BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ THƯỜNG GẶP Ở DÊ pdf

8 580 0
BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ THƯỜNG GẶP Ở DÊ pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ THƯỜNG GẶP Ở DÊ * 1/. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis): - Nguyên nhân và cách lan truyền: Bệnh gây ra bởi loài ký sinh trùng đơn bào (Eimeria). Chúng sống ký sinh trong tế bào thành ruột. Các noãn nang cầu trùng nhỏ chứa ấu trùng được thải theo phân ra ngoài. Sau 24 tiếng các noãn nang đó trở thành ấu trùng gây bệnh và có thể lan truyền sang con khác theo đường thức ăn, nước uống. Số lượng ấu trùng xâm nhập vào cơ thể sẽ quyết định mức độ biểu hiện bệnh. Nếu kèm theo các tác nhân kích thích thì bệnh sẽ nặng hơn. Bệnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác kế phát như viêm ruột… Bệnh thường xảy ra khi nuôi dê ở môi trường quá chật chội, ẩm thấp và dơ bẩn… - Triệu chứng: Bệnh chủ yếu xảy ra ở dê con. Triệu chứng thay đổi từ kém ăn đến bỏ ăn, từ phân nhão đến tiêu chảy nặng. Trường hợp mắc bệnh nặng thì phân lỏng lẫn nhiều máu. Dê ỉa chảy kéo dài làm giảm khả năng tăng trọng, dê bị xù lông và có trên 15% số con mắc bệnh chết. Phân của con bệnh chứa rất nhiều ấu trùng gây nhiễm. Chẩn đoán dựa trên triệu chúng lâm sàng, tiền sử bệnh và lấy phân kiểm tra noãn nang cầu trùng. - Điều trị: Một số chế phẩm Sulfamide được sử dụng có hiệu quả. Thuốc có thể dùng ở dạng bột trộn vào thức ăn, nước uống với liều 200mg/kg thể trọng trong 4 ngày đầu, sau đó giảm dần đi một nửa và liên tục trong vòng 4 ngày. - Phòng bệnh: Kết hợp vệ sinh, sát trùng chuồng trại với việc điều trị sẽ có hiệu quả tốt hơn. Vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ, tránh lây nhiễm ấu trùng vào thức ăn, nước uống. Không nên nuôi nhốt dê chật chội, loại trừ các tác nhân ngoại cảnh bất lợi. Khi bệnh xảy ra cần vệ sinh sát trùng chuồng trại, cách ly ngay con ốm để tránh lây nhiễm ra toàn đàn, nhất là dê con… 2/. Bệnh giun tròn: - Nguyên nhân và cách lây lan: Có rất nhiều loài giun tròn cư trú ở đường tiêu hóa và gây bệnh. Chu kỳ phát triển và lây lan bệnh giun tròn theo vòng tuần hoàn tự nhiên: Giun tròn đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, phát triển thành phôi và trứng nở thành ấu trùng giun qua vài giai đoạn, ấu trùng giun giai đoạn 3 bám vào cỏ, cây nơi ẩm thấp, dê ăn phải cỏ, cây có dính ấu trùng giun vào đường tiêu hoá gây bệnh và đẻ trứng tiếp theo… - Triệu chứng: Kém ăn dẫn đến tình trạng suy giảm thể lực và tăng trọng kém. Trường hợp mãn tính thì lông xù, da khô và nứt. Trường hợp nhiễm nặng thì tiêu chảy, phân xanh thẫm đến màu đen, dơ bẩn lông da khu vực xung quanh hậu môn. Tuy nhiên cũng có trường hợp dê bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy; Các niêm mạc và kết mạc bị nhợt nhạt, nhịp thở và nhịp tim tăng lên. Hay xuất hiện thủy thũng ở dưới hàm; Dê ốm yếu, ít hoạt động, bệnh kéo dài dê sút cân là rất phổ biến. - Điều trị: Có thể sử dụng một trong những thuốc có hiệu lực cao và an toàn như Tetramisole với liều 15 mg/kg, levamisole với liều 7,5 mg/kg, mebendazole với liều 15-20 mg/kg, febendazole với liều 5-10 mg/kg, febantel với liều 5 mg/kg, hoặc albendazole với liều 10 mg/kg thể trọng… cho uống hay chích dưới da theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc ghi trên nhãn thuốc. Sau khi tẩy 3 ngày, phân gia súc thải ra phải được thu gom và tiêu độc. - Phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất là định kỳ tẩy giun cho dê một năm ít nhất hai lần vào đầu mùa khô và mùa mưa, ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì 3 – 4 tháng tẩy giun sán một lần. Không nên chăn thả hay sử dụng thức ăn cho dê ở những vùng ngập nước hay đọng nước lâu ngày, có ốc nước ngọt cư trú. Nếu có thu gom hay cắt hái về cho dê ăn thì phải rữa sạch, sát trùng bằng nước muối, thuốc tím hay Clo… rồi phơi tái trước khi cho dê ăn. Chuồng trại phải được vệ sinh, sát trùng, tiêu độc sạch sẽ. Phân và nước thải gia súc phải được xứ lý bằng hệ thống bioga hoặc ủ kín ít nhất một tháng trước khi sử dụng cho cây trồng hay vật nuôi khác. Khai thông cống rãnh, ao tù và những vũng nước đọng dơ bẩn xung quanh chuồng trại, sân chơi, bãi chăn thả… 3/. Bệnh sán lá gan (Fasciolosis): - Nguyên nhân và cách lây lan: Sán lá gan trưởng thành sống trong ống mật của vật chủ và đẻ trứng theo ống mật vào đường tiêu hoá, theo phân ra ngoài. Sán lá gan có vòng đời gián tiếp thông qua ký chủ trung gian là ốc. Chu kỳ phát triển và lây lan bệnh sán lá gan theo vòng tuần hoàn tự nhiên: Aáu trùng sán phát triển thành sán non trong dạ dày, ký sinh ở ruột rồi đi vào gan và trở thành sán trưởng thành. Sán trưởng thành đẻ trứng trong ống mật, vào đường ruột rồi theo phân ra ngoài, gặp môi trường nước trứng nở thành ấu trùng sán ký sinh trong ốc, ấu trùng trải qua vài giai đoạn sinh sản tạo nên nhiều vĩ ấu, vĩ ấu bơi tự do trong nước bám vào cỏ cây, dê ăn phải cỏ cây có dính vĩ ấu sán vào đường tiêu hoá gây bệnh và đẻ trứng tiếp theo… - Triệu chứng: Bệnh thường thể hiện ở hai dạng, cấp tính và mãn tính. + Cấp tính: Dê yếu dần, suy nhược cơ thể, biếng ăn và xanh xao (da, kết mạc, niêm mạc nhợt nhạt). Hiện tượng này kéo dài một thời gian rồi chết. + Mãn tính: Dê lờ đờ, giảm tiết sữa và giảm trọng lượng sau một tháng trở lên, có thể bị tiêu chảy, thể lực kém, xù lông, niêm mạc nhợt nhạt và tim đập nhanh hơn. Có xuất hiện thủy thũng trong trường hợp kéo dài. - Điều trị: Có thể sử dụng một trong những thuốc có hiệu lực cao và an toàn như albendazone, niclosamide hoặc fasciolis… chích dưới da hay cho uống với liều lượng 20 - 50 mg/kg thể trọng hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc ghi trên nhãn thuốc. Sau khi tẩy 3 ngày, phân gia súc thải ra phải được thu gom và tiêu độc. - Phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất là định kỳ tẩy sán cho dê một năm ít nhất hai lần vào đầu mùa khô và mùa mưa, ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì 3 – 4 tháng tẩy giun sán một lần. Không nên chăn thả hay sử dụng thức ăn cho dê ở những vùng ngập nước hay đọng nước lâu ngày, có ốc nước ngọt cư trú. Nếu có thu gom hay cắt hái về cho dê ăn thì phải rữa sạch, sát trùng bằng nước muối, thuốc tím hay Clo… rồi phơi tái trước khi cho dê ăn. Chuồng trại phải được vệ sinh, sát trùng, tiêu độc sạch sẽ. Phân và nước thải gia súc phải được xứ lý bằng hệ thống bioga hoặc ủ kín ít nhất một tháng trước khi sử dụng cho cây trồng hay vật nuôi khác. Khai thông cống rãnh, ao tù và những vũng nước đọng dơ bẩn xung quanh chuồng trại, sân chơi, bãi chăn thả… 4/. Bệnh sán dây: - Nguyên nhân và cách lây lan: Moniezia expansa và Moniezia benedeni là hai loài sán dây đường ruột chủ yếu ở dê. Sán dây trưởng thành ở ruột dê có thể dài vài mét, bao gồm các phần đầu, cổ ngắn, thân đốt dài, có nhiều đốt. Các đốt sán phía sau chứa đầy trứng và được thải ra ngoài theo phân. Túi trứng màu trắng, dài 1-1,5 cm. Ve, bét ăn phải trứng sán trong đất, phát triển thành ấu sán gây nhiễm (Cysticercoids). Dê ăn phải ve, bét có ấu sán, ấu sán phát triển thành sán trưởng thành ở ruột dê. Sán dây không hút dinh dưỡng bằng mồm, mà hấp thu qua biểu bì sán. Khoảng 50 con sán ký sinh có thể làm cho dê bị chết. - Triệu chứng: Bệnh thường biểu hiện ở dê trên 6 tháng tuổi. Những dê bị bệnh thường còi cọc, xù lông, bụng xệ, chậm lớn… Ta có thể nhìn thấy các đốt sán trong phân. - Điều trị: Có thể sử dụng thuốc có hiệu lực cao và an toàn như niclosamide… cho uống với liều lượng 50 mg/kg thể trọng hoặc theo chỉ dẫn của nhà sản xuất thuốc ghi trên nhãn thuốc. Sau khi tẩy 3 ngày, phân gia súc thải ra phải được thu gom và tiêu độc. - Phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh tốt nhất, hiệu quả nhất là định kỳ tẩy sán cho dê một năm ít nhất hai lần vào đầu mùa khô và mùa mưa, ở những vùng có nguy cơ nhiễm bệnh cao thì 3 – 4 tháng tẩy giun sán một lần. Không nên chăn thả hay sử dụng thức ăn cho dê ở những vùng ngập nước hay đọng nước lâu ngày, có ốc, ve, bét cư trú. Nếu có thu gom hay cắt hái về cho dê ăn thì phải rữa sạch, sát trùng bằng nước muối, thuốc tím hay Clo… rồi phơi tái trước khi cho dê ăn. Chuồng trại phải được vệ sinh, sát trùng, tiêu độc sạch sẽ. Phân và nước thải gia súc phải được xứ lý bằng hệ thống bioga hoặc ủ kín ít nhất một tháng trước khi sử dụng cho cây trồng hay vật nuôi khác. Khai thông cống rãnh, ao tù và những vũng nước đọng dơ bẩn xung quanh chuồng trại, sân chơi, bãi chăn thả… KS . ĐẶNG TỊNH . BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG TIÊU HOÁ THƯỜNG GẶP Ở DÊ * 1/. Bệnh cầu trùng (Coccidiosis): - Nguyên nhân và cách lan truyền: Bệnh gây ra bởi loài ký sinh trùng đơn bào (Eimeria) gan và trở thành sán trưởng thành. Sán trưởng thành đẻ trứng trong ống mật, vào đường ruột rồi theo phân ra ngoài, gặp môi trường nước trứng nở thành ấu trùng sán ký sinh trong ốc, ấu trùng trải. kiện thuận lợi cho các bệnh khác kế phát như viêm ruột… Bệnh thường xảy ra khi nuôi dê ở môi trường quá chật chội, ẩm thấp và dơ bẩn… - Triệu chứng: Bệnh chủ yếu xảy ra ở dê con. Triệu chứng

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan