CÁ DỨA – ĐỐI TƯỢNG NUÔI NHIỀU TRIỂN VỌNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH ppsx

6 324 1
CÁ DỨA – ĐỐI TƯỢNG NUÔI NHIỀU TRIỂN VỌNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÁ DỨA – ĐỐI TƯỢNG NUÔI NHIỀU TRIỂN VỌNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH Cá dứa, tên khoa học Pangasius kunyit, thuộc họ cá Tra (Pangasiidae), là loài cá nhiệt đới, phân bố rộng ở châu Á và di trú ở sông Mekông với mục đích sinh sản, khi cá bắt đầu lớn thì di chuyển về vùng cửa sông để sinh sống. Các loài thuộc họ cá tra có tập tính di lưu sinh sản chia làm 02 nhóm: - Nhóm tập trung ở Lào và di chuyển lên thượng lưu sông Mekông vào tháng 4-5 để sinh sản; - Nhóm di chuyển về hạ lưu đẻ trứng ở Campuchia vào khoảng tháng 5 - 8, đến tháng 9-10 cá con bắt đầu di chuyển dần ra vùng cửa sông giáp biển để sinh sống và tăng trưởng. Thời gian này, ngoài thức ăn chính là động vật phù du cá dứa còn ăn các loại trái chín cuả các loài cây vùng ngập mặn như: mắm, bần, ổi…nên còn có tên là cá Tra bần. Lúc trưởng thành, sau khi đã đạt kích thước nhất định, cá dưá quay trở lại vùng sông nước ngọt và di cư ngược dòng tìm nơi sinh sản. Đây cũng là thời kỳ cao điểm các ngư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vào muà đánh bắt cá dứa, lúc này cá trưởng thành có thể nặng từ 6 - 20kg. Trong ao nuôi, cá có khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn, kể cả các loại thức ăn bắt buộc như: mùn bã hữu cơ, cám, rau, thức ăn hỗn hợp, động vật đáy. Một điều khá đặc biệt, cá dưá không có hiện tượng bị “chai”, tức là không bị còi; mặc dù thiếu thức ăn trong 1 thời gian dài, trọng lượng cơ thể nhỏ, nhưng khi cho ăn đầy đủ trở lại cá vẫn sinh trưởng bình thường. Đặc thù cuả cá dứa là thịt trắng hồng, ít mỡ, săn chắc, thơm ngọt và không tanh nên rất được người dân Nam bộ ưa chuộng. Trong bữa cơm của các cư dân vùng sông nước, thường có món canh chua cá Dưá nấu với bần chua hoặc cá dứa kho nồi đất ăn với các loại rau hái trong vườn nhà hoặc ven sông. Còn trong các nhà hàng thì cá dưá lại là món ăn đặc sản do là loại cá đánh bắt ngoài tự nhiên và rất ít. Gần đây, trên thị trường đã xuất hiện 01 loại đặc sản – khô cá Dưá - sản phẩm được sản xuất tại huyện Cần Giờ, TP.HCM, rất hấp dẫn khách du lịch khi được chiên giòn ăn kèm với cơm vắt và một ít đồ chua.Tuy nhiên, đa số nguồn nguyên liệu để chế biến khô đều từ khai thác tự nhiên nên không đủ cung cấp cho nhu cầu thị trường, từ đó giá bán 1 kg khô tăng liên tục. Đến tháng 8/2010 đã là 220.000đ/kg và giá 01 kg cá tươi là 60.000đ. Nhằm thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các vùng nước lợ (Nhà Bè, Cần Giờ). Đồng thời, cũng nhằm đa dạng hoá đối tượng thủy sản. Trung tâm Khuyến nông TP.HCM đã triển khai 02 mô hình nuôi cá dưá ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè và xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ nhằm giới thiệu đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng, có giá trị kinh tế và khả năng tiêu thụ lớn. Hình 1:Điểm nuôi thử nghiệm ở Hiệp Phước Hình 2:Cá thu hoạch được ở Hiệp Phước Hình 3: Điểm nuôi thử nghiệm ở Lý Nhơn Hình 4: Cá thu hoạch được ở Lý Nhơn Kết quả thực hiện 2 mô hình cho thấy: -Cá dứa có thể phát triển nuôi tại Cần Giờ, Nhà Bè. Mô hình nuôi cá dứa có thể đem lại giá trị sản xuất khá cao: 120 – 520 triệu đồng/ha/vụ. -Độ mặn thích hợp cho việc nuôi cá Dưá < 25‰, điển hình cá nuôi tại Lý Nhơn (5 - 19‰), Hiệp Phước (2 - 14‰) đều tăng trưởng khá tốt. Cá nuôi tại Lý Nhơn có hình thái đẹp, đặc trưng và chất lượng thịt ngon hơn cá nuôi tại Hiệp Phước. -Nếu nuôi mật độ cao, cỡ cá thu hoạch sẽ không đồng đều. Ngoài ra, cá Dưá có bóng hơi kín cần lượng oxy cao hơn cá Tra, cá Basa nên phải tăng cường quạt nước để cung cấp thêm oxy. -Sử dụng thức ăn có độ đạm cao, hệ số chuyển hoá thức ăn sẽ thấp và cá tăng trọng nhanh hơn (cá nuôi tại Cần Giờ). Kết luận và khuyến cáo -Cá dứa là đối tượng thủy sản nuôi phù hợp với vùng nước lợ TPHCM, có hiệu quả kinh tế, có thể là đối tượng nuôi chuyên canh hoặc luân canh với tôm. -Mô hình nuôi cá dứa cần quan tâm các khuyến cáo sau đây để nâng cao hiệu quả: + Theo các cơ sở chế biến khô cá dưá ở Cần Giờ, để có thể làm nguyên liệu chế biến khô, cá dứa cần có trọng lượng thấp nhất 1,2 kg/con, cá dứa càng lớn, thịt càng ngon. Do đó, để dể tiêu thụ và nâng cao giá trị sản phẩm, cá dứa nên được nuôi tối thiểu 12 tháng. + Như vậy, nuôi cá dưá không thể nuôi xen canh với nuôi tôm trong cùng 1 năm. Cơ quan quản lý ngành và điạ phương nên khuyến cáo muà vụ như sau: Sau 2-3 vụ nuôi tôm, nên để ao “nghỉ” bằng hình thức nuôi 1 vụ cá Dưá. + Thời điểm thả nuôi: nên thả khi bắt đầu mùa mưa, đến khi cá trưởng thành đã vào muà nắng, độ mặn cao sẽ giúp hình dáng cá đẹp và chất lượng thịt ngon. + Khi vận chuyển cá giống đi xa, nên chọn cỡ giống 2 - 3cm/con để hạn chế hao hụt. Tốt nhất, chủ động được nguồn giống tại chỗ là tốt nhất bằng cách chọn 01 ao để ương cho cá đạt kích cỡ 12-15cm/con rồi sang ra ao nuôi thương phẩm + Trước khi thu hoạch 15 ngày phải giảm cho ăn từ từ; còn cách ngày thu hoạch 3 ngày thì ngưng cho ăn để cá giảm bớt lượng mỡ trong cơ thể và mùi tanh của thịt. Trịnh Biên . CÁ DỨA – ĐỐI TƯỢNG NUÔI NHIỀU TRIỂN VỌNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH Cá dứa, tên khoa học Pangasius kunyit, thuộc họ cá Tra (Pangasiidae), là loài cá nhiệt đới, phân bố rộng. và cá tăng trọng nhanh hơn (cá nuôi tại Cần Giờ). Kết luận và khuyến cáo -Cá dứa là đối tượng thủy sản nuôi phù hợp với vùng nước lợ TPHCM, có hiệu quả kinh tế, có thể là đối tượng nuôi. hình cá nuôi tại Lý Nhơn (5 - 19‰), Hiệp Phước (2 - 14‰) đều tăng trưởng khá tốt. Cá nuôi tại Lý Nhơn có hình thái đẹp, đặc trưng và chất lượng thịt ngon hơn cá nuôi tại Hiệp Phước. -Nếu nuôi

Ngày đăng: 02/08/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan