Một số cách chửa bệnh bằng hồng sâm pps

9 383 0
Một số cách chửa bệnh bằng hồng sâm pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số cách chửa bệnh bằng hồng sâm Cách dùng nhân sâm phòng chống huyết áp thấp Hồng sâm 5 g thái phiến; gà mái 1 con (chừng 750 g) bỏ phủ tạng, luộc sôi khoảng 3 phút rồi cho vào nồi đất hầm thật nhừ cùng nhân sâm, thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân huyết áp thấp kèm theo các biểu hiện gầy yếu, mặt nhợt nhạt, mệt mỏi, hay khó thở, chóng mặt, trí nhớ giảm sút Theo y học cổ truyền, huyết áp thấp phần lớn do khí huyết hư nhược gây nên. Nhân sâm vốn là thuốc đại bổ nguyên khí, có khả năng nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tăng cường trương lực mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch và cải thiện quá trình cung cấp ôxy. Vì vậy, nó có tác dụng làm tăng chỉ số huyết áp. Dưới đây là một số cách dùng cụ thể: - Hồng sâm 3 g, đùi gà 2 cái, kỷ tử 20 g, rau sống, hành, gừng tươi, rượu vang, đường trắng, bột mì vừa đủ. Hồng sâm thái phiến mỏng, đem ngâm với 150 ml rượu trắng trong 3 ngày; đùi gà rửa sạch, để ráo nước rồi rán vàng. Phi hành, gừng cho thơm, bỏ đùi gà, rượu sâm, kỷ tử và gia vị vào hầm cho thật nhừ, chế thêm một chút bột mì cho sánh rồi đổ ra đĩa, ăn nóng. Công dụng: Ích khí, dùng cho người bị huyết áp thấp có kèm theo mệt mỏi (mất sức, chân tay rã rời), chán ăn, đại tiện lỏng loãng, lưng đau gối mỏi - Nhân sâm 5 g, long nhãn 20 g, liên nhục 20 g, lòng đỏ trứng gà 2 cái, đường đỏ 30 g. Sâm thái phiến mỏng, đem hầm cùng long nhãn và liên nhục cho nhừ rồi cho lòng đỏ trứng gà vào đánh đều, chế đường đỏ, dùng để ăn điểm tâm. Công dụng: Ích khí dưỡng huyết, bổ tâm tráng thần; dùng cho người bị huyết áp thấp có biểu hiện hay hồi hộp đánh trống ngực, tinh thần bạc nhược, dễ lo sợ, ngủ kém, hay mê mộng, chán ăn - Hồng sâm 3 g, hoàng kỳ 9 g, đương quy 9 g, bạch linh 9 g, trần bì 3 g, chích thảo 3 g. Tất cả đem sắc kỹ chừng 1 giờ rồi uống. Cũng có thể lấy các vị tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ ích khí, dưỡng huyết, bổ hư; dùng cho người bị huyết áp thấp có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, chân tay rã rời, sắc mặt vàng nhợt, kém ăn, đại tiện lỏng nát. - Hồng sâm 60 g, ngũ vị tử 60 g, phá cố chỉ 60 g, bạch truật 60 g, hoài sơn 45 g, bạch linh 45 g, ngô thù 30 g, ba kích 30 g, nhục đậu khấu 30 g, long cốt sao 15 g. Tất cả sao thơm, tán bột, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g, uống với nước ấm có pha một chút mật ong hoặc với rượu hâm nóng. Công dụng: Ôn thận ích khí, thích hợp với người huyết áp thấp có biểu hiện lưng đau gối mỏi, hay sợ lạnh, dễ vã mồ hôi, đại tiện lỏng nát hoặc hay đau bụng đi lỏng vào sáng sớm - Thục địa 9 g, đương quy 9 g, nhân sâm 6 g, bạch truật 6 g, chích thảo 6 g, gừng tươi 3 lát, đại táo 2 quả. Các vị sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. - Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, dùng cho người già bị huyết áp thấp kèm theo tình trạng cơ thể suy nhược, gầy yếu, sắc mặt nhợt nhạt, hay có cảm giác khó thở, ngại nói, trí nhớ giảm sút, chán ăn Theo kinh nghiệm và các tài liệu nghiên cứu, nhân sâm Triều Tiên được xem là tốt hơn cả. Nếu sâm Nhật trong thành phần hóa học chỉ có 8 loại saponin, sâm Mỹ có 14 loại, sâm Trung Quốc có 15 loại thì bạch sâm Triều Tiên có 23 loại và hồng sâm Triều Tiên có tới 26 loại saponin. Hồng sâm và bạch sâm khác nhau ở cách chế và chất lượng củ. Hồng sâm được chế từ những củ sâm to, nặng ít nhất 37 g. Những củ không đủ tiêu chuẩn để chế hồng sâm thì làm thành bạch sâm. Hồng sâm đúng tiêu chuẩn thường được đóng vào hộp gỗ (khác với bạch sâm đóng vào hộp giấy). Cách dùng nhân sâm phòng chống tiểu đường Y học hiện đại đã chứng minh nhân sâm có tác dụng trong hạ đường huyết. Tuy nhiên, y học cổ truyền cho rằng mỗi người bệnh thuộc một thể bệnh riêng nên việc dùng nhân sâm phải hết sức linh hoạt và cần khéo léo phối hợp với một số vị thuốc khác. Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng nhân sâm theo các phương thức sau đây ở tất cả các giai đoạn. Nồng độ đường trong máu sẽ mau trở lại mức bình thường ở giai đoạn sớm, giảm được một cách đáng kể ở giai đoạn sau và duy trì ổn định dài hơn khi bệnh đã hồi phục. Cách 1: Nhân sâm, qua lâu nhân, tri mẫu, cam thảo sao, sinh địa, cát căn, bạch linh, mạch môn 9 g, Tất cả đem ngâm nước một giờ rồi sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày với nước ấm. Công dụng: Thanh vị nhuận phế, sinh tân ích khí. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện khát nhiều, uống nhiều, hay có cảm giác khó thở, ngực bụng bồn chồn, nóng bức không yên. Cách 2: Nhân sâm 4,5 g, thiên môn, mạch môn, thiên hoa phấn mỗi thứ 9 g, hoàng cầm, tri mẫu, lá sen mỗi thứ 6 g, cam thảo sao 3 g. Tất cả đem ngâm nước nửa giờ rồi sắc uống. Cũng có thể hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt, ích khí sinh tân. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện họng khô, miệng khát, uống nhiều, đái nhiều, tinh thần mỏi mệt, hay có cảm giác khó thở, đại tiện táo. Cách 3: Nhân sâm 6 g, mạch môn 15 g, ngũ vị tử 10 g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện mệt mỏi như mất sức, khó thở, hồi hộp trống ngực, họng khô miệng khát, hay vã mồ hôi, thường kèm theo bệnh hô hấp mạn tính với triệu chứng ho khan, ít hoặc không có đờm. Y học cổ truyền gọi đây là thể bệnh Khí âm lưỡng hư. Cách 4: Nhân sâm 1,5 g, sinh thạch cao 30 g, tri mẫu 10 g, cam thảo sống 6 g. Tất cả đem ngâm nước nửa giờ rồi sắc uống. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện khát nhiều, uống nhiều, đái nhiều, miệng khô lưỡi khô, hình thể gầy gò, đại tiện táo kết. Y học cổ truyền gọi đây là thể bệnh Vị nhiệt thương tân. Cách 5: Nhân sâm, thạch xương bồ, bạch linh, bạch truật, viễn chí, địa cốt bì, ngưu tất mỗi thứ 30 g. Tất cả sấy khô, tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 g. Công dụng: Ích khí kiện tỳ, dưỡng tâm an thần. Dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện hình thể hao gầy, ăn nhiều nhưng mau đói, tinh thần mỏi mệt, giấc ngủ không sâu, hay có cảm giác bồn chồn lo lắng. Y học cổ truyền gọi đây là thể bệnh Khí huyết lưỡng hư. Cách 6: Nhân sâm, tri mẫu, ngũ vị tử mỗi thứ 45 g, thiên hoa phấn 125 g, hoàng liên 125 g, mạch môn 90 g, nước ép sinh địa 30 ml, nước ép ngó sen 30 ml, sữa bò tươi 250 ml, nước gừng 250 ml. Các vị thuốc đem ngâm nước vo gạo trong nửa ngày rồi sắc kỹ 2 lần lấy dịch chiết hòa với nước sinh địa, nước ngó sen, sữa bò tươi và nước gừng. Sau đó đem cô lửa nhỏ, cho thêm 250 ml mật ong loại tốt, tiếp tục cô thành cao đặc, để nguội, đựng trong lọ kín dùng dần. Công dụng: Ích khí dưỡng âm, dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện mau khát, mau đói, ăn nhiều nhưng hình thể hao gầy, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, ngủ kém hay mê mộng, lưng đau gối mỏi, di tinh, suy giảm tính dục. Cách 7: Nhân sâm 1,5 g, hoài sơn 30 g, đại táo 15 quả, kỷ tử 12 g, thịt thỏ 120 g, gia vị vừa đủ. Thịt thỏ rửa sạch bằng nước ấm, thái miếng; các vị thuốc rửa sạch, cho vào nồi hầm cùng thịt thỏ trong 60 phút. Sau đó, lấy thịt thỏ ra để ráo, bỏ bã thuốc. Phi hành tỏi cho thơm rồi cho thịt thỏ vào đảo đều, đổ dịch thuốc vào đun sôi một lát là được, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ ích khí, dùng cho người bị tiểu đường có biểu hiện miệng khát, uống nhiều, tinh thần mỏi mệt, khó thở nhẹ, ăn kém, hay đầy bụng, đại tiện lỏng nát. Y học cổ truyền gọi đây là thể bệnh Tỳ vị khí hư. Làm đẹp da với sâm Làm đẹp da với sâmTại các spa hiện nay, ngoài các hình thức tắm cát, tắm nghệ, tắm cam, tắm bơ một dịch vụ mới xuất hiện: tắm sâm. Ngày nay, nhân sâm không còn là thứ chỉ dành cho người giàu sang, quyền quí. Nhiều đối tượng dân chúng đã có cơ hội sử dụng sâm như một phương thuốc hoặc để làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức về sâm và cách làm đẹp với sâm. Vì sao sâm bổ dưỡng? Hiện nay có khá nhiều loại sâm. Để dễ phân biệt, người ta gọi thêm tên địa phương hoặc màu sắc như: đảng sâm, huyền sâm có màu đen, đan sâm có màu đỏ, bổ chính sâm, sa sâm, thổ Cao Ly sâm, nam sâm, sâm rừng, sâm Nhật Bản, sâm Hoa Kỳ Khi sấy khô, gốc nhân sâm bốn năm tuổi thường có chứa 10% nước, 12,2% protein, 70% carbohydrade, sợi xơ 4,2%, chất béo 1% và tro 2,6%. Sâm chứa số lượng nhỏ vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, E, acid folic, biotin, pantothenic acid và các khoáng chất như calci, sắt, phosphor, iodine, magne, kẽm và đồng. Lượng chất bổ này tuỳ thuộc vào tuổi của sâm. Nhân sâm 4-5 tuổi thường có số lượng tối ưu. Một chút tinh dầu nhân sâm cho vào nước tắm sẽ giúp tác động lên tinh thần và thể lực, cải thiện trí nhớ, chống mệt mỏi, tăng cường sức khoẻ, chống lại bệnh tật và cân bằng chuyển hoá. Trong một số trường hợp, mùi hương nhân sâm cũng giúp chống lại chứng trầm cảm do suy nhược cơ thể. Ngoài tác dụng về sức khoẻ, tắm với tinh dầu nhân sâm hoặc với các hỗn hợp làm từ sâm cũng cho hiệu quả dưỡng da, làm cho da mịn màng, rạng rỡ. Tắm với nhân sâm Trên thế giới đã có loại sản phẩm túi trà tắm nhân sâm (Ginseng tea bath). Nhân sâm được pha trộn với rượu vang đỏ và trắng, vừa có công dụng lột nhẹ vừa bảo vệ làn da. Viên sâm tắm dạng sủi bột (Effervescent Ginseng Bath Tablets) khá tiện dụng khi tắm bồn. Sau khi hoà mình vào bồn tắm, thả một hoặc nhiều viên vào bồn nước. Viên sủi sẽ từ từ tan ra và sủi bọt, bồn nước sẽ trở nên thơm hơn. Tắm với viên sủi bọt nhân sâm có tác dụng làm dịu da. Một số spa trên thế giới hiện đang phổ biến dịch vụ tắm với nhân sâm như: - Tắm trà xanh và nhân sâm (Green tea and Ginseng bath): Pha trộn trà xanh, có chanh (lemongrass) và nhân sâm làm hỗn hợp thoa lên toàn thân. Hỗn hợp này có tác dụng làm sạch da và đánh thức các giác quan, xua tan mệt mỏi. - Tắm hơi nhân sâm (Ginseng Sâun): Đắm mình trong làn hơi nóng từ nhân sâm toả ra sẽ thanh tẩy các chất độc trong cơ thể. Nó cũng cải thiện tuần hoàn máu và sự chuyển hoá các chất trong cơ thể. Tác dụng làm giảm huyết áp cao và cải thiện chứng đau thần kinh cũng được ghi nhận. Tại Việt Nam, hình thức làm đẹp với nhân sâm cũng đã được du nhập về. Một số spa giới thiệu quy trình tắm với nhân sâm như sau: - Bước 1: Làm sạch bề mặt da (tắm qua bằng nước sạch). - Bước 2: Tẩy tế bào chết trên da bằng muối khoáng, xông hơi. - Bước 3: Đắp hỗn hợp mật ong + sâm cắt lát + hạnh nhân + sữa tươi đã được xay nhuyễn lên toàn thân. Quấn khăn lông toàn thân để ủ óng trong 20 phút. - Bước 4: Tắm lại cho sạch và thoa kem dưỡng ẩm . Một số cách chửa bệnh bằng hồng sâm Cách dùng nhân sâm phòng chống huyết áp thấp Hồng sâm 5 g thái phiến; gà mái 1 con (chừng 750 g) bỏ phủ. hoặc màu sắc như: đảng sâm, huyền sâm có màu đen, đan sâm có màu đỏ, bổ chính sâm, sa sâm, thổ Cao Ly sâm, nam sâm, sâm rừng, sâm Nhật Bản, sâm Hoa Kỳ Khi sấy khô, gốc nhân sâm bốn năm tuổi thường. làm tăng chỉ số huyết áp. Dưới đây là một số cách dùng cụ thể: - Hồng sâm 3 g, đùi gà 2 cái, kỷ tử 20 g, rau sống, hành, gừng tươi, rượu vang, đường trắng, bột mì vừa đủ. Hồng sâm thái phiến

Ngày đăng: 02/08/2014, 01:20

Mục lục

  • Một số cách chửa bệnh bằng hồng sâm

  • Cách dùng nhân sâm phòng chống huyết áp thấp

  • Cách dùng nhân sâm phòng chống tiểu đường

  • Làm đẹp da với sâm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan