bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

24 473 0
bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30 / Phạm Văn Toàn ; Nghd. : PGS.TS. Phan Hữu Thư LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, QSHTT và bảo vệ QSHTT chưa bao giờ được coi trọng như hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu với rất nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi chúng ta một mặt phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo, mặt khác cần đề cao việc bảo vệ QSHTT. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHTT đầy đủ và hiệu quả là những vấn đề quan trọng, mang tính quyết định đến sự thành công trong phát triển kinh tế tại Việt Nam. Nói đến QSHTT là nói đến sự công nhận từ phía nhà nước đối với một quyền dân sự (quyền nhân thân, quyền tài sản) của tổ chức, cá nhân đối với tài sản sở hữu trí tuệ nhất định và có chế độ bảo vệ tài sản đó như bất kỳ tài sản nào khác. Do vậy, nếu có tranh chấp xảy ra thì biện pháp dân sự thường được áp dụng trước tiên để giải quyết. Tuy nhiên, ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các hành vi xâm phạm QSHTT xử lý bằng biện pháp dân sự chưa nhiều, chưa phát huy được hiệu quả. Trong khi các tranh chấp, yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm QSHCN bằng biện pháp hành chính là phổ biến. Đây là 2 điều bất hợp lý và chứng tỏ pháp luật về bảo vệ QSHTT nói chung và thực tiễn giải quyết các xâm phạm QSHTT nói riêng bằng biện pháp dân sự tại Toà án còn ít và có nhiều bất cập. Trong thời gian qua, pháp luật về QSHTT đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu và đề cập. Tuy nhiên, các công trình đó mới chỉ nghiên cứu về nội dung của QSHTT, về hoạt động xét xử nói chung của Tòa án hoặc nghiên cứu về nâng cao năng lực của Tòa án trong thực thi QSHTT, các công trình nghiên cứu đó chưa đi sâu nghiên cứu việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự. Trước tình hình đó, tác giả đã chọn đề tài: “Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự” để làm luận văn tốt nghiệp cao học luật, chuyên ngành Luật dân sự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và bảo vệ QSHCN nói riêng đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, số công trình khoa học và bài nghiên cứu riêng biệt về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự chưa nhiều, chưa có tài liệu, công trình nào khái quát ở mức độ tổng thể, cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của biện pháp dân sự trong lĩnh vực bảo vệ QSHCN. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Bằng việc phân tích, tìm hiểu pháp luật Việt Nam và một số vấn đề liên quan đến bảo vệ QSHCN trên thế giới, tác giả tác giả luận văn mong muốn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất những giải 3 pháp, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự tại Việt Nam hiện nay. 3.2. §èi t−îng nghiªn cøu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quan hệ xã hội liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được pháp luật điều chỉnh. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Bảo vệ QSHTT nói chung, bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự nói riêng là những đề tài rộng lớn, đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách tổng quát, khoa học và mang tính đối chiếu so sánh giữa các ngành luật để tạo ra sự thống nhất. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu vấn đề: bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Trong đó tập trung phân tích, đề xuất việc xử lý hành vi xâm phạm QSHCN bằng biện pháp dân sự. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn này, tác giả đã dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, trên cơ sở của khoa học chuyên ngành về SHTT, tác giả cũng sử dụng các phương pháp như: phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích, tổng hợp và sử dụng số liệu thống kê, phương pháp so sánh luật. 5. Ý nghĩa của luận văn 4 Luận văn có ý nghĩa góp phần tăng cường việc giải quyết tranh chấp QSHCN bằng biện pháp dân sự, đổi mới và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHCN tại Việt Nam hiện nay. Những đề xuất của luận văn có thể tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật, hướng dẫn thi hành pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ QSHCN tại TAND bằng biện pháp dân sự. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự Chương 2: Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ 1.1. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp Theo quy định tại khoản 4, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: "Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của các tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. QSHCN là chế định trong pháp luật dân sự, là lĩnh vực thuộc quan hệ pháp luật dân sự, trong đó các yếu tố cấu thành bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung. QSHCN là một phạm trù pháp lý trong quyền sở hữu nói chung, do vậy, giống như các quyền dân sự khác, QSHCN cũng bao gồm các nhóm quy phạm liên quan đến các hình thức sở hữu, căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu, cách thức, biện pháp chuyển quyền sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. 1.1.2. Khái niệm về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự 1.1.2.1. Khái niệm về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp Để làm rõ khái niệm bảo vệ QSHCN, trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm về bảo hộ, thực thi QSHCN và mối liên hệ giữa chúng. 6 Bảo vệ QSHCN được hiểu là bằng những quy định của pháp luật, nhà nước xác định những hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và quy định các biện pháp xử lý những hành vi vi phạm đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác trong hoạt động sở hữu công nghiệp. 1.1.2.2. Khái niệm bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự và ý nghĩa của việc bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự Bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự được hiểu là việc các đương sự yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến các đối tượng của QSHCN để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. 1.1.3. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp - Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính - Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự - Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự 1.2. MỘT SỐ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ LIÊN QUAN VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1.2.1. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) Công ước Paris được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris và được xem xét lại nhiều lần vào các năm 1900, 1911, 1925, 1934, 1958, 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến tháng 01/2002 có 162 nước thành viên, Việt Nam là thành viên vào 08/3/1949 (trên cơ sở kế thừa của chính quyền Ngụy quyền Sài Gòn). Công ước Paris gồm 46 điều, áp dụng cho sở hữu công nghiệp theo nghĩa bao gồm: sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công 7 nghiệp, mẫu hữu ích (giải pháp hữu ích), tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh. 1.2.2. Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPs) Thực tế đó của thương mại quốc tế tạo nên sự cần thiết phải hình thành và phát triển một tư duy mới đối với sở hữu trí tuệ trên góc độ thương mại. Kết quả là Hiệp định TRIPs được ký kết ngày 15/4/1994 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của WTO. Hiệp định TRIPs ra đời đã mang lại những thay đổi căn bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nó thừa nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với hoạt động thương mại, đầu tư và các thiệt hại đối với các quyền lợi thương mại hợp pháp khi quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ và thực thi thoả đáng, hiệu quả. 1.2.3. Hiệp định giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về thương mại và sở hữu trí tuệ (Hiệp định BTA) Sau 9 vòng đàm phán chính thức (bắt đầu từ năm 1996 và kết thúc vào tháng 7/1999), Hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã được Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Bộ trưởng - Đại diện Thương mại Mỹ Charlene Barshefsky ký tại trụ sở đại diện Thương mại Mỹ (Washington D.C) ngày 13/7/2000 và có hiệu lực từ ngày 10/12/2001. Vấn đề sở hữu trí tuệ được coi là một trong bốn nội dung chính của Hiệp định (ba vấn đề khác là: thương mại hàng hoá; thương mại dịch vụ và quan hệ đầu tư) và được sắp xếp vào chương II (Quyền sở hữu trí tuệ) của Hiệp định với tổng cộng 18 điều (chiếm 40% phần chính của Hiệp định) 8 Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ 2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QSHCN BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ Tại Việt Nam, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng phụ thuộc vào chủ trương, chính sách về sở hữu trí tuệ ở từng giai đoạn, pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cũng có những dấu ấn riêng, trong đó, bảo vệ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh và đã có bước phát triển đáng kể. 2.2. CÁC QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QSHCN BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ 2.2.1. Xác định các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Để xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cần phải xác định yếu tố xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Yếu tố xâm phạm là sự thể hiện cụ thể kết quả của các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Yếu tố xâm phạm là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định hành vi đó là hành vi xâm phạm. 9 Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là việc cá nhân, tổ chức không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại các điều 121 và 123 của Luật sở hữu trí tuệ mà thực hiện một trong số các hành vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ quy định tại Điều 124 của Luật sở hữu trí tuệ mà không được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, đồng thời người thực hiện hành vi đó không phải là người có quyền sử dụng trước quy định tại Điều 134 của Luật sở hữu trí tuệ và các hành vi sử dụng nói trên không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 125 của Luật sở hữu trí tuệ. Việc xác định một hành vi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải có đầy đủ các căn cứ sau: Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và Nghị định số 103/2006/NĐ-CP; có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét; người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định; hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. 2.2.1.1. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế 2.2.1.2. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu 2.2.1.3. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý 2.2.1.4. Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại 2.2.1.5. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí 10 2.2.2. Các hành vi không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật - Các trường hợp được coi là không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy đinh tai khoản 2, 3 Điều 125 Luật SHTT 2.3. XỬ LÝ CÁC HÀNH VI XÂM PHẠM QSHCN BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ Một nội dung quan trọng của quyền sở hữu công nghiệp là chủ thể sở hữu có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình. Như trên đã đề cập, quyền sở hữu công nghiệp là một quyền dân sự được nhà nước bảo vệ. Bằng pháp luật, nhà nước nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, khi xảy ra hành vi xâm phạm quyền, tùy theo tính chất, mức độ nguy hại của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2.3.1. Các biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Theo quy định tại Điều 202 của Luật sở hữu trí tuệ, để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, tòa án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự bao gồm: - buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; - buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; - buộc bồi thường thiệt hại; - buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm [...]... của pháp luật chưa cao, làm cho tính khả thi bị hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả việc bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự Đây là cơ sở thực tiễn để làm căn cứ cho việc đề ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ QSHCN tại Việt Nam trong thời gian tới 14 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ 3.1 THỰC TRẠNG XỬ LÝ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN... 11 vụ tranh chấp về quyền tác giả và liên quan, 22 vụ tranh chấp về QSHCN) 3.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ Việc thực thi pháp luật bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự của chúng ta chưa được như mong muốn do rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan, đòi hỏi chúng ta cần sớm có biện pháp khắc phục Có thể... hệ thống tư pháp đảm trách, các cơ quan hành chính khác chỉ thực hiện những biện pháp ngăn chặn hành vi xâm phạm QSHCN ban đầu để đảm bảo tính tức thì của hoạt động thực thi Theo họ, bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự cần được đề cao và được đánh giá là có nhiều ưu điểm hơn so với biện pháp hành chính, hình sự bởi biện pháp dân sự đã phần nào bảo đảm được trình tự, thủ tục công khai, công bằng để người... được bảo vệ kịp thời” Điều 207 Luật SHTT quy định các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: thu giữ, kê biên, niêm phong, cấm thay đổi hiện trạng, cấm di chuyển, cấm dịch chuyển quyền sở hữu 2.3.5 Trình tự, thủ tục bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự Trình tự, thủ tục bảo vệ QSHCN với cách hiểu là các cơ quan có thẩm quyền, thông qua hệ thống các quy định của pháp luật để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp. .. thống pháp luật cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự là chưa tương xứng, đòi hỏi chúng ta cần nghiên cứu để có giải pháp tháo gỡ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã nêu tại chương 1 và chương 2, tác giả luận văn xin đưa ra một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự 3.2.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật 3.2.1.1 Hoàn thiện pháp. .. đã thành công) trong đó xây dựng các bước đi phù hợp và hiệu quả với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam 23 KẾT LUẬN Trí tuệ là một tài sản vô hình, do vậy khi nói đến QSHTT là phải nói đến quyền tài sản và phải có chế độ bảo vệ tài sản đó Bảo vệ tài sản trí tuệ có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, song cần chú ý đến việc bảo vệ bằng biện pháp dân sự Để bảo vệ được tài sản trí tuệ cần có sự phối... pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện dân sự cho thấy pháp luật về bảo vệ QSHCN được hình thành và phát triển song hành với chính sách phát triển kinh tế của đất nước, do vậy các quy phạm pháp luật về bảo vệ QSHCN được xây dựng và bổ sung theo hướng ngày càng toàn diện, phù hợp và hài hoà hơn với pháp luật quốc tế Tuy nhiên, cho đến nay, việc bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự tại TAND vẫn còn bộc lộ... cần nhận thức việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự là một việc làm cần thiết, qua đó, phải có sự điều chỉnh chính sách, điều chỉnh pháp luật đối với lĩnh vực này theo quan điểm thực tiễn và phát triển Nghiên cứu và đề xuất các quy định về bảo vệ QSHCN bằng biện pháp dân sự là một lĩnh vực còn mới mẻ trong khoa học pháp lý ở Việt Nam Với thời gian và trình độ... hữu trí tuệ, để chứng minh là chủ thể của quyền sở hữu công nghiệp, nguyên đơn phải đưa ra một trong các chứng cứ sau đây: Văn bằng bảo hộ, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương 11 mại, nhãn hiệu nổi tiếng; bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng... năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ 2.3.2 Các quy định về quyền khởi kiện và chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm QSHCN 2.3.2.1 Quyền khởi kiện và điều kiện khởi kiện - Quyền khởi kiện: khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình - . của pháp luật tố tụng dân sự. 1.1.3. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp - Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính - Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp. quả bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP DÂN SỰ 1.1. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP. sở hữu, cách thức, biện pháp chuyển quyền sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. 1.1.2. Khái niệm về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự 1.1.2.1. Khái niệm về bảo vệ quyền

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan