Chương 3 - cấu tạo của đá magma pps

6 1.3K 8
Chương 3 - cấu tạo của đá magma pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 3 – CẤU TẠO CỦA ĐÁ MAGMA • Khác với đá trầm tích, đá magma (bao gồm cả xâm nhập và phun trào) được thành tạo từ sự kết tinh dung nham magma khi nhiệt độ hạ thấp • Đá magma phun trào chảy tràn trên bề mặt địa hình nên hình thái của nó phụ thuộc mạnh vào độ nhớt của magma và yếu tố bề mặt địa hình. • Đá magma xâm nhập kết tinh trong các khoảng trống của các tầng đá ở dưới sâu nên cấu tạo của nó phụ thuộc vào hình thái của các cấu trúc địa chất và đặc điểm thạch học bên dưới bề mặt trái đất 1. Cấu tạo tấm (sheet): Cấu tạo của các khối magma xâm nhập có dạng hình tấm với chiều rộng và chiều dài khá phát triển trong khi chiều dày kém phát triển hơn. Tấm chia thành: • Đai mạch (dike): Là kiểu cấu tạo tấm không chỉnh hợp cắc chéo góc vào các lớp/phiến đá vây quanh. • Tường (sill): là kiểu cấu tạo tấm chỉnh hợp nằm song song với các lớp/phiến đá vây quanh. • Các thể đai mạch hoặc tường không phải có hình tấm song song lý tưởng mà chiều dày và hình thái của nó thay đổi trong không gian • Các thể tường có thể song song với các lớp đá vây quanh ở bên dưới nhưng lại xuyên cắt các địa tầng ở cao hơn. • Các đai mạch thường xuyên vào các khe nứt của đá nên hình thái phụ thuộc vào hình thái và hướng phát triển của khe nứt Đai mạch Tường CẤU TẠO CỦA ĐÁ XÂM NHẬP 2. Cấu tạo vòm (laccolith): • Giống như thể tường, các cấu tạo vòm laccolith cũng nằm chỉnh hợp với đá vây quanh nhưng hình thái có dạng cong lên phía trên làm uốn nếp các lớp đá nằm trên nó, tạo lên cấu trúc dạng vòm. • Phần đáy của vòm thường phẳng, phần trên giống như một nếp lồi. 3. Các thể xâm nhập thực sự (plutonic): Là khái niệm chung để chỉ cho các thể xâm nhập granit thực sự nằm dưới mặt đất. Đá thường có cấu kiến trúc hạt thô và nằm sâu hơn so với các thể cấu tạo dạng tấm. • Nếu các thể plutonic có kích thước nhỏ (diện lộ <100 km 2 ) thì được gọi là thể khối (stock). Nếu kích thước lớn hơn (diện lộ >100 km 2 ) thì được gọi là thể nền (batholith) 1. Cấu tạo phân lớp (giống đá trầm tích): hình thành khi dung nham magma phun trào thành nhiều đợt, đôi khi xem kẹp với các lớp đá trầm tích thực sự hình thành trong các giai đoạn ngừng nghỉ magma. 2. Basalt cầu gối (pillow basalt) : là kiểu cấu tạo đặc trưng cho các đá basalt phun trào ngầm dưới đáy biển và đại dương. Do nhiệt độ hạ thấp đột ngột, dung nham basalt nguội lạnh và kết tinh nhanh chóng tạo thành các khối dạng cầu đặc trưng. CẤU TẠO CỦA ĐÁ PHUN TRÀO L ớ p đ á t r ầ m t í c h L ớ p đ á p h u n t r à o Basalt cầu gối 3. Basalt dạng cột (columnar basalt): • Đây là cấu tạo đặc trưng cho basalt đầm lầy (flood basalt). Dung nham magma kết tinh trên diện rộng khi nhiệt độ hạ thấp. • Dưới tác động của sức căng bề mặt, các đá basalt bị nứt tách dọc theo bề mặt của các khe nứt nguyên sinh tạo thành các cột đá basalt hình lăng trụ. . CHƯƠNG 3 – CẤU TẠO CỦA ĐÁ MAGMA • Khác với đá trầm tích, đá magma (bao gồm cả xâm nhập và phun trào) được thành tạo từ sự kết tinh dung nham magma khi nhiệt độ hạ thấp • Đá magma phun. khe nứt của đá nên hình thái phụ thuộc vào hình thái và hướng phát triển của khe nứt Đai mạch Tường CẤU TẠO CỦA ĐÁ XÂM NHẬP 2. Cấu tạo vòm (laccolith): • Giống như thể tường, các cấu tạo vòm. nên hình thái của nó phụ thuộc mạnh vào độ nhớt của magma và yếu tố bề mặt địa hình. • Đá magma xâm nhập kết tinh trong các khoảng trống của các tầng đá ở dưới sâu nên cấu tạo của nó phụ thuộc

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 3 – CẤU TẠO CỦA ĐÁ MAGMA

  • Slide 2

  • Slide 3

  • Slide 4

  • CẤU TẠO CỦA ĐÁ PHUN TRÀO

  • Slide 6

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan