Phát Triển Hoa Lan Thành Phố Hồ Chí Minh pptx

5 326 0
Phát Triển Hoa Lan Thành Phố Hồ Chí Minh pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát Triển Hoa Lan Thành Phố Hồ Chí Minh Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là một trong những chủ trương lớn đối với ngành nông nghiệp thành phố. Những năm gần đây, con tôm, con bò sữa, cây rau an toàn, cây dứa Cayene được khẳng định và tổ chức triển khai đồng bộ, tập trung làm đã cho nông nghiệp thành phố tăng trưởng liên tục, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn lao động nông thôn. Trong tiến trình đô thị hóa, đất canh tác hàng năm giảm từ 800 đến 1.000ha; cây lan nổi lên thành một mục tiêu mới đầy triển vọng và hấp dẫn. Ở vào vùng nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh cùng với các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ phù hợp với nhiều loại phong lan, địa lan. Ngoài việc nhập nội, lai tạo, nhân giống các loại lan mới, chúng ta còn sỡ hữu nhiều nguồn gen quý hiếm, độc đáo, mới lạ. Cùng với đội ngũ nghệ nhân, doanh nhân tích lũy ngày càng nhiều kiến thức, kinh nghiệm, đang trực tiếp sản xuất – kinh doanh, còn có các cơ sỡ khoa học, các trường Đại học, Viện nghiên cứu, các thành phần kinh tế, ….vào cuộc, góp phần khơi dậy một tiềm năng sống động, không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn mở ra triển vọng xuất khẩu các loại phong lan, địa lan và các loại sinh vật cảnh khác. Với dân số 5,5 triệu người, chưa kể gần 2 triệu người nhập cư, 1,5 triệu lượt khách du lịch; thành phố còn có hàng trăm khách sạn, nhà hàng cao cấp có nhu cầu tiêu thụ hoa ngày càng nhiều. Chỉ riêng hoa lan cắt cành hàng năm phải nhập hơn 1 triệu cành (với giá bình quân 4.000 đồng/cành) thành phố phải chi ra hơn 4 tỷ đồng. Chủng loại hoa lưu thông trên địa bàn thành phố khá phong phú, đa dạng từ Dendrobium, Mokara, Taka, Vanda cho đến Cattleya, Hồ điệp, Cymbidium,… đều có khả năng tiêu thụ. Đến nay, nghề trồng hoa lan của Thành phố đã phát triển ở hầu hết các quận, huyện; đạt diện tích 50 ha (năm 2004), 80 ha (năm 2005); trong đó Mokara và Dendrobium được trồng nhiều nhất vì điều kiện khí hậu phù hợp, lợi nhuận cao (1 ha có thể thu nhập 1 tỷ đồng/năm). Tuy vậy, Thành phố chỉ mới đáp ứng khoảng 15% nhu cầu; còn phụ thuộc vào nguồn giống từ nước ngoài. Quy mô sản xuất nhỏ, lẻ; trình độ sản xuất thấp, chưa tạo ra khối lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu và nội địa. Rõ ràng nghề trồng lan phát triển chưa tương xứng với khả năng và tiềm lực của một thành phố lớn. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp sắp tới, thành phố đẩy mạnh chương trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh; trong đó phong lan là sản phẩm mũi nhọn. Phấn đấu mỡ rộng diện tích lên 200 ha vào năm 2010. Đưa vào nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc các loại giống mới, lạ, đẹp phù hợp với khí hậu nhiệt đới; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao từ khâu nhân giống, thiết kế vườn, xây dựng nhà lưới, giá thể cho đến trang bị hệ thống tưới phun, tưới giọt kết hợp bón phân, phòng trừ sâu bệnh phù hợp với từng loại hoa lan. Tổ chức hệ thống thông tin, tư vấn về thị trường, dịch vụ hỗ trợ người trồng hoa. Mở thêm các cuộc hội thi, hội chợ, triển lãm về hoa lan. Kết hợp các trường Đại học, Viện nghiên cứu cùng các hội chuyên ngành đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, phổ biến kinh nghiệm cho người trồng và kinh doanh hoa lan. Ngoài ra, thành phố đang xúc tiến quy hoạch các vùng chuyên canh về hoa kết hợp du lịch sinh thái ở các quận ven và các huyện ngoại thành. Áp dụng các chính sách ưu đãi về đầu tư (đất đai, cơ sở hạ tầng, vốn, thuế…). Hình thành một trung tâm tổng hợp về hoa lan, bao gồm sản xuất giống, sản xuất hoa thương phẩm, dịch vụ đầu vào đầu ra. Trong đó sản xuất và cung cấp giống là khâu có ý nghĩa quyết định. Hoa lan là một trong những sản phẩm đặc thù của ngành nông nghiệp đô thị, không những góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, đất, nước và các nguồn lực khác, mà còn làm cho chất lượng môi trường sống ngày càng trong lành hơn, mỹ quan hơn. Vì vậy phát triển hoa lan là một đòi hỏi bức thiết trong sản xuất nông nghiệp ở thành phố hiện nay và sắp tới. Trương Hoàng . Phát Triển Hoa Lan Thành Phố Hồ Chí Minh Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là một trong những chủ trương lớn đối với ngành nông nghiệp thành phố. Những năm gần đây,. cây lan nổi lên thành một mục tiêu mới đầy triển vọng và hấp dẫn. Ở vào vùng nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh cùng với các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ phù hợp với nhiều loại phong lan, . bàn thành phố khá phong phú, đa dạng từ Dendrobium, Mokara, Taka, Vanda cho đến Cattleya, Hồ điệp, Cymbidium,… đều có khả năng tiêu thụ. Đến nay, nghề trồng hoa lan của Thành phố đã phát triển

Ngày đăng: 02/08/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan