Dùng thuốc ở bệnh nhân loãng xương pdf

5 252 1
Dùng thuốc ở bệnh nhân loãng xương pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dùng thuốc ở bệnh nhân loãng xương Loãng xương là một bệnh xương hay gặp, đặc biệt ở những người cao tuổi và ở phụ nữ sau mãn kinh. Ở Việt Nam loãng xương chiếm tỷ lệ 13-15% phụ nữ sau mãn kinh. Loãng xương là một bệnh xương hay gặp, đặc biệt ở những người cao tuổi và ở phụ nữ sau mãn kinh. Ở Việt Nam loãng xương chiếm tỷ lệ 13-15% phụ nữ sau mãn kinh. Gãy xương là hậu quả đáng sợ nhất của loãng xương vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên chất lượng cuộc sống. Gãy xương cột sống là nguồn gốc của đau, biến dạng thân đốt sống, giảm chiều cao, mất khả năng tự lập. Còn gãy xương háng là nguyên nhân gây tử vong của 1 trong 5 bệnh nhân trong vòng 6 tháng sau gãy xương, và chỉ có 1 trong 3 bệnh nhân phục hồi hoàn toàn khả năng vận động. Loãng xương là một vấn đề lớn trong sức khỏe cộng đồng do bệnh thường gặp và chi phí điều trị rất tốn kém. Các biện pháp điều trị loãng xương Đầu tiên là lựa chọn đúng đối tượng cần điều trị, dựa trên thăm khám lâm sàng, đánh giá các kết quả của đo mật độ xương. Người bệnh cần phải đi khám bệnh ở cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để bác sĩ quyết định xem bệnh nhân có cần điều trị hay không và chỉ định các biện pháp điều trị cụ thể. Loãng xương là một bệnh xương đòi hỏi phải điều trị kéo dài, thậm chí suốt đời. Các biện pháp điều trị loãng xương sau mãn kinh hiện nay có thể làm giảm tới một nửa nguy cơ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh đã có giảm mật độ xương. Công tác điều trị đòi hỏi trước hết phải dùng các biện pháp không dùng thuốc như tập thể dục, phòng ngừa ngã, sau đó khắc phục tình trạng thiếu hụt calci và vitamin D và cuối cùng là mới dùng các thuốc điều trị loãng xương đặc hiệu. Các thuốc điều trị loãng xương được chia thành hai nhóm chính: hoặc là kích thích tạo xương hoặc là ức chế hủy xương. Hiện nay diều trị loãng xương chủ yếu dựa trên các thuốc biphosphonat, raloxifen, miacalcic, livial, PTH, vitamin D và calci. Dùng thuốc như thế nào? Bệnh nhân không nên tự điều trị ở nhà, mách bảo nhau các thuốc điều trị, mua thuốc uống thuốc bừa bãi. Sự tuân thủ chế độ điều trị của bệnh nhân rất quan trọng. Người bệnh phải tuân thủ tất cả những chỉ dẫn của bác sỹ và uống thuốc theo đúng liều, thời gian kê trong đơn. Khi hết thuốc bệnh nhân phải đến gặp bác sĩ để được khám lại. Do bệnh nhân phải uống thuốc hằng ngày nên cần phải lập thói quen dùng thuốc thường xuyên, vào một giờ nhất định trong ngày. Hiện nay các hãng dược phẩm cũng chú ý cải tiến dạng thuốc biphosphonat dùng cách quãng, làm dễ dàng tuân thủ thuốc, rất thuận tiện trong dùng thuốc kéo dài. Có những trường hợp người bệnh nôn nóng muốn khỏi bệnh sớm hay do đau quá nên dùng thuốc quá liều, gây nên tình trạng ngộ độc thuốc hay lại chỉ dùng thuốc trong vài ngày, khi thấy đỡ bệnh, tưởng khỏi bệnh rồi nên dừng uống thuốc, làm cho bệnh ngày càng nặng hơn. Cách dùng thuốc tùy tiện, không kiểm soát như vậy có thể gây nhiều tai biến như loét dạ dày tá tràng gây xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, thậm chí gây tử vong. Bệnh nhân bị loãng xương phải điều trị kéo dài rất cần có sổ y bạ để ghi chép đơn thuốc, chỉ dẫn của bác sĩ, cũng như theo dõi đánh giá kết quả điều trị, ghi nhận những tác dụng phụ nếu có của thuốc. Một tồn tại hiện nay là bệnh nhân chúng ta thường đi khám bệnh một cách tùy tiện, tức là không có sổ y bạ, hay để quên sổ y bạ và các kết quả xét nghiệm, phim Xquang ở nhà, rồi lại làm lại các xét nghiệm ở mỗi lần khám mới. Điều đó gây lãng phí, tốn kém cả về thời gian và tiền bạc cho bệnh nhân, cũng như gây khó khăn cho thầy thuốc theo dõi liên tục người bệnh. Do vậy, việc bệnh nhân lưu trữ đầy đủ các hồ sơ y tế và mang theo mỗi lần khám bệnh sẽ làm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh. Bệnh nhân cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của mình. Một số thuốc như biphosphonat có những chỉ dẫn đặc biệt khi dùng, để tránh tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, hay tránh những tương tác bất lợi với thức ăn, hay các thuốc khác. Ngay cả khi dùng thuốc đúng chỉ dẫn, vẫn có thể có tai biến vì mỗi bệnh nhân, mỗi lứa tuổi, mỗi giới lại có đáp ứng với thuốc khác nhau. Thuốc có thể tốt với người này nhưng lại hoàn toàn không có tác dụng, thậm chí có hại với người khác. Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ tất cả tình trạng dị ứng hay tai biến do dùng thuốc trước đây của mình, cũng như các bệnh kèm theo để bác sĩ lưu ý khi kê đơn. Khi gặp tác dụng phụ của thuốc hay bệnh nặng lên thì phải lập tức thông báo cho bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý kịp thời mà không cần đợi đến khi dùng hết đơn thuốc. Bệnh nhân loãng xương cần được chẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách và hiệu quả. Chính sự hợp tác chặt chẽ thầy thuốc với bệnh nhân và sự tuân thủ các chỉ dẫn điều trị là yếu tố cơ bản đảm bảo thành công trong việc chữa bệnh. . Dùng thuốc ở bệnh nhân loãng xương Loãng xương là một bệnh xương hay gặp, đặc biệt ở những người cao tuổi và ở phụ nữ sau mãn kinh. Ở Việt Nam loãng xương chiếm tỷ lệ. sau mãn kinh. Loãng xương là một bệnh xương hay gặp, đặc biệt ở những người cao tuổi và ở phụ nữ sau mãn kinh. Ở Việt Nam loãng xương chiếm tỷ lệ 13-15% phụ nữ sau mãn kinh. Gãy xương là hậu. xương. Người bệnh cần phải đi khám bệnh ở cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để bác sĩ quyết định xem bệnh nhân có cần điều trị hay không và chỉ định các biện pháp điều trị cụ thể. Loãng xương

Ngày đăng: 02/08/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan