BÀI 35: HOOCMÔN Ở THỰC VẬT. ppt

11 8.4K 29
BÀI 35: HOOCMÔN Ở THỰC VẬT. ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 08/03/2011 Ngày dạy: 12/03/2011 BÀI 35: HOOCMÔN Ở THỰC VẬT. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: 1 Trình bày được khái niệm hoocmôn của thực vật và các đặc điểm của chúng 2 Phân biệt được 2 nhóm hoocmôn kích thích và nhóm hoocmôn ức chế 2. Kĩ năng: 3 Kĩ năng phân tich, tổng hợp 4 Nắm được các ứng dụng trong nông nghiệp của các phitôhoocmôn 3. Thái độ: 5 Sử dụng thuốc hợp lý đối với cây trồng. II. Nội dung trọng tâm: 6 Phân biệt được nhóm hococmôn kích thích sinh trưởng và hoocmon ức chế sinh trưởng. III. Phương tiện dạy học 7 Một số hình ảnh SGK phóng to. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 8 Sinh trưởng là gì? Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp. 9 Trình bày các loại mô phân sinh 3. Tiến trình dạy học: Ở trên chương trình thời sự của đài truyền hình Việt Nam đã từng nhắc tới vụ việc cây rau trồng 2 – 3 ngày có thể thu hoạch. Vậy tại sao trong thời gian ngắn người ta lại có thể thu hoạch được số rau đó? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 35 : HOOCMÔN CỦA THỰC VẬT I. Hoạt động 1: Khái niệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Quan sát lại thí nghiệm hình 23.1a, và 23.2 ta thấy sự sinh trưởng của thân cây hướng về nơi ánh sáng được chiếu. Cơ chế nào gây ra hiện tượng này? GV dẫn: Các hóa chất như auxin và các chất gây ảnh hưởng đến sinh trưởng là hoocmôn thực vật. Vậy hoocmôn thực vật là gì? - Hoocmôn thực vật có những đặc điểm gì? GV giải thích: - Tính chuyên hóa: Ví dụ: Ở ĐV bậc cao, từng bộ phận cơ thể điều có thể tiết ra hoocmôn. Ví dụ hoocmôn sinh dục có chức năng về sinh dục và ở bộ phận sinh dục, insulin điều tiết lượng đường trong máu. Ở TV, một hoocmôn thực vật phải đảm bảo nhiều chức năng và ở nhiều bộ phận. HS tham khảo thông tin SGK trả lời được: - Do hoocmôn auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị kích thích (phía tối) và kết quả là tại phía không bị kích thích (phía tối) có nồng độ auxin cao hơn nên kích thích tế bào sinh trưởng nhanh. - Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. - Do cây tiết ra, được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây - Nồng độ thấp => gây biến đổi mạnh - Tính chuyên hóa thấp. GV hỏi: Tùy theo mức độ biểu hiện tính kích thích hay tính ức chế sinh trưởng thì hoocmon ở thực vật được chia làm mấy loại? - Chia làm hai loại: hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế. Nội dung: I. Khái niệm: 1. Khái niệm: Hoocmôn thực vật (phitôhoocmôn) là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây. - Gồm 2 nhóm: hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế. 2. Đặc điểm: + Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây. + Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây + Nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể. + Tính chuyên hóa thấp. II. Hoạt động 2: Các loại hoocmon thực vật Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoocmon kích thích: Hoocmôn kích thích gồm những loại hoocmon nào? - Chúng có vai trò như thế nào đối với đời sống cây trồng? GV dẫn: chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu nội dung của từng hoocmôn riêng biệt để xem chúng có vai trò gì. a. Auxin: chủ yếu là AIA Hs tham khảo thông tin SGK139 trả lời các câu hỏi: - Gồm 3 loại: Auxin, Giberelin, Xitokinin - Giúp đẩy mạnh quá trình sinh trưởng của thực vật. -10 Auxin được sinh ra từ bộ phận nào của cây? -11 Phân bố chủ yếu ở đâu? -12 Ở mức độ tế bào hay mức độ cơ thể thì AIA tham gia vào hoạt động sống của cây như thế nào? Gv yêu cầu HS trả lời lệnh Sgk : - Auxin được ứng dụng trong nông nghiệp ra sao? - Vậy tại sao không nên sử dụng auxin nhân tạo trực tiếp cho các nông phẩm làm thức ăn? b. Giberelin Tương tự như auxin, Hs trả lời câu hỏi: - Giberelin được sinh ra từ bộ phận nào của cây? - Phân bố chủ yếu ở đâu? - Ở mức độ tế bào hay mức độ cơ thể thì GA tham gia vào hoạt động sống của cây như thế nào? - Giberelin được ứng dụng trong nông - Sinh ra ở đỉnh của thân và cành. - Có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng. - Ở mức độ tế bào: Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào. Ở mức độ cơ thể: tham gia vào các hoạt động hướng động, ứng động, nảy chồi, kích thích rễ phụ… - Auxin kích thích sinh trưởng dãn dài của tế bào, nhờ đó làm tăng kích thước của quả dâu tây. - Kích thích ra rễ. Tăng tỉ lệ thụ quả. Tạo quả không hạt. Nuôi cấy mô… - Một số auxin nhân tạo (ANA, AIB…) không có enzim phân giải trong cây nên nó tích lũy gây độc hại cho người và động vật. - Chủ yếu ở lá non, quả non, rễ - Trong hạt, củ chồi đang nảy mầm, đang trong thời gian sinh trưởng, trong các lóng thân. - Tăng nguyên phân và tăng dãn dài ở múc độ tế bào. Kích thích sự nảy mầm nghiệp và công nghiệp thực phẩm ra sao? => GV nhận xét và bổ sung c. Xitokinin - Xitokinin được tổng hợp từ bộ phận nào? - Xitokinin có tác dụng sinh lý như thế nào? - Nhận xét vai trò của xitokinin đối với sự hình thành chồi trong mô callus? - Quan sát nồng độ trong thí nghiệm H35.3 rút ra được điều gì? (sự thay đổi nồng độ ảnh hưởng như thế nào)  GV nhận xét: Nồng độ tương đối cao của AIA và kenitin cảm ứng sự hình thành mô callus sau vài tuần. Sự phát triển có thể hướng vào hình thành rễ hay cành tùy thuộc vào sự tăng giảm tỉ lệ AIA/kinetin. Nếu tỷ lệ auxin cao hơn xytokinin (kinetin) thì kích và sinh trưởng chiều cao của cây ở mức độ cơ thể. - Ứng dụng: Lấy sợi Kích thích sự ra hoa. Tạo quả không hạt Ứng dụng sản xuất mạch nha và công nghiệp đồ uống. - Chồi, quả non ,lá non, tầng phát sinh, chủ yếu ở đỉnh rễ. - Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào. - Xitokinin hoạt hóa sự phân hóa phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus dựa vào tác động kích thích phân bào làm tăng số lượng tế bào. - Nồng độ auxin cao hơn kinetin thì kích thích ra rễ + Nồng độ auxin thấp hơn kinetin sẽ kích thích mọc chồi, cành thích sự ra rễ, còn tỷ lệ xytokinin (kinetin) cao hơn auxin thì kích thích ra chồi, cành Tuy nhiên Xitokinin chỉ thể hiện tác động kích thích phát triển chồi trong nuôi cấy mô khi có mặt auxin với liều lượng thích hợp. 2. Hoocmon ức chế: a. Êtilen: -13 Êtilen được sinh ra trong thời gian nào? -14 Vai trò sinh lý của êtilen là gì? GV hỏi: Người nông dân thường xếp quả chín cùng quả xanh để làm gì ? GV hỏi: Từ ví dụ trên và kiến thức đã có được. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng Êtilen vào trong sản xuất như thế nào ? Ứng dụng của êtilen trong sản xuất nông nghiệp, kích thích quả chín nhanh, tuy nhiên người ta không dùng trực tiếp khí etilen mà dùng hợp chất của nó (đất - Thời gian rụng lá, khi hoa già… - Thúc quả nhanh chín và rụng lá. Kích thích sự ra hoa trái vụ. Tác động lên sự phân hóa giới tính - Quả chín sản ra nhiều Êtilen. Khi xếp quả chín gần quả xanh thì êtilen do quả chín sinh ra kích thích tăng nhanh quá trình chín của quả xanh - Tạo quả chín trái vụ đối với quả dứa. Tác dụng làm cho quả chín nhanh đèn) b. Axit abxixic (AAB) - Axit abxixic được sinh ra từ đâu? GV dẫn: Axit abxixic được tổng hợp ở các cơ quan của TV, chủ yếu là cơ quan sinh sản, tích luỹ nhiều trong cơ quan đang ngủ, nghỉ, kìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm sút các hoạt động sinh lý và chuyển cây vào trạng thái ngủ nghỉ - Vai trò sinh lý của axit abxixic là gì? GV nhận xét: Là chất ức chế sinh trưởng, ảnh hưởng đến quá trình chín và sự ngủ của hạt, tăng khả năng chịu mất nước,đóng mở khí khổng và hiện tượng đẻ con ở một số loại cây ở vùng đầm lầy ven biển như đước. - AAB được ứng dụng như thế nào ? - Sinh ra trong lá (lục lạp), chóp rễ. - Liên quan đến sự chín và sự ngủ của hạt. Sự đóng mở khí khổng, loại bỏ hiện tượng sinh con. + Kéo dài thời gian ngủ nghỉ của hạt trong thời gian bảo quản (Bảo quản khoai tây, hành, tỏi, …) + Hạn chế sự rụng lá, quả trên cây  giữ quả quất, hoa đào, … trong dịp tết. Nội dung: II. Các loại hoocmôn ở thực vật Loại hoocmon Nơi tổng hợp Tác dụng sinh lý Auxin Các mô phân sinh chồi ngọn và các lá non, phôi trong hạt - Làm tăng kéo dài tế bào => kích thích kéo dài thân và rễ. - Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên. - Gây hiện tượng hướng động. - Phát triển quả,tạo quả không hạt. - Ức chế sự rụng lá, quả, kích thích ra rễ. Giberelin Các cơ quan đang sinh trưởng như lá non, quả non, hạt đang nảy mầm, phôi đang sinh trưởng - Kích thích phân chia và phân hóa tế bào, giúp thân mọc dài ra, lóng vươn dài. - Phá trạng thái ngủ , nghỉ của hạt. - Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt. - Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp và trao đổi nitơ. Xitokinin Các tế bào đang phân chia trong rễ, lá non, quả non. - Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ. - Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên. - Kìm hãm hóa già. - Kích thích nảy mầm, nở hoa. Êtilen Các mô cuả quá chín, lá già. - Thúc đấy quá trình chín của quả, ưc chế sinh trưởng của cây non, mầm thân củ. - Gây rụng lá và quả. Ứế Axit abxixic Chủ yếu ở lá,tích lũy trong cơ quan già, cơ quan đang ngủ, nghĩ hoặc sắp - Ức chế sinh trưởng mạnh, gây rụng lá và quả,kích thích đóng mở khí khổng trong điều kiện khô hạn. Kích thích trạng thái ngủ nghỉ của hạt. rụng. Giữa hoocmon kích thích và hoocmon ức chế nó có mối quan hệ gì không? Và giữa các hoocmon kích thích có mối tương quan ra sao? Sau đây chúng ta sẽ vào phần III để tìm câu trả lời. III. Hoạt động 3: Tương quan hoocmon thực vật. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV đưa ra ví dụ: - 2 loại hoocmôn là GA / AAB điều tiết trạng thái sinh lý của hạt. + Hạt khô:GA rất thấp, AAB đạt cực đại. + Hạt nẩy mầm: GA tăng nhanh, AAB giảm mạnh - Êtilen (và AAB) có tác dụng đối kháng với auxin trong sự rụng lá và quả: Khi có tác nhân cảm ứng sự rụng  AIA và êtilen được tổng hợp  tăng nhanh, AIA giảm  tầng rời xuất hiện  rụng lá. => Vậy từ những ví dụ trên hãy nêu những mối tương quan giữa các hoocmon đã học? - Có những nguyên tắc nào cần chú ý Gồm 2 mối tương quan chính - Tương quan giữa hoocmon kích thích với hoocmon ức chế. - Giữa các hoocmon kích thích với nhau. + Nguyên tắc khi sử dụng hoocmôn thực vật - Sử dụng với nồng độ thích hợp - Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa khi sử dụng các hoocmôn thực vật trong nông nghiệp? GV dẫn: Vậy việc trồng rau sau 2 – 3 ngày thu hoạch là do dùng chất kích thích sinh trưởng, kéo dài thân và rễ => cây chóng lớn, và nhanh thu được lợi nhuận. Tuy nhiên nếu việc sử dụng hàm lượng hoocmon không đúng với nồng độ thích hợp sẽ ảnh hưởng đến môi trường, vi sinh vật và đặc biệt là con người (chất diệt cỏ đioxin, phá hủy hay gây chết mô và tế bào vi sinh vật, gây một số biến chứng ở người) các Hoocmôn thực vật. - Trong trồng trọt phải quan tâm sự phối hợp các hoocmôn thực vật với nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nội dung: III. Tương quan hoocmon thực vật - Tương quan giữa hoocmon kích thích với hoocmon ức chế. - Giữa các hoocmon kích thích với nhau. 4. Củng cố: - GV nhắc lại nội dung trọng tâm và trình bày một số ứng dụng. - HS đọc và ghi nhớ phần tóm tắt in nghiêng trong khung ở cuối bài. - GV yêu cầu HS lấy ví dụ về ứng dụng hoocmôn trong hoạt động sản xuất. 5. Dặn dò - Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành các câu hỏi và bài tập sau bài 35. - Đọc mục Em có biết. [...]...- Chuẩn bị bài 36- PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA . chất gây ảnh hưởng đến sinh trưởng là hoocmôn thực vật. Vậy hoocmôn thực vật là gì? - Hoocmôn thực vật có những đặc điểm gì? GV giải thích: - Tính chuyên hóa: Ví dụ: Ở ĐV bậc cao,. BÀI 35: HOOCMÔN Ở THỰC VẬT. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: 1 Trình bày được khái niệm hoocmôn của thực vật và các đặc điểm của chúng 2 Phân biệt được 2 nhóm hoocmôn kích thích và nhóm hoocmôn. sinh trưởng thì hoocmon ở thực vật được chia làm mấy loại? - Chia làm hai loại: hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế. Nội dung: I. Khái niệm: 1. Khái niệm: Hoocmôn thực vật (phit hoocmôn)

Ngày đăng: 02/08/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan