Luận văn: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực III” - phần 1 docx

4 542 2
Luận văn: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực III” - phần 1 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển dần từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo đinh hướng XHCN. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã tạo cơ hội và điều kiện cho nhiều ngành kinh tế phát triển, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế nước nhà. Song cũng phát sinh những vấn đề phức tạp, đặt ra cho nền kinh tế nói chung và các ngành, các cấp những yều cầu và thách thức mới, đòi hỏi phải có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ để thích nghi và đáp ứng với môi trường mới, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và đúng định hướng. Trong cơ chế mới, mỗi doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo trong kinh doanh, phải chịu trách nhiệm trước kết quả kinh doanh của mình, bảo toàn được vốn kinh doanh và quan trọng hơn là kinh doanh có lãi. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận nên việc xác định đúng đắn kết quả kinh doanh nói chung và kết quả bán hàng nói riêng là rất cần thiết. Do vậy bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là rất quan trọng giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định đúng đắn. Xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất, dịch vụ và đời sống xã hội. Ở nước ta kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh không chỉ có ý nghĩa đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn thực sự thúc đẩy sản xuất, góp phần ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy cho Ngân sách Nhà nước. Thực tế trong những năm qua, kinh doanh xăng dầu đã đạt dược những kết quả nhất định song khó khăn, tồn tại không phải là ít. Công ty xăng dầu khu vực III là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, là đại diện của Petrolimex tại Hải Phòng, có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh cung cấp xăng dầu cho các đơn vị kinh tế, quốc phòng và tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hải Phòng và khu vực lân cận. Đứng trước tình hình kinh tế hiện tại của đất nước nói chung, của Công ty xăng dầu khu vực III nói riêng, trong quá trình thực tập tại công ty tôi nhận thức được tầm quan trọng của công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó tôi đã đi sâu nghiên cức đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực III”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. - Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực III. - Chương 3: Một số ý kiến hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực III. Do thời gian có hạn, tài liệu nghiên cứu không thật đầy đủ nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những nhận xét và ý kiến đóng góp để đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Tuấn Anh và các thầy cô giáo, sự tạo điều kiện, giúp đỡ của lãnh đạo công ty Xăng dầu khu vực III, các nhân viên phòng kế toán, phòng kinh doanh… để tôi hoàn thành đề tài này. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 1.1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 1.1.1. Vai trò của quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình bán hàng là quá trình thực hiện các quan hệ trao đổi thông qua các phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… trong đó doanh nghiệp chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó theo giá quy định hoặc thỏa thuận. Thời điểm xác định doanh thu bán hàng sẽ phụ thuộc vào từng phương thức bán hàng và phương thức thanh toán tiền hàng, điều đó sẽ chi phối đến việc hạch toán doanh thu bán hàng. Bán hàng là quá trình hết sức quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tăng nhanh quá trình bán hàng sẽ tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, doanh nghiệp có thêm lợi nhuận để tích lũy và phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác khi bán được sản phẩm hàng hóa sản xuất ra thì có thể trang trải được các khoản nợ, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt thì việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở thành vấn đề nan giải và quan trọng đối với từng doanh nghiệp, đồng thời cũng là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước. Vấn đề quan tâm nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là kết quả kinh doanh và làm thế nào lợi nhuận thu được càng nhiều càng tốt. Điều đó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tổ chức kiểm soát các khoản doanh thu, các khoản chi phí và xác định kết quả các hoạt đông kinh doanh, đầu tư, hoạt động tài chính… trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải biết sản xuất sản phẩm nào, kinh doanh mặt hàng nào, xu hướng kinh doanh của chúng như thế nào để có kết quả cao. Do đó việc tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh rất cần thiết cho việc cung cấp thông tin giúp chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá, lựu chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả cao nhất. Việc tổ chức kế toán bán hàng, xác định kết quả một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có ý nghĩa quan rọng trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin cho chủ doanh nghiệp, giám đốc điều hành, các cơ quan chủ quản, quản lý tài chính, thuế…để lựa chọn phương án kinh doanh có hiệu quả, giám sát việc chấp hành chính sách, chế độ kinh tế, tài chính, chính sách thuế… 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại. - Hoạt động kinh doanh thương mại là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất vào tiêu dùng. - Chức năng chủ yếu của kinh doanh thương mại là mua hàng vào bán hàng ra. Chênh lệch giữa giá bán với giá mua là thu nhập của doanh nghiệp. - Chi phí mua của ngành thương mại chiếm một tỷ trọng nhất định trong giá thành hàng hóa. 1.1.3. Các khái niệm chủ yếu sử dụng trong hạch toán kế toán bán hàng. - Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghỉệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. - Doanh thu bán hàng thuần: Là doanh thu mà doanh nghiệp thu được có thể thấp hơn doanh thu bán hàng do các nguyên nhân: doanh nghiệp thực hiện chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán hoặc hàng bán bị trả lại (do không đảm bảo các điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế) và doanh nghiệp phải nộp thuế doanh thu (thuế tiêu thụ đặc biệt) hoặc thuế xuất nhập khẩu được tính trên khối lượng và doanh thu bán hàng thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ hạch toán. - Doanh thu tiêu thụ nội bộ: Là số tiền thu được do hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, lao vụ được tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty… hạch toán toàn ngành. - Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. - Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. - Giá trị hàng bán bị trả lại: Là toàn bộ khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Trị giá hàng bán bị trả lại sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm hàng hóa đã bán ra trong kỳ hạch toán. - Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau: + Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm, hoặc hàng hóa cho người mua. + Doanh nghiệp không còn nắm giữa quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa. + Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. + Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. + Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 1.1.4. Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng. Bán hàng có ý nghĩa đối với sự sống còn của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chính vì lẽ đó kế toán bán hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và bán hàng. Thông qua các thông tin kinh tế từ kế toán mà người điều hành doanh nghiệp có thể biết được mức độ hoàn thành tiêu thụ, phát hiện sai sót ở từng khâu trong quá trình lập và thực hiện quá trình mua, tiêu thụ và dự trữ hàng hóa, từ đó có biện pháp phù hợp để đạt hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý về thành phẩm, hàng hóa; bán hàng, xác định kết quả và phân phối kết quả của các hoạt động. Kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại thành phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu chất lượng, số lượng, chủng loại và giá trị. - Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thời theo dõi, đôn đốc các khoản phải thu khách hàng. - Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và tình hình phân phối kết quả các hoạt động. - Cung cấp các thông tin kế toán phục vụ cho việc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác định và phân phối kết quả. 1.1.5. Phạm vi và thời điểm xác định bán hàng. Lời nói đầu Khi nền kinh tế Việt Nam có bước chuyển mình từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập chung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước, với sự khuyến khích về chế chính sách mọi thành phần kinh tế đều được tham gia kinh doanh sản xuất những sản phẩm hàng hóa mà nhà nước không cấm. Nên lúc này các mặt hàng tràn ngập trên thị trường không những đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường (sức mua của người tiêu dùng), mà đôi khi còn dư thừa, thì lúc này các doanh nghiệp (Khodetai.com), các nhà sản xuất, các hãng kinh doanh buộc phải quan tâm tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Phải đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, lúc này khách hàng có quyền lựa chọn một hay nhiều sản phẩmcủa một , hay nhiều nhà, nhiều hãng cung cấp khác nhau vì thế mà phải đẩy mạnh công tác tiệu thụ sảnphẩm, tăng khả năng cạnh tranh để thu hút khách hàng về với sản phẩm của mình Vì khi sản xuất ra mà không bán được thì buộc phải hạn chế hay ngừng sản xuất, trong khi các khoản định phí khác vẫn phải chi trả đều theo thời hạn ( như tiền thuê mặt bằng nhà xưởng bến bãi kho chứa , tiền nhân công quản lý , tiền phí lãi thuê tài chính (Khodetai.com) …)đồng thời sản phẩm không tiêu thụ được vẫn nằm lại trong kho gâyra khủng hoảng trầm trọng về nguồn vốn tái đầu tư (Khodetai.com) … Từ đó cho ta thấy công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vô cùng quan trọng, trong tất cả các ngành nghề kinh doanh. dù sản phẩm hàng hóa đó có tồn tại ở dạng vật chất hoặc phi vật chất thì nó vẫn là sự sốngcòn của doanh nghiệp (Khodetai.com).Dù ở thành phần kinh tế nào đi nữa thì cũng không thể có hiệu quả nếu không có một hình thức kế toán (Khodetai.com) tiêu thụ phù hợp và khoa học.Do vậy mà mọi doanh nghiệp (Khodetai.com) luôn quan tâm và đặt trong sự quản lý giám sát rất chặt chẽ công tác kế toán (Khodetai.com) tiêu thụ hàng hóa chỉ khi mọi số liệu về công tác tiêu thụ hàng hóa được xác định rõ ràng thì doanh nghiệp (Khodetai.com) mới xác định được kết quả mà quá trình kinh doanh đó mang lại. (hay nóicách khác là lỗ hay lãi) để các phòng ban chức năng trong doanh nghiệp (Khodetai.com) đó đưa ra đượccác qết định đúng đắn mang lại kết quả kinh doanh như ý, không những thu đựoc vốn mà còn có lãi . Nhận thức được vấn đề này đồng thời nhận được sự quan tâm chỉ bảo của các thầy cô trong Khoa kinhtế pháp chế, và đặc biệt là cô giáo Trần Thị Thắm và ban lãnh đạo công ty, sự giúp đỡ của các cô chú trong các phòng ban , anh Trần Quốc Khánh trưởng phòng Kế toán – Tài chính cùng các anh chị trong phòng, Em đã mạnh dạn chọn đề tài “Công tác kế toán (Khodetai.com) tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh ở công ty thiết bị phụ tùng và xăng dầu”. Do thời gian tìm hiểu chưa nhiều, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên báo cáo của em không tránh khỏi những điểm còn thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô, sự giúp đỡ của các cô chú trong công ty cùng sự góp ý của các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Nội, Ngày …, tháng 03, năm 2003. Sinh viên thực hiện đề tài Trần Tuấn Văn . kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. - Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực III. - Chương. BÁN HÀNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI. 1. 1. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 1. 1 .1. Vai trò của quá trình bán hàng và xác định kết quả bán hàng. toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu khu vực III”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán

Ngày đăng: 02/08/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan