13 lỗi sơ đẳng trong phỏng vấn xin việc docx

7 323 0
13 lỗi sơ đẳng trong phỏng vấn xin việc docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

13 lỗi sơ đẳng trong phỏng vấn xin việc Bạn đã có một bộ hồ sơ hoàn hảo, và thậm chí có cả một cuộc phỏng vấn nho nhỏ qua điện thoại khá thành công? Tuy nhiên chỉ cần một sơ xuất nhỏ, mọi nỗ lực của bạn cũng có thể bị tiêu tan. Phỏng vấn là khâu rất quan trọng và căng thẳng nhất trong quá trình tìm kiếm công việc. Phỏng vấn đòi hỏi bạn phải đối mặt trực tiếp với nhà tuyển dụng và thể hiện mọi khả năng của mình. Vì thế, làm bất cứ điều gì không cẩn trọng cũng có thể dẫn đến sai sót, ngay cả những lỗi nhỏ nhất. Nhưng chúng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng. Hãy chắc rằng bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn thành công nếu tránh được 13 lỗi sơ đẳng sau: 1. Đến muộn: Nếu đã được nhà tuyển dụng nói rõ địa điểm phỏng vấn và bạn cũng đã xem trước bản đồ, hãy mang theo đồng hồ và rời nhà sớm. Nếu có điều gì không may xảy ra, bạn không thể đến đúng giờ, hãy gọi cho người phỏng vấn và xin sắp xếp một buổi phỏng vấn khác. 2. Trang phục không đúng quy cách: Hãy tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng trong 17s đầu tiên với một vẻ bề ngoài hết sức chuyên nghiệp. Từ cách ăn mặc cho đến cách cư xử cũng phải hết sức lịch sự, trang trọng: quần áo gọn gàng (nên mặc trang phục dành cho công sở) màu sắc nhẹ, dễ chịu. Tuyệt đối không nên đeo quá nhiều đồ trang sức. Giầy dép cũng cần phải được đánh bóng. Có thể sử dụng một chút nước hoa nhưng không quá đậm mùi. Cuối cùng, hãy đứng trước gương kiểm tra lại mọi thứ trước khi ra khỏi nhà. Và khi ở phòng chờ đợi phỏng vấn, bạn cũng nên kiểm tra lại lần thứ hai để đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng. 3. Căng thẳng, sợ hãi: Dù đang rất lo lắng, nhưng bạn vẫn tươi cười và luôn giữ liên lạc bằng ánh mắt với nhà tuyển dụng? Điều đó hoàn toàn đúng. Hãy ngồi xuống, bình tĩnh, và thể hiện sự sẵn sàng trước mỗi câu hỏi của người phỏng vấn. Sự nhiệt tình, tự tin là điều mà người phỏng vấn luôn mong chờ ở bạn. 4. Hút thuốc, nhai kẹo cao su, uống rượu: Bạn có vẻ không được thoải mái với nguyên tắc này. Nhưng điều đó có ích lợi gì? Nhà tuyển dụng thông thường sẽ chọn những người không hút thuốc chứ không phải là những người hút thuốc. Vì thế, tại bữa ăn hay bất cứ một cuộc phỏng vấn nào, những người khác có thể mời bạn, tốt nhất là bạn nên từ chối. 5. Không ngừng tìm kiếm thông tin: Cuộc phỏng vấn không phải là lúc để bạn thử nghiệm cho quá trình tìm kiếm thông tin. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng các thông tin liên quan đến công ty và vị trí bạn đinh xin tuyển trên Internet, các thư viện, các tạp chí chuyên ngành hay từ các đồng nghiệp của bạn. Với những thông tin này, bạn có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người rất quan tâm đến công ty và sẽ tận tâm với công việc nếu bạn được tuyển dụng. 5. Không biết thể hiện điểm mạnh: Không ai có thể hoàn hảo 100%. Tuy nhiên khi nhà thuyển dụng hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bạn, thì cũng không tự kiêu hoặc che giấu. Hãy thành thật nói những điểm mạnh của mình, đồng thời nhấn mạnh những việc bạn đã làm để khắc phục những điểm yếu. 6. Không chuẩn bị: Hãy tiến hành một cuộc phỏng vấn giả với một người bạn hoặc một người thân trong gia đình bằng danh sách các câu hỏi phỏng vấn thông thường sẵn có. Có thể ghi âm lại và tìm ra những điểm nào được và chưa được (về giọng nói, ngữ điệu…) để rút kinh nghiệm. Hãy bắt đầu với việc giới thiệu về bản thân và sau khi kết thúc, đừng quên cảm ơn người phỏng vấn. Với các câu hỏi khó, có thể viết ra và tìm câu trả lời cho phù hợp và thông minh nhất. Bạn nến nhớ rằng, thực hành quá trơn tru cũng có thể làm cho bạn cứng nhắc và lộ rõ sự giả tạo. 7. Trả lời rời rạc, ngắt quãng: Thật khủng khiếp nếu chỉ với một câu hỏi đơn giản mà bạn phải cần đến 15 phút! Người phỏng vấn chắc chắn sẽ rất khó chịu. Vì thế, hãy thực hành kỹ năng giao tiếp và suy nghĩ cẩn thận ngay khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi. Một câu trả lời hay là câu trả lời đúng trọng tâm và ngắn gọn. 8. Kinh nghiệm không liên quan đến công việc: Cần thể hiện các kinh nghiệm liên quan đến công việc của bạn, những kỹ năng và điểm mạnh bạn có. Điều này cũng là để trả lời cho câu hỏi của chính bạn “Trình độ, kinh nghiệm, năng lực của mình có phù hợp với công việc không? Tại sao mình lại quyết định làm việc tại công ty này?” 9. Hỏi và hỏi quá nhiều: Hãy sử dụng những thông tin bạn có để đặt ra các câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Mục đích là để tìm hiểu kỹ xem bạn có thực sự phù hợp với công việc mà bạn xin tuyển hay không. Tuy nhiên cũng không nên hỏi quá nhiều vì người phỏng vấn không có thời gian để trả lời chúng một cách chi tiết. Vả lại, bạn cần nhớ mình đang là người được phỏng vấn. 11. Nói xấu và kể tội người khác: Không nên nói xấu ông chủ hiện tại, các đồng nghiệp cũ hoặc đối thủ của bạn nếu như bạn không muốn mình là một người “lắm chuyện”, ngồi lê đôi mách. 12. Hỏi về lương bổng và phúc lợi quá sớm: Sau khi thể hiện những kinh nghiệm và khả năng của mình. Hãy chờ nhà tuyển dụng đặt vấn đề này trước. 13. Không có trách nhiệm với công việc: Khi cuộc phỏng vấn sắp kết thúc, hãy tỏ rõ sự quan tâm của mình tới công việc mới và xin nhận trách nhiệm nếu được tuyển dụng. Read more:http://www.ant7.com/forum/forum_posts.asp?TID=1410& PN=3&get=last#ixzz1KGCM6kUN . 13 lỗi sơ đẳng trong phỏng vấn xin việc Bạn đã có một bộ hồ sơ hoàn hảo, và thậm chí có cả một cuộc phỏng vấn nho nhỏ qua điện thoại khá thành công? Tuy nhiên chỉ cần một sơ xuất nhỏ,. cả những lỗi nhỏ nhất. Nhưng chúng hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ càng. Hãy chắc rằng bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn thành công nếu tránh được 13 lỗi sơ đẳng sau:. chờ nhà tuyển dụng đặt vấn đề này trước. 13. Không có trách nhiệm với công việc: Khi cuộc phỏng vấn sắp kết thúc, hãy tỏ rõ sự quan tâm của mình tới công việc mới và xin nhận trách nhiệm nếu

Ngày đăng: 02/08/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan