Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Chương 9 pot

46 758 6
Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam - Chương 9 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chửụng Beồ tram tớch Cửỷu Long vaứ taứi nguyeõn dau khớ 9 9 265 Chương 9. Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí Bể trầm tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục đòa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục, vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng Tàu - Bình Thuận. Bể Cửu Long được xem là bể trầm tích khép kín điển hình của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu tính theo đường đẳng dày trầm tích 1.000 m thì bể có xu hướng mở về phía ĐB, phía Biển Đông hiện tại. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây Bắc, ngăn cách với bể Nam Côn Sơn (NCS) bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat - Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh. Bể có diện tích khoảng 36.000 km 2 , bao gồm các lô: 9, 15, 16, 17 và một phần của các lô: 1, 2, 25 và 31. Bể được bồi lấp chủ yếu bởi trầm tích lục nguyên Đệ Tam, chiều dày lớn nhất của chúng tại trung tâm bể có thể đạt tới 7-8 km (Hình 9.1). Công tác khảo sát đòa vật lý tại bể Cửu Long đã được tiến hành từ thập niên 70. Đến năm 1975 tại giếng khoan sâu tìm kiếm đầu tiên BH-1X đã phát hiện được dòng dầu công nghiệp đầu tiên trong cát kết Miocen dưới. Kể từ đó công tác thăm dò đòa chất dầu khí đã được Tổng cục Dầu khí Việt Nam (nay là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam) quan tâm, triển khai một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ khi thành lập Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro (VSP), năm 1981. Hầu hết các lô đã chia có chiều dày trầm tích từ khoảng 2.000 m trở lên đều đã và đang được thăm dò và khai thác bởi các công ty dầu theo các dạng hợp đồng ký với nước chủ nhà như: liên doanh (VSP), phân chia sản phẩm (JVPC, Petronas CARIGALI Vietnam, Conoco) hay cùng điều hành (Cửu Long, Hoàng Long, Hoàn Vũ, Lam Sơn, VRJ). Đến nay bể Cửu Long được xem là một bể chứa dầu lớn nhất ở thềm lục đòa Việt Nam với các mỏ đang được khai thác như: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen và nhiều mỏ khác đang được thẩm lượng chuẩn bò phát triển như: Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Emerald 2. Lòch sử nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí Lòch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí bể Cửu Long gắn liền với lòch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của thềm lục đòa Nam Việt Nam. Căn cứ vào quy mô, mốc lòch sử và kết quả thăm dò, lòch sử tìm kiếm thăm dò dầu khí của bể Cửu Long được chia ra thành 4 giai đoạn: 1. Giới thiệu 266 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam 2.1. Giai đoạn trước năm 1975 Đây là thời kỳ khảo sát đòa vật lý khu vực như từ, trọng lực và đòa chấn để phân chia các lô, chuẩn bò cho công tác đấu thầu, ký hợp đồng dầu khí. Năm 1967 US Navy Oceanographic Office đã tiến hành khảo sát từ hàng không gần khắp lãnh thổ Miền Nam. Năm 1967-1968 hai tàu Ruth và Maria của Alpine Geophysical Corporation đã tiến hành đo 19500 km tuyến đòa chấn ở phía Nam Biển Đông trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long. Năm 1969 Công ty Ray Geophysical Mandrel đã tiến hành đo đòa vật lý biển bằng tàu N.V.Robray I ở vùng thềm lục đòa Miền Nam và vùng phía Nam của Biển Đông với tổng số 3482km tuyến trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long. Trong năm 1969 US Navy Oceanographic cũng tiến hành đo song song 20.000 km tuyến đòa chấn bằng 2 tàu R/V E.V Hunt ở vònh Thái Lan và phía Nam Biển Đông trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long. Đầu năm 1970, công ty Ray Geophysical Mandrel lại tiến hành đo đợt hai ở Nam Biển Đông và dọc bờ biển 8.639 km, đảm bảo mạng lưới cỡ 30 km x 50 km, kết hợp giữa các phương pháp từ, trọng lực và hàng không trong đó có tuyến cắt qua bể Cửu Long. Năm 1973-1974 đã đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bể Cửu Long là 09, 15 và 16. Năm 1974, công ty Mobil trúng thầu Hình 9.1. Vò trí bể Cửu Long 267 Chương 9. Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí trên lô 09 đã tiến hành khảo sát đòa vật lý, chủ yếu là đòa chấn phản xạ, có từ và trọng lực với khối lượng là 3.000 km tuyến. Vào cuối năm 1974 và đầu năm 1975 Công ty Mobil đã khoan giếng khoan tìm kiếm đầu tiên trong bể Cửu Long, BH-1X ở phần đỉnh của cấu tạo Bạch Hổ. Kết quả thử vỉa đối tượng cát kết Miocen dưới ở chiều sâu 2.755-2.819m đã cho dòng dầu công nghiệp, lưu lượng dầu đạt 342m 3 /ngày [36]. Kết quả này đã khẳng đònh triển vọng và tiềm năng dầu khí của bể Cửu Long. 2.2. Giai đoạn 1975-1979 Năm 1976, Công ty đòa vật lý CGG của Pháp khảo sát 1.210,9 km theo các con sông của đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu-Côn Sơn. Kết quả của công tác khảo sát đòa chấn đã xây dựng được các tầng phản xạ chính: từ CL20 đến CL80 và khẳng đònh sự tồn tại của bể Cửu Long với một mặt cắt trầm tích Đệ Tam dày. Năm 1978 công ty Geco (Na Uy) thu nổ đòa chấn 2D trên lô 10, 09, 16, 19, 20, 21 với tổng số 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu tạo Bạch Hổ với mạng lưới tuyến 2x2 và 1x1 km. Riêng đối với lô 15, công ty Deminex đã hợp đồng với Geco khảo sát 3.221,7 km tuyến đòa chấn với mạng lưới 3,5 x 3,5 km trên lô 15 và cấu tạo Cửu Long (nay là Rạng Đông). Căn cứ vào kết quả minh giải tài liệu đòa chấn này Deminex đã khoan 4 giếng khoan tìm kiếm trên các cấu tạo triển vọng nhất Trà Tân (15-A- 1X), Sông Ba (15-B-1X), Cửu Long (15- C-1X) và Đồng Nai (15-G-1X). Kết qủa khoan các giếng này đều gặp các biểu hiện dầu khí trong cát kết tuổi Miocen sớm và Oligocen, nhưng dòng không có ý nghóa công nghiệp. 2.3. Giai đoạn 1980 đến 1988 Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở thềm lục đòa Nam Việt Nam trong giai đoạn này được triển khai rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu vào một đơn vò, đó là Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro. Năm 1980 tàu nghiên cứu POISK đã tiến hành khảo sát 4.057 km tuyến đòa chấn MOB - điểm sâu chung, từ và 3.250 km tuyến trọng lực. Kết quả của đợt khảo sát này đã phân chia ra được tập đòa chấn B (CL4-1, CL4-2), C (CL5-1), D (CL5-2), E (CL5-3) và F (CL6- 2), đã xây dựng được một số sơ đồ cấu tạo dò thường từ và trọng lực Bouguer. Năm 1981 tàu nghiên cứu Iskatel đã tiến hành khảo sát đòa vật lý với mạng lưới 2x2,2 - 3x2-3 km đòa chấn MOB-OΓT-48, trọng lực, từ ở phạm vi lô 09 , 15 và 16 với tổng số 2.248 km. Năm 1983-1984 tàu viện só Gamburxev đã tiến hành khảo sát 4.000 km tuyến đòa chấn để nghiên cứu phần sâu nhất của bể Cửu Long. Trong thời gian này XNLD Vietsovpetro đã khoan 4 giếng trên các cấu tạo Bạch Hổ và Rồng: R-1X, BH-3X, BH-4X, BH-5X và TĐ-1X trên cấu tạo Tam Đảo. Trừ TĐ-1X tất cả 4 giếng còn lại đều phát hiện vỉa dầu công nghiệp từ các vỉa cát kết Miocen dưới và Oligocen (BH-4X). Cuối giai đoạn 1980 - 1988 được đánh dấu bằng việc Vietsovpetro đã khai thác những tấn dầu từ 2 đối tượng khai thác Miocen, Oligocen dưới của mỏ Bạch Hổ vào năm 1986 và phát hiện ra dầu trong đá móng granit nứt nẻ vào tháng 9 năm 1988. 268 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam 2.4. Giai đoạn 1989 đến nay Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở bể Cửu Long. Với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Dầu Khí, hàng loạt các công ty dầu nước ngoài đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm hoặc cùng đầu tư vào các lô mở và có triển vọng tại bể Cửu Long. Đến cuối năm 2003 đã có 9 hợp đồng tìm kiếm thăm dò được ký kết trên các lô: 09-1, 09-2, 09-3, 01&02, 01&02/96, 15-1, 15-2, 16-1, 16-2, 17. Triển khai các hợp đồng đã ký về công tác khảo sát đòa vật lý thăm dò, các công ty dầu khí đã ký hợp đồng với các công ty dòch vụ khảo sát đòa chấn có nhiều kinh nghiệm trên thế giới như: CGG, Geco-Prakla, Western Geophysical Company, PGS v.v. Hầu hết các lô trong bể đã được khảo sát đòa chấn tỉ mỉ không chỉ phục vụ cho công tác thăm dò mà cả cho công tác chính xác mô hình vỉa chứa. Khối lượng khảo sát đòa chấn trong giai đoạn này, 2D là 21.408 km và 3D là 7.340,6 km 2 . Khảo sát đòa chấn 3D được tiến hành trên hầu hết các diện tích có triển vọng và trên tất cả các vùng mỏ đã phát hiện. Trong lónh vực xử lý tài liệu đòa chấn 3D có những tiến bộ rõ rệt khi áp dụng quy trình xử lý dòch chuyển thời gian và độ sâu trước cộng (PSTM, PSDM). Cho đến hết năm 2003 tổng số giếng khoan thăm dò, thẩm lượng và khai thác đã khoan ở bể Cửu Long khoảng 300 giếng, trong đó riêng Vietsovpetro chiếm trên 70%. Bằng kết quả khoan nhiều phát hiện dầu khí đã được xác đònh: Rạng Đông (lô 15.2), Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng (lô 15.1), Topaz North, Diamond, Pearl, Emerald (lô 01), Cá Ngừ Vàng (lô 09.2), Voi Trắng (lô 16.1), Đông Rồng, Đông Nam Rồng (lô 09-1). Trong số phát hiện này có 5 mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng (bao gồm cả Đông Rồng và Đông Nam Rồng), Rạng Đông, Sư Tử Đen, Hồng Ngọc hiện đang được khai thác, với tổng sản lượng khoảng 45.000 tấn/ngày. Tổng lượng dầu đã thu hồi từ 5 mỏ từ khi đưa vào khai thác cho đến đầu năm 2005 khoảng 170 triệu tấn. 3. Các yếu tố cấu trúc và lòch sử phát triển đòa chất 3.1. Các yếu tố cấu trúc Việc phân chia các đơn vò cấu tạo được dựa trên đặc điểm cấu trúc đòa chất của từng khu vực với sự khác biệt về chiều dày trầm tích và thường được giới hạn bởi những đứt gãy hoặc hệ thống đứt gãy có biên độ đáng kể. Nếu coi Bể Cửu Long là đơn vò cấu trúc bậc 1 thì cấu trúc bậc 2 của bể bao gồm các đơn vò cấu tạo sau: trũng phân dò Bạc Liêu; trũng phân dò Cà Cối; đới nâng Cửu Long; đới nâng Phú Quý (phần lún chìm kéo dài khối nâng Côn Sơn) và trũng chính bể Cửu Long. Ranh giới phân chia các đơn vò cấu tạo được thể hiện trên hình 9.2. Trũng phân dò Bạc Liêu là một trũng nhỏ nằm ở phần cuối Tây Nam của bể Cửu Long với diện tích khoảng 3600 km 2 . Gần một nửa diện tích của trũng thuộc lô 31, phần còn lại thuộc phần nước nông và đất liền. Trũng có chiều dày trầm tích Đệ Tam không lớn khoảng 3km và bò chia cắt bởi các đứt gãy thuận có phương TB-ĐN. Trong trũng có khả năng bắt gặp trầm tích như trong trũng phân dò Cà Cối. 269 Chương 9. Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí Trũng phân dò Cà Cối nằm chủ yếu ở khu vực cửa sông Hậu có diện tích rất nhỏ và chiều dày trầm tích không lớn, trên dưới 2000 m. Tại đây đã khoan giếng khoan CL- 1X và mở ra hệ tầng Cà Cối. Trũng bò phân cắt bởi các đứt gãy kiến tạo có phương ĐB- TN, gần như vuông góc với phương của đứt gãy trong trũng phân dò Bạc Liêu. Đới nâng Cửu Long nằm về phía Đông của trũng phân dò Bạc Liêu và Cà Cối, phân tách 2 trũng này với trũng chính của bể Cửu Long. Đới nâng có chiều dày trầm tích không đáng kể, chủ yếu là trầm tích hệ tầng Đồng Nai và Biển Đông. Đới nâng không có tiền đề, dấu hiệu dầu khí vì vậy đã không được nghiên cứu chi tiết và không xác đònh sự phát triển các đứt gãy kiến tạo. Các đơn vò cấu trúc vừa nêu được xem là rất ít hoặc không có triển vọng dầu khí, vì vậy chúng ít khi được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu và đôi khi không được xem như một đơn vò cấu thành của bể Cửu Long. Đới nâng Phú Quý được xem như phần kéo dài của đới nâng Côn Sơn về phía Đông Bắc, thuộc lô 01 và 02. Đây là đới nâng cổ, có vai trò khép kín và phân tách bể Cửu Long với phần phía Bắc của bể Nam Côn Sơn. Tuy nhiên, vào giai đoạn Neogen - Đệ Tứ thì diện tích này lại thuộc phần mở của bể Cửu Long. Chiều dày trầm tích thuộc khu vực đới nâng này dao động từ 1.5 đến 2 km. Cấu trúc của đới bò ảnh hưởng khá mạnh bởi hoạt động núi lửa, kể cả núi lửa trẻ. Trũng chính bể Cửu Long. Đây là phần lún chìm chính của bể, chiếm tới 3/4diện tích bể, gồm các lô 15, 16 và một phần các lô 01, 02, 09, 17. Theo đường đẳng dày 2 km thì Trũng chính bể Cửu Long thể hiện rõ nét là một bể khép kín có dạng trăng khuyết với vòng cung hướng ra về phía Đông Nam. Toàn bộ triển vọng dầu khí Hình 9.2. Sơ đồ phân vùng kiến tạo Bể Cửu Long 270 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam đều tập trung ở trũng này. Vì vậy, cấu trúc của trũng được nghiên cứu khá chi tiết và được phân chia ra thành các đơn vò cấu trúc nhỏ hơn như một bể độc lập thực thụ. Các đơn vò cấu tạo bậc 3 gồm: trũng Đông Bắc; trũng Tây Bạch Hổ; trũng Đông Bạch Hổ; sườn nghiêng Tây Bắc; sườn nghiêng Đông Nam; đới nâng Trung Tâm; đới nâng phía Bắc; đới nâng phía Đông; đới phân dò Đông Bắc; đới phân dò Tây Nam (Hình 9.3). Sườn nghiêng Tây Bắc là dải sườn bờ Tây Bắc của bể kéo dài theo hướng ĐB- TN, chiều dày trầm tích tăng dần về phía Tây Nam từ 1 đến 2.5 km. Sườn nghiêng bò cắt xẻ bởi các đứt gãy kiến tạo có hướng ĐB-TN hoặcTB-ĐN, tạo thành các mũi nhô. Trầm tích Đệ Tam của bể thường có xu hướng vát nhọn và gá đáy lên móng cổ granitoid trước Kainozoi. Sườn nghiêng Đông Nam là dải sườn bờ Đông Nam của bể, tiếp giáp với đới nâng Côn Sơn. Trầm tích của đới này có xu hướng vát nhọn và gá đáy với chiều dày dao động từ 1 đến 2.5 km. Sườn nghiêng này cũng bò phức tạp bởi các đứt gãy kiến tạo có phương ĐB-TN và á vó tuyến tạo nên các cấu tạo đòa phương như cấu tạo Amethyst, Cá Ông Đôi, Opal, Sói. Trũng Đông Bắc, đây là trũng sâu nhất, chiều dày trầm tích có thể đạt tới 8 km. Trũng có phương kéo dài dọc theo trục chính của bể, nằm kẹp giữa hai đới nâng và chòu khống chế bởi hệ thống các đứt gãy chính hướng ĐB-TN. Trũng Tây Bạch Hổ. Trong một số tài liệu trũng này được ghép chung với trũng Đông Bắc. Tuy nhiên, về đặc thù kiến tạo giữa 2 trũng có sự khác biệt đáng kể đặc biệt là phương của các đứt gãy chính. Trũng Tây Bạch Hổ bò khống chế bởi các đứt gãy kiến tạo có phương á vó tuyến, tạo sự gấp khúc của bể. Chiều dày trầm tích của trũng này có thể đạt tới 7.5 km. Trũng Đông Bạch Hổ nằm kẹp giữa đới nâng Trung Tâm về phía Tây, sườn nghiêng Đông Nam về phía Đ-ĐN và đới nâng Đông Bắc về phía Bắc. Trũng có chiều dày trầm tích đạt tới 7 km và là một trong ba trung tâm tách giãn của bể. Đới nâng Trung Tâm là đới nâng nằm Hình 9.3. Mặt cắt ngang trũng chính bể Cửu Long 271 Chương 9. Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí kẹp giữa hai trũng Đông và Tây Bạch Hổ và được giới hạn bởi các đứt gãy có biên độ lớn với hướng đổ chủ yếu về phía Đông Nam. Đới nâng bao gồm các cấu tạo dương và có liên quan đến những khối nâng cổ của móng trước Kainozoi như: Bạch Hổ, Rồng. Các cấu tạo bò chi phối không chỉ bởi các đứt thuận hình thành trong quá trình tách giãn, mà còn bởi các đứt gãy trượt bằng và chờm nghòch do ảnh hưởng của sự siết ép vào Oligocen muộn. Đới nâng phía Tây Bắc nằm về phía Tây Bắc trũng Đông Bắc và được khống chế bởi các đứt gãy chính phương ĐB-TN. Về phía TB đới nâng bò ngăn cách với Sườn nghiêng Tây Bắc bởi một đòa hào nhỏ có chiều dày trầm tích khoảng 6 km. Đới nâng bao gồm cấu tạo Vừng Đông và dải nâng kéo dài về phía Đông Bắc. Đới nâng phía Đông chạy dài theo hướng ĐB-TN, phía TB ngăn cách với trũng ĐB bởi hệ thống những đứt gãy có phương á vó tuyến và ĐB-TN, phía ĐN ngăn cách với đới phân dò Đông Bắc bởi võng nhỏ, xem như phần kéo dài của trũng Đông Bạch Hổ về phía ĐB. Trên đới nâng đã phát hiện được các cấu tạo dương như: Rạng Đông, Phương Đông và Jade. Hình 9.4. Bản đồ cấu trúc mặt móng Bể Cửu Long 272 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Đới phân dò Đông Bắc (phần đầu Đông Bắc của bể) nằm kẹp giữa đới nâng Đông Phú Quý và Sườn nghiêng Tây Bắc. Đây là khu vực có chiều dày trầm tích trung bình và bò phân dò mạnh bởi các hệ thống đứt gãy có đường phương TB-ĐN, á kinh tuyến và á vó tuyến tạo thành nhiều đòa hào, đòa luỹ nhỏ (theo bề mặt móng). Một số các cấu tạo dương đòa phương đã xác đònh như: Hồng Ngọc, Pearl, Turquoise, Diamond, Agate. Đới phân dò Tây Nam nằm về đầu Tây Nam của trũng chính. Khác với đới phân dò ĐB, đới này bò phân dò mạnh bởi hệ thống những đứt gãy với đường phương chủ yếu là á vó tuyến tạo thành những đòa hào, đòa luỹ, hoặc bán đòa hào, bán đòa luỹ xen kẽ nhau. Những cấu tạo có quy mô lớn trong đới này phải kể đến: Đu Đủ, Tam Đảo, Bà Đen và Ba Vì. Các cấu tạo đòa phương dương bậc 4 là đối tượng tìm kiếm và thăm dò dầu khí chính của bể. 3.2. Lòch sử phát triển đòa chất Như đã nêu trong chương 5, bể trầm tích Cửu Long là bể rift nội lục điển hình. Bể được hình thành và phát triển trên mặt đá kết tinh trước Kainozoi (thường được gọi là mặt móng). Đặc điểm cấu trúc của bể thể hiện trên bản đồ cấu trúc mặt móng - CL80 (Hình 9.4). Các bản đồ cấu trúc mặt không chỉnh hợp trong Oligocen trên - CL52 (Hình 9.5), nóc Oligocen - CL50 (Hình 9.6) và nóc Miocen dưới - CL40 (Hình 9.7), có thể thấy rõ quá trình phát triển bể. Thời kỳ trước tạo rift. Trước Đệ Tam, đặc biệt từ Jura muộn đến Paleocen là thời gian thành tạo và nâng cao đá móng magma xâm nhập (các thành tạo nằm dưới Hình 9.5. Bản đồ cấu trúc trong Oligocen trên - CL52 Bể Cửu Long 273 Chương 9. Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí Hình 9.7. Bản đồ cấu trúc nóc Mioocen dưới- CL40 Bể Cửu Long Hình 9.6. Bản đồ cấu trúc nóc Oligocen - CL50 Bể Cửu Long [...]... Trên Cl 5-1 (c) Cl 5-2 (d) Cl 5-3 (e) Dướ Dướii Cl 6-1 (e1) Cl 6-2 (F1) Cl7 Cl8 (m) Hình 9. 8 Cột đòa tầng tổng hợp bể Cửu Long 277 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Hình 9. 9 Mặt cắt đòa chấn dọc khối nâng Trung tâm - mỏ Rồng và Bạch Hổ tạo magma xâm nhập phức hệ Ankroet- thứ sinh: calcit, zeolit, thạch anh và clorit Đònh Quán gồm chủ yếu là amphybol- Trong đới biến đổi mạnh biotit thường bò biotit-diorit,... sông và đồng lắng trong môi trường có muối bằng ngập nước có thể liên quan tới tầng Chỉ tiêu Pr/Ph thường có giá trò 1, 6-2 ,3 đá mẹ Oligocen dưới - Eocen và phần thấp Các chỉ tiêu B1, M4, S8, H11 đều có giá 285 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Hình 9. 18 Giản đồ phân bố cấu tử Steran C27C28-C 29 trong dầu thô bể Cửu Long (Δ - ở lô 1 5-1 ; • - ở các lô khác) Hình 9. 19 Giản đồ phân bố C7 Alkan/Cyclo-Alkan... Oligocen dưới) và móng 283 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam nứt nẻ trước Kainozoi Tuy nhiên dầu trong 25,3% và hàm lượng lưu huỳnh rất thấp tầng móng vẫn là chủ yếu Ví dụ, tại các (0,0 2- 0,15%) thuộc loại dầu ngọt Trong mỏ như Đông Nam Rồng, Bạch Hổ, Rạng các vỉa dầu Miocen và Oligocen trên thường Đông, Sư Tử Đen và Sư Tử Vàng trữ lượng thấy hàm lượng nhựa tăng cao (1 1-1 3,4%), dầu trong móng... 0,64÷0,67 0,86÷1,1 2, 09 2,11 287 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Bảng 9. 2 Thành phần khí hòa tan trong dầu và nước vỉa Chỉ tiêu CH4 % mol Tuổi đòa chất N11 E32 E31 + MZ 60 ÷ 63 62 ÷ 66 67 ÷ 67.3 N11 E32 E31 + MZ 83 ÷ 91 .2 88 ÷ 85 80 ÷ 84 Khí nặng C2+ % mol CH4/C2+ % mol Thành phần khí hòa tan trong dầu 35 ÷ 38 1.5 ÷ 1.7 20 ÷ 25 2.1 ÷ 2.6 32.1 ÷ 32.4 2.07 ÷ 2.08 Thành phần khí hòa tan trong nước... trong kerogen cũng như trong dầu Trong dầu Miocen dưới và Oligocen Quy luật phân bố các cấu tử C2 7- C2 8- C 29 trên thường gặp chỉ tiêu H6 = Ts/(Ts+Tm) sterane trong kerogen cũng tương tự như với giá trò trung bình: 0,4 - 0,6 và chỉ tiêu MPI-1: 0,45 - 0,68 Còn trong dầu Oligocen trong dầu dưới và móng H6: 0,6 - 1,13 còn MPI-1: Đặc điểm khí condensat 0,7 - 1,25 Điều này chứng tỏ dầu trong Các vỉa condensat... Corg (TOC) dao Hình 9. 21 Mức độ trưởng thành VCHC 2 89 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam Hình 9. 22 Môi trường thành tạo VCHC động từ 3,5% đến 6,1% Wt, đôi nơi tới 1 1- S8 = 41 - 376, đôi khi đạt tới hàng nghìn 12%, các chỉ tiêu S1 và S2 cũng có giá trò đơn vò Trong đó, các giá trò thấp thường rất cao: S1 - tới 4-1 2 kg HC/t.đá và S2 – gặp trong kerogen của trầm tích Miocen 16, 7-2 1 kg HC/t.đá Ở các... năng chứa và sinh dầu khí khá cao [9] Các vỉa cát kết của hệ tầng là các vỉa chứa dầu khí chủ yếu trên mỏ Đông Nam Rồng, Sư Tử Trắng và là đối tượng khai thác thứ hai sau móng nứt nẻ trên mỏ Bạch Hổ (Hình 9. 14) Chiều dày của hệ tầng dao động từ 0 đến 800 m Oligocen trên Hệ tầng Trà Tân (E33 tt) Hệ tầng Trà Tân được xác lập ở GK 15A-1X 280 Chương 9 Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí Đá của... nạp vào bẫy đã được hình thành trước đó hợp Dầu Khí mang tên Gubkin I.M, năm 5.1 Đặc điểm các loại dầu, khí và 199 0 và 199 4 cho thấy giá trò δ13C dao động trong khoảng từ 25 đến 31,50/00 Như vậy condensat các giá trò đồng vò của dầu, cũng như các Tính chất lý hóa của các loại dầu thành phần nhóm của chúng chứng tỏ dầu Trong phạm vi bể Cửu Long phổ biến là ở mỏ Bạch Hổ và có thể ở toàn bộ bể Cửu loại dầu. .. II/III 292 Chương 9 Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí Hình 9. 25 Sự biến đổi các chỉ số sinh dầu theo mặt cắt ngang qua trung tâm bể lõm sâu nhất là 24,5 km2 Đới sinh dầu mạnh và giải phóng dầu thể quan sát rõ tại các điểm lộ (Hình 9. 26a, của tầng Oligocen dưới-Eocen mở rộng b), với xu hướng giập vỡ và biến đổi mạnh ra ven rìa so với tầng Oligocen trên • Long Hình ảnh đá bò giập vỡ và biến...Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam các trầm tích Kainozoi ở bể Cửu Long) Các Đông Nam theo các đứt gãy trượt bằng lớn đá này gặp rất phổ biến ở hầu khắp lục đòa như đứt gãy Sông Hồng, Sông Hậu-Three Nam Việt Nam Thành phần của đá móng Pagoda [25, 26], với xu thế trượt trái ở phía kết tinh bể Cửu Long được mô tả trong mục Bắc và trượt phải ở phía Nam tạo nên các 4 của chương này trũng . nứt nẻ vào tháng 9 năm 198 8. 268 Đòa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam 2.4. Giai đoạn 198 9 đến nay Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở. đến trung Hình 9. 9. Mặt cắt đòa chấn dọc khối nâng Trung tâm - mỏ Rồng và Bạch Hổ 2 79 Chương 9. Bể trầm tích Cửu Long và tài nguyên dầu khí tính - bazơ , bazơ và thạch anh (Hình 9. 13). Tại một. kết trên các lô: 0 9- 1 , 0 9- 2 , 0 9- 3 , 01&02, 01&02 /96 , 1 5-1 , 1 5-2 , 1 6-1 , 1 6-2 , 17. Triển khai các hợp đồng đã ký về công tác khảo sát đòa vật lý thăm dò, các công ty dầu khí đã ký hợp đồng

Ngày đăng: 02/08/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan