Thừa vitamin D có thể gây nhiễm độc? pot

6 546 0
Thừa vitamin D có thể gây nhiễm độc? pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thừa vitamin D có thể gây nhiễm độc? Vitamin D có 3 vai trò: thúc đẩy quá trình tạo thành phức hợp protein - calci từ đó tăng cường hấp thu calci từ thức ăn. Cùng với hormon cận giáp (parathyroid) giữ cho nồng độ và tỷ lệ calci và phospho trong máu hằng định và thích hợp (calci/phospho = 0,7) Một vài điểm chính về công dụng của vitamin D Vitamin D có 3 vai trò: thúc đẩy quá trình tạo thành phức hợp protein - calci từ đó tăng cường hấp thu calci từ thức ăn. Cùng với hormon cận giáp (parathyroid) giữ cho nồng độ và tỷ lệ calci và phospho trong máu hằng định và thích hợp (calci/phospho = 0,7) nhằm bảo đảm cho quá trình tạo xương, bảo đảm các chức năng sinh lý (có liên quan đến nồng độ calci) hoạt động bình thường. Giúp sự tái hấp thu calci, phospho tại ống thận. Được dùng điều trị bệnh còi xương, nhuyễn xương, loãng xương, hạ calci huyết (như hạ calci huyết do suy tuyến cận giáp). Nhiễm độc do thừa vitamin D, cách tránh: - Khi dùng liều cao hoặc kéo dài thì xảy ra hiện tượng cường vitamin D. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi dùng liều thông thường nhưng do sự đáp ứng thuốc tăng. Gọi chung là hiện tượng nhiễm độc do thừa vitamin D. Nhiễm độc này làm tăng calci huyết dẫn đến một số triệu chứng như yếu mệt, ngủ gà, đau đầu, chóng mặt; chán ăn, khô miệng, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón; ù tai, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương, dễ bị kích thích hoặc một số triệu chứng ít và hiếm gặp hơn như giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận dẫn đến rối loạn tiểu, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, tăng calci phospho niệu, tăng albumin nitơ urê huyết. Các triệu chứng thường không rõ, một số giống với triệu chứng thiếu vitamin D dễ làm người bệnh nhầm lẫn, nên cần được khám xác định. - Vitamin D có nhiều loại, trong đó có: vitamin D3 (cholecalciferol) do cơ thể tự sinh ra hoặc do nguồn gốc động vật; vitamin D2 (ergocalciferol) do nguồn gốc thực vật; vitamin D3 tổng hợp (1alpha-hydroxycalciferol). Qua chuyển hóa, cuối cùng chúng đều chuyển thành dạng có hoạt tính sinh học nhưng vì các quá trình chuyển hóa đó không như nhau nên tác dụng của chúng không hoàn toàn giống nhau, độ mạnh và liều lượng cũng khác nhau. Một thí dụ: Vitamin D3 tổng hợp được chọn dùng tốt nhất cho trường hợp loạn dưỡng xương do thận. Vitamin D3 mạnh hơn vitamin D2, được dùng với liều thấp hơn vitamin D2. Trừ khi cần chọn lựa đặc biệt, đa số trường hợp thầy thuốc kê đơn loại dùng phổ biến là vitamin D3. Khi gặp một sản phẩm có thể không phải là vitamin D3 vẫn thay thế được nhưng cần điều chỉnh liều thích hợp. + Ở người có chức năng cận giáp và sự đáp ứng thuốc bình thường, khoảng cách giữa liều có thể gây ra nhiễm độc (từ 50.000IU trở lên) cách khá xa với liều dùng thông thường (200-400 IU). Tuy nhiên, ở người cường cận giáp hoặc có sự đáp ứng thuốc tăng thì có khi dùng liều không cao vẫn có thể xảy ra nhiễm độc. Cần thận trọng khi dùng cho những người dễ có nguy cơ xảy ra nhiễm độc vitamin D. + Trong trường hợp bị hạ calci huyết cần điều trị bằng vitamin D thì phải dùng tại bệnh viện (hoặc nhờ bác sĩ theo dõi) vì chỉ tại đó mới có đủ điều kiện xác định nồng độ calci huyết, điều chỉnh liều để khống chế nồng độ calci huyết trong khoảng 9-10 mg/decilit, không vượt quá 1mg/decilit. Nếu dùng “áng chừng” tại nhà dễ xảy ra quá liều, làm chuyển từ trạng thái hạ sang tăng calci huyết nguy hiểm hơn. + Khi dùng vitamin D để điều trị một số bệnh, nếu thấy đã có cải thiện về triệu chứng (hoặc các chỉ số xét nghiệm sinh hóa trở lại bình thường) thì cần giảm liều. Ví dụ: khi bị còi xương, mỗi ngày dùng 1.000IU, trong khoảng 10 ngày nồng độ calci trong máu thường trở về bình thường, trong vòng 3 tuần sẽ có biểu hiện khỏi bệnh trên phim Xquang, cần điều chỉnh hoặc ngừng dùng đúng lúc. + Khi đang dùng vitamin D hoặc trong thời gian thuốc đang có hiệu lực do dùng dạng phóng thích chậm (như vitamin D3 BON 200.000IU/ml, có hiệu lực trong 6 tháng) thì không được dùng thêm một thuốc khác có chứa vitamin D. Ví dụ khi đang cho trẻ dùng bổ sung ergocalciferol (vitamin D2) thì không dùng thuốc chữa chán ăn kiddipharmaton có chứa vitamin D3; trong thời gian vitamin D3 BON 200.000IU/ml đang còn hiệu lực thì không dùng thêm loại hỗn hợp chứa nhiều vitamin (như pharmaton trong đó 1 viên thường có 400IU vitamin D). Nếu khi đã dùng vitamin D kết hợp với calcium thì cũng không nên dùng thêm thuốc chứa calcium khác. + Khi dùng loại viamin D liều đặc biệt cao (ví dụ Auxergyl D3, dạng ống chứa 200.000IU vitamin D3 kèm theo 50.000IU vitamin A) thì nhất thiết phải dùng theo đơn của bác sĩ nhằm chữa một số bệnh nhất định (như để trị còi xương, trị các cơn co giật do thiếu calci huyết, bệnh nhuyễn xương do thiếu vitamin D) tuyệt đối không tự ý dùng với mục đích khác (như muốn dùng cùng thuốc chứa calci với hy vọng làm tăng chiều cao của trẻ!), phải tuân thủ liều lượng được chỉ dẫn (ví dụ trẻ em không được dùng quá 3 ống 1 năm). + Tuyệt đối không được dùng vitamin D ( đặc biệt là loại có tác dụng kéo dài hoặc có hàm lượng cao) cho người bị calci huyết tăng, calci niệu tăng, sỏi thận (loại calci). + Hàm lượng vitamin D trong các sản phẩm rất thay đổi. Ví dụ: 1g (30 giọt) dầu gan cá đậm đặc chứa 5.000IU, trong khi 1g dầu gan cá thường chỉ chứa 500 IU vitamin D3; hoặc 1ml sterogyl chứa 0,25mg nhưng 1ml sterogyl 15A lại chứa tới 10mg vitamin D2. Tránh lẫn lộn và cần tính toán kỹ (để tránh dùng không đủ hay quá liều). + Có một số sản phẩm kết hợp vitamin D và vitamin A với hàm lượng không tương thích. Ví dụ: Trong dầu gan cá đậm đặc (nói trên) 1g chứa 5.000IU vitamin D và 50.000IU vitamin A. Nếu trẻ dưới 4 tuổi còi xương muốn bổ sung 1 ngày 3 giọt (ứng với 500IU vitamin D) thì lại vô tình phải dùng kèm mỗi ngày tới 5.000IU vitamin A, gây thừa vitamin A. Cần xem xét có sự phối hợp sự tương thích hay không (để tránh dùng thừa loại này hoặc loại kia). Nếu chú ý khi dùng như trên sẽ tránh được các tai biến. . thiếu vitamin D dễ làm người bệnh nhầm lẫn, nên cần được khám xác định. - Vitamin D có nhiều loại, trong đó có: vitamin D3 (cholecalciferol) do cơ thể tự sinh ra hoặc do nguồn gốc động vật; vitamin. hiện tượng cường vitamin D. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi d ng liều thông thường nhưng do sự đáp ứng thuốc tăng. Gọi chung là hiện tượng nhiễm độc do thừa vitamin D. Nhiễm độc này làm. thường có 400IU vitamin D) . Nếu khi đã d ng vitamin D kết hợp với calcium thì cũng không nên d ng thêm thuốc chứa calcium khác. + Khi d ng loại viamin D liều đặc biệt cao (ví d Auxergyl D3 , d ng

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan