Bài 27: LỚP VỎ SINH VẬT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT docx

6 2.1K 5
Bài 27: LỚP VỎ SINH VẬT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tuần 35: Thứ 3 ngày 26 tháng 4 năm 2011 Tiết 33: Bài 27: LỚP VỎ SINH VẬT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm khái niệm lớp vỏ sinh vật. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng. - Biết các tác động tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất. - Biết được vì sao phải khai thác rừng hợp lí và bảo vệ rừng, bảo vệ những vùng sinh sống của động, thực vật trên Trái Đất. 2. Kỹ năng: - Xác lập được mối quan hệ về động vật và thực vật về nguồn thức ăn. 3. Thái độ: - Ủng hộ các hành động tích cực nhằm bảo vệ động, thực vật (rừng) trên Trái Đất, phản đối các hành động tiêu cực làm suy thoái rừng và suy giảm động vật. II. Phương tiện dạy học - Một số tranh ảnh về rừng, động vật các môi trường nhiệt đới,hoang mạc… III. Hoạt độnng dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đất là gì? Các nhân tố hình thành đất. - Cho biết đặc điểm của thổ nhưỡng? Một số nguyên nhân làm cho đất làm giảm độ phì của đất. Biện pháp cải tạo? 2. Bài mới:. Vào bài: Các sinh vật sinh sống khắp nơi trên bề mặt Trái Đất. Chúng phân bố thành các miền thực, động vật khác nhau, tùy thuộc vào các điều kiện của môi trường. Trong sự phân bố đó, con người là nhân tố có tác động quan trọng nhất. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài Hoạt động 1. ? Như thế nào là lớp vỏ sinh vật? ? Sinh vật có mặt trên Trái Đất từ bao giờ? Sinh vật tồn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt Trái Đất? HS: - Khoảng 3000 năm, sinh vật xâm nhập trong những lớp đất đá, khí quyển và thủy quyển. Hoạt động 2. GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về động, thực vật và các môi trường và quan sát tranh của 3 môi trường tự nhiên ( rừng mưa nhiệt đới, thực vật vùng ôn đới , đài nguyên) ? Nhận xét về sự khác biệt giữa các cảnh quan trên? Nguyên nhân của sự khác biệt đó? HS: - Rừng mưa nhiệt đới thực vật quanh năm tươi tốt; vùng ôn đới thực vật rụng là mùa thu 1. Lớp vỏ sinh vật: - Các sinh vật sống trên BMTĐ tạo thành lớp vỏ sinh vật. 2. các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật: và đông, đài nguyên thực vật ngèo nàn. - Nguyên nhân: do khí hậu. ? Quan sát H 67, 68 ( rừng mưa…., hoang mạc nhiệt đới). Cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao lại như vậy? Yếu tố nào quyết định sự phát triển của thực vật? HS: - H 67 rừng xanh tốt – Có nhiều mưa và nóng. - H 68 Thực vật cằn cỗi – khí hậu nóng không ẩm. - Yếu tố nhiệt độ và lượng mưa. ? Địa hình có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật như thế nào? HS: Thực vật theo độ cao từ rừng lá rộng – rừng hỗn hợp – rừng lá kim - đồng cỏ. ? Đất trồng có ảnh hưởng đến thực vật như thế nào? HS: Mỗi loại đất có loại cây phù hợp ( Ferelít trồng cây công nghiệp, đất phù sa trồng cây nông nghiệp). HS: Quan sát H 69; H 70 ( Đài nguyên, đồng cỏ nhiệt đới). ? Vì sao động vật lại có sự khác nhau giữa hai - Khí hậu là yếu tố tự nhiên ảnh hưởng rõ rệt sự phân bố của thực, động vật. - Địa hình và đất ảnh hưởng đến thực vật. miền? HS: Do khí hậu, địa hình mỗi miền ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của giống loài… ? Sự ảnh hưởng của khí hậu tác động tới động vật khác như thế nào? Kể tên một số động vật trốn rét? HS: - Động vật ít chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn vì động vật có thể di chuyển theo địa hình, theo mùa. - Gấu ngủ đông, chim én. ? Thực vật và động vật có mối quan hệ như thế nào? HS: - Rừng ôn đới: Cây lá kim và hỗn hợp – hươu nai, tuần lộc. - Rừng nhiệt đới: rừng nhiều tầng – khỉ, vượn, sóc; hổ, báo; côn trùng, gặm nhấm; trăn, rắn, cá sấu. Hoạt động 3. GV: chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng. * Nhóm 1,2: Con người có ảnh hưởng tích cực tới sự phân bố thực vật như thế nào? - Sự phân bố thực vật ảnh hưởng sâu sắc tới phân bố các loài động vật. 3. Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất: TL: - Mang giống cây trồng vật nuôi từ nơi khác đến để mở rộng sự phân bố. - Cải taọ nhiều giống cây, vật nuôi có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao. * Nhóm 3,4: Những ảnh hưởng tiêu cực của con người đến thực và động vật? TL: - Phá rừng bừa bãi làm tiêu diệt thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống. - Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số…, thu hẹp môi trường sống của sinh vật. ? Con người phải làm gì để bảo vệ thực, động vật? HS: Bảo vệ, duy trì sinh vật quí hiếm. Lên án nạn săn bắn động vật quý hiếm và nạn chặt phá rừng… Con người ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phân bố thực, động vật. IV. Củng cố - Nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố thực, động vật? - Chọn ý đúng nhất: Con người có tác động tích cực đến thực động vật: a. Mang giống cây trồng vật nuôi từ nơi khác đến để mở rộng sự phân bố. b. Cải taọ nhiều giống cây, vật nuôi có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao. c. Tất cả đều đúng. V. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại các bài đã học tiết sau ôn tập HKII. . 33: Bài 27: LỚP VỎ SINH VẬT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm khái niệm lớp vỏ sinh vật. - Phân tích được ảnh hưởng. rụng là mùa thu 1. Lớp vỏ sinh vật: - Các sinh vật sống trên BMTĐ tạo thành lớp vỏ sinh vật. 2. các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật: . của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng. - Biết các tác động tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất.

Ngày đăng: 02/08/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan