đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán có ảnh hưởng như thế nào đế kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp

10 3.1K 6
đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán có ảnh hưởng như thế nào đế kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU . Khi nhắc đến tòa án là chúng ta nghĩ ngay đến công lý, sự công bằng và người đem lại công lý sự công bằng đó chính là thẩm phán. Thẩm phán là một trong những người hoạt động nhân danh phápluật , nhân danh công lý và lấy quy tắc ứng xử đạo đức nghề thẩm phán làm chuẩn mực cho hành vi nghề nghiệp.Mỗi quyết định hay bản án của thẩm phán đưa ra thể hiện tính quyền lực của nhà nước và nó có tác động rất lớn đến các đối tượng có liên quan. Bởi vậy mà trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi thẩm phán phải luôn có kỹ năng giao tiếp nghề luật đó là khả năng vận dụng kiến thức về giao tiếp của những người hành nghề luật và thực tiễn hoạt động nghề luật của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề luật của mình Vì vậy việc tìm hiểu về hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán là việc làm rất cần thiết. Và đó cũng là lí do em chọn đề tài "Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán có ảnh hưởng như thế nào đế kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp của họ? Liên hệ thực tiễn." B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . I.KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ THẨM PHÁN. 1.Khái niện về thẩm phán. Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về nhiệm vụ thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa, có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét xử gồm nhiều thẩm phán. Thẩm phán giữ vai trò chủ tọa phiên tòa được gọi là Chánh án. Thẩm phán nghe những người làm chứng và các bên trong vụ án trình bày chứng cứ, đánh giá mức độ xác thực của các bên, và sau đó đưa ra phán quyết về vấn đề được trình bày dựa trên việc giải thích pháp luật và đánh giá chủ quan của mình. Như vậy thẩm phán là nghề nghiệp đặc thù trong hệ thống nghề nghiệp xã hội thuộc nhóm nghề luật, trong đó người hành nghề phải đáp ứng những tiêu chí nghề nghiệp nhất định về phẩm chất về năng lực, được đào tạo bổ nhiệm theo phương thức,trình tự đặc thù mà pháp luật đã quy định chứ không dựa vào ý chí và sự lựa chọn của người hành nghề cũng như các kĩ năng hành nghề trong đó có những đòi hỏi về kĩ năng giao tiếp. 2.Đặc điểm hoạt động của thẩm phán. Theo cách hiểu về thẩm phán và hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán như trên thì hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất: Xét về đối tượng lao động thì Thẩm phán là nghề buộc phải phải tiếp xúc trực tiếp với con người trên cả hai phương diện là sinh mệnh chính trị - pháp luật và các đảm bảo vật chất đảm bảo sự sinh tồn đối với cuộc sống bình thường của cá nhân trong điều kiện chung của xã hội. Chẳng hạn, trong xét xử vụ án hình sự, nếu xác định bị can có tội thì thẩm phán ra bản án quyết định hình phạt đối với bị cáo. Bản án đó có thể là hình phạt cải tạo, có thể là hình phạt tù và cũng có thể là hình phạt tử hình. Khi bản án có hiệu lực, trước nhà nước bị cáo là người có tội và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Hoặc nếu người đó không có tội thì thẩm phán tuyên người đó không có tội. Thông qua việc xét xử vào đảm bảo người có tội sẽ bị trừng trị vừa đảm bảo cho cá nhân có cuộc sống bình thường. Một người không thể bị kết tội và bị trừng trị nếu như không có bản án có hiệu lực của tòa án. Đồng thời không có tôi phạm nào là không bị phát hiện và bị trừng trị. Thứ hai: Thẩm phán vừa là nghề có mục đích nhận thức đối tượng vừa có mục đích biến đổi đối tượng (cải tạo, giáo dục người phạm tội, tác động người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình, đem lại công bằng cho người có quyền và lợi ích bị xâm phạm ). Thông qua hoạt động của mình thẩm phán bảo vệ con người, bảo vệ xã hội khỏi hành vi vi phạm pháp luật. Chẳng hạn như trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, thẩm phán nhận thức được đối tượng là bị can, bị cáo có phạm tội hay không, nếu phạm tội thì sẽ quyết định hình phạt tương ứng. Mặt khác thông qua quá trình giải quyết vụ án, áp dụng hình phạt đối với người phạm tội thì có tác dụng giáo dục người phạm tội, cải tạo họ để sau này họ có thể làm lại từ đầu và không đi vào con đường xấu nữa đồng thời giáo dục răn đe những người khác giúp phòng chống ngăn ngừa phạm tội.Thông qua đó quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức,của nhà nước và xã hội được bảo vệ. Thứ ba: Thẩm phán là loại công vụ khác với các nghề khác vì hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán là thông qua việc sử dụng, áp dụng pháp luật, dựa vào pháp luật để tác động đến mối quan hệ phát sinh giữa con người với con người. Thứ tư: Điều kiện lao động trong hoạt động nghề thẩm phán là quyền lực tư pháp gắn với môi trường bảo vệ thực thi pháp luật và gắn với chức danh của thẩm phán. Thẩm phán là người được nhà nước trao quyền để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trong quá trình giải quyết vụ án chỉ có thẩm phán mới có quyền nhân danh nhà nước ra các bản án giải quyết các bản án, nhằm mục đích thực thi pháp luật để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhà nước và xã hội đồng thời người hành nghề thẩm phán đòi hỏi phải tuân thủ các đạo đức nghề nghiệp nghiêm ngặt. Chẳng hạn như trong giải quyết vụ án hình sự thì thẩm phán nhân danh nhà nước và sử dụng quyền lực tư pháp mà nhà nước giao cho như: quyền ra các quyết định bản án, quyền trong quá trình điều tra truy tố, quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn …nhưng phải đúng theo quy định để giải quyết một cách đúng đắn và nhanh chóng vụ án. II. LIÊN HỆ THỰC TẾ. 1. Tình huống cụ thể. Em xin lấy một tình huống có trên thực tế đó là vụ thảm sát tiệm vàng của Lê Văn Luyện. Dưới đây là bản tóm tắt cáo trạng của vụ án: Ngày 12/8/2011, Luyện mượn của anh Trương Văn Nhị chiếc xe máy BKS 98N4-7155 trị giá 14.300.000 đồng đem đi cắm được 5.500.000 đồng ăn tiêu.Do không có tiền ăn tiêu và chuộc xe, Luyện nảy sinh ý định cướp tiệm vàng Ngọc Bích của vợ chồng anh Trịnh Thành Ngọc, Đinh Thị Chín ở phố Sàn - xã Phương Sơn - huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang. Luyện đã mua 1chiếc ba lô, 1 con dao phớ, 1 con dao díp nhọn, 1 chiếc đèn pin làm công cụ gây án. Khoảng 03 giờ ngày 24/8/2011, Luyện trèo lên cây trước cửa tiệm vàng lên mái tôn rồi bám vào các thanh sắt nằm ngang trèo lên ban công tầng 3, cậy cửa phía trước tầng 3 tiệm vàng Ngọc Bích đi vào trong nhà. Sau khi lục soát các phòng nhưng không lấy được tài sản, Luyện lên tầng 3 chờ gia đình anh Ngọc ngủ dậy sẽ giết từng người sau đó thực hiện cướp vàng. Hậu quả làm anh Ngọc, chị Chín và cháu Thảo bị chết; cháu Bích bị tỷ lệ thương tích 74,6%. Luyện cướp của gia đình anh Ngọc số tài sản gồm: 59 dây vàng, 13 vòng tay vàng, 4 kiềng cổ vàng, 5 mặt đá, 8 dây chuyền vàng, 2 chiếc lắc vàng, 231 nhẫn vàng các loại và 1 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Nokia 3110C tổng trị giá 1.272.069.000 đồng. Cơ quan điều tra đã thu hồi toàn bộ số vàng trên trả lại cho gia đình bị hại Ngày 30/3/2012, phiên tòa xét xử phúc thẩm sát nhân Lê Văn Luyện đã diễn ra trong cả hai buổi sáng chiều tại Tòa án Nhân dân tỉnh Bắc Giang. Hai tháng trước, ngày 10/1, TAND tỉnh Bắc Giang đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Lê Văn Luyện – thủ phạm gây ra vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang). Bị cáo Lê Văn Luyện bị tuyên phạt 18 năm tù (mức án tổng hợp 3 tội danh mà Luyện gây ra gồm: "Giết người" 18 năm tù; "cướp tài sản"18 năm tù và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 9 tháng tù, mức dành cho người phạm tội ở độ tuổi vị thành niên. Tại phần xét hỏi thẩm phán đã đưa ra nhưng câu hỏi đối với bị cáo: Thẩm phán hỏi Luyện: "Bị cáo hãy thành thật khai báo, ngoài bị cáo ra còn có ai cùng gây án hoặc xúi giục bị cáo hay không?" Lê Văn Luyện trả lời: "Không có ai". Đại diện Viện kiểm sát đã đưa ra những câu hỏi lật tẩy những mâu thuẫn trong lời khai của Lê Văn Luyện trước phiên tòa và trong lời khai của Lê Văn Luyện trước đó. Đại diện Viện kiểm sáthỏi rằng: "Trong lời khai của bị cáo tại cơ quan: khi bị cáo leo lên nhà nạn nhân nhưng bị một người hàng xóm phát hiện, vậy tại sao lúc thuật lại quá trình gây án, bị cáo lại không khai chi tiết này?" Bị cáo trả lời ấm úng, nói rằng: "Bị cáo quên". Ngay sau đó, Chủ tọahỏi: "Ngoài bị cáo, có ai tham gia, xúi giục không?". Luyệntrả lời: "Không, bị cáo chỉ có một mình". Thẩm phánhỏi: "Ngoài số vàng đó ra, bị cáo còn cướp, chiếm đoạt tài sản gì nữa?. Bị cáo Luyệntrả lời: "Không ạ. Bị cáo không biết làm như nào nên phải đi cướp. Bị cáo bị cuống nên mới sát hại gia đình chủ tiệm vàng” Chủ tọađặt câu hỏi: "Bị cáo từng khai nhà anh Tám Định soi đèn pin và có gọi điện báo cho vợ chồng chủ tiệm vàng báo có trộm đấy. Tại sao bị cáo biết họ tên là Tám Định?". Luyệnđáp ngay: "Bị cáo chỉ biết gia đình ông đóbán loa thùng". 2. Vận dụng kĩ năng giao tiếp của thẩm phán trong tình huống cụ thể. 2.1. Khái niệm kỹ năng giao tiếp nghề thẩm phán. Giao tiếp nghề luật được hiểu là: “Giao tiếp nghề luật là mối quan hệ diễn ra giữa chức danh tư pháp với những người tham gia tố tụng, với những người khác có liên quan đến pháp luật nhằm tác động tâm lí đến họ hoặc cung cấp cho họ những hiểu biết cần thiết về pháp luật thông qua các phương tiện giao tiếp để đạt được mục đích của hoạt động.” Từ đó được hiểu, Kỹ năng giao tiếp của Thẩm phán là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và những diễn biến tâm lí bên trong của đương sự và bản thân, đồng thời biết sử dụng hợp lý các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích của hoạt động xét xử ” ( về kỹ năng giao tiếp của Thẩm phán khi xét xử vụ án hình sự. Bùi Kim Chi) 2.2.Yêu cầu kĩ năng giao tiếp trong hoạt động của thẩm phán. Kỹ năng giao tiếp của Thẩm phán trước và trong khi tiến hành hoạt động xét xử bao gồm các kĩ năng sau: a.Kĩ năng xây dựng mối quan hệ. Thẩm phán với tư cách là người tiến hành tố tụng cùng với những người tham gia tố tụng phải xây dựng được mối quan hệ mang lại niền tin về sự công bằng vào những phán quyết nhân danh nhà nước. Thẩm phán phải xem xét tất cả các tình tiết của vụ án bằng tư duy tổng thể và toàn diện, tức thẩm phán dựa vào quan điểm của cá nhân trên cơ sở quy định của pháp luật để nhận định, đánh giá về các tình tiết, sự kiện của vụ án và phải xem xét quan điểm của cơ quan điều tra cũng như viện kiểm sát cuối cùng, sau khi đã nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các tình tiết của vụ án như Lê Văn Luyện có những hành vi gì, đã phạm vào tội gì được quy định như thế nào trong BLHS, nhân thân của bị cáo này như thế nào, vụ án này có đồng phạm không Thông qua việc xem xét hồ sơ vụ án như vậy, Thẩm phán có thể chủ động trong mọi tình huống, tránh được những tác động bắt lợi cũng như thiếu sót trong quá trình xét xử trong vụ án đầy tình tiết phức tạp trên, đảm bảo tính khách quan, chính xác, đúng người, đúng tội. Thẩm phán hoạt động một cách độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Thẩm phán không bị lệ thuộc hay bị tác động bởi bất kì một chủ thể nào hay ảnh hưởng bởi bất ki mối quan hệ nào khác như: công tác, gia đình, xã hội. Thẩm phán không được phân biệt đối xử giữa những người tham gia tố tụng. Trong việc xem xét đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện xem xét một cách tổng thể không chỉ dựa trên cơ sở nhân thức quan điểm của cá nhân mà còn phải đúng pháp luật. Điều này yêu cầu thẩm phán phải tôn trọng các đương sự, không được thể hiện thái độ lạnh lùng, sử dụng lời lẽ quát mắng, miệt thị bị cáo hay đương sự khác. Không được đưa ra những câu hỏi xâm phạm vào đời tư cũng như nhân phẩm của những người tham gia phiên tòa. Mà phải thể hiện sự tôn trọng, học hỏi, lắng nghe ý kiến và có tinh thần giúp đỡ mọi người. Tại phiên tòa phải có tác phong đúng đắn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật không để ai phàn nàn về cách ứng xử của mình. Chẳng hạn như, tại phiên tòa thẩm phán không được cười đùa, khi các đương sự trình bày không chú ý mà nhìn đi chỗ khác Điều này tạo cho đương sự và những người tham gia tố tụng cảm giác thẩm phán không quan tâm đến việc giải quyết vụ án, từ đó sẽ tạo tâm lý không tin tưởng vào thẩm phán, vào pháp luật. Thẩm phán phải sử dụng ngôn ngữ rõ ràng chính xác, không nói ngọng, không sử dụng từ địa phương. Thẩm phán phải thận trong khi tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội không thể vì các mối quan hệ hay vì quyền lợi của cá nhân, của gia đình mà làm ảnh hưởng đến phẩm chất nghề nghiệp và công việc xét xử. Đối với trường hợp bị can, bị cáo, đương sự là vợ chồng, con, cha, mẹ hay có chứng cứ cho rằng thẩm phán không vô tư khách quan thì thẩm phán phải từ chối tham gia hoặc bị thay đổi b. Kĩ năng lắng nghe. Lắng nghe là hoạt động tiếp nhận thông tin một cách có chủ ý và mục đích của con người. Đối với thẩm phán việc lắng nghe nhằm mục đích tiếp nhận những thông tin mà các đương sự trình bày hay đưa ra để đánh giá xem xét vụ án để tìm ra sự thật khách quan và giải quyết vụ án một cách đúng đắn. Thẩm phán phải là người biết thu nhận, phân tích đánh giá, ghi chép thông tin và phải biết quan sát tinh tế các cử chỉ hành vi của các đương sự để nhận biết thái độ tâm lí của các đương sự. c. Kĩ năng hỏi. Kĩ năng đặt câu hỏi đối với thẩm phán là vô cùng quan trọng. Đặt câu hỏi là việc đưa ra những thông điệp nhất định tác động đến đối tượng để họ cung cấp thông tin cần thiết, do đó việc đặt câu hỏi giúp điều khiển quá trình cung cấp thông tin ở các đương sự. Mục đích của kĩ năng hỏi đó chính là khai thác thông tin một cách hiệu quả hơn. Vì vậy để có thể xác định đúng đắn vụ án thì thẩm phán phải sử dụng kĩ năng hỏi. Trong phần xét hỏi vụ án trên, Thẩm phán sử dụng những câu hỏi trực tiếp, mở : “Ngoài số vàng đó ra, bị cáo còn cướp, chiếm đoạt tài sản gì nữa?.” và cả những câu hỏi đóng “ Bị cáo hãy thành thật khai báo, ngoài bị cáo ra còn có ai cùng gây án hoặc xúi giục bị cáo hay không?" hay “Ngoài bị cáo, có ai tham gia, xúi giục không?" để có thể khai thác thêm các thông tin bị cáo mà giai đoạn điều tra bỏ sót. Đại diện Viện kiểm sát đưa ra câu hỏi: "Trong lời khai của bị cáo tại cơ quan: khi bị cáo leo lên nhà nạn nhân nhưng bị một người hàng xóm phát hiện, vậy tại sao lúc thuật lại quá trình gây án, bị cáo lại không khai chi tiết này?" nhằm lật tẩy những mâu thuẫn trong lời khai của Lê Văn Luyện trước phiên tòa và trong lời khai của Lê Văn Luyện trước đó. Qua đây, có thể thấy tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ trong hoạt động của Thẩm phán, phải phối hợp các cơ quan tố tụng khác như Viện kiểm sát, Luật sư…Nhờ sự phối hợp phía Viện kiểm sát mà Thẩm phán có thể có được đánh giá được tình tiết trên đầy đủ, toàn vẹn hơn. Hơn nữa, nhờ việc nghiên cứu hồ sơ vụ án trước đó, Thẩm phán biết : Luyện cướp của gia đình anh Ngọc số tài sản gồm: 59 dây vàng, 13 vòng tay vàng, 4 kiềng cổ vàng, 5 mặt đá, 8 dây chuyền vàng, 2 chiếc lắc vàng, 231 nhẫn vàng các loại và 1 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Nokia 3110C tổng trị giá 1.272.069.000 đồng. Nhờ vậy, Thẩm phán đã đưa ra câu hỏi: "Ngoài số vàng đó ra, bị cáo còn cướp, chiếm đoạt tài sản gì nữa?. Đây cũng là câu hỏi trực tiếp ở dạng mở, Thẩm phán muốn bị cáo cung cấp thêm các thông tin khác có liên quan. Ngoài ra, bị cáo còn chịu rất nhiều sự tác động từ ngoại cảnh. Sự có mặt và chú ý của nhiều người, thái độ của họ có thể gây nên ức chế nhất định hoặc làm phân tán chú ý ở các đối tượng bị thẩm vấn. Do đó, Thẩm phán phải có cách thức tác động phù hợp nhằm giúp bị cáo giảm bớt căng thẳng về tâm lý như duy trì không khí nghiêm túc trong phòng xử án, điều khiển phản ứng của những người có mặt để tránh tình trạng quá khích, cung cấp thông tin làm cho bị cáo yên tâm trả lời thành thận câu hỏi. Vì vậy trên đây, Thẩm phán đã không đưa ra những câu hỏi dồn dập, mà có thái độ đúng đắn đối với bị cáo. Bởi lẽ, Thẩm phán là trung tâm của mọi sự chú ý, một sự nóng nẩy, mất bình tĩnh, một lời nói không được cân nhắc có thể làm mất tính nghiêm minh, công tâm của Thẩm phán trong con mắt những người có mặt. Thẩm phán phải biết đặt câu hỏi để làm sáng tỏ, diễn biến tính chất sự việc liên quan đến mặt pháp lí và những nội dung mà đương sự quan tâm; sử dụng các câu hỏi hợp lí để điều khiển giao tiếp trong việc thu thập thông tin, cũng như phù hợp với bầu không khí xét xử; kết hợp giữa việc sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ trong việc đặt câu hỏi như cử chỉ, nét mặt, giọng điệu d. Kĩ năng phản hồi. Mục đích của việc sử dụng kĩ năng phản hồi của thẩm phán là việc sử dụng ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ khác nhằm tác động đến bị cáo cung cấp thái độ tâm lý và thu thập thông tin hiệu quả. Trong hoạt động nghề nghiệp của mình không phải lúc nào thẩm phán cũng chỉ lắng nghe các đương sự, người có liên quan trình bày mà trong quá trình đó thẩm phán phải sử dụng kĩ năng phản hồi. Chẳng hạn khi gặp trường hợp đương sự trình bày dài dòng không đi vào chủ đề thì thẩm phán yêu cầu trả lời đúng vấn đề không được nói lan man. Hay trong trường hợp thẩm phán nghi ngờ lời khai của các đương sự thì thẩm phán có thể sử dụng các câu hỏi phản hồi để xác minh như: “đây có phải là sự thực không” Điều này đòi hỏi có khả năng sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện khác cho phù hợp. Khi tiếp xúc với các đương sự và những người tham gia tố tụng khác liên quan đến vụ án thì thẩm phán phải hết sức mềm dẻo và linh hoạt để họ có thể cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cần thiết. Ngoài việc sử dụng ngôn ngữ thì thẩm phán phải biết sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, nét mặt, tư thế, tác phong trong quá trình giải quyết vụ án. e. Kĩ năng trình bày, thuyết phục. Thẩm phán thực hành kỹ năng thuyết phục trong vụ án trên: Thẩm phán có sự tôn trọng đối với đương sự và bị cáo, thông cảm với nổi đau mà gia đình người bị hại phải gánh chịu. Với bản lĩnh nghề nghiệp, thẩm phán phải thuyết phục tự nhiên, nhẹ nhàng, đơn giản cho gia đình bị cáo và những người chứng kiến hiểu sự quá khích, phẫn nộ của họ có thể làm việc cung cấp thông tin làm cho bị cáo bị ảnh hưởng, bị cáo không yên tâm trả lời thành thận câu hỏi, vụ án có thể bị đình chỉ. Khi thuyết phục bị cáo Thẩm phán phải chú ý đến điều kiện ngoại cảnhnhằm giúp bị cáo giảm bớt căng thẳng về tâm lý.Thẩm phán tránh lối nói dài dòng lý thuyết xuông, phải đưa ra lý lẽ thấm thiết, rung cảm người nghe, tránh đưa toàn những lí luận cao xa với người có trình độ văn hóa thấp như bị cáo Lê Văn Luyện. Như vậy càng làm cho việc xét hỏi kém hiệu quả.Điều mấu chốt phải làm cho bị cáo cảm phục, kính nể Thẩm phán.Trong lúc xét hỏi, Thẩm phán đã biết sử dụng ngôn ngữ ví dụ như câu chữ đơn giản, dễ hiểu, tốc độ nói hợp lý và cử chỉ phi ngôn ngữ thể hiện sự tôn trọng.Trong những câu hỏi của Thẩm phán không có câu chữ nào tối nghĩa, khó hiểu hoặc gây nhầm lẫn cho bị cáo Đây là một số kĩ năng chính mà thẩm phán sử dụng trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình. Nhưng các kĩ năng này không đứng riêng lẻ mà nó nằm trong một thể thống nhất.Vì vậy để hoạt động nghề nghiệp của mình đạt kết quả tốt nhất thì thẩm phán không chỉ sử dụng riêng lẻ từng kĩ năng mà phải kết hợp một cách linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo các kĩ năng này. C. PHẦN KẾT BÀI. Trở thành thẩm phán là một trong những lựa chọn của sinh viên luật trong tương lai. Là một nghề rất cần thiết trong xã hội và những người làm công việc này ngoài các kiến thức sâu sắc về pháp luật thì các kĩ năng hành nghề cũng phải tốt. Qua đây chúng ta có thể thấy được đặc điểm hoạt động cũng như mục đích yêu cầu kĩ năng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán. Từ đó chúng ta những sinh viên luật có thể định hướng cho mình cần phải cố gắng rèn luyện thế nào để thực hiện mơ ước trở thành thẩm phán sau này. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình kĩ năng giao tiếp 2.Sổ tay thẩm phán 3.Tâm lí học tư pháp hướng dẫn trả lời lý thuyết giải bài tập tình huống và trắc nghiệm-THS Chu Liên Anh,THS Dương Thị Loan -Nhà xuất bản chính trị hành chính,2010. 4.http://toaan.gov.vn 5.http://luathinhsu.wordpress.com . " ;Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của thẩm phán có ảnh hưởng như thế nào đế kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp của họ? Liên hệ thực tiễn." B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . I.KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ THẨM PHÁN. . của người hành nghề cũng như các kĩ năng hành nghề trong đó có những đòi hỏi về kĩ năng giao tiếp. 2 .Đặc điểm hoạt động của thẩm phán. Theo cách hiểu về thẩm phán và hoạt động nghề nghiệp của. hiện hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi thẩm phán phải luôn có kỹ năng giao tiếp nghề luật đó là khả năng vận dụng kiến thức về giao tiếp của những người hành nghề luật và thực tiễn hoạt động nghề

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan