MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN 150 SINH VIÊN doc

40 805 8
MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN 150 SINH VIÊN doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN 150 SINH VIÊN MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN 150 SINH VIÊN TÓM TẮT Mở đầu: Mòn răng sớm và nhanh đang là một vấn đề thời sự; tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đề tài này. Mục tiêu: Nghiên cứu thăm dò này khảo sát tình trạng mòn răng và một số yếu tố liên quan trên 150 sinh viên Răng Hàm Mặt, tuổi từ 18 đến 25, theo phương pháp cắt ngang mô tả. Mức độ mòn răng được một người đánh giá trực tiếp trên lâm sàng theo Chỉ số mòn răng Tooth Wear Index (TWI) của Smith và Knight (1984); các yếu tố khớp cắn do người khám thứ hai đánh giá. Độ kiên định trên 80% với cả hai người đánh giá. Các yếu tố liên quan được khảo sát bằng bảng câu hỏi. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 11.5. Kết quả: Một số kết quả chính của nghiên cứu như sau: - Chỉ số mòn răng trung bình là 0,38±0,09. Mức độ mòn tăng theo tuổi, ở nam nhiều hơn ở nữ (0,42±0,09 và 0,36±0,09). Răng cửa mòn nhiều hơn các nhóm khác (0,48±0,13). Trong các mặt răng, mặt nhai mòn nhiều nhất và vùng cổ răng ít mòn nhất. - Độ mòn phổ biến nhất là độ 1 cho mặt nhai, cạnh cắn và mặt trong răng trước trên. Độ 0 là phổ biến nhất đối với các mặt răng còn lại và vùng cổ răng. - Nghiến răng là một yếu tố nguy cơ gây mòn mặt nhai và cắn hở là yếu tố bảo vệ đối với cạnh cắn. Trụt nướu và tuổi là hai yếu tố nguy cơ đối với tổn thương mòn cổ răng. Kết luận: Không tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ăn mòn ở mặt trong các răng trước trên và thói quen ăn uống chua hay bệnh tiêu hóa, giữa mòn mặt ngoài và kĩ thuật chải răng hay loại bàn chải. ABSTRACT Background: Tooth wear is the progressive tooth surface loss that has usually been considered physiologic. However, early and aggressive tooth wear among young adults has recently been of global concern. Nevertheless, there have been no research on this theme in Vietnam. * Khoa RHM – Đại Học Y Dược TP. HCM. The objective of this cross-sectional study was to obtain an overview of tooth wear and common associated factors among young dental students aged 18 to 25. The severity of tooth wear was evaluated according to the Tooth Wear Index described previously by Smith and Knight in 1984. The occlusion was evaluated seperately by a second examiner. The intra- examiner reliability was over 80% for each of the two examiners. Associated factors were evaluated with a questionnaire comprised of questions on medical status, diet and habits. Data management and statistical analyses were performed using SPSS for Window, version 11.5. Some of the results were as follows: - Average tooth wear score was 0.47±0.13. Increased age was associated with increased tooth wear. Males had a higher tooth wear level than females (0.42±0.09 and 0.36±0.09 respectively). Tooth wear scores were different with tooth position. Highest scores were found on the incisors (0.48±0.13) and the occlusal surface. - Score 1 was most common for the occlusal surfaces, incisal edges and the lingual surface of the upper anterior teeth whereas score 0 was the most common for the remaining teeth. - Bruxism was a predisposing factor for occlusal wear whereas open bite is a protecting factor against wear of the incisal edges. Gingival recession and cuspal angulation were found to be closely associated with cervical wear lesions. Conclusion: No significant association was found between acidic intake or medical status and erosion of the lingual surface of upper anterior teeth, between brushing techniques or tooth brush types with wear of the buccal surface. ĐẶT VẤN ĐỀ Mòn răng là một quá trình diễn ra liên tục từ khi răng bắt đầu thực hiện chức năng, dẫn đến sự mất chất dần dần ở bề mặt răng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây trên thế giới đã báo động về tình trạng mòn răng sớm hơn và nhanh hơn ở người trẻ tuổi. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là phát hiện sớm mòn răng ở người trẻ và nhận diện các yếu tố liên quan để có các biện pháp ngăn ngừa và can thiệp kịp thời. Do vậy, đề tài này được thực hiện với các mục tiêu như sau: + Đánh giá mức độ mòn trung bình mặt răng, răng, nhóm răng và bộ răng theo Chỉ số mòn răng TWI (Smith và Knight 1984). + Xác định tỉ lệ phần trăm mặt răng bị mòn ở các độ mòn phổ biến nhất. + Khảo sát mối liên quan giữa mức độ mòn răng với tuổi, giới tính, chế độ ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng, hoạt động cận chức năng, bệnh lý đường tiêu hóa. + Khảo sát mối liên quan giữa khớp cắn và mức độ mòn răng. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Các dạng mòn răng và biểu hiện lâm sàng Mòn răng là một quá trình gây mất chất ở bề mặt răng và hiện nay được chia thành 4 loại (5,7,14,15,17) : Nhai mòn (cọ mòn) Do hai răng cọ sát với nhau, diện mòn ở các răng đối kháng ăn khớp với nhau. Mài mòn Do răng cọ sát với tác nhân ngoại lai. Tổn thương đến ngà có dạng hố nông, không nhạy cảm. Ngoài ra còn có những tổn thương tương ứng với hình dạng tác nhân gây mòn (ống tẩu, tăm…). Ăn mòn Do tác động hóa học hay điện hóa học nội sinh hay ngoại lai. Tổn thương tới ngà nhạy cảm nhiệt. ‘Đảo amalgam’ và mặt khẩu cái phẳng của các răng cửa trên rất đặc trưng cho ăn mòn. Mòn cổ răng do lực uốn (6,9) Khuyết hình chêm thường ở mặt ngoài vùng cổ răng, do lực nhai tập trung ở vùng này làm gãy các trụ men mảnh ở đây, dẫn đến vi nứt trong ngà hay xê-măng. Các tổn thương vùng cổ răng còn có dạng chén, thường nông hơn và nhạy cảm nhiệt. Các chỉ số mòn răng Chỉ số mòn răng TWI (Tooth Wear Index – Smith và Knight 1984) (13) Đánh giá mòn mặt răng và vùng cổ răng theo 5 mức độ từ 0 đến 4. Đây là chỉ số thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu khảo sát mòn răng trong cộng đồng. Các yếu tố liên quan với mòn răng LỰC (lực nén/kéo) Nội tại (Cọ mòn) Cận chức năng Nuốt Ngoại lai (Mài mòn) Nhai Vệ sinh răng miệng Thói quen Nghề nghiệp Hàm giả Nội tại Mảng bám Dịch nướu Dịch vị Ngoại lai Dinh dưỡng Nghề nghiệp Thuốc/rượu Nội tại Hoạt động cận chức năng Ăn khớp răng Nuốt Ngoại lai Nhai Thói quen Nghề nghiệp Hàm giả phối hợp phối hợp phối hợp CỌ SÁT SOI MÒN (chất hóa học) ĐA YẾU TỐ [...]... cổ răng, mặt trong và cuối cùng là mặt ngoài Mức độ mòn thay đổi theo vị trí răng nhưng ít khác nhau giữa các phần hàm Về các yếu tố liên quan với mòn răng Mức độ mòn mặt nhai răng và cổ răng tăng rõ theo tuổi (1,3,4,14) Nam có xu hướng bị mòn răng nhiều hơn nữ(14) Mặt trong răng trước hàm trên ở các đối tượng có trào ngược bị mòn nhiều hơn những đối tượng không có tiền sử này.(2) Về tổn thương mòn. .. gia nghiên cứu thực hiện bảng câu hỏi trước khi khám Người khám thứ nhất đánh giá tình trạng mòn răng theo Chỉ số TWI Người khám thứ hai đánh giá các yếu tố cắn khớp Kết quả khám được ghi nhận vào phiếu khám a/ Khám răng miệng: Làm sạch răng và ghi nhận răng mất, răng sâu, miếng trám vùng cổ răng, răng mang phục hình; các diện mòn, tình trạng mô nha chu b/ Khám và đánh giá mức độ mòn các mặt răng và. .. tìm thấy tổn thương mịn cổ trên một răng trụt nướu cao gấp 6,5 lần so với răng không bị trụt nướu (p . MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN 150 SINH VIÊN MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN NGHIÊN CỨU TRÊN 150 SINH VIÊN TÓM TẮT Mở đầu: Mòn răng sớm và nhanh. nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về đề tài này. Mục tiêu: Nghiên cứu thăm dò này khảo sát tình trạng mòn răng và một số yếu tố liên quan trên 150 sinh viên Răng Hàm Mặt, tuổi từ 18 đến. cổ răng, mặt trong và cuối cùng là mặt ngoài. Mức độ mòn thay đổi theo vị trí răng nhưng ít khác nhau giữa các phần hàm. Về các yếu tố liên quan với mòn răng Mức độ mòn mặt nhai răng và cổ răng

Ngày đăng: 01/08/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan