tiểu luận triết lí hành động trong faust của goethe

12 3.2K 13
tiểu luận triết lí hành động trong faust của goethe

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA NGỮ VĂN  HỌC PHẦN VĂN HỌC HI- LA, TÂY ÂU VÀ MỸ ĐỀ TÀI TRIẾT LÍ HÀNH ĐỘNG TRONG “FAUST” CỦA GOETHE TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2013 DANH SÁCH NHÓM – LỚP VĂN B K36 1. Trương Thị Thu Mây 2. Nguyễn Thị Thu Thảo 3. Đinh Thị Sen 4. A Tâm 5. Nguyễn Đức Tài 6. Trần Thị Huyền Trang 7. Nguyễn Thị Quyên 8. Nguyễn Thị Thúy Nga 9. Quách Quang Chung 2 Mục lục 3 1. Hoàn cảnh xã hội Đức thế kỉ XVIII và phong trào Khai sáng ở Đức Thế kỉ XVIII, châu Âu bước vào một thời đại bão táp cách mạng với tên gọi thế kỉ Khai sáng. Phong trào Khai sáng ở Đức là một bộ phận của phong trào Khai sáng ở châu Âu nhưng vì hoàn cảnh xã hội Đức thế kỉ XVIII có những nét khác biệt nên phong trào Khai sáng ở Đức có những mang những đặc điểm riêng. Thế kỉ XVIII, Đức chưa phải là một quốc gia thống nhất. Trên lãnh thổ Đức tồn tại 360 công quốc, 1500 trang trại quý tộc. Tình trạng chia cắt đất nước dẫn đến sự lạc hậu về chính trị, công nghiệp và thương mại ít phát triển. Hậu quả là giai cấp tư sản ở Đức chưa trở thành một giai cấp thống nhất, còn mang tính chất tỉnh lẻ. Vậy nên giai cấp tư sản Đức trở nên lạc hậu, kém cỏi, lép vế khi ta so sánh với tầng lớp tư sản ở các quốc gia khác tại châu Âu. Phong trào Khai sáng ở Đức vì vậy bắt đầu chậm hơn so với Anh và Pháp. Phong trào mang tính chất trừu tượng, tự biện, thay thế cuộc đấu tranh thực tế về tự do chính trị bằng sự tuyên truyền giải phóng tinh thần. Văn học Đức nửa đầu thế kỉ XVIII còn nghèo nàn. Nửa sau thế kỉ XVIII, văn học Đức bước vào thời kì mới với phong trào “Bão táp và xung kích” . Tiếp đó văn học Đức bước vào chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa cổ điển Đức truyền bá lại những tư tưởng của giai cấp tư sản, tư tưởng nhân đạo tư sản, ca ngợi con người, tuyên truyền tư tưởng khoan dung, phản đối chiến tranh, chủ trương giải quyết mâu thuẫn xã hội bằng giáo hóa, cải tạo giai cấp thống trị. 2. Giới thiệu Goethe Văn học Đức thế kỉ XVIII đạt đến đỉnh cao với Goethe. Ông được đánh giá là Homeros hay Dante của Đức. 2.1. Tiểu sử Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832), ông sinh tại thành phố Phơrăngphuốc trong một gia đình giàu có. Thuở nhỏ, Goethe được hưởng một nền giáo dục khá nhiều mặt nhưng có tính chất “thông thái rởm” theo sự chỉ đạo của bố. 1765, Goethe học luật tại trường đại học Laixich, ông cũng chẳng thích thú gì với cuộc đời sinh viên bị nhồi nhét mớ kiến thức lỗi thời và phương pháp giảng dạy lạc hậu. Tháng bảy 1768, Goethe bị ốm nặng. Gần hai năm sau sức khỏe hồi phục, ông đến Xtraxbuôc tiếp tục học. Ông tham gia phong trào “Bão táp và xung kích”, trở thành lãnh đạo của phong trào. Tại đây Goethe gặp Hecđe, sự kiện này có ảnh hưởng hết sức quan trọng đối với nhà văn. Gơt một cuộc đời bên ngoài có vẻ đơn giản như thế nhưng lại là cả một khối mâu thuẫn phức tạp. Năm 1775 ông đến Vaima tạm sáng tác xếp lại để giành thời giờ cho công việc lễ lạt, triều chính. 4 Năm 1786 Goethe sang Italia, sáng tác của ông đi vào chủ nghĩa cổ điển . Hai năm sau, trở lại Vaima. Từ 1790 cho đến khi mất ông tiếp tục sáng tác văn chương. 2.2. Sự nghiệp Goethe hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng thâu tóm những tri thức đồ sộ, cũng đạt được những thành tựu xuất sắc. Tên tuổi ông trở thành niềm tự hào của cả dân tộc, được Các Mác gọi là “người Đức vĩ đại nhất” Ông là tác giả của gần100 tác phẩm thi ca, sân khấu, văn xuôi, tiểu luận, phê bình, dịch thuật Những tác phẩm ấy góp phần quyết định đưa văn học Đức lên đỉnh cao cổ điển. Các tác phẩm tiêu biểu : Những bài ca xứ Dê-den-hai-mơ, Bài ca La Mã, 17 bài xôn-nét, Tập thơ Đông- Tây, Nỗi đau của chàng Vecte, Goetz von Berlichingen, Iphigenie ở Tauris, Egmont, Torquato Tasso, Faust, Đời tôi – hư cấu và sự thật… 3. Tóm tắt “Fauxt” Vở kịch kể về số phận của nhà triết học Heinrich Faust, một nhà hiền triết chán chường với những tri thức của nhân loại và đã tìm đến với quỷ sứ để thoả mãn những ước muốn của mình. Vở kịch dựa trên những câu truyện dân gian Đức về một nhân vật cùng tên và vẫn luôn được coi là phiên bản hoàn chỉnh và nổi tiếng nhất của câu truyện về người đàn ông bán linh hồn của mình cho quỷ sứ. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Faust, một học giả thông minh, tài giỏi trong chế độ phong kiến,Faust đã học qua tất cả các khoa của trường đại học, đỗ tiến sĩ và làm giáo sư mười năm liền. Danh tiếng lừng lẫy, song kiểm điểm lại chàng thú nhận mình vẫn “thông minh như cũ” và những hiểu biết của chàng quá hữu hạn so với bao điều bí mật chưa tìm ra được trong vũ trụ. Chàng chán ngấy lối học kinh viện trong trường đại học với những “lý thuyết màu xám ngắt”, muốn rời bỏ nó để tìm về “cây vàng của cuộc đời tươi xanh”. Đã có lúc chàng định uống thuốc độc tự tử.Faust mong muốn có một sức mạnh huyền bí nào đó mà nhờ nó chàng có thể thỏa mãn khát vọng khám phá tận cùng của tri thức. Một hôm cùng Vacne đi ra miền quê dạo chơi nhân ngày lễ Phục sinh, chàng bắt gặp quỷ Mephixto đội lốt một con chó đen. Nó theo chàng về nhà và hứa sẽ giúp chàng thỏa mãn mọi điều chàng khát khao, nhưng nếu thua cuộc chàng phải trút linh hồn cho quỷ để chịu kiếp nô lệ ngàn đời. Giữa quỷ và người lập tức diễn ra một sự thách thức: Faust tự đề ra cho mình kế hoạch không ngừng nỗ lực vươn lên để làm giàu vốn tri thức về xã hội và thiên nhiên, “muốn tìm tuyệt độ cao siêu, muốn dò tận cùng bí mật”, lại muốn “chứa vào lòng mọi bi, hoan, thiện, ác của trần gian”. Nhưng nếu quỷ có thể ngăn được không cho chàng thực hiện được điều đó, làm chàng thỏa mãn với chính mình, mê hoặc được chàng bằng lạc thú thấp hèn thì chàng thua cuộc. 5 Quỷ tìm mọi cách quyến rũ Faust, đưa Faust đến với những thú vui hoan lạc, dùng pháp thuật làm Faust trẻ lại và bố trí cho Faust gặp nàng Gretsen, một cô gái xinh đẹp và trong trắng, với ý định để chàng vui với tình yêu mà từ bỏ kế hoạch tiếp tục hành trình khám phá khoa học. Tình yêu say đắm giữa hai người bị quỷ chi phối khiến họ gặp biết bao khổ cực, oan trái: mẹ, anh trai của Gretsen bị quỷ mượn tay Faust giết chết, con của Faust và Gretsen vừa sinh cũng bị giết. Chính quyền phong kiến bắt giam và xử tử Gretsen. Faust tìm cách cứu Gretsen thoát khỏi lao tù nhưng không được. Rời khỏi nhà tù, chàng ngủ trên bãi cỏ đầy hoa dại, bầy tiên nữ ca hát của chàng làm chàng quên hết đau buồn, lòng trào dâng hối hận và muốn hăng say hoạt động trở lại. Chàng cùng quỷ đến Kinh đô, giúp vua chế tạo ra tiền giấy trang trải mọi khoản chi tiêu nợ nần. Rồi chàng dùng phép thuật tìm về thế giới Hy Lạp cổ, chung sống với nữ thần Helen. Hai người sinh được một đứa con trai nhưng vì nó quá nghịch ngợm nên đã bay lên trời, Helen vợ chàng cũng bay theo con. Faust lại quay về phương Bắc giúp vua dẹp tan giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi và được vua thưởng công cho một khu đất hoang hóa bên bờ biển. Khi đó Faust đã trăm tuổi, quỷ lo sợ Faust chiến thắng bèn làm mắt chàng bị mù, nhưng Faust vẫn nỗ lực chiêu mộ dân chúng đến khai phá, cải tạo thiên nhiên. Trước khi chết, Faust đã dự cảm được rồi đây “một nhân loại tự do sẽ sống trên mảnh đất tự do” mà họ đã khai phá đó. 4. Triết lí hành động trong “Faust” của Goethe 4.1. Nhân vật Faust – sự trăn trở cả đời của Goethe Goethe viết “Faust” xoay quanh cuộc đời nhân vật tiến sĩ Fauxt – một con người tiêu biểu cho những yếu tố tích cực, tiến bộ, một con người đầy lí trí. Sự hình thành của hình tượng Faust chỉ có thể có được khi con người có ý thức về cá nhân mình và bắt đầu suy nghĩ về vị trí của bản thân trong xã hội. Hiện tượng đó bắt đầu từ thời đại Phục hưng , khi chủ nghĩa nhân văn ra đời trên cơ sở xã hội tiền tư bản chống lại thế giới quan Trung cổ thần bí và kinh viện. Hình tượng Faust xuất hiện trong thời đại đó và cũng là thời đại của những “ người khổng lồ về tư duy, về nhiệt tình và tính cách, về tính đa dạng và học vấn” ( Anghen). H.Haino nhận xét từ Faust ông nhận thấy “cuộc đấu tranh mới mẻ giữa tôn giáo và khoa học, giữa chuyên chế và lí trí, giữa tín ngưỡng và tư duy, giữa trai giới và lòng ham hưởng thụ”. Faust mang tầm vóc bao trùm lớn về mặt tư tưởng, bởi vậy hình tượng Faust mang giá trị ngay ở thời đại chúng ta. Hình tượng Faust là một biểu tượng văn học, bắt nguồn từ truyện dân gian và được rất nhiều tác giả sử dụng làm đề tài, cảm hứng sáng tác. Nhưng cuối cùng vẫn phải khẳng định hình tượng Faust hoàn thiện và mang tầm vóc nhất là hình tượng trong tác phẩm của Goethe. Goethe suy nghĩ về Faust gần suốt đời. Ngay khi 20 tuổi ông đã nghĩ đến việc sáng tác một vở kịch về Faust, sau đó người ta tìm và xuất bản năm 1887 với tên gọi “ Faust nguyên thủy”, đó là phần lớn nội dung của Faust I. Sau 1788, hoàn 6 cảnh xã hội đã đổi khác, Goethe muốn vượt qua sự lệ thuộc vào chất liệu cũ. Hình tượng Faust trở thành một con người nỗ lực vươn lên không ngừng nghỉ. Phần I Faust được xuất bản năm 1808, sau đó ông viết phần II. Sau sáu mươi năm lao động bền bỉ,ông đã biến một truyền thuyết mang nhiều chất kỳ ảo hoang đường thành một tác phẩm đậm chất triết lý, chúng tôi rất tâm đắc về triết lí “Khởi thủy là hành động” trong hành động sống và mục tiêu sống của Faust. 4.2. Triết lí “Khởi thủy là hành động” Mở đầu, màn “giáo đầu trên sân khấu” là một cuộc tranh luận, cuộc tranh luận về nghệ thuật giữa giám đốc nhà hát, nhà soạn kịch và anh hề: “Chỉ cái gì tồn tại lâu dài cùng năm tháng Mới hiện ra thành hình tượng hoàn chỉnh Cái hào nhoáng chỉ sinh ra cho phút giây hiện tại Còn cái chân chất là dành riêng cho thế hệ mai sau” “ Giả sử tôi cũng lại nói đến thế hệ mai sau Thì còn ai làm vui cho những người đang sống” Tiếp đó là màn tranh luận về con người giữa Mephisto và Chúa trời. Nếu như Mephisto từng coi con người là thứ “súc sinh hơn mọi loài súc vật”, với hắn con người là kẻ luôn ham muốn dục vọng, tiền tài, danh lợi và không có gì tốt đẹp: “ Tôi chẳng biết nói gì về Thái dương hay vũ trụ Mà chỉ thấy con người đương khốn khổ ra sao Cái ông Thánh của trần gian chẳng thay đổi chút nào Vẫn như buổi đầu tiên thực lạ lùng, kì dị Lẽ ra hắn có thể sống khá hơn như thế Nếu Chúa không ban cho hắn thứ ánh sáng linh thiêng Mà hắn gọi là lý trí và sử dụng riêng mình Để rồi còn súc sinh hơn mọi loài súc vật Tôi thấy hắn, vâng, xin Người thể tất Chẳng khác một loại ve ngoằng ngoẵng bộ trân dài Vừa bay vừa nhảy lại vừa nhảy vừa bay Rồi rúc xuống cỏ hôi ca bài ca cổ lỗ Chà, giá như hắn biết thân cứ nằm yên trong cỏ! Đằng này, không, mọi chỗ bùn nhơ hắn đều cắm mũi vào … Hắn đòi lấy của Trời những vì sao đẹp nhất Đòi hưởng những sướng vui tột cùng trên trái đất Nhưng mọi cái ở gần hay ở chốn xa xôi Cũng không sao thỏa mãn một trái tim đầy khát vọng trong đời” Thì Chúa khẳng định: “Một khi hắn còn sống ở trên đời Ta không cấm đoán ngươi, cứ việc làm thỏa sức 7 Chừng nào còn vươn lên, con người còn lầm lạc” Mephisto đánh cược với Chúa sẽ đưa Faust vào con đường lầm lạc, tăm tối. Một cuộc tranh cãi, đẩy đưa số phận con người. Nhưng chúng ta không bàn về ý nghĩa của ván cược này, mà ta bàn về phần tiếp theo của vở kịch – nơi bắt đầu của triết lí “Khởi thủy là hành động” Ở màn “Ban đêm” Nhân vật Faust ngồi suy ngẫm lại đời mình, nhận ra được bộ mặt thật của cuộc sống bấy giờ: “ Ôi triết học Luật học và y học Và đáng tiếc, lại cả môn thần học nữa Ta đã đều nghiên cứu hăng say với một nỗ lực phi thường Mà giờ ta đứng đây, một gã điên rồ đáng thương Mà vẫn chỉ thấy mình thông minh như cũ” Đối với Faust người đã hiểu thế nào là quyền lực và danh dự, vì ông ta: “được gọi, thật vậy, là thầy, là tiến sĩ, và, từ mười năm nay, tôi dẫn dắt các học trò của mình bằng cách kéo mũi họ - Và tôi biết rõ rằng chúng ta chẳng có thể hiểu biết điều gì cả ! Chính điều đó làm máu tôi nóng lên ! Tôi chỉ biết rõ, thật vậy, rằng chỉ có toàn là những thằng ngốc, những tiến sĩ, những vị thầy, nhà văn và thầy tu ở trên cõi đời này. Chẳng có sự cẩn trọng hay nghi ngờ nào dày vò tôi nữa ! Tôi chẳng sợ gì quỷ dữ, cũng như địa ngục ; nhưng tất cả niềm vui cũng bị lấy đi. Tôi quả thực không tin mình biết được điều gì tốt đẹp, cũng như không thể chỉ dạy gì cho con người để cải tạo họ hay là giáo hóa họ. Bởi thế tôi cũng chẳng có của cải, tiền bạc, danh dự, quyền lực thống trị nào trên thế giới này : một con chó cũng không muốn cuộc sống với giá này !” Faust tìm đến ảo thuật, gặp thần Trái đất nhưng bị thần coi thường, khinh rẻ. Bản thân Faust một con người “muốn tìm tuyệt độ cao siêu, muốn dò tận cùng bí mật”, lại muốn “chứa vào lòng mọi bi, hoan, thiện, ác của trần gian” lại có lúc muốn tìm đến cái chết bằng ly thuốc độc, nhưng tiếng chuông nhà thờ báo hiệu ngày Phục sinh khiến hi vọng sống của ông lại tăng lên. Trong khi dịch kinh thánh Faust chọn lựa, suy nghĩ về việc dịch “ Khởi thủy là lời” thành “ khởi thủy là tư duy” hay “Khởi thủy là sức mạnh” thì một ý tưởng nảy ra, Faust cầm bút viết "khởi thủy là hành động". Và rồi Faust gặp Mephisto, thỏa thuận hiệp ước với quỷ, bằng mọi sự cám dỗ về tuổi trẻ, dục vọng, hoan lạc, danh vọng, Mephisto đẩy Faust vào nhiều sai lầm nhưng bản thân Faust luôn có phần lí trí tồn tại, không hài lòng với lạc thú mà luôn khát khao hướng tới cái cao cả hơn nữa. Faust đã trẻ lại nhờ uống thuốc của phù thủy, đã tận hưởng tình yêu say đắm bên Magaret, tận hưởng sự hào sảng vĩ đại khi lên thiên đường, xuống địa ngục, khai hoang, lấn biển…kết thúc cuộc đời Faust lại khẳng định “Chỉ những ai hàng ngày biết chinh phục mới đáng hưởng tự do và cuộc sống” . Thông qua hình tượng nhân vật Faust, Goethe đã tìm thấy một khát vọng vô biên về sức mạnh sáng tạo và chinh phục của con người. Từ một nhân vật với những hành động thể hiện khát vọng đơn lập của một cá nhân, Faust thực sự phản ánh lịch sử của cả nhân loại trong hành trình 8 đi tìm sự thật và những nỗ lực hành động để thay đổi thế giới nhằm hướng đến một cuộc sống toàn vẹn, hiển hiện một lịch sử loài người với những cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác, cái tiến bộ và cái kìm hãm. Phải nhấn mạnh rằng, trong lịch sử văn học thế giới, Faust là nhân vật duy nhất dám đổi linh hồn của mình để tìm kiếm sức mạnh sáng tạo và khám phá. Không những thế, điểm mới lạ của Faust là việc ông sống chung với sai lầm, ngu muội, thấp hèn. Trải qua tất cả những cảm xúc thăng hoa nhất và cả những giày vò tuyệt vọng nhất. Tuyệt vọng khi Maphisto đưa Faust vào con đường sa đọa Hắn dẫn Fauxt đến quán Auơbach, nơi rượu chè bê tha của các sinh viên, mong quyến rũ Fauxt bằng con đường ăn chơi, nhậu nhẹt, dìm ý chí của Fauxt trong cuộc sống nhởn nhơ, khoái bụng mà nhiều mà trí óc chẳng bao nhiêu. Hắn dùng kế “ dùng bả sắc dục”. Muốn thế, trước hết phải làm cho Fauxt trẻ lại trong bếp luyện đan của mụ phù thủy. Sau đó, hắn giúp Fauxt quyến rũ và làm hại đời của cô gái Magaret, khiến cô sinh con, nhưng vì sợ xã hội chê cười, phỉ nhổ, liền đem quẳng con vào cái ao trong rừng, do đó bị bắt giam chờ ngày hành hình và cuối cùng Magaret đã chọn cái chết. Hắn đưa lọ thuốc ngủ cho Fauxt để đưa cho Magaret định làm cho mẹ cô ngủ say để hai người được tự do tình tự, bà đã không bao giờ trở dậy nữa vì thuốc quá nặng liều. Anh trai của Magaret cũng bị Fauxt dùng kiếm của Maphixtô đâm chết. Hắn giúp Fauxt cướp những thuyền buôn trên biển, giết hại hai vợ chồng già Philêmông và Bâuxix để tước đoạt đất đai: “Chiến tranh, bán buôn và cướp biển- Ba thứ này không thể tách rời nhau”. Hắn còn dùng “bả vinh hoa” để hòng làm cho Fauxt thỏa mãn bằng cách dẫn Fauxt vào triều đình với danh vọng, địa vị, tiền bạc,… “ Ta ghê thay mọi tri thức ở đời này Hãy dẫn ta đi đến đáy cùng của khoái lạc mê say Bao dục vọng của ta hãy làm ta thỏa mãn…” Faust mắc phải sai lầm, đau khổ dằn vặt nhưng không thất vọng trước bản thân mà luôn có ý chí đứng lên thay vì hủy hoại chính mình. Khi Faust tìm cách cứu Gretsen thoát khỏi lao tù nhưng không được. Hạnh phúc và khổ đau, cao sang và thấp hèn, Faust đều đã nếm trải, Faust là điển hình con người nhất trong văn học. “Ôi hai linh hồn sống giữa trái tim tôi Cái kia muốn cùng cái nọ tách rời Một cái trong khoái cảm của tình yêu mạnh mẽ Muốn bám lấy cuộc đời với toàn cơ thể Một cái muốn nâng mình lên khỏi bụi trần Mà bay tới thiên đường của những tiền nhân” Điểm giá trị ở đây là với Faust con người có khả năng vĩ đại và không ngửng trưởng thành hơn qua mỗi sai lầm, không ngừng vươn lên, làm chủ vận mệnh con người và làm chủ thiên nhiên. Một lần nữa khẳng định con người tồn tại nhờ hoạt 9 động sáng tạo của mình “khởi thủy là hành động” và hành động ở đây không phải đơn thuần là cử chỉ, hoạt động mà dưới hình ảnh và trí tuệ của Faust, hành động chính là sáng tạo. Khởi thủy chính là sáng tạo. Nếu phần I là tương tác chủ yếu trong nội tâm con người, giữa buông xuôi và hướng thiện, thì phần II nhấn mạnh ràng buộc tất yếu giữa nguyện vọng cao đẹp của cá nhân và áp đặt vô cảm của chính quyền, giữa tri thức hướng tới tương lai và quyền lực chỉ cần hiện tại. Rời khỏi nhà tù trong đau buồn, tưởng như chàng sẽ đánh mất tất cả “ cả niềm đau thương của loài người xâm chiếm tâm hồn ta” nhưng sau chàng lòng trào dâng hối hận và muốn hăng say hoạt động trở lại. “ Hoạt động của con người hay uể oải lạ thường Hắn chỉ thích sớm an nhàn, tĩnh tại Bởi vậy, ta cho hắn một bạn đường ngang trái Là quỷ sứ tác thành, kích thích hắn không ngừng Còn các ngươi, hỡi bầy con chân chính của thánh thần Hãy vui mừng vì cái Đẹp sinh sôi và thiên hình vạn trạng! Và cái Sinh thành, cái Sáng tạo vĩnh hằng và sống động” Lòng tin nơi Chúa về Faust vẫn là sức mạnh: “Một người tốt, trong khát vọng tối tăm Vẫn ý thức được con đường chính nghĩa” Điều này một lần nữa khẳng định tư tưởng của Goethe, nhà văn bao dung và tin tưởng vào mỗi hành động của con người, dù có thể họ lầm lạc không tránh khỏi trong bước đường hoạt động, nhưng cuối cùng vẫn tìm được đường đi đúng đắn để vươn lên. Và sự nghiệp vĩ đại của Faust hay cuộc đời rất trần thế với hạnh phúc, khổ đau vẫn tiếp diễn khi Faust gặp Helen, khi Helen và con bay về trời, hay khi đánh tan giặc ngoại xâm… Hình ảnh khi về già Faust chiêu mộ dân đắp đê, khai hoang biến đất đai hoang vắng thành đồng ruộng phì nhiêu. Khi mắt mù lòa, Faust vẫn luôn tích cực trong suy nghĩ, nghe tiếng người dân cầm cuốc xẻng thì Faust reo lên: “đẹp quá thời gian ơi, dừng lại” mà không biết rằng cuốc xẻng đó là đi đào huyệt của 10 [...]...chính ông Cuối cùng Faust cũng được thiên thần đón tới thiên đường Cuộc dời Faust, hành động Faust đã khẳng định hành động thực tiễn quyết định cuộc sống con người Hành động đưa con người đi lên, vươn lên giữa những lầm lạc của cuộc đời mà con người mắc phải, hành động là ánh sáng đưa con người bước tới “ Kết luận cuối cùng của sự thông thái là:... Tuy nhiên đến Faust với tư tưởng “Khởi thủy là hành động đã đưa tác phẩm lên một tầm cao khẳng định giá trị con người “ Faust có giá trị vĩnh cửu, thôi thúc và nhắc nhở con người không ngừng ước mơ, không ngừng hành động, không né tránh sai lầm mà đứng lên từ sai lầm Đó là giá trị nhân đạo của tác phẩm, luôn tin tưởng con người Vậy trong cuộc sống... hằng ngày chinh phục chúng” 4.3 Faust thể hiện lòng tin hi vọng con người Qua Faust Goethe thể hiện tư tưởng về khả năng con người, không phải từ Goethe hình ảnh con người mới được đề cao, Terenz (195 – 159 tr.CN): “Tôi là con người, nên không có gì thuộc về con người mà xa lạ với tôi!” Tinh thần khuyến khích sự mạo hiểm, sự thử nghiệm trong cuộc sống với khẩu hiệu “Hãy dám... phẩm, luôn tin tưởng con người Vậy trong cuộc sống hiện tại, con người đã sống hành động chưa? Đó là điều chúng ta phải trăn trở Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 Từ điển Văn học-bộ mới, Đỗ Đức Hiểu (chủ biên), NXB Thế giới, 2004 Phaoxtơ - J W Gớt , Thế Lữ, Đỗ Ngoạn dịch, NXB sân khấu, 2006 Faust - J W Goethe , Quang Chiến dịch , NXB Văn học, 2001 Giáo trình văn học phương Tây từ cổ đại . đất tự do” mà họ đã khai phá đó. 4. Triết lí hành động trong Faust của Goethe 4.1. Nhân vật Faust – sự trăn trở cả đời của Goethe Goethe viết Faust xoay quanh cuộc đời nhân vật. chúng tôi rất tâm đắc về triết lí “Khởi thủy là hành động trong hành động sống và mục tiêu sống của Faust. 4.2. Triết lí “Khởi thủy là hành động Mở đầu, màn “giáo. 9 động sáng tạo của mình “khởi thủy là hành động và hành động ở đây không phải đơn thuần là cử chỉ, hoạt động mà dưới hình ảnh và trí tuệ của Faust, hành động

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Hoàn cảnh xã hội Đức thế kỉ XVIII và phong trào Khai sáng ở Đức

  • 2. Giới thiệu Goethe

  • 2.1. Tiểu sử

  • 2.2. Sự nghiệp

  • 3. Tóm tắt “Fauxt”

  • 4. Triết lí hành động trong “Faust” của Goethe

  • 4.1. Nhân vật Faust – sự trăn trở cả đời của Goethe

  • 4.2. Triết lí “Khởi thủy là hành động”

  • 4.3. “Faust” thể hiện lòng tin hi vọng con người

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan