chuyên đề xuân diệu- nét chính về thơ và đời

12 9.7K 33
chuyên đề xuân diệu- nét chính về thơ và đời

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XUÂN DIỆU CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ. I.Vài nét về tiểu sử,con người. 1. Cuộc đời 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thơ văn Xuân Diệu. II. Sự nghiệp văn chương 1.Trước cách mạng tháng tám 1.1. Nhà thơ của trần gian và hiện tại 1.2. Thi sĩ của tuổi trẻ và tình yêu 1.3. Nhà thơ của một quan niệm thẩm mĩ mới mẻ ,của nỗi sợ hãi trước sự trôi chảy của thời gian. 1.4. Một hồn thơ cô đơn 2. Sau cách mạng tháng tám. 2.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp. 2.2. Thời kì kháng chiến chống Mỹ. III. Phong cách nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu. I. Vài nét về tiểu sử,con người. 1. Cuộc đời Tên thật:Ngô Xuân Diệu (1916-1985) Bút danh:Trảo Nha Quê hương: Quê cha:Hà Tĩnh Quê mẹ: Bình Định Gia đình: Nhà nho Nơi học tập: Quy Nhơn – Huế - Hà Nội Bằng cấp: Tú tài Được mệnh danh: “Tao đàn nguyên súy” và “Mới nhất trong các nhà thơ mới” Tài năng nhiều mặt: Làm thơ viết văn, nghiên cứu phê bình ,dịch thuật… Tham gia mặt trận Việt Minh. Đại biểu quốc hội Ủy viên BCH hội nhà văn Việt Nam. Năm 1938 được bầu làm Viện sĩ Thông tấn Viện hàn lâm CHDC Đức Năm 1996 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật =>Cả cuộc đời ông gắn với nền văn học dân tộc 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thơ văn Xuân Diệu Gia đình: Xuân Diệu tiếp thu các đức tính cần cù, kiên nhẫn cuả người cha xứ Nghệ và cái hồn nhiên say đắm của người mẹ nơi gió cát vùng biển miền Trung. Nơi sống: Tác giả từng sinh sống và học tập qua nhiều miền đất nước với đặc điểm thiên nhiên, truyền thống văn hóa đa dạng.Đã tạo nên ở Xuân Diệu những rung cảm phong phú, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc. Bản thân: Là người có ý chí học tập, rèn luyện và sự lao động không mệt mỏi, như là một lẽ sống, một niềm say mê lớn Là một trí thức tây học, được đào tạo một cách bài bản, lại là con một nhà nho ( cha là một tú tài kép – hai lần đỗ tú tài), =>Ở Xuân Diệu có sự tác động mạnh mẽ của tư tưởng và văn hóa phương tây, nhất là văn hóa Pháp. =>Hồn thơ Xuân Diệu là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố: cổ điển và hiện đại.Nét nổi bậc trong thơ Xuân Diệu là một tâm hồn yêu đời tha thiết với tình yêu và sự sống trần thế, với lối sống tích cực, sống gấp, sống hưởng thụ. Xã hội: Hoàn cảnh xã hội rối ren lúc bấy giờ khiến nhà thơ vỡ mộng. Nhà thơ cảm thấy bất lực trước cuộc đời,bế tắc, bơ vơ => Cái tôi trữ tình của nhà thơ luôn mang tâm trạng cô đơn, u sầu. Mặt khác, con người và thơ văn Xuân Diệu cũng chịu ảnh hưởng của nỗi buồn cô đơn trong văn thơ lãng mạn Pháp,trong quá trình hội nhập của văn học Việt Nam với văn học Pháp những năm thế kỉ xx.Nhà thơ tiếp thu nhiều ảnh hưởng của phương tây. II. Sự nghiệp văn chương. 1.Thơ văn Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám Trước cách mạng tháng tám, Xuân Diệu có hai tập thơ:Thơ thơ (1938), Gữi hương cho gió (1945). Ông là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, cả về nội dung lẫn hình thức.Trong "Thi nhân Việt Nam", Hoài Thanh đã khẳng định : “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, nhà thơ đại diện đầy đủ nhất cho thời đại”.Là nhà thơ lãng mạn“mới nhất trong các nhà thơ mới” nên tư tưởng đó bao quát, chi phối toàn bộ thế giới cảm xúc và nghệ thuật trong thơ của ông. =>Thơ Xuân Diệu trở thành đỉnh cao của phong trào thơ mới.Bởi độ tràn đầy và sung mãn cuả nó được viết bởi một con người tài hoa,có ý thức cao về cá nhân,dám sống thành thực với cái tôi cá nhân. Ai đã từng đọc và cảm nhận thơ Xuân Diệu sẽ dễ dàng nhận thấy thơ XD được khắc họa qua bốn mảng chính: 1.1. Xuân Diệu- Nhà thơ của trần gian và hiện tại XD đã đem đến cho thơ mới nguồn cảm hứng mới lạ của một hồn thơ sôi nổi, tha thiết yêu đời thể hiện niềm khát khao giao cảm với cuộc đời bằng cái tôi cá thể, ý thức thật rõ giá trị của bản thân trước thiên nhiên tạo vật. Nhà thơ bộc lộ niềm khát khao giao cảm nồng cháy, cuồng say trước cuộc đời, bắt nguồn từ quan niệm sống tích cực của cái tôi cá nhân, ý thức sự hiện hữu của bản thân trong cuộc đời và khát khao sự sống trần gian, đối lập với cuộc đời hoặc thoát ly thực tại. “XD đốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới”. Ông muốn khẳng định cái tôi trong quan hệ gắn bó với đời, muốn được sống một cách thật mạnh mẽ. “Sống toàn tâm,toàn trí, sống toàn hồn” Sống toàn thân và thức ngọn giác quan với cuộc đời và “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” Cảm xúc của XD trước cuộc đời và thiên nhiên tạo vật luôn tươi mới, hồn nhiên, sôi nổi, bồng bột và luôn ở trạng thái cực điểm nhất. Với XD thiên đường chẳng ở đâu xa mà ở ngay trên mảnh đất trần gian này => Vì vậy,XD chủ trương chẳng thoát ly đi đâu cả mà đứng vững ở cõi trần, bám lấy mỗi phút giây mình đang sống để tận hưởng hạnh phúc, khẳng định sự sống cũng là cách hiện thực hoá bản thân mình vào thế giới, cũng là cách giải tỏa nỗi cô đơn : "Giơ tay muốn ôm cả trái đất Ghì trước trái tim, ghì trước ngực Cho đầy trước mặt khoảng cô đơn Bao la muôn đời, sâu vạn vực” (Bài thơ tuổi nhỏ) 1.2.Xuân Diệu - Thi sĩ của tuổi trẻ và tình yêu Khi đứng vững trên mảnh đất trần gian, bám chặt vào hiện tại. Xuân Diệu nhận ra rằng hạnh phúc cuộc đời được kết đọng đầy đủ nhất nơi tuổi trẻ và tình yêu. Bởi thế, ông khát khao tận hưởng và thiết tha kêu gọi mọi người mau mau tận hưởng cái hạnh phúc ngắn ngủi, hiếm hoi ấy. Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Thơ Xuân Diệu luôn thể hiện lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, niềm khát khao chiếm lĩnh và hưởng thụ những giá trị tươi đẹp của cuộc sống. Cái tôi Xuân Diệu được giải quyết khỏi ước lệ phi ngã cổ điển, nhìn đời bằng cái nhìn xanh non, biếc trời, đầy trẻ trung. Thiên nhiên và con người mang sức trẻ tình tứ sâu sắc, một thế giới xuân trời ngồn ngột hương sắc, tinh vi huyền diệu : Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si… (Vội vàng) Hay : Đã hôn rồi hôn lại Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt (Biển) 1.3.Xuân Diệu - Nhà thơ của một quan niệm thẩm mĩ mới mẻ, của nỗi sợ hãi trước sự trôi chảy của thời gian. Trong thơ Xuân Diệu, cảm thức thời gian được bắt nguồn từ quan điểm nhân sinh mới mẻ. Xuân Diệu với tâm hồn nhạy bén ý thức được sự chảy trôi của thời gian một đi không trở lại nên luôn mang trong mình nỗi ám ảnh lo sợ. Nhà thơ muốn chạy đua với thời gian để giành giật sự sống tận hưởng từng phút giây của cuộc đời, thể hiện niềm ham sống lành mạnh. 1.4. Xuân Diệu - Một hồn thơ cô đơn. Bên cạnh niềm mê say với cuộc đời, thơ Xuân Diệu cũng thể hiện nỗi buồn chán, hoài nghi cô đơn. Do Xuân Diệu là một nhà thơ, một nghệ sĩ theo khuynh hướng lãng mạn, đòi hỏi cái hoàn mĩ, tự nuôi mình bằng những ảo mộng của cuộc đời, luôn thèm muốn giao cảm vô biên với cuộc đời, nên khi gặp phải hoàn cảnh xã hội tầm thường giả dối, sống trong đất nước mất chủ quyền, bản thân là người dân mất nước,chịu vòng nô nệ khao khát dâng hiến nhưng gặp phải hoàn cảnh xã hội như vậy nên Xuân Diệu rơi vào chán nản, hoài nghi, cô đơn. Xuân Diệu yêu đời thiết tha với cuộc sống nhưng lại mang trong mình nỗi chán nản, hoài nghi, cô đơn. Hai trạng thái cảm xúc này tưởng như đối lập nhưng lại rất thống nhất của một hồn thơ khát khao giao cảm mãnh liệt với đời,của một cái tôi ý thức đầy đủ về sự hiện hữu và giá trị của bản thân trước thế giới : Tôi là con nai bị đánh lưới Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối. Hay Hôm nay trời nhẹ lên cao, Tôi buồn, không hiểu vì sao tôi buồn. (Chiều) Thơ xưa khi viết về nỗi cô đơn thường tạo ra không gian trống trải, thiếu vắng con người còn đối với Xuân Diệu, ngay cả khi con người và cảnh vật ở bên mình , nhà thơ vẫn cảm thấy cô đơn. 2. Sau cách mạng tháng tám. 2.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp. Sau cách mạng tháng 8-1945,hồn thơ nhạy cảm của XD bắt nhịp và hòa nhập ngay vào cuộc sống cách mạng rộng lớn, sôi động cuả nhân dân đất nước.Thi sĩ mở hồn đón luồn gió mới ngay từ những ngày đầu cách mạng và ôm ấp lấy tất cả.Ông say sưa viết về tổ quốc,nhân dân, Đảng và Bác,viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp,chống Mỹ của dân tộc và sự nghiệp xây dựng tổ quốc với một tinh thần công dân đầy nhiệt huyết và sôi nổi… Thời kháng chiến chống Pháp, XD hăng hái tham gia gắn bó với cuộc sống nhân dân. Càng ngày ông càng hiểu hơn về những con người giản dị mà vĩ đại.Đó chính là điều kiện thuân lợi giúp ông có được vốn sống và nguồn cảm hứng sang tạo để viết nên các tập thơ: Dưới sao vàng ( 1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954).Cảm hứng chủ đạo của các tập thơ trên là niềm tin yêu, niềm lạc quan trước hiện thực cuộc sống cách mạng.Ông cảm nhận cuộc đời như: Một sớm mai hồng, một bình minh Xanh mắt trẻ con, hồng môi thiếu nữ. (Trở về) XD cảm nhận sâu sắc cuộc sốngcao đẹp của quần chúng và cảm thông với nỗi khổ đau của họ. Hình ảnh quần chúng làn đầu tiên xuất hiện trong thơ XDChinhs là một nét mới về đối tượng phản ánh, nó đánh dấu cho bước chuyeebr quan trọng, về tình cảm nhận thức trên con đường thơ của ông (Tặng làng Còng, Bà cụ mù lòa…). Trên cơ sở đó, nhà thơ đã viết nên nhiều vần thơ giản dị mà thâm nặng nghĩa tình: Hạt cơm ăn của bà con Là tình, là nghĩa, là ơn thắm nhuần. (Tặng làng Còng) Bên cạnh đó, XD cũng bày tỏ được một cách chân thành nỗi trăn trở và sự kính yêu của mình khi viết về Bác.Ông đã tìm được cách thể hiện rất thấm thía: Trên đầu tóc Bác sương ghi Chắc đôi sợi bạc đã vì chúng con (Sáng) Dù còn có hạn chế, song các tập thơ trên đã thể hiện được bao nỗi niềm, tình cảm của XD trước hiện thực đời sống cách mạng. Thơ XD thời kì này đánh dấu một bước chuyển biến lớn về tư tưởng,tình cảm,giọng điệu… trên con đường thơ của ông. 2.2. Thời kì kháng chiến chống Mỹ. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc bước vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội.Trước hiện thực sôi động đó, với sự nhạy cảm, lòng tin yêu cuộc đời mới, thơ XD có sự vươn lên mạnh mẽ,đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc đời mới. Biểu hiện rõ ở ba tập thơ:Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau cầm tay (1962), Khối hồng (1964).XD say sưa ngợi ca cuộc đời mới với những đổi thay mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống của dân tộc và rồi ông trăn trở nghĩ về mình,bày tỏ chân thành niềm cảm xúc. Thơ XD có khi còn nặng về kể, giàu trình bày, ít ẩn ý, thiếu hàm xúc, dài dòng trong nhạc điệu, từ ngữ.Điều đó tạo nên sự hạn chế phần nào về sức truyền cảm và hấp dẫn của thơ ông đối với người đọc. Đến với XD ta sẽ thấy “XD là ngòi bút chiến đấu, không ngừng chiến đấu, chiến đấu rất tích cực cả về chính trị và văn chương, cả về tiểu luận phê bình và thơ ca”. Bên cạnh những phát hiện tinh teerfsvaf rất có giá trị, nhiều công trình phê bình văn học của XD có thể coi là những lộ trình về nghề văn,nghiệp văn cho những ai muốn đi vào công việc khó khăn phức tạp nhưng rất tinh tế này. Với hơn nữa thế kỉ hành trình sáng tạo,từ một nhà thơ lãng mạng trở thành một nhà thơ cách mạng, XD đã để lại trong kho tàng văn học dân tộc một di sản lớn.Ông có đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực và đều đặn ở nhiều thời điểm khác nhau.Thế nên vị trí của XD trên thi đàn văn học dân tộc Việt Nam sẽ là không nhỏ. III.Phong cách nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu • Phong cách thơ Xuân Diệu. Nét đặc sắc nhất trong cảm xúc thơ Xuân Diệu là những rung động hết sức tinh tế cuả một hồn thơ. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét:”Sự sống có muôn hình thức mà trong những hình thức nhỏ nhặt lại thường ẩn chứa một nguồn sống dồi dào”. Thơ Xuân Diệu với mọi biến thái mong manh, tinh vi, huyền diệu nhất của thiên nhiên, tạo vật và lòng người đều đã được hồn thơ nhạy cảm của Xuân Diệu phát hiện và miêu tả rõ nét bằng những câu thơ đẹp và tinh tế, tạo được dấu ấn độc đáo riêng. [...].. .Xuân Diệu còn là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ ở phương diện ngôn ngữ và thể loại Ông chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của thơ ca tượng trưng Pháp và đã tìm đến những cách diễn đạt rất mới lạ, đổi mới từ ngữ, những lối nói sẵn của Tiếng Việt để có thể diễn đạt đến tận cùng những rung động hồn nhiên chân thật của lòng mình Nhưng sự cách tân trong thơ ông có gốc rễ rất sâu... thức dân tộc và vốn văn hóa đặc sắc của thơ ca truyền thống • Đánh giá thơ Xuân Diệu Theo cách nói của Hoài Thanh thì”hồi Xuân Diệu mới xuất hiện, người đã đến trước mặt ta với một bộ xiêm y lộng lẫy và ta còn ngại ngùng không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy, nhưng rồi ta cảm thấy người với ta tình bà con vẫn nặng” Bởi trong những cách tân có vẻ phuơng Tây của nhà thơ, vẫn có thể... ràng”một cái gì đó rất Việt Nam” Giữa các phong cách thơ mới, Xuân Diệu là một cái gì vừa phải, hợp lí, ông vốn có cái dễ dàng để đến với đám đông trong văn chương cũng như trong cuộc đời Thế Lữ hơi cổ Trong thơ Thế Lữ người ta vẫn cảm thấy một cái gì đó hơi già, hơi cũ, mắt nhìn về cái mới chứ chân chưa đặt tới cái miền mới mẻ đó Mong muốn kéo nhà thơ này đi tới nhưng con người ông không theo kịp Lưu... sang mơ mộng xa xôi Huy Cận như già trước tuổi Về độ chín của thơ, Xuân Diệu không bằng Huy Cận song sự trẻ trung làm Xuân Diệu có sự hấp dẫn hơn, phổ biến hơn nhiều Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên ăn nhều ở sự hướng thượng, suy tư, độc đáo Các ông có cái gì đó mà bình thường khó với tới Họ nhìn theo các ông mà ngại Xét ảnh hưởng đến các thế hệ sau, vai trò của Xuân Diệu cũng rất lớn như ở thế hệ những người... năm 40 của thế kỉ trước, những Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, Phạm Tiến Duật Nếu đặt ra một hàng: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử thì khác nhau rất rõ Xuân Diệu như hoa hồng trong một vườn hoa loài hoa nào cũng đẹp Như một thứ cơm tẻ vừa với mọi người Mặc dù có những bài tuyệt bút, song Xuân Diệu thường vẫn để lại ấn tượng có chỗ sượng chưa đều tay, chưa chín . XUÂN DIỆU CẤU TRÚC CHUYÊN ĐỀ. I.Vài nét về tiểu sử,con người. 1. Cuộc đời 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến thơ văn Xuân Diệu. II. Sự nghiệp văn chương 1.Trước cách mạng tháng tám 1.1. Nhà thơ. Ai đã từng đọc và cảm nhận thơ Xuân Diệu sẽ dễ dàng nhận thấy thơ XD được khắc họa qua bốn mảng chính: 1.1. Xuân Diệu- Nhà thơ của trần gian và hiện tại XD đã đem đến cho thơ mới nguồn cảm. hưởng và thiết tha kêu gọi mọi người mau mau tận hưởng cái hạnh phúc ngắn ngủi, hiếm hoi ấy. Xuân Diệu là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Thơ Xuân Diệu luôn thể hiện lòng yêu đời,

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan