nhung nằm ở cực đỉnh của tế bào, có kích thước nhỏ, mỗi tế bào có khoảng 3000 vi nhung/1mm 2 . Biểu mô có tới 200 nghìn vi nhung. - Vi nhung xếp dày đặc/biểu mô gọi là riềm hút nhờ đó mà bề mặt biểu mô tăng lên tới 30 lần. - Ngoài là một lớp màng mỏng, trong là bào tương/bề mặt vi nhung có phủ một lớp glicocalyx. - Chất dinh dưỡng được vi nhung hấp thụ đưa về gốc vi nhung đổ vào bào tương, khả năng hấp thụ này thấy rõ ở ruột và thận. 2  Lông rung: - Lông rung là một mỏm bào tương mọc dài ra ngoài và trùm bởi màng tế bào, mỗi tế bào rung có 270 lông rung. Phía trong lông có bào tương và các thể dây, ở giữa có một đôi dây trục, ở chu vi là 9 đôi dây bìa. Các đôi này đi đến gốc của lông liên kết với nhau tạo thành thể đáy. - Sự rung động của lông phát theo trình tự nhất định và tàn số rung nhanh có thể tới 1.000 lần/s  Màng láng: - Mành láng là một lớp tế bào bọc phía trong của bàng quang, niệu đạo, niệu quản. Bào tương của tế bào này keo đặc một cách đặc biệt chống quá trình hấp thu nước tiểu trở lại.  Thể nối và tơ trương lực: - Quan sát tế bào biểu mô dưới kính HVĐT trong tế bào có các sợi tơ rất nhỏ, các sợi tơ phân bố theo chiều chịu lực của tế bào đó là tơ trương lực. - Khi các sợi này đi ra tới chu vi của tế bào liên kết với nhau và bám vào mặt trong của màng tế bào làm cho màng tế bào chỗ đó đầy lên gọi là thể nối. - Thể nối của 2 tế bào kề cận nhau kết hợp với nhau làm tăng sự kết cấu giữa các tế bào gọi là màng nổi, ở mỗi tế bào có khoảng 40-50 thể nổi. Câu 3: Hãy kể tên các loại sụn và trình bày cách phân loại sụn?  Kể tên: Gồm 3 loại: Sụn trong, sụn chun, sụn xơ.  Phân loại sụn  Sụn trong: - Phân bố ở hầu hết bộ xương của bào thai và động vật trưởng thành thì ở các khớp, sườn, sụn lá mía… - Màu trắng sữa hay xanh ngà - Có đầy đủ cấu tạo như cấu tạo chung của tổ chức liên kết là chất cơ bản và tế bào nhưng chất cơ bản chỉ có sợi keo. - Sợi keo vuông góc với màng sụn, bên cạnh là các tế bào sụn bám xung quanh sợi keo. 3 - Xoang sụn có vỏ bọc sáng ở bên ngoài. - Ở sụn còn non xung quanh xoang sụn bắt màu axit càng sâu vào trong tế bào sụn, sụn trưởng thành đã biệt hóa cao thì bắt màu kiềm.  Sụn chun: - Trong chất cơ bản chứa nhiều sợi chun to, nhỏ dày đặc làm cho nó có màu vàng, xen kẽ là những tế bào sụn. - Đặc điểm: có tính đàn hồi do đó bộ phận có sụn chun làm nòng cốt để dễ hoạt động. - Phân bố ở tai, nắp thanh quản, mũi . - Sụn chun có thể nâng được 1 vật 3,4-6,3kg/cm 2 .  Sụn xơ: - Là loại sụn mà chất cơ bản chứa nhiều sợi keo tập trung vào thành từng bó rất lớn. những bó này xếp thành hình lưỡi xen kẽ các tế bào sụn đồng thời nối với TCLK dày ở xung quanh, không có giới hạn rõ rang. - Sụn xơ thường nằm giữa sụn trong và TCLK dày, do vậy trong quá trình hoạt động sụn xơ có thể biến thành sụn trong hoạt TCLK dày. - Sụn xơ không có màng sụn rõ rang đó là loại sụn rất bền chắc chủ yếu ở các đĩa khớp, khớp cột sống. Câu 4: Trình bày cách phân loại xương? Căn cứ vào hình thái cấu tạo xương, phân xương thành 2 loại: xương xốp và xương chắc.  Xương xốp: - Là loại xương giống như thể hải miên phân bố chủ yếu ở các xương ngắn, dẹp và miền tủy các xương ống. - Các bản xương của loại xương này hình thành các ngăn nhỏ, làm cho xương cứng hơn và giảm nhẹ trọng lượng.  Xương chắc: - Chủ yếu là xương ống. là loại tổ chức liên kết rất cứng, áp lực 10-19kg/cm 2 mới làm xương gãy. - Cấu tạo vi thể của xương ống cắt ngang: 4 + Màng ngoài xương: là một lớp TCLK rất dai gồm 2 lớp giới hạn không rõ, gồm các tổ chức sợi và tổ chức lưỡi, xen kẽ có các tế bào sợi có khả năng trở thành những tế bào tạo xương. + Đi từ ngoài vào trong chia làm 3 miền: Miền ngoài: sát với màng xương đó là những phiến xương xếp nhau song song với chiều dài của xương ống. Miền giữa: chiếm 2/3 chiều dài xương ống, gồm nhiều phiến xương xếp với nhau thành nhiều vòng tròn đồng tâm gọi là hệ thống have, có 10-20 vòng tròn. Ống chính giữa là ống have là nơi mạch quản nhánh dọc đi qua. Giữa các hệ thống have có ống nối ngang gọi là ống volkman. Hệ thống trung gian: nằm ở kẽ giữa các hệ thống have thấy nhiều phiến xương xếp không theo một chiều hướng nào. Miền tủy: là lớp trong cùng của xương, số phiến xương ít hơn miền vỏ, xếp với nhau không theo trật tự, tạo thành sự lồi lõm làm tăng diện tích tiếp xúc, tăng độ ma sát tạo nên sự bền chắc. Câu 5: Trình bày cấu tạo của ruột non?  Cấu tạo: - Áo ngoài: giống như dạ dày, là TCLK do lớp phúc mạc bao bọc, có nhiều mạch quản thần kinh. - Áo cơ: có đám rối thần kinh aurback xen kẽ. từ loài gia súc cơ vòng dày hơn cơ dọc gọi là cơ trơn. - Lớp niêm mạc: gồm 4 lớp nhỏ + Hạ niêm mạc: giống dạ dày nhưng bắt đầu xuất hiện tuyến tá tràng. Hạ niêm mạc là hình túi, hình cầu xen kẽ có nhiều sợi cơ trơn, có đám rối meissner, mạch quản. Tuyến tá tràng chứa đầy các dịch tiêu hóa. + Cơ niêm: Giống dạ dày, tạo thành lớp ngăn cách hẳn lớp hạ niêm mạc với lớp đệm. + Lớp đệm: xuất hiện tuyến ruột hình ống, hình túi phân nhánh trong đó chứa đầy dịch ruột. 5 + Biểu mô: đơn trụ, phần lồi của niêm mạc tạo thành lông nhung trên đó có nhiều vi nhung mao, lông nhung là cấu tạo đặc thù đẻ tiêu hóa và hấp thu. *Cấu tạo đặc biệt của lông nhung: - Vỏ lông nhung có 3 loại tế bào: tế bào biểu mô, tế bào hình đài, tế bào panet. - Ruột lông nhung: gồm ống dưỡng chất, động mạch, tĩnh mạch. * Hoạt động của lông nhung: - Hoạt động giống như một cái bơm mà sợi cơ là lực tạo ra sức ép, khi bề mặt của lông căng phồng, tất cả các chất dinh dưỡng được thấm qua lỗ nhỏ của vi nhung mao, khi co lại dinh dưỡng được dồn về ống dưỡng chấp, động mạch, tĩnh mạch. Câu 6: Trình bày cấu tạo của phổi? Tiếp với các đoạn phế quản trong tiểu thùy→phế quản tận→ống phế nang→túi phế nang.  Phế quản tận: - Đoạn này tuong đối mỏng, thành ống chỉ có khoảng 2-3 tế bào quây lại thành ống, mỗi tiểu thùy phổi có 50-100 phế quản tận. - Tiếp diện các ngang của phế quản tận: biểu mô đơn lát, thành rất mỏng, xen kẽ có nhiều sợi chun, sợi lưỡi và 1-2 hạt lâm ba, đầu nối của phế quản tận nối với các ống phế nang.  Ống phế nang: là những ống nhỏ và mỏng hơn phế quản tận, đầu tận cùng của những ống đó nối với các chum phế nang. Biểu mô là biểu mô đơn lát mỏng.  Túi phế nang: - Mỗi một phế quản tận nối với 2 ống phế nang, mỗi ống phế nang nối với 1 chùm phế nang. - Phế nang là cái túi đựng không khí do nhu mô phổi hình thành. - Biểu mô là lớp rất mỏng là biểu mô hô hấp tạo thành bằng lớp tế bào dẹp. - Niêm mạc của phế nang là lớp biểu mô đơn lát có các loại tế bào sau: 6 + Tế bào tự do: là 1 phiến bào tương không có nhân, bề dày khoảng 0,1µm, ở trong có ít tiểu vật. + Tế bào thực bào: là loại tế bào rất nhỏ có nhân nằm 1 mình hoặc tụ lại thành đám, hình dang luôn thay đổi. nó thực bào nốt những bụi bặm, và có thể rơi vào trong trở thành tế bào tự do. Xung quanh phế nang có nhiều mao quản nhỏ len lỏi đến kẽ tế bào tạo thành lưỡi mao quản dày đặc. Câu 7: Trình bày cấu tạo của các ống thận nhỏ?  Ống lượn gần - Là 1 đoạn ống uốn lượn ngoằn ngoèo xung quanh tiểu thể malpigi, ống này tương đối to, chiều dài 14-15mm đường kính 50 – 60 µm. - Ở thành ống giới hạn không rõ, biểu mô đơn hộp - Bào tuong hoạt động chế tiết mạnh. Riềm hút có thể thay đổi, khi hoạt động riềm hút dày, thành ống rộng.khi không hoạt động tb nhô lên long ống hẹp,riềm hút không rõ. - ống lwownjgaanf có khả năng tiết men để tăng cương khả năng hấp thu: +hấp thu chủ động:glucoz,a.a +hấp thu bị động kèm theo nước.  Quai hanle -Quai henle xuống:là ống nhỏ, mảnh , thẳng,đi từ miền vỏ → miền tủy, đường kính 10-17µm, chiều dài 4-10 mm tạo thanhf khía thẳng ,Bmô đơn lát răng cưa, giới hạn tế bào tương đối rõ rằng,bào tương nhuộm màu nhạt, nhân tròn lồi vào trong long ống, tiểu vật không xếp thành que. → Quai henle nói chung 1 phần nằm trong tháp Malpighi,1 phần trong ferrein. -Quai henle lên: là 1đoạn đường kính tương đối lớn quay ngược lại miền vỏ.đường kính 25-40 µm, dài khoảng 9 mm.lonhg ống rộng,Bmô đơn hộp, bào tương có nhiều hạt ái toan,đỉnh tb không có riềm hút,đáy có nhiều tiểu vật và riboxom hình que ngắn.khả năng hấp thu trở lại nước và tiết rennin nhăm điều chỉnh lượng nước tiểu.  Ống lượn xa 7 Tiếp với quai henle lên, long ống rộng, tb thành ống rõ rang, đường kính 35-53µm , dài 4,5 mm, chạy xa tiểu thể malpighi, nó được nối vào các ống góp. - Tiết diện cắt ngang: Bmô đơn hộp, long ống rộng , sang, không có riềm hút, đáy tb có que tiểu vật, nhân hình cầu nằm giữa. - Tác dụng của ống lượn xa là nơi khống chế dung lượng thành phần và nồng độ nước tiểu. - ống lượn xa có khả năng bài tiết muối kali, có hteer sản sinh H +, NH 4 + , chủ động thải các sản phẩm toan tính. Câu 8: vẽ và trình bày sơ đồ phát triển của tế bào tinh?  Quá trình phát triển của tế bào tinh gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn sinh sản:các tinh bào nguyên thủy sinh sản theo cấp nhân, số lượng NST 2n. - Giai đoạn lớn lên: tinh bào nguyên thủy ngừng sinh sản, lớn lên, số lượng NST vẫn là 2n. - Giai đoạn thành thục: có sự biến đổi cả về lượng và chất: + cyte I phân chia gián phân giảm nhiễm (n) →từ 1 cyteI cho 2 cyteII (n). + phân chia gnuyeen nhiễm (n) : từ 1 cyteII → 2 tiền tinh trùng. - Giai đoạn tạo hình : tiền tinh trùng biến đổi về hình thái → tạo thành cổ, đầu, đuôi tinh trùng. → tóm lại từ 1tinh bào I(Cyte I) cho 4tinh trùng có khả năng thụ tinh.  Sơ đồ phát triển của tế bào tinh: 8 Chữ thì in ra em mới điền vào cô ạ! Câu 9: vẽ và trình bày sơ đồ phát triển của tế bào trứng?  Sự phát triển của tế bào trứng: - Giai đoạn sinh sản (bào thai): + tế bào trứng nguyên thủy chỉ phát triển và tồn tại trong buồng trứng,có số lượngNST 2n, qua nhiều lần sinh sản bằng gián phân nguyên nhiễm tạo thành noãn bào I.sau khi con cái đẻ ra các noãn nguyên bào nừng sinh sản và lớn lên trong các nang trứng, bắt đầu qá trình gián phân trưởng thành. + Số lượng noãn bào I trong buồng trứng khoảng 70.000 – 400.000 , đường kính 50-70µm, nhân hình cầu lớn,bào tương có nhiều tiểu vật , goigi và lưới nội bào không hạt. - Giai đoạn lớn lên : + ovocytei dịch chuyển dần vào miền tủy và to ra , lớp tb nang dầy có 2-3 lớp. + sau đó ovocyte I lại dịch dần về miền vỏ, lớp màng xung quanh tạo thành màng trong suốt , lớp tb nang rất dầy, giai đoạn cuối xuất hiện dịch nang. 9 - Giai đoạn thành thục: + Tế bào trứng vẫn là ovocyteI nhưng tế bào trứng to nhất, có màng trong suốt, các tế bào nang phát triển thành màng phóng xạ . + Tế bào trứng được bao bọc là lớp vỏ mỏng TCLK có mạch quản, thần kinh đó là lớp vỏ trong, ngoài cùng là lớp vỏ ngoài.  Sơ đồ phát triển của tế bào trứng: Chữ thì in ra em mới điền vào cô ạ! 10 . ĐỀ CƯƠNG TỔ CHỨC PHÔI THAI Câu 1: Hãy kể tên và trình bày cấu trúc siêu vi thể nhân của tế bào?  Màng nhân: -. ngang: 4 + Màng ngoài xương: là một lớp TCLK rất dai gồm 2 lớp giới hạn không rõ, gồm các tổ chức sợi và tổ chức lưỡi, xen kẽ có các tế bào sợi có khả năng trở thành những tế bào tạo xương. + Đi. ở hầu hết bộ xương của bào thai và động vật trưởng thành thì ở các khớp, sườn, sụn lá mía… - Màu trắng sữa hay xanh ngà - Có đầy đủ cấu tạo như cấu tạo chung của tổ chức liên kết là chất cơ

Ngày đăng: 05/08/2014, 07:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan